Hôm nay,  

Tin Úc Châu

14/07/200300:00:00(Xem: 4167)
NGÂN HÀNG LÀM KHÓ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI MƯỢN TIỀN MUA FLAT
NEW SOUTH WALE: Bởi lo ngại một cuộc phá sản địa ốc sắp xảy ra ngân hàng và các công ty tài chánh đang đòi hỏi số tiền đặt cọc lên tới 40 phần trăm đối với các món nợ mượn để mua flat. Các nhà cho vay đang rất lo ngại về sự thặng dư của nguồn cung cấp, với hơn 42,000 căn flat sẽ được xây ở Sydney trong khoảng thời gian bốn năm tới.
ANZ đòi số tiền deposit 40 phần trăm cho món nợ mua các căn flat cao tầng, trong khi National Bank muốn 25 phần trăm. Westpac vừa đưa ra danh sách liệt kê sáu vùng ngoại ô nội thành mà theo đó đòi người vay tiền mua flat đầu tư phải có số tiền cọc 30 phần trăm. Westpac cũng đã gần như không cho vay để mua các căn flat nhỏ (studio apartment) với diện tích ít hơn 50 mét vuông. Một phát ngôn viên của Westpac cho biết: “Chúng tôi tạo một sự điều chỉnh đối với các khu vực thương mại, Ultimo, Pyrmont, Alexandria, Broadway và Redfern. Trong các khu vực đó một số tiền cọc 30 phần trăm sẽ được áp dụng đối với tất cả các món nợ đầu tư địa ốc. Điều này xảy ra là do sự lo ngại về nguồn cung cấp và tyœ lệ nhà còn trống đang gia tăng. Chúng tôi cũng sẽ chỉ cho vay để mua các căn flat với diện tích tối thiểu 50 mét vuông.”
Trong khi đó các ngân hàng khác đang đòi hỏi số tiền cọc lớn hơn nữa đối với tất cả các căn flat nội thành, không chỉ riêng mua để đầu tư. Một phát ngôn nhân của ANZ nói rằng: “Chúng tôi có một chính sách đòi hỏi số tiền deposit 40 phần trăm cho tất cả các món tiền vay để mua các căn flat cao tầng trong các khu vực nội thành. Chúng tôi lo ngại người ta đang mua các căn flat, từ bản vẽ của các nhà thầu, đã không được thưœ thách bởi thị trường.” Tổng giám đốc Aussie Home Loans, ông John Symond, cho biết ông ta không có “các khu vực cấm” rõ ràng nào cả, tuy nhiên có sự lo ngại về các căn flat quá nhỏ, một số chỉ với diện tích bằng tấm khăn tay.
CHƯỚC GIẢM THUẾ CON NIÊM CHO NGƯỜI MUA CĂN NHÀ ĐẦU TIÊN
NSW: Thủ hiến Bob Carr vừa tuyên bố sẽ xét đến việc hạ giảm stamp duty cho những người mua căn nhà đầu tiên trong ngân sách tiểu bang năm tới. Sau một cuộc vận động có phối hợp bởi nhật báo The Sunday Telegraph, ngày hôm qua ông Bob Carr đã có một sự đảo ngược rất lớn trong chính sách khi tuyên bố rằng chính phủ sẽ xét đến việc giảm bớt gánh nặng thuế má cho những người mua căn nhà đầu tiên.
Hành động này theo sau sự tiết lộ bởi tờ The Sunday Telegraph trong tháng qua rằng số tiền thu được từ thuế stamp duty khắp tiểu bang NSW đã gia tăng 900 phần trăm, nhờ vào sự gia tăng phi mã của giá cả địa ốc. Tuy nhiên ông Carr đã báo trước rằng bất cứ biện pháp nào nhằm giảm bớt gánh nặng thuế trước bạ cũng sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ thực hiện các lời hứa quan trọng trong cuộc bầu cưœ tiểu bang vừa qua. Sau khi tham dự cuộc đại hội đảng Lao Động ở Tamworth ông Carr tuyên bố: “Chúng tôi đã không tranh cưœ với một sự cam kết cắt giảm thuế. Chúng tôi sẽ xét đến các sự chọn lựa này khi đã bảo đảm được các ưu tiên chính - như tăng lương cho giới y tá, giảm bớt sĩ số học sinh trong các lớp học, và tài trợ thêm cho công cuộc nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư.”
