Hôm nay,  

Khúc Quanh Iraq

24/10/200300:00:00(Xem: 4352)
Iraq hoá hay quốc tế hoá chiến tranh Iraq" Hai câu hỏi này nhiều người Mỹ thường đặt ra gần đây vì nhiều biến chuyển không thuận lợi cho Mỹ trong tình hình bình định ở Iraq: số thương vong của quân Mỹ thời hậu Hussein đã cao hơn con số tổn thất trong thời hành quân của Chiến dịch Iraq tư do; các cuộc khủng bố phá hoại lớn như đánh phá Toà Đại sứ, Jordan, trụ sở phái bộ Liên Hiệp Quốc (LHQ), ám sát Giáo lãnh Shite. Nhiều dấu chỉ cho thấy chánh quyền Bush đã làm cả hai. Nhưng thời điểm hiện tại là thời điểm của khúc quanh chánh quyền Bush đang tăng nhịp độ và tiến độ Iraq hoá và quốc tế hoá chiến tranh Iraq.
Hạ tuần tháng 8. Chánh quyền đầu tiên của đất nước Iraq thời hậu Hussein đã tuyên thệ nhậm chức và tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử nam 2004. Quân đội Mỹ đã bước đầu bàn giao quyền hành quân sự cho lực lượng đa quốc gia gồm 21 nước đã hứa. Cụï thể là Ba Lan đưa 9000 lính qua trước để đảm nhiệm vùng chiến thuật gồm 5 tỉnh ở miền Nam và Trung Iraq. Tại Mỹ TT Bush đã đặc biệt giao trách nhiệm cho Ngọai Trưởng Powell, "thảo luận với những người đồng nhiệm ở HĐBA hình thành [nghị quyết] có thể đem lại nguồn [yểm trợ] tối đa của quốc tế cho Iraq."( Báo Le Figaro ngày 4 tháng 9). Và Mỹ đã đạt được Nghị quyết của Hội đồng Bảo An chấp nhận cho Liên Hiệp Quốc tham gia việc tái thiết Iraq, dù chưa tòn diện, còn một số dè dặt của 3 nước Pháp, Đức, Nga.
TT Bush phải thúc đẫy tiến trình Iraq hoá và quốc tế hoá chiến tranh Iraq nhanh vì nhiều lý do có tính thời cuộc. Những "người con" của Tổ quốc Mỹ cứ tiếp tục máu đổ thịt rơi, con số đã nhiều hơn trong chiến dịch Iraq tư do chấm dứt vào ngày 1 tháng 5, đưọc Ô đã tuyên bố trên Mẫu hạm Lincoln. Quốc Hội bắt đầu bực bội với chiến lược bình, định, tái thiết của TT Bush, tổn phí quá lớn mà kết quả không có bao nhiêu.. Ứng cử viên đảng Dân chủ đối lập đã không ngần ngại tố cáo "việc chiếm đóng Iraq" của TT Bush là thất bại, làm giảm uy tín của Oâng như một tổng thống của một chánh quyền tài ba về an ninh quân sự và bảo quốc an dân. Dù vậy Quốc Hội cũng còn kiên định lập trường phóng lao phải theo lao, cấp 87 tỷ đô la cho Hành Pháp để lo cho Iraq. Sau 30 ngày phép nghỉ ở Trại Crawford, có nhiều dấu chỉ cho thấy bộ tham mưu chánh quyền, bộ tham mưu bầu cử, và cá nhân TT Bush đã đi đến kết luận phải tăng nhịp đô và tiến độ Irraq hoá và quốc tế hoá chiến tranh Iraq
Việc lôi kéo LHQ, quốc tế hoá chiến tranh Iraq là cần thiết, là mục tiêu của Mỹ chỉ còn một trở ngại duy nhứt. Duy nhứt nhưng là vấn đề tiên quyết và cốt lõi giữa Mỹ và các nước thường trực trong HĐBA, cụ thể là Pháp, Nga, TC. Quyền lãnh đạo, chỉ huy của Mỹ có thể đổi chác được không" Trong đó có quyền chỉ huy quân sư ïtối cao của Mỹ tại Iraq. Dù theo báo New York Times, đây tới 18 tháng nữa Mỹ có thể rút một số lớn quân ra khỏi Iraq để phục vụ cho nhu cầu bầu cử của TT Bush. Số quân còn ở lại dù nhỏ để gìn giữ hoà bình, số quân đó cũng rất lớn đối với số quân của các nước khác tham gia vào. Nguồn tài nguyên để viện trợ tái thiết Iraq phần lớn là do Mỹ, chớ có nước nào đủ sức gánh vác như Mỹ đâu.Vì vậy, nhiều nhà quan sát quốc tế nghĩ có thể lấy mô hình ở Bosnia, Kosovo, giao cho OTAN chỉ huy, nhưng vị tướng tư lịnh OTAN là một tướng Mỹ. Thỏa hiệp này có thể làm hài lòng Mỹ mà cũng hài lòng Liên Aâu, trong đó có Pháp và Đức là hai nước chống Mỹ mạnh nhứt trong Chiến tranh Iraq.

