Hôm nay,  

Viên Đá Đầu Tiên Trên Đường Dân Chủ Iraq

22/07/200300:00:00(Xem: 4171)
Gần như hàng ngày đều còn có đột kích, bắn phá, khủng bố lẻ tẻ tại thủ đô và các địa phương Iraq. Trong tình hình đó, ngày Chủ Nhựt 13 tháng 7, Iraq đặt viên đá đầu tiên để xây dựng con đường dân chủ cho mình. Viên đá đầu tiên đó là Hội đồng Cai quản Lâm thời Iraq. Hai việc quan trọng và khó khăn nhứt, Hội đồng phải làm, là thành lập ra một guồng máy chánh quyền và soạn thảo ra một hiến pháp cho đất nước và nhân dân Iraq. Thành bại của Hội đồng là do thành phần cấu tạo có cân bằng được quyền lực của nhiều khuynh hướng chánh trị và lực lượng quân chúng ngoài xã hội hay không và Hội đồng trong tương lai có được sư ủng hộ của nhà cầm quyền quản nhiệm Mỹ Anh và nhân dân Iraq hay không.
Thứ nhứt, vấn đề cân bằng quyền lực. Đó là yếu tố chánh để có thể thảo luận, thoả hiệp, biểu quyết đi đến quyết định, nếu không sẽ có tẩy chay, đổ vở trong sinh hoạt dân chủ. Phân tích Hội đồng Cai quản lâm thời người ta thấy. Trước nhứt, tổng số Hội đồng chỉ có 25 người. Con số lẻ tránh tình trạng bế tắc biểu quyết cứ bằng phiếu nhau hoài. Kế đến, thành phần người Iraq lưu vong từ Anh, Mỹ, Iran trở về và ngưòi Kurds ở vùng tự trị trước đây ở Miền Bắc chiếm 16 ghế, đa số tuyệt đối . Chỉ riêng thành phần người Shiite thôi đã 13 ghế, đa số tương đối. Shiite là thành phần đại diện 60% của tổng dân số Iraq là 24 triệu, nhưng trong chế độ Hussein bị thành phần Sunni của Oâng Hussein tuy thiểu số nhưng thống trị bằng độc tài võ trang và độc đảng. Điều đó nói lên quyết tâm giải trừ và chận đứng việc tái phục hoạt của tàn dư, tàn đảng Hussein. Và cột trụ chống chế độ Hussein là thành phần lưu vong, Kurds, và Shiite. Nên khó có chuyện thoả hiệp, hoà giải hoà hợp với tàn quân, tàn đảng Hussein. Thành phần Sunni chỉ có vài ghế không thể lủng đoạn được Hội đồng.
Giáo sĩ Shiite, Ô Mohamed Bahr al - Uloum mới về từ Luân đôn. Đóng vai trò phát ngôn viên . Còn một người Iraq trẻ về từ Mỹ là Oâng Chabali . Công Oâng này là vận động chính trường Mỹ chống độc tài Hussein rất lớn, thành công lớn. Nhưng vì việc làm phải sát với Mỹ, Oâng bị mang tiếng là công cụ của Mỹ. Và cách sống theo kiểu Mỹ của Oâng cũng không được lòng các giới tỏ ra đạo cao đức dày ở Iraq như một số ông bộ trưởng du hoc từ Mỹ về dưới thời TT Nguyễn văn Thiệu. Thí dụ như khi họp báo Oâng ngồi gác chân chũ ngũ, đưa đế giày lòi ra trước, điều người Iraq cho là bất kính, theo phong tục. Đa số quá bán của Hội đồng là Shiite, có 13 người trong hội đồng gồm 25 người, trong khi trong dân số chiếm 60% của tổng số 24 triệu người Iraq,tỷ lệ tương đối hợp lý. Nổi bật nhứt là al Hakim em ruột của giáo lãnh Shiite đang ở thánh điạ, là Ayatollah Mohamed Baqir al Hakim. Tuy Iran có âm thầm giúp Shiite ở Iraq trong mưu đồ biến Iraq thành một chế độ giáo quyền. Nhưng Anthony Cordesman, chuyên viên về quốc tế vụ của Mỹ cho biết, Shiite có nhiều nhà trí thức, lập trường ôn hoà, không chấp nhận loại chánh quyền khống chế bởi giáo hội như ở Iran. Và lớp trí thức này rất có ảnh hưởng đối với các giáo lanh Shiite và quần chúng Iraq.
Còn số vài thành viên Sunni trong Hội đồng, đại diện cho 17% dân số của Ira, kể ra không tỷ lệ lắm. Nhưng Sunni chắc cũng không chống đối vì mặc cảm lịch sử 33 năm độc tài của Hussein dựa vào thiểu số Sunni.