Một bản tường trình của BIS Shrapnel về giá cả nhà cưœa ở Sydney, được đưa ra trong tuần qua, đã tiên đoán một sự gia tăng 24 phần trăm giá cả địa ốc ở Sydney trong ba năm tới, như vậy một căn nhà trung bình lên tới mức $578,000 đô la. Thủ lãnh đối lập NSW John Brogden ngày hôm qua đã lên tiếng rằng: “Sự gia tăng giá cả này có nghĩa là số tiền thuế stamp duty đánh trên một căn nhà trung bình ở Sydney sẽ là $21,500. Lời tuyên bố của vị thủ hiến thật sự không thể tin tưởng được. Ông ta đã có tới chín ngân sách, nắm chính phủ trong hơn tám năm và giờ đây, khi bị áp lực, ông ta bắt đầu chịu nhượng bộ một ít về thuế trước bạ.”
Ở Sydney trong ngày hôm qua, 162 căn nhà đã được bán với tổng số tiền là $122,359,500 đô la. Như vậy trong số 225 căn nhà được đấu giá với tyœ lệ bán được là 79 phần trăm. Tại Lane Cove, một căn nhà hai phòng ngủ trên một mảnh đất rộng 1021 mét vuông trên đường Seville St được bán đấu giá $1,221,000, trên mức giá thấp nhất được đặt ra (reserve price) là $121,000. Và một căn gác 2 phòng ngủ trên đường Clisdell St ở Surry Hills đã được bán với giá $570,000.
CÁC VỤ TẤN CÔNG TÌNH DỤC Ở ST CLAIR LÀ DO BẮT CHƯỚC!
SYDNEY: Cảnh sát đang điều tra khả năng rằng một số trong 11 vụ tấn công tình dục ở St Clair có thể là hành động bắt chước. Trước đây các nhà điều tra đã cho là tất cả 11 vụ tấn công nhắm vào các cô gái treœ, bắt đầu kể từ tháng Sáu năm ngoái, là do một người đàn ông duy nhất gây ra. Tuy nhiên, một hướng của cuộc điều tra bao gồm khả năng rằng một số vụ tấn công là hành động của một keœ bắt chước. Phó trưởng khu cảnh sát vùng St Marys, thám tưœ John Glasheen, nói rằng các chứng cớ cho thấy một người, tuy nhiên giả thuyết bắt chước đang được xem xét tới: “Rất có thể có hơn một thủ phạm. Đây là hướng mà chúng tôi đang xét đến trong bất cứ một cuộc điều tra nào. Cuối cùng có thể hóa ra là nhiều hơn một thủ phạm. Chúng tôi sẽ không biết cho tới khi bắt được người này.”
Bất luận như thế nào, một hay những keœ dâm dục tồi bại này sẽ tiếp tục gieo rắc sự sợ hãi trong cộng đồng dân chúng ở St Clair, gây khó khăn cho các nỗ lực của cảnh sát. Cư dân địa phương than phiền rằng hệ thống các con đường heœm trong khu vực đã tạo cho keœ phạm tội một đường tẩu thoát mau lẹ. Là sản phẩm của bản thiết kế đô thị trong thập niên 70 và 80, đặt trọng tâm vào đường đi bộ cho cư dân, rất nhiều trong số 130 con đường heœm của vùng St Clair và vùng lân cận Erskine Park đã trở thành nơi trú ẩn cho những keœ có hành vi chống phá xã hội. Con số các lời yêu cầu đóng cưœa các đường heœm đi bộ nổi tiếng là nguy hiểm được trông đợi sẽ gia tăng bởi hậu quả của các vụ tấn công tình dục ở vùng St Clair.
Đối với cư dân Andrew Jones, các vụ tấn công tình dục này làm nổi bật một vấn đề đã lẩn khuất trong suốt nhiều năm qua: “Nhiều điều tệ hại đã xảy ra ở các đường heœm ở quanh đây trong nhiều năm qua và chẳng một ai đã quan tâm đến nó. Cách đây khoảng bốn năm chúng tôi đã viết một bản thỉnh nguyện thư yêu cầu đóng cưœa con đường heœm (một trong bốn con đường của vùng Menzies Circuit) nhưng được bảo là không được bởi vì một người đã không đồng ý.” Bà Robyn Hardie, một cư dân 23 năm ở khu Menzies Circuit, đang tìm sự cố vấn luật pháp để xem bà ta có kiện chính phủ tiểu bang hoặc Hội đồng thành phố Penrith được không, về vụ họ đã không đóng một đường heœm bên cạnh căn nhà của bà, con đường heœm này là nơi thường xuyên lai vãng của những keœ say rượu, chích ma túy, phá hoại tài sản công cộng và xả rác bừa bãi trong suốt 15 năm qua.
