Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Hiểm Họa Từ Bên Trong Nước Úc?!

17/04/200600:00:00(Xem: 6295)
LND: Trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau vụ bạo loạn mang tính kỳ thị chủng tộc ở Cronulla và một loạt những vụ án hình sự mà nạn nhân hoặc nghi phạm là người gốc Li-băng (điển hình là vụ tay võ sĩ quyền anh treỷ tuổi Bassam Chami bị thảm sát), giới truyền thông Úc cùng với một số các tay chính trị gia - chẳng hạn như Mike Gallagher, phát ngôn nhân đối lập về cảnh sát của tiểu bang NSW - thường xuyên bày tỏ mối quan ngại về “hiểm họa từ bên trong” (threat from within), với hàm ý rằng hiểm họa lớn nhất cho xã hội Úc hiện nay là từ những người Úc treỷ tuổi gốc Li-Băng. Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh ABC, ông Gallagher còn thẳng thừng tuyên bố rằng khác với những thế hệ di dân trước kia và những nhóm di dân từ các nguồn gốc khác - kể cả Á Châu - họ (những người trẻ tuổi Li-Băng) là những keỷ hoàn toàn không chịu hòa mình vào nhịp sống chung của xã hội mà ngược lại còn có thái độ hằn học thù ghét ngay chính văn hóa và lối sống Tây Phương. Lãnh tụ đối lập tiểu bang NSW, ông Peter Debnam, đã không ngại ngần lạm dụng cụm từ “khu chiến tranh sôi động” (war zone) để miêu tả miền Tây Nam Sydney sau một vài vụ bắn nhau, và sự phóng đại quá mức này đã tạo không ít ảnh hưởng tiêu cực cho cư dân của vùng, đặc biệt là những người di dân gốc từ Trung Đông. Rồi thủ hiến Iemma cũng vội vã tuyên bố thành lập đội đặc nhiệm “mới” để đối phó với các băng đảng tội phạm từ Trung đông, mặc dầu chỉ mới cách đây vài tháng, ông cũng đã từng công bố về sự thành lập của đội đặc nhiệm này! Để chúng ta có thể có một cái nhìn trung thực và chính xác hơn về một cộng đồng sắc tộc bạn, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài viết nhan đề “The Threat From Within” vừa được đăng trên báo The Weekend Australian hôm 8/4/06 vừa qua của ông George Megalogenis, một ký giả thâm niên gốc Hy Lạp, từng là đặc phái viên chính trị liên bang của nhật báo The Australian trong suốt 11 năm từ 1988 đến 1999 và sau đó đã viết hai quyển sách bình luận và nhận định về tình hình chính trị xã hội Úc, tựa đề Faultlines: Race, Work & The Politics of Changing Australia và The Longest Decade. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong chương trình bình luận thời sự chính trị Insiders của đài truyền hình ABC.

*

Trong thời buổi phi-thời- thượng một cách rất thời thượng này, không hiểu chúng ta có quyền được nói rằng các anh đàn ông Úc (da trắng) đã tạo nên một mối hiểm họa cho cơ cấu nền tảng của xã hội khi họ có con với phụ nữ gốc Phi Luật Tân hay không" Thống kê cho thấy các cha mẹ trong những gia đình hỗn hợp cha Úc mẹ Phi này có mức độ thất nghiệp cao gấp ba lần những gia đình có con mà cả hai vợ chồng đều sanh trưởng ở Úc. (18.4% cho những cặp chồng Úc vợ Phi và 6.3% cho những cặp vợ chồng sanh ở Úc). Đa số những người này sinh sống ở Queensland và NSW, nơi mà, trớ trêu thay, chủ nghĩa kỳ thị kiểu Pauline Hanson từng bộc phát mạnh mẽ.