Điều đặc biệt nổi bật là người ta không thấy thành phần hoàng gia hay bảo hoàng lưu vong sang Anh từ khi bị đảo chánh năm 1958. Dù nước Anh tiếng nói có trọng lượng với Mỹ trong chiến tranh và tái thiết Iraq, dù hoàng tộc lập cứ đia ở Anh, thành phần bảo hoàng không có mặt trong Hội đồng Cai quản Iraq. Tuy Phe Bảo Hoàng tố cáo Hội đồng do Mỹ chỉ định. Nhưng khuynh hướng chung của các thành viên người Iraq trong Hội đồng và nhân dân cho thấy không ai muốn quay trởû lại vương quyền, cản bánh xe tiến hoá.
Nhưng dù thuộc thành phần sắc tộc nào, khuynh hướng chánh trị nào, hầu hết thành viên của Hội đồng và đại đa số nhân dân Iraq đều muốn Hiến pháp của Iraq phải được viết theo tinh thần vì dân, do dân, của dân Iraq, chớ không vì, do, của Liên quân. Hiểu rõ điều đó, đại diện Mỹ tại Iraq, Ô. Bremer tuyên bố minh thị và công khai, khi Hiến pháp được người Iraq làm ra, Mỹ sẽ chấp nhận; Mỹ sẽ giúp bầu ra một chánh quyền của người Iraq. Và lúc đó, Liên Quân sẽ rút lui.
Thứ hai, tinh thần ủng hộ của nhân dân Iraq. Sau ngày ra mắt, tin tức cho biết có một số cuộc biểu tình do một số khuynh hướng đối kháng tổ chức. Hiện tượng đó là những triệu chứng bình thường, tốt cho sinh hoạt dân chủ nữa là khác. Trái lại không có gì thất vọng và thất bại hơn trong sinh hoạt dân chủ khi nhân dân ngồi gục mặt, không nói một lời, tỏ thái độ bất hợp tác, tẩy chay ngầm như các phiên họp tổ dân phố ở VNCS hay các buổi "học tập' ở trại tù cải tạo của CS. Phản đối, tranh luận, kiến nghị, biễu tình cũng là cách tham gia gián tiếp để hai bên biêt mà điều chỉnh, sửa chữa. Nhìn chung các cuộc biểu tình sau khi Hội đồng Cai quản Lâm thời Iraq, người ta thấy yêu sách là đòi hỏi nhiều chủ quyền cho người Iraq hơn khi viết Hiến pháp hay khi hình thành guồng máy chánh quyền. Riêng phiá Mỹ, nhiều nhân vật tin khi có Hội đồng rồi, các cuộc tấn công của người Iraq nhấm vào quân Mỹ sẽ ít đi.
Sau cùng, trông người lại nghĩ đến ta. VN bị đè bẹp dưới ách độc tài đảng trị toàn diện của CS, thời gian còn dài hơn Iraq nữa. Nếu do một biến cố lịch sử nào đó, CS Hà nội không còn nữa. Khoảng trống chánh trị sẽ là cả một vấn đề lớn cho đất nước nhân dân thời hậu CS. Nhìn trường hợp Trung Hoa sau khi lật đổ được Nhà Thanh, nước Nga sau khi Liên xô sụp, nước Iraq sau khi Hussein bại; bao nhiêu rắc rối xảy ra liên quan đến kinh tế, chánh trị, xã hội. Phương thức Hội đồng Cai quản tạm thời Iraq chỉ có 24 triệu dân, đằng sau lưng có 145 ngàn quân Mỹ yễm trợ, mà gần hai tháng mới thành hình bước một. Việc dàn xếp một cơ cấu để tái thiết và ổn định không phải là một chuyện dễ đối vớùi một nước muốn tiến lên con đường dân chủ. Còn VN nước nhà chúng ta, Miền Bắc nửa thế kỷ, Miền Nam hơn một phần tư thế kỷ, bị CS đè bẹp, dân số 80 triệu, bài toán hậu CS ắt sẽ khó gấp mười gắp trăm lần hơn. Phải chăng đó cũng là một vấn đề lớn cần suy nghĩ, cần như việc đấu tranh để công trình đấu tranh cho tư do, dân chủ, đất nước và nhân dân không rơi vào một khoảng trống chánh trị, trở thành mớ bòng bòng kinh tế để rồi một thế lực nào đó lợi dụng khống chế tình hình để đi vào con đường độc tài dưới một hình thức khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.