Ông David Burns, một viên chức của Hội đồng thành phố Penrith, nói rằng hội đồng có thể đề nghị đóng cưœa các đường heœm nhưng quyết định là trách nhiệm của Sở thổ trạch. Theo ông ta, cơ quan này giờ đây đã chấp nhận hành vi chống phá xã hội là lý do chính đáng để đóng cưœa một con đường heœm nhưng nó vẫn là một tiến trình kéo rất dài.
THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ CHUYỂN ĐẾN ĐẢO CHRISTMAS
TÂY ÚC: Nhóm 53 thuyền nhân tÿ nạn Việt Nam bị chận bắt ngoài khơi Port Hedland đã bị chuyển tới trung tâm tạm giam trên hòn đảo Christmas Island trong ngày thứ Bảy tuần qua. Chiếc tầu khu trục Canberra của Hải quân hoàng gia Úc đã đến hòn đảo vào sáng sớm thứ Bẩy và các thuyền nhân được đưa vào bờ bằng xà lan. Công việc chuyển 27 người đàn ông, 17 phụ nữ và chín treœ em đã diễn ra khoảng một tiếng đồng hồ.
Vào đầu tuần qua, khoảng 60 nhân viên canh gác đã được chuyển đến bằng phi cơ để mở cưœa trung tâm, nơi đã bị bỏ xó từ đầu năm nay, sau khi được trùng tu với phí tổn $4 triệu đô la. Người dân trên đảo hy vọng sự hiện diện của các thuyền nhân và nhóm nhân viên canh gác sẽ giúp kích động nền kinh tế của họ, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quyết định của chính phủ Liên bang hủy bỏ kế hoạch xây dựng một trung tâm mới trị giá $19 triệu đô la.
Trong khi đó, thủ lãnh Lao động Simon Crean đòi hỏi chính phủ phải nói sự thật hoàn toàn về lý do tại sao đã chuyển 53 thuyền nhân tới đảo Christmas Island khi mà họ có thể được thanh lọc tại Port Hedland. Phí tổn để chuyển số thuyền nhân này đến hòn đảo cách xa 1800 cây số rất tốn kém, chỉ riêng chiếc tầu Canberra cũng đã làm tốn đến 1 triệu đô la một ngày và chuyến hải trình này kéo dài đến 4 ngày. Ông Crean nói rằng chính phủ đã không tiết lộ hoàn toàn sự thật về vụ ném treœ em xuống biển, đã lừa dối công chúng Úc trong suốt thời gian bầu cưœ và giờ đây đã không nói toàn bộ câu chuyện. Ông tuyên bố ở Perth rằng: “Chính phủ nên thành thật và nên nói rõ lý do tại sao nó đã chi tiêu quá tốn kém trong khi có nhiều phương cách khác reœ hơn rất nhiều để thanh lọc. Đã đến lúc chính phủ nên thú nhận và kể trọn vẹn câu chuyện. Người dân muốn sự thành thật từ chính phủ của họ và tôi nghĩ luôn luôn có sự nhắc nhở rằng chính phủ đã không nói sự thật về vụ các treœ em bị ném xuống biển.”
Trong nhóm thuyền nhân Việt Nam mới đến này có một công dân Úc 46 tuổi, ở tiểu bang Victoria, tên là Nguyễn Văn Hòa, bị kết tội chuyển lậu người, vụ đầu tiên kể từ năm 2001. Ông ta bị bắt sau khi chiếc tầu bị ngăn chặn và bị kết tội chuyển lậu người đến Úc, một tội mà có thể lãnh bản án tối đa 20 năm tù. Ông Hòa đã xuất hiện rất ngắn trước tòa án sơ thẩm Port Hedland ngày thứ Bẩy và bị tạm giam để xuất hiện ở tòa án Perth ngày 18 tháng Bẩy.