Sáng kiến ngoại giao quốc tế hoá Chiến tranh Iraq này của TT Bush cũng có thể làm giảm được áp lực của Quốc Hội Mỹ. Gần đây, theo đánh giá của một ủy ban Quốc Hội Mỹ, quân đội Mỹ không thể nào duy trì quân số ở Iraq như hiện tại cho đến tháng 3 năm sau. Phải chọn lựa. Hoặc phải giảm quân số từ 30% (67.000 người) đến 50%. Hoặc phải sử dụng Thủy Quân Lục Chiến, Lực lượng Đặc Biệt vào các cuộc hành quân bình định ở Iraq; không được vì phản chiến lược và chức năng của hai binh chủng này, là trừ bị trung ương và tấn công thần tốc. Hoặc phải lập thêm ít nhứt hai sư đoàn bộ binh nữa (khoảng 80.0000 người nữa và chi vào đó 19 tỷ đô la thêm). Hay là Quân đội Mỹ mất khả năng phản ứng lại các cuộc khủng hoảng. Và tình hình sẽ vô cùng tồi tệ cho Mỹ nếu cuộc khủng hoảng nguyên tử của Iran và Bắc Hàn xảy ra.
Sáng kiến ngoại giao quốc tế hoá Iraq của TT Bush bi nhiều người chỉ trích như một thất bại quân sư, ngoại giao. Có người còn ám ảnh Chiến tranh VN nói, cuộc tấn công vào LHQ ở Baghdad, ám sát Giáo lãnh Shite là một cuốc tổng tấn công Tết Mậu Thân của VC, làm thay đổi cái nhìn của Mỹ, phải nghe theo Phản Chiến việt nam hoá chiến tranh, đổi màu da xác chết. Lý luận với phương pháp tương tự này không có căn cứ vì Chiến tranh VN đã cách nay gần nửa thế kỷ và Iraq không phải là VN. Không có người dân Iraq nào muốn Hussein trở lại. Họ còn nói thêm quốc tế hoá chiến tranh Iraq là một thất bại của phe Tân Bảo thủ trong chánh quyền Cộng hoà, để lại khúc xương TT Bush muốn hay không cũng phải nuốt (Washington Post).
Để một bên những phê bình chỉ trích nặng phe phái hơn sự kiện thực tế. Vấn đề còn lại là xét xem thái độ của những nước thường trực trong HĐBA có thuận lợi với cuộc vận động của NT Powell không. Chớ Mỹ đã đạt được lời của 21 nước trên thế giới hứa đem 24 ngàn quân qua giúp ở Iraq như Ba Lan. Tin mừng cho Mỹ, Hội Đồng Bảo An đã thuận 15, không phiếu chống Nghị quyết do Mỹ đề nghi. Và theo lời của phát ngôn viên Phủ Tổng thống, nếu có ủy nhiệm của LHQ, các nước sẽ tham gia tích cực, cụ thể là Aùn độ. Còn 14 tháng nữa sẽ bầu cử tổng thống Mỹ, nhiều biến chuyển sẽ xảy ra liên quan đến vấn đề Iraq hoá hay quốc tế hoá chiến tranh Iraq. Nhưng xét cho cùng hai vấn đề không tương khắc nhau mà bỗ xung cho nhau và chánh quyền Bush đã cố gắng giải quyết cả hai vấn đề từ khi chưa có chiến tranh Iraq đến giờ. Chỉ có một hục hặc là sự cản trở nhỏ của Pháp và Đức ở HĐBA khiến Mỹ phải đơn phương quyết định Chiến tranh Iraq mà thôi. Tâm lý chung trong chánh trị ngoại giao, không có thù muôn thuở, bạn muôn đời, Và lịch sử cho biết con người nói chung hay có thói quen dễ quên chiến tranh, nhứt là chiến tranh đó kết thúc bằng một chiến thắng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.