Dĩ nhiên là chúng ta không thể nào bôi bẩn tất cả những người này và cho họ thuộc giới hạ cấp (underclass). Nếu nhìn từ một góc cạnh khác thì 81.6% những gia đình Úc-Phi hỗn hợp này có một hoặc cả hai người phụ huynh có công ăn việc làm. Thế nhưng còn những trường hợp mà cả cha lẫn mẹ đều đến từ Li-Băng thì sao" Có phải người ta có thể dễ dàng gạt phăng họ sang một bên khi biết được rằng tỷ lệ thất nghiệp của họ - ở mức 37.6% - cao gấp 6 lần mức trung bình của toàn quốc hay không"
Những con số thống kê trên đây là những con số chính thức, chưa hề được công bố hoặc phát hành, dựa theo Thống Kê 2001 (2001 Census), qua đó, các gia đình thất nghiệp được phân loại và sắp hạng chiếu theo sắc tộc và tôn giáo. Những dữ liệu này được Sở Thống Kê Úc (Austra- lian Bureau of Statistics) hoàn tất trong vòng vỏn vẹn hai tháng, nhưng vì sự nhạy cảm của vấn đề, nên đến bây giờ mới được công bố. Những kết quả được công bố cho phép chúng ta tìm được lời giải đáp cho ba câu hỏi nghiêm trọng và có tầm vóc nhất hiện nay.
Thứ nhất, có phải những người gốc Li-Băng thực sự khác hẳn với các nhóm di dân đã định cư ở Úc trước họ hay không"
Thứ nhì, ngay cả nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là “Không”, thì - như ông Peter Costello (tổng trưởng kinh tế liên bang) từng nêu lên - phải chăng họ đang nuôi dưỡng dạy dỗ một thế hệ người Hồi Giáo tuy sanh trưởng ở Úc nhưng lại không thể hòa đồng vào xã hội Úc vốn đang đe dọa nếp sống của chúng ta"
Câu hỏi thứ ba, và cũng liên quan đến vấn đề nêu trên, là có phải cuộc nổi loạn bạo động ở Cronulla vào tháng 12/05 tạo nhiều ảnh hưởng trầm trọng đến sự đoàn kết của quốc gia (Úc) hơn là hai cuộc nổi loạn bạo động khác ở Sydney là cuộc nổi loạn của người thổ dân da đen ở Redfern vào đầu năm 2004 và cuộc nổi loạn của người nghèo da trắng ở Macquarie Fields hồi đầu năm 2005 hay không"
Tỷ lệ thất nghiệp của những bà mẹ đơn chiếc, hoặc của những gia đình gốc Li-Băng quả thật cao nhất (so với những sắc tộc khác). Thế nhưng, chúng ta không nên hấp tấp đi đến bất kỳ một kết luận nào. Hãy cùng nhau so sánh những con số cùng loại với nhau trước đã.


Tỷ lệ những bà mẹ đơn chiếc da trắng, sanh trưởng ở Úc, không có việc làm - có nghĩa là thất nghiệp hoặc không nằm trong lực lượng lao động - là 53.1%. Tỷ lệ tương đương của những bà mẹ đơn chiếc có nơi chôn nhau cắt rún ở ngoài nước Úc là 55%. Con số của những bà mẹ đơn chiếc gốc Li-Băng vượt trội hẳn hai con số này, và nằm ở mức 85.2%, chiếu theo Thống Kê 2001.
Sự khác biệt giữa các cặp vợ chồng lại càng cao hơn nữa. Tỷ lệ của những cặp da trắng mà cả vợ lẫn chồng đều thất nghiệp là 6.3%; của những cặp cả hai cùng sanh trưởng ở ngoại quốc là 14.7% và của gốc Li-Băng là 37.6%
Người ta có thể dễ dàng ngừng ngay tại điểm này và tuyên bố rằng quả thật dân Li-Băng khác hẳn với mọi người. Thế nhưng, tôi đã cố tình bỏ ra một số dữ kiện để chứng minh cho quý vị thấy rằng hiện nay, người ta rất dễ dàng nhanh nhẹn đổ lỗi, miệt thị người Úc gốc Li-Băng.
Việc mà đa số chúng ta không hề biết được là tỷ lệ những người mẹ đơn chiếc gốc Việt Nam (Vietnam-born) bị thất nghiệp cũng ngang ngửa với những người gốc Li-Băng. 80.9% các bà mẹ đơn chiếc gốc Việt bị thất nghiệp so với 85.2% như đã nêu trên. Khoảng cách giữa các cặp vợ chồng có hơi lớn hơn một tí: Việt Nam 24.4% và Li-Băng 37.6%.