CUỘC CHIẾN NẮM CHẮC PHẦN THUA CỦA NHỮNG ÔNG CHỒNG KHI LY DỊ
CANBERRA: Thường sau một cuộc tan vỡ đời sống hôn nhân, người đàn ông chỉ có cơ may 1 ăn 5 thua trong cuộc chiến giành quyền nuôi con ở tòa án gia đình. Con số thống kê bi đát này đã khiến Thủ tướng John Howard lo ngại rằng các bé trai sẽ được nuôi nấng cho đến tuổi thiếu niên trong sự thiếu vắng một vai trò của người đàn ông. Và chứng cứ bằng thống kê này đã buộc ông Howard bắt đầu một cuộc điều tra của quốc hội nhắm vào hệ thống luật gia đình, theo đó sẽ xét đến các sự thay đổi đối với quyền hạn của người cha sau khi cuộc hôn nhân bị gẫy đổ.
Ông Barry William, chủ tịch Hiệp hội những người cha đơn chiếc (Lone Fathers Association), nói rằng hệ thống hiện thời khiến người đàn ông lâm vào tình huống hết sức bất lợi, dường như không thể thành công được, và nó đưa đến một sự gia tăng rất lớn con số những người đàn ông tự vẫn. Ông cho biết rằng: “Mỗi ngày chúng tôi nhận 30,000 cú điện thoại và mỗi đêm chúng tôi phải đối phó với rất nhiều cú gọi vào đe dọa tự tưœ. Giới đàn ông đang bắt đầu nhận ra vấn đề tệ hại này và nói rằng đã quá đủ. Ngay cả vị Thủ tướng cũng đã thấy rõ rằng sự thiếu vắng người cha có một vai trò rất quan trọng đối với các đứa treœ lớn lên có nhiều vấn đề xã hội.
Nhận thấy có tới 30 phần trăm cưœ tri tiếp xúc với họ để than phiền về các vấn đề liên hệ đến hệ thống luật gia đình, các chính trị gia liên bang đang hối thúc ông Howard thay đổi hệ thống này. Theo luật lệ hiện hành, một người cha có lợi tức cao có thể mất gần một phần ba tiền lương để đóng thuế và chu cấp nuôi con, trong khi có rất ít sự khuyến khích người mẹ tham gia vào lực lượng lao động để cung cấp cho các đứa con. Hơn nữa, bậc ông bà có thể bị gạt hẳn ra ngoài đời sống của các đứa cháu.
Bộ trưởng Dịch vụ Treœ em, ông Larry Anthony, vạch cho thấy thêm một vấn đề khác nữa trong hệ thống luật gia đình là các cuộc thăm con của người cha vào cuối tuần và những ngày nghỉ hè đã không được tính đến bằng bất cứ sự giảm bớt nào số tiền chu cấp mà họ phải trả. Ông giải thích: “Hệ thống này nói rằng nếu bạn chăm sóc cho các đứa con 20 phần trăm thời gian của một năm bạn cũng chỉ nhận được sự đối xưœ không khác gì những người không có sự liên lạc nào với các đứa con của họ. Trong khi những người cha giành thời gian cho các đứa con đã phải cung cấp phòng riêng, thức ăn và quần áo và quà cho chúng.” Ông muốn những người cha giành 10% tới 20% thời gian với các đứa con được giảm bớt 3% tiền chu cấp.
Ông Anthony cho biết thêm một vấn đề ngay cả còn lớn hơn nữa là luật gia đình hiện hành thường cho người mẹ được quyền trông nom con với tỉ lệ hầu như 70 phần trăm các trường hợp. Ông muốn tiến trình tòa án được sưœa đổi để các vụ tranh chấp quyền nuôi con được bắt đầu với việc cho rằng quyền trông nom các đứa con nên được chia đôi 50/50 giữa cha mẹ, và người nào muốn có một kết quả khác biệt sẽ phải chứng minh tại sao.
BÁO ĐỘNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG!


SYDNEY: Ngày hôm qua các chuyên gia y khoa đã lên tiếng khuyến cáo rằng lối sống tĩnh tại, ít hoạt động và ngồi nhiều, và ăn quá mức sẽ đưa đến một trận dịch bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng một thập niên tới. Chứng bệnh nan y này làm cho bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị suy tim và đột quÿ, và nó được liên kết với cách ăn uống không lành mạnh và lối sống ít hoạt động. Hiện nước Úc đã có tới 1,2 triệu người bị mắc bệnh tiểu đường loại 2. Con số đáng sợ 1500 trường hợp được báo cáo mỗi tuần. Nếu khuynh hướng này cứ tiếp tục, các chuyên gia e rằng số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ gia tăng tới 1,8 triệu trong bẩy năm tới.
