Hôm nay,  

Thêm Nguy Cơ Bị Tấn Công

02/08/200000:00:00(Xem: 4776)
Chiến tranh Lạnh chấm dứt, nhưng nguy cơ bị tấn công, nước Mỹ vẫn còn. Nguy cơ ngày nay chẳng những gia tăng mà còn khó phát giác và khó tiên đoán. Vấn đề phòng chống phi đạn do vậy trở thành một vấn đề lớn cho nước Mỹ. Lớn vì nó là vấn đề an ninh quốc gia, đồng thời lại dính líu đến việc ngoại giao với các siêu cường do hiệp ước chống phi đạn (ABM) Mỹ ký với Liên Xô năm 1972. Thượng nghị sĩ John Mc Cain, trong thơ đề ngày 28/2/2000, cho rằng hiệp ước ấy làm Mỹ mất khả năng bảo vệ sinh mạng nhân dân Mỹ, và nguy cơ Mỹ bị tấn công bằng phi đạn của các quốc gia đứng ngoài hiệp ước ngày càng lớn. Đích thân Tổng Thống Clinton đi Moscow gặp Tổng Thống Nga vận động sự thông cảm và hợp tác của Nga trong Chương trình Phòng chống Phi đạn của Mỹ (NMD). Trong lúc đó Liên Hiệp Âu Châu chống đối chương trình. Liên hiệp thẳng thắn tuyên bố, nhiều nước cảm thấy bị xúc phạm nếu Mỹ hủy bỏ hiệp ước chống phi đạn (ABM). Chương trình Phòng chống phi đạn cho riêng Mỹ sẽ tái tạo cuộc chạy đua võ trang và lũng đoạn nền an ninh của khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (Nato).

Vấn đề Chương trình Phòng chống Phi đạn (NMD) của Mỹ trở thành vấn đề vừa quốc nội vừa quốc tế mà chánh quyền Clinton kể cả Quốc hội phải giải quyết. Không lơ là được. Mạng sống của nhân dân Mỹ. An ninh của nước Mỹ.

Vấn đề lớn và quan trọng cho Mỹ vì nguy cơ bị tấn công ngày càng gia tăng. Nguy cơ từ dâu"
Từ các quốc gia đứng ngoài vòng cương tỏa của hiệp ước ABM và các tổ chức khủng bố quốc tế. Ủy ban quốc gia lượng định về nguy cơ bị tấn công bằng phi đạn, gồm nhiều nhân vật của cả hai Đảng, chủ tọa bởi một cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, tháng 7 năm 1998, công bố: Các nước, có thể thành thù địch với Mỹ, dễ dàng tạo mãi phi đạn một cách lén lút, không ai hay biết, rất khó bị phát giác. Trong nhiều năm, Mỹ không hay biết gì về các nước như thế. Cụ thể, Iran thử phi đạn tầm trung Sahab 3, Bắc Hàn bắn phi đạn Tacpo Dong-1 bay vòng qua Nhật; chẳng thấy một cơ quan nào phát giác và báo động trước!

Nguy cơ thứ hai là nước Nga. Theo Stephan Blank, trên tạp chí nghiên cứu về an ninh, thì giới lãnh đạo chánh trị và quân sự Nga vẫn còn mơ màng mình là một siêu cường, ôm ảo tưởng kỹ nghệ chiến tranh sẽ giúp phát triển kinh tế. Thực vậy, 80% thu nhập ngoại thương của Nga là do bán vũ khí. Nga sẽ trang bị cho tàu ngầm phi đạn SS-NX-28. Nga đổ một số tiền kếch xù nghiên cứu, sáng chế vũ khí dùng tia laser, sóng viba, sóng ánh sáng có thể tiêu diệt mục tiêu với tốc độ ánh sáng. Ngân khoản này lấy từ số tiền bán vũ khí cho các nước, chánh yếu là Trung Quốc. Tóm lại, Nga tăng cường phổ biến võ khí và thiếu thiện chí tài giảm binh bị đối với các quốc gia tây phương. Bà Ngoại trưởng Mỹ Albright đã từng than phiền và quan tâm nhiều đến việc Nga liên tục bán thiết bị kỹ thuật nguyên tử cho Iran.

Nguy cơ thứ ba phát xuất từ Trung Quốc. Giáo sư Đại học Harvard, Samuel Huntington, cho biết Trung Quốc gia tăng tiềm lực quân sự bằng vũ khí của Nga và phát triển khả năng phi đạn bằng sự chuyển nhượng kỹ thuật của các công ty Mỹ. Trung Quốc cũng là nước bán vũ khí rất nhiều. Các thiết bị Libya và Iraq dùng để sản xuất vũ khí nguyên tử, các nước này mua của Trung Quốc. Trung Quốc dường như bán cho Pakistan các bộ phận để ráp phi đạn tầm 300 dặm và bố trí trên 100 phi đạn hướng về Đài Loan. Dù Trung Quốc đang nặng lo phát triển kinh tế, Giáo sư khuyến cáo, Mỹ cũng phải đề phòng Trung Quốc trở thành thù địch trong tương lai.
Sau cùng, kỹ nghệ chiến tranh của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, và Nga có thể nhập cảng các kỹ thuật của Mỹ hay các nước khác để chế tạo vũ khí, hỏa tiễn tinh vi hơn của Mỹ.

Bốn nguy cơ vừa kể cho thấy khả năng Mỹ bị tấn công bằng phi đạn có tăng, chớ không giảm, so với thời kỳ còn Chiến tranh Lạnh.

Một mặt, chánh quyền Clinton bị ràng buộc bởi hiệp ước ABM ký với Liên Xô, 1972, bị sự chống đối của khối Liên Âu; mặt khác, vì nhu cầu an ninh quốc gia, chánh quyền tiền nhiệm đã chuẩn chi sẵn chương trình SDI, bảo vệ Mỹ trong và ngoài nước; Tổng Thống Clinton, mùa hè này, quyết định thực hiện một hệ thống phòng chống phi đạn hạn chế. Hệ thống đặt bởi 100 phi đạn trên đất liền để chống các phi đạn tấn công Mỹ từ biển hoặc từ không gian. 100 phi đạn ấy sẽ đặt ở Alaska và năm 2005 sẽ được đưa vào sử dụng. Quốc hội có thể dành 14 tỷ đô la cho việc nghiên cứu và xây dựng căn cứ. Nhưng theo đại sứ Henry Cooper, của Chủ tịch Tổ chức sáng kiến phòng thủ chiến lược (SD 10), chi phí phải cao hơn. 20.7 tỷ để phát triển 100 phi đạn. 30.2 tỷ để điều hành trong 20 năm. Nếu chương trình hạn chế này tỏ ra khả thi và đài thọ nổi thì 105 phi đạn khác sẽ được tiếp phát triển tại những căn cứ khác chưa xác định.

Lịch sử nước Mỹ đã cho thấy trước những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, sinh mạng dân tộc, nhân dân luôn đứng sau Tổng Thống; lưỡng đảng đoàn kết lại; Hành Pháp, Lập Pháp nắm tay nhau, thành một sức mạnh tổng hợp để đương đầu.

Nguy cơ Mỹ bị tấn công bằng phi đạn đổi hình thái, tăng gia sau Chiến Tranh Lạnh, sẽ là động lực khiến Chương trình Phòng chống Phi đạn Mỹ thành hiện thực dù cho Nga, Tàu và Liên âu chống đối.

Đó âu cũng là một bài học về dân chủ cho người Việt chúng ta sau này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.