Nhìn tổng quát thì chỉ có hai cộng đồng gốc di dân có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 80% trong số những bà mẹ đơn chiếc và trên 20% trong những gia đình: cộng đồng Li-Băng và cộng đồng Việt Nam. Và các lý do chính yếu đều thuần túy về kinh tế chứ không phải về văn hóa. Đây là hai cộng đồng tÿ nạn đông đảo nổi bật nhất tại Úc (most prominent mass refugee communities). Họ đến đây với một số lượng người đông đảo nhất trong suốt khoảng thời gian từ nửa sau của thập niên 70 đến cuối thập niên 80.
Cả hai nhóm này đều bị chung một sự bất hạnh là đã đến Úc vào thời điểm mà nền kinh tế (của Úc) đang bị cải tổ. Những công ăn việc làm lao động chân tay mà không cần nghề chuyên môn (low-skilled jobs) vốn được bảo vệ đàng sau bức tường thuế nhập cảng và từng hiện hữu cho đợt sóng di dân từ Nam Âu Châu trước đó (LND: trong những thập niên 40 - 60)) đã không còn nữa khi những người thuộc đợt sóng thứ nhì đến Úc.
Những người di dân tÿ nạn gốc Việt không còn bị giới truyền thông chú ý đến nữa vì những người Úc gốc Á châu được cho rằng đã vượt qua được thử thách về sự trung thành của họ (đối với Úc). Thí dụ điển hình là việc John Howard từng tuyên bố rằng người Hoa và người Việt là “những người Hy Lạp và Ý đại lợi mới”!
Thế nhưng, nếu di dân gốc Li-Băng bị xem là những vấn nạn xã hội vì có một số đông thành viên của họ vẫn không có công ăn việc làm thì lẽ ra người ta cũng nên xem di dân gốc Việt Nam như thế chứ"
Có một thuở, người di dân được xem như đã mang đến nhiều sự sung túc giầu có cho quốc gia bởi vì họ sẵn sàng làm những công việc mà dân bản xứ không thèm rớ vào. Con em của họ được sanh ra ở Úc và nhảy vọt nhanh như gió lên những bậc thang cao nhất trong các ngành nghề chuyên môn, trước khi thiên hạ kịp mở miệng nói “wog” (LND: chữ lóng vốn từng được dùng để miệt thị khinh reỷ những người di dân từ các quốc gia ở khu Địa Trung Hải như Ý, Hy Lạp.v.v.).
Thế nhưng, một lỗi lầm quan trọng đã xảy ra trong thập niên 80 mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn phải gánh chịu hậu quả. Chính phủ Lao động Bob Hawke gia tốc chương trình đoàn tụ gia đình đến một mức độ mà nền kinh tế thị trường đang được cởi mở (deregulated economy) không thể nào chịu đựng nổi. đảng Lao động không nhận thức lỗi lầm này mãi đến khi kinh tế suy đồi (recession) trong khoảng đầu thập niên 90. Kể từ đó đến nay, cả hai đảng đều không ngớt cổ súy giá trị của những người di dân có tay nghề (migrants with skills).
Tất cả những bằng chứng thâu thập được cho đến bây giờ đều cho thấy con em của người di dân vẫn có NHIỀU khả năng HƠN con em của những người sanh trưởng ở Úc trong cùng hoàn cảnh (nghèo khổ, khó khăn) để vượt ra khỏi vòng nghèo khổ.
Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhì mà tôi nêu lên ở đầu bài: người Úc gốc Li-Băng không là mối đe dọa cho nếp sống của chúng ta. Ý tưởng cho rằng hành vi phạm pháp hoặc quá khích của một vài phần tử có thể làm giảm giá trị của hơn 300,000 người Hồi Giáo ở đất nước này quả là một trò hề thuộc loại diễu dở cù không cười (farcical), nhất là khi chúng ta áp dụng cuộc thử nghiệm Martin Bryant (LND: Tên khùng đã nả súng giết hại vài chục người cách đây đúng 10 năm): Có phải hắn là mẫu người tiêu biểu điển hình cho dân chúng Tasmania khi hắn nổ súng sát hại 35 người ở Port Arthur hay không"
Và từ đó, chúng ta đi đến câu hỏi thứ ba: cuộc bạo loạn nào sẽ gây thiệt hại cho chúng ta nhiều nhất trong tương lai, nếu chính phủ không có biện pháp thích hợp" Câu trả lời là Macquarie Fields, bởi vì những người lao động cùng khổ bản địa (home- made underclass) có một con số quá lớn để mà chúng ta có thể làm lơ, gác sang một bên!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.