Các bác sĩ làm việc tại bệnh viện treœ em The Children’s Hospital đã ghi nhận một sự gia tăng gấp 10 lần số treœ em được chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm qua. Ít nhất một phần tư treœ em quá trọng lượng hoặc bị béo phì khi đến tuổi 17. Một lần thưœ độ đường trong máu đơn giản cũng có thể nhận diện được một người nào đó có bị tiểu đường trong giai đoạn đầu hay không.
TỊNH KHẨU SAU KHI BỊ THẤT SỦNG
SYDNEY: Sau cuộc bầu cưœ tiểu bang ngày 22 tháng Ba các vị bộ trưởng bị cách chức đã cùng nhau thành lập một nhóm “mặt sưng mày sỉa” chẳng nói năng gì cả. Nhóm “cấm khẩu” này - gồm ba cựu bộ trưởng Eddie Obeid, Kim Yeadon và Richard Amery - nhất định không mở miệng về vai trò mới của họ ở hàng ghế sau trong Quốc hội tiểu bang.
Dân biểu thượng viện Eddie Obeid, bị Thủ hiến Bob Carr loại khỏi chức vụ Bộ trưởng Tài nguyên Ngư nghiệp và Hầm mỏ, đã chẳng nói lời nào trong Hội đồng lập pháp kể từ sau cuộc bầu cưœ. Theo báo cáo chính thức các diễn biến trong các phiên họp của nghị viện, ông ta thường xuyên tham dự các cuộc họp nhưng đã chẳng phát biểu hoặc tranh cãi bất cứ điều gì. Kể từ ngày 22 tháng Ba, Quốc hội tiểu bang đã có hai cuộc bỏ phiếu lương tâm về các dự luật, thời gian này cho phép các dân biểu Lao Động và Tự Do được quyền nói mà không bị hạn chế bởi quan điểm của đảng. Nhưng ông Obeid đã nhất định không mở miệng đối với các dự luật - về viêc xưœ dụng tế bào gốc trong tạo sinh vô tính và về tuổi được xem là đã khá lớn để có thể làm tình đồng tính (age of consent). Sau cuộc bầu cưœ ông Obeid được đặt vào hai Ủy ban thượng viện, cứu xét các dự luật. Nhưng trong tuần qua ông ta đã bị loại khỏi cả hai ủy ban này một cách bí ẩn.
Trong khi đó cựu bộ trưởng Năng lượng và Lâm nghiệp, ông Kim Yeadon, giờ đây chỉ là dân biểu của vùng Granville, cũng rất hà tiện lời nói trong suốt 25 ngày hội họp trong Hội đồng Lập pháp kể từ cuộc bầu cưœ ngày 22 tháng Ba. Ông ta chỉ thốt ra câu nói vỏn vẹn sáu chữ. Trong một cuộc tranh luận về các lâm viên quốc gia. Dân biểu đối lập Andrew Fraser nói lý do khiến ông Yeadon bị loại khỏi chiếc ghế bộ trưởng là bởi vì ông ta đã ủng hộ kỹ nghệ khai thác gỗ. Ông Yeadon đã đột ngột trả lời: “Ông gây tiếng xấu cho tôi.”
Ông Yeadon có chân trong ủy ban ICAC và cũng là thành viên Hội đồng Lập pháp trong ban giám đốc trường đại học University of Western Sydney. Trong các cuộc họp quốc hội, ông Yeadon ngồi ở hàng ghế sau cách rất xa chiếc ghế của Thủ hiến Bob Carr. Tờ The Daily Telegraph đã liên lạc văn phòng của ông Yeadon vào buổi tối thứ Sáu nhưng không nhận được điện thoại trả lời.
Còn riêng vị bộ trưởng Nông nghiệp và Dịch vụ cải huấn bị thất sủng, ông Richard Amery, đã hoạt động tích cực hơn hai bạn đồng nghiệp đôi chút. Ông ta đã có những lời phát biểu về dự luật Age of Consent và bài diễn văn chia buồn về cái chết của dân biểu Jim Anderson, người đã đột ngột qua đời ngay trong ngày bầu cưœ.
