Hôm nay,  

Còn Phải Nhức Đầu

26/10/200300:00:00(Xem: 4327)
Bây giờ là lúc Tổng Thống Bush phải lo rồi. Không chỉ một, mà là nhiều nỗi lo cùng dồn về. Vấn đề là phải gỡ cho xong ván cờ thế, mà đường nào cũng đầy hung hiểm, cho dù đã có nhiều tia sáng khắp ngã đường. Mặc dù khối Ả Rập đa số không hài lòng về chính sách Hoa Kỳ - mà nói thẳng trước công chúng lại là Tổng Thống Mã Lai Mahathir và các cộng đồng Hồi Giáo Indonesia - nhưng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận nghị quyết mới do Ngoại Trưởng Colin Powell đưa ra, và Thượng Đỉnh APEC đã đồng ý với TT Bush là hỗ trợ hết mình cho cuộc chiến chống khủng bố.
Bây giờ trước mắt chỉ còn lo trị an Iraq và tìm việc làm cho dân Mỹ thất nghiệp bớt nổi giận. Mà tính về lá phiếu bầu cử 2004, lòng dân Mỹ phải là cấp thiết nhất. Vậy thì, một chủ điểm để thu phục lòng dân trước... thì nên là đâu" Có lẽ, tạo ra việc làm cho dân nên là chủ điểm ưu tiên. Bởi vì tạo thêm việc làm, thì lòng dân an ổn, kinh tế tất nhiên tự cứu chữa, thì đa số dân sẽ ủng hộ chính phủ. Đó là điều mà ban cố vấn của TT Bush đã thấy. Không chỉ từ bài học lịch sử của ông Bush Bố, mà cụ thể là điểm qua các cuộc thăm dò đã chỉ rõ. Thế cho nên, TT Bush trong tháng 9 đã nhiều lần la cà đi nói chuyện ở các hãng xưởng và đều phân trần về việc làm, và liên tục ca ngợi giải pháp cắt thuế do ông thực hiện đã làm cho 1.5 triệu dân Mỹ giữ được việc làm - nghĩa là nếu ông không cắt thuế thì đã có thêm 1.5 triệu người thất nghiệp. Con số nêu trên đúng hay sai thì tùy người đối diện, nhưng thực tế là có 2.7 triệu dân Mỹ bị sa thải từ khi ông lên ngôi Tổng Thống. Hiển nhiên, điều này cũng do nhiều yếu tố ở ngoài tầm suy đoán: thí dụ như cú đánh 9/11 đã làm sụm các hãng hàng không và du lịch Hoa Kỳ liền hai năm, mà bây giớ có vẻ đang khá lại. Hay là hiện tượng nổ bong bóng kỹ thuật cao vùng Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley thì hiển nhiên ngoài tầm tay cả Thống Đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang Alan Greenspan. Hay là hiện tượng các hãng đa quốc Hoa Kỳ đưa việc làm qua Châu Á thì kể như hết chống đỡ.
Điều thấy được chiến lược bảo vệ việc làm cho dân Mỹ mới đây là việc nâng thuế quan thép nhập cảng, đây lại là một cú đỡ đòn hại bạn; hay là việc bao cấp nông dân; thậm chí tới chơi ép Việt Nam về cá basa và may dệt. Một chiêu chống đỡ mới nhất về kinh tế là việc chính phủ Mỹ cắt bớt số lượng chiếu khán nhập cảng làm việc H1B.
Tất cả có nghĩa là TT Bush thực sự thấy được hung hiểm của tình hình thất nghiệp Hoa Kỳ. Nhưng cũng có một lý do để những người bi quan nói rằng việc cắt giảm visa diện H1B là vì Silicon Valley không còn bao nhiêu việc làm cho nhập cảnh nữa. Nhìn vào con số cũng thấy: thẻ visa H1B để vào Mỹ làm việc tạm thời hồi cuối năm 2000 là 195,000 thẻ mỗi năm, nghĩa là các công ty Mỹ tuyển dụng 195,000 chuyên gia nước ngoài vào làm việc trong năm đó. Ghi nhận: đó là tình hình trước vụ 9/11 của năm 2001. Nghĩa là khi kinh tế Mỹ chưa đáng ngại, và khi FBI chưa xiết chặt các đơn xin nhập cảnh của người gốc Ả Rập và Hồi Giáo. Năm nay, tức 2003, số thẻ visa diện này bị nhà nước đưa về mức truyền thống là 65,000 thẻ.