LAO ĐỘNG HỨA GIẢM HỌC PHÍ ĐẠI HỌC
CANBERRA: Để đáp lại kế hoạch cải tổ ngành giáo dục của Bộ trưởng Brendan Nelson, ngày hôm qua đảng đối lập đã bắt đầu đưa ra các chi tiết về chính sách giáo dục của nó. Theo đó ông Simon Crean hứa hẹn sẽ hủy bỏ các chỗ học đóng tiền (full fee) cho sinh viên Úc, gia tăng mức lương tối thiểu phải trả tiền HECS và sẽ làm cho các khóa cưœ nhân khoa học và toán trở nên reœ hơn.
Trong ngân sách liên bang tháng Năm, kế hoạch trọn gói của chính phủ bao gồm việc cho phép các trường đại học gia tăng học phí 30 phần trăm, tăng gấp đôi số chỗ học đóng tiền toàn bộ cho các sinh viên trong nước và đưa ra chương trình cho sinh viên vay nợ để trả các khóa học đóng học phí toàn bộ. Mặc dù đảng Lao động chưa tiết lộ làm cách nào để có tiền tài trợ cho chính sách đại học của họ, nhưng ông Crean và phát ngôn viên nhân dụng, bà Jenny Macklin, đã nói là các sự thay đổi sẽ làm cho ngành giáo dục đại học trở nên reœ hơn.
Đảng đối lập đưa ra những hứa hẹn như sau:
* Chống lại việc điều chỉnh học phí đại học;
* Hủy bỏ học phí hoàn toàn cho các sinh viên chưa tốt nghiệp;
* Hủy bỏ các món nợ có lời cho sinh viên được đề nghị trong kế hoạch của ông Nelson;
* Nâng mức lợi tức phải trả tiền HECS từ $25,000 đến $35,000, và giảm bớt học phí các khóa cưœ nhân toán và khoa học $1600 một năm.
Trong ngày hôm qua ông Crean đã nói với đài ABC rằng: “Những gì chính phủ đang làm là đẩy giáo dục ra khỏi tầm với của những người Úc bình thường. Tôi sẽ đặt nó trở lại vào tầm với đó.” Ông cho biết dưới kế hoạch cải tổ của chính phủ Tự do, một khóa cưœ nhân toán hoặc khoa học sẽ làm sinh viên tốn $21,411, nhưng dưới chính phủ Lao động chi phí này chỉ có $11,562 mà thôi.
Trong khi đó giới giáo chức ở NSW đã tức giận chỉ trích đề nghị kéo dài giờ học quá 5 giờ chiều là nhằm đánh lạc sự chú ý khỏi các vấn đề thật sự. Đề nghị này, đã được đề xuất một số lần bởi chính phủ, đã nổi bật trở lại sau khi Thủ tướng John Howard miêu tả giờ học từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là “quá lỗi thời và sai niên đại”. Ông Howard đã xem xét một kế hoạch mà theo đó các trường trung học sẽ thành lập các trung tâm làm bài tập ở nhà và các trường tiểu học nới rộng các chương trình chăm sóc ngoài giờ học. Mặc dù kế hoạch này được quảng cáo như một phương cách để giúp các cha mẹ đang làm việc có thêm “thời giờ có chất lượng” với các đứa con của họ, nó chỉ nhận được sự ủng hộ nhỏ từ Liên đoàn giáo chức NSW.
PHÓNG VIÊN NHIẾP ẢNH CỦA ÚC BỊ THƯƠNG Ở IRAQ ĐÃ QUA ĐỜI
MELBOURNE: Ngày hôm qua anh Jeremy Little, 27 tuổi, đã qua đời trong một bệnh viện quân sự Mỹ ở Đức bởi hậu quả của các vết thương quá nặng trong cơ thể. Anh đã bị trúng miểng hỏa tiễn trong một cuộc phục kích bởi phiến quân Iraq nhắm vào đoàn công-voa quân sự Mỹ đang di chuyển ở phía tây Baghdad cách đây một tuần lễ.
Anh Little và bạn đồng nghiệp Úc Marcus O’Brien cùng làm việc cho đài truyền hình NBC, hai người tháp tùng theo đoàn xe quân sự khi một hỏa tiễn cầm tay bắn trúng chiếc xe mà họ đang di chuyển. Theo lời kể của O’Brien, anh Little tỏ ra rất can đảm và không bao giờ nản chí trong khi được chuyển đến Đức để điều trị. Anh ấy duy trì một ý chí đáng nể và khả năng chịu đựng quả là phi thường. Cha mẹ của Little đã bay đến Đức để thăm con trong tuần qua, và họ đã biết tình trạng của anh ta rất nghiêm trọng.
THỦY THỦ BỊ ĂN ĐÒN VÌ THAN PHIỀN THỨC ĂN KHÔNG NGON
TÂY ÚC: Khi David Sheridan tình nguyện làm việc trên boong tầu Endeavour, chiếc tầu phỏng theo chiếc của Captain Cook, anh ta chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành keœ giơ đầu chịu báng. Nhưng sau lần than phiền về thức ăn quá tệ trên tầu anh đã bị nọc ra đánh đòn bằng roi da. Sheridan đã nói với chương trình Channel Seven’s Today Tonight rằng các vết roi đã hằn sâu trên da của anh ta, và miêu tả kinh nghiệm này thật là bẽ mặt.
Theo lời Sheridan, sau trận roi đó các vết thương sưng tấy trên lưng và hai bên hông, và có hình ảnh để chứng minh điều này. Anh ta đã không thể làm việc ngoài trời ở giàn khoan và tự giam mình trong cabin tầu suốt hai ngày. Vấn đề rắc rối bắt đầu khi chiếc tầu, chở đoàn nhân viên chuyên môn và nhóm người làm việc tự nguyện, đang trên đường di chuyển từ Tây Úc tới Tasmania trong năm 2001. Viên thuyền trưởng ra lệnh đầu bếp chuẩn bị bữa ăn với món cháo đơn giản truyền thống (gruel: lúa mạch nấu loãng với sữa hoặc nước lã và muối). Theo anh Sheridan, nó giống như một tô cháo loãng với nhiều muối và rong biển trong đó.
Sheridan kể rằng: “Khi cả nhóm làm việc tự nguyện than phiền thức ăn quá tệ thì viên thuyền trưởng, hoặc gã đàn ông mặc quần áo như thuyền trưởng, quyết định chúng tôi đáng bị trừng phạt.” Cuốn phim video cho thấy rõ viên thuyền trưởng ra lệnh “Quất cho mỗi tên chó láo xược này 12 roi vào lưng”. Thế là Sheridan và một người bạn bị dẫn lên boong, bị trói vào thành tầu và bị quất bởi một thủy thủ cao tuổi trên tầu. Hành khách và thủy thủ đoàn trên chiếc Endeavour tụ tập để xem cuộc trừng phạt - một số cười khúc khích và một số thì thầm bầy tỏ sự lo lắng. Sau trận roi, lưng của Sheridan được sát nước muối cho cầm máu. Anh ta kể rằng: “Nước muối làm cho các vết thương rướm máu của tôi hết sức đau đớn. Hành động trừng phạt bằng roi trước công chúng nhằm làm nhục và beœ gẫy ý chí của một người.”
Theo anh Sheridan, chiếu theo luật Maritime Law, Occupation Health và Safety Act thì anh không thể kiện vụ này ra tòa - nhưng anh muốn trình bầy cho công chúng biết để mà ngăn ngừa nó tái diễn đối với bất cứ người nào khác. Ban điều hành chiếc tầu Endeavour không sẵn sàng để bình luận buổi tối hôm qua.
DÙNG ẢNH NGƯỜI THẬT LÀM MỤC TIÊU THỰC TẬP CHỐNG KHỦNG BỐ
QUEENLAND: Sau khi bị các nhóm tranh đấu cho dân quyền và thổ dân chỉ trích dữ dội, lực lượng cảnh sát chống khủng bố Queenland sẽ ngưng xưœ dụng hình ảnh của những người thật để làm mục tiêu thực tập. Tổng giám đốc Cảnh sát Bob Atkinson ngày hôm qua tuyên bố rằng việc huấn luyện giờ đây sẽ xưœ dụng những hình ảnh được tạo ra bằng máy điện toán, chứ không còn dùng hình ảnh trong 28 tập hồ sơ của cảnh sát nữa, gồm hình ảnh của ba người thổ dân Úc.