Nguyên do màn visa H1B được nhiều hãng Mỹ ưa chuộng từ giữa thập niên 1990s là cần tuyển kỹ sư từ các nơi xa như Ấn Độ và Trung Quốc vào Mỹ làm việc, có thể lâu tới 6 năm, bởi vì các đại học Mỹ không sản xuất kịp chuyên viên cho nhu cầu bùng nổ kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, bây giờ thì các công ty Mỹ lại nghĩ ra cách khác để tiết kiệm: thay vì đưa chuyên viên vào Mỹ để trả lương theo kiểu Mỹ, họ đưa luôn cả xưởng ra nước ngoài để sẽ trả lương theo vật giá địa phương. Đây là hiện tượng outcourcing, đưa ra nước ngoài gia công. Và cũng là một lý do làm giảm số lượng thẻ visa H1B cần thiết.
Tình hình này được một nhân vật trong cuộc kể lại: Sandip Roy, 37 tuổi, bây giờ là một biên tập viên của công ty truyền thông New California Media và Pacific News Service. Roy lúc đầu vào Mỹ năm 1989 để học cao học điện toán ở Đại Học University of Southern Illinois và rồi làm việc cho các hãng kỹ thuật cao như Symantec và các hãng kỹ thuật khác ở Silicon Valley. Roy kể về những buổi chiều mùa hè ở Calcutta khi Roy và các bạn tập làm các bài thi GRE để xin vào đại học Mỹ, và ước mơ sau này tìm việc ở Silicon Valley. Bây giờ thì bi thảm là, "Bây giờ [tôi thấy] 2,000 người tới dự một hội chợ việc làm ở ngay trung tâm Silicon Valley tổ chức bởi các công ty đang mở xưởng vệ tinh ở Ấn Độ - tức là 2,000 người [Mỹ] nghĩ rằng có thể Bangalore [thung lũng điện tử của Ấn Độ] cũng không phải là nơi tệ hại để sống."
Hiện tượng này cực kỳ bi thảm: ngày xưa thì kỹ sư Ấn nộp đơn xin vào Mỹ làm việc; bây giờ chuyên viên Mỹ nộp đơn xin sang Ấn Độ làm việc.
Nhưng như thế chưa có nghĩa là Silicon Valley sẽ giảm dân số và tất cả cơ hội tiến thân đều đã sang Trung Quốc và Ấn Độ. Roy nói trên làn sóng phát thanh mà anh là biên tập viên tin tức (anh bỏ nghề kỹ thuật cao để sang làm truyền thông rồi) rằng không hẳn thế, chưa tệ hại như thế, vì ít nhất là các việc làm thách đố nhất và các đề án sáng tạo nhất vẫn còn trên nước Mỹ. Roy nói, "Tiến bộ hàng đầu vẫn nằm tại Silicon Valley của California. Đây là nơi các sáng kiến khởi sinh. Nhưng nhiều sáng kiến đó đã trưởng thành, và các nơi khác có thể duy trì và bổ sung các phát minh đó. Silicon Valley có lẽ không phải là nơi tốt nhất để lấy một thảo chương và làm ấn bản thứ 6 (version 6)..."
Roy là người Ấn Độ, dĩ nhiên anh sẽ nói làm sao cho người Mỹ không nổi giận với cộng đồng gốc Ấn của anh... Nhưng làn sóng dọn việc làm sang các nước khác có vẻ như thấy rõ là không cản nổi. Và đây cũng là điều cho TT Bush nhức đầu vậy.
Nhưng về lâu dài, không phải chuyện đảng nào thắng cử năm 2004, hay chuyện ông Bush hay ông Dean, hay ông Clark thắng cử, mà vấn đề là bản chất kinh tế Mỹ đã biến đổi, và các phát minh khoa học tương lai không chắc gì xuất phát từ Hoa Kỳ nữa. Dĩ nhiên, chỉ trừ các phát minh về vũ khí.
Phải chăng đây cũng là chiều nghịch của tòàn cầu hóa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.