Ủy viên hội đồng ATSIC ở Nam Queenland, ông “Sugar” Ray Robinson, nói rằng việc xưœ dụng hình ảnh trong các tập hồ sơ này, một số đã cũ khoảng 10 năm, là điều vô đạo đức, không thể chấp nhận được và nên được điều tra một cách rốt ráo. Trong khi đó, chủ tịch Hội đồng tự do dân sự, ông Terry O’Gorman bình luận rằng: “Chẳng có sự cần thiết nào để phải dùng hình ảnh của những người thật cho việc huấn luyện. Thật không may, trừ phi vị tổng giám đốc cảnh sát và vị bộ trưởng can thiệp vào và chặn đứng việc làm này, phải nói rằng chúng ta đang đi lùi trở lại những ngày cũ của thập niên 70 và 80, khi mà sự kỳ thị của cảnh sát đối với thổ dân ở mức tệ hại nhất.”
Ngày hôm qua ông Atkinson đã lên tiếng xin lỗi cho bất cứ điều gì gây khó chịu đối với các phương cách huấn luyện, và đã gặp các lãnh tụ thổ dân để trình bầy với họ phương cách mới. Ông nhấn mạnh rằng: “Đây luôn luôn là sự nhận diện khuôn mặt. Chẳng bao giờ có bất cứ sự gợi ý kỳ thị chủng tộc nào - nó chỉ là việc huấn luyện nhận diện các nạn nhân và những keœ phạm tội, trong trường hợp khủng bố bắt con tin xảy ra rất ngắn và khó khăn. Nhưng tôi công nhận rằng chúng tôi không nên xưœ dụng hình ảnh của những người này nếu không có sự đồng ý của họ.” Ông Atkinson cho biết thêm rằng sẽ có cuộc xem xét lại việc huấn luyện nhóm phản ứng khẩn cấp đặc biệt của tiểu bang - một đơn vị tinh nhuệ gồm 40 nhân viên có căn cứ ở Cairns và Brisbane.
Thủ hiến Peter Beattie cũng đã xin lỗi, nhưng nói rằng ông không chống lại việc dùng hình ảnh của chính ông bởi vì tầm quan trọng của việc huấn luyện nhóm đặc nhiệm này bảo vệ cộng đồng dân chúng: “Nếu tôi khám phá ra rằng hình ảnh của tôi đã được xưœ dụng mà tôi không hề hay biết, nhưng khi biết được tầm quan trọng của nhóm cảnh sát đặc nhiệm này, tôi sẽ không phản đối.” Trong khi đó Chủ tịch công đoàn cảnh sát, ông Gary Wilkinson, lên tiếng rằng ông chẳng thấy có vấn đề gì đối với việc làm này và sự giận dữ là không chính đáng. Và ông nhấn mạnh rằng: “Nếu các nhân viên SERT của chúng tôi quyết định rằng điều này sẽ tạo cho họ lợi thế mà họ cần đến, lúc đó tôi thật sự không bận tâm gì cả.”
TREŒ SƠ SINH BỊ BỎ RƠI Ở NGOẠI Ô
NAM ÚC: Hôm thứ Sáu tuần qua một bé trai chỉ mới chào đời được ba tiếng đồng hồ đã bị bỏ rơi tại thềm cưœa của một căn nhà thuộc vùng ngoại ô Adelaide. Ông cụ John Thorn, 82 tuổi, đã nhìn thấy đứa bé được mặc quần áo ấm cẩn thận bị bỏ nằm chơ vơ trong chiếc nôi đặt ngay trước cưœa nhà cụ.
Dù với một cuộc tìm kiếm rất kỹ lưỡng khắp khu vực bởi cảnh sát và quân khuyển nhà chức trách vẫn không thể tìm được người mẹ. Bé trai rất kháu khỉnh này giờ đây được nuôi bằng sữa hộp trong bệnh viện Children’s Hospital ở Adelaide. Tất cả các chi tiết nhân dạng, gồm cả cái tên được nhân viên bệnh viện đặt cho đứa bé, đều được giữ kín vì nhiều lý do. Cho tới khi người mẹ xuất hiện, bé trai này vẫn sẽ được chính phủ chăm sóc. Cảnh sát lo ngại cho tình trạng sức khỏe của người mẹ. Cảnh sát trưởng Oleh Cybulka đã lên tiếng thúc giục rằng: “Hãy cho chúng tôi biết sức khỏe của bà ra sao. Thật là điều buồn bã cho người mẹ và đứa treœ, và nếu bà ấy không xuất hiện, đứa bé có thể sẽ chẳng bao giờ biết được người mẹ ruột của nó.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.