Hôm nay,  

Thời Đại Hoàng Kim Của Hận Thù

20/10/200300:00:00(Xem: 5553)
Trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, NYRB, số đề ngày 23 tháng Mười, có bài điểm cuốn sách mới nhất của Nprmal Manea, một nhà văn Romania lưu vong, The Hooligan's Return, một hồi ký. Angela Jianu dịch từ tiếng Romania [nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, 385 trang, $30.00]. Theo tác giả bài điểm sách, Charles Simic, Manea là người có dư thành công lực để trả lời những câu hỏi về một hoàng kim thời đại của hận thù. The Hooligan's Return là một memoir của một thời ma quỉ như thế.
Một trong những luận điểm quan trọng của cuốn hồi ký của ông là: Một tự vấn thật nghiêm khắc về quá khứ - cách tốt nhất để bảo vệ nhân loại chống lại bất cứ một chủ nghĩa toàn trị - đã bị vờ đi, giản dị chỉ có vậy. Bởi vì chẳng có giống dân nào lại muốn khoe khoang, trong lịch sử mang gươm đi mở đất, dân tộc "ta, mình..." đã làm cỏ bao nhiêu giống dân khác"
Một lý thuyết lịch sử, theo đó, nhân loại sẽ "tha thứ" cho bất cứ một tội ác, bởi vì, thí dụ, "tội ác" 1975 đã đẻ ra một dân tộc Việt Kiều Hải Ngoại... một lý thuyết lịch sử như thế, đúng là một khởi đầu hứa hẹn, nhưng chưa đủ, theo Manea...

Tác phẩm của Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như ông nói với nhà sử học người Ý, Marco Cugno:

"Khi bạn khám phá ra, mình là người Do Thái, ở trong trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm kịch tập thể, xa xưa bám dính lấy bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh nghiệm Lò Thiêu là một dẫn nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới tuổi già, lưu vong đem trả cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và theo tôi, để vượt được nó, phải bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của mảnh đất tôi sinh ra."

Tôi [Charles Simic], biết tới tên Norman Manea lần đầu, vào năm 1991, khi đọc bài của ông trên tờ The New Republic, viết về quá khứ phát xít nhưng được giấu nhẹm, của Mircea Eliade, môt học giả nổi tiếng của Romania về tông giáo so sánh [comparative religion] và là tác giả của những tác phẩm thật có uy tín như là Shamantism, và A History of Religious Ideas: From the Stone Age to the Eleusinian Mysteries. Nhưng chuyện đó thì tôi đã biết.
Vào năm 1972, cùng người bạn là Vasko Popa, một nhà thơ Serbian gốc Romanian, chúng tôi có gặp gỡ triết gia Émile Cioran ở Paris. Chúng tôi ngồi đấu láo cả buổi chiều trong căn hộ của ông, rồi đi lang thang tại những khu vườn Luxembourg, Vào buổi tối, có them Mircea Eliade, và cả bốn đi xơi cơm tiệm. Câu chuyện lúc thì bằng tiếng Romania, lúc thì tiếng Anh, tôi nghe câu đực câu cái, thành thử chẳng hiểu mấy ông tướng đó nói gì. Sau đó, tôi hết sức kinh ngạc, khi được Popa cho biết, Cioran và Eliade là phát xít, khi còn trẻ.


Vasko, một tay một đời CS [lifelong Communist], và một lòng một dạ với nó (a true believer). Nhà thơ bật mí tiếp, Ciroran thì đã rũ sạch nợ quá khứ phát xít tại… sông Tiền Đường rồi! Trong khi Eliade thì vẫn thầm thà thậm thụt, [nguyên văn: Eliade có lẽ vẫn kín đáo có cảm tình với nó: still a secret sympathizer].
Tôi nhớ đã hỏi ông một câu hỏi thật là ngớ ngẩn: tại sao ông lại kết bạn với mấy tay như vậy, và nhà thơ, rõ ràng là phật lòng, trả lời, nếu ông ta có đưa ra một câu trả lời, tôi cũng vẫn chẳng hiểu nổi. Tôi đành bỏ qua, mãi tới khi đọc bài của Manea trên tờ báo nói trên.
Bài viết 5 năm, sau khi lưu vong. Manea được học bổng của Tây Bá Linh vào năm 1986. Nhờ vậy ông có thể đi chu du thiên hạ, nhưng không áo gấm trở về làng Romania. Tới Mẽo năm 1988. Dịch khá bộn, viết fiction khá nhiều, tiểu luận chẳng kém. Không hề được quê hương chụp cho cái nón li khai, mà cũng chẳng hề được CS ban cho danh hiệu là một trong những tác giả được nhà nước chấp thuận. Sau khi bài viết xuất hiện, ông bị đập tả tơi, tại quê hương, bởi vì sau khi chế độ độc tài của Ceausescu sụp đổ, Eliade và Cioran trở thành hai vị anh hùng chống Cộng tầm cỡ toàn quốc gia. Trên tờ Los Angeles Times có bài viết, đả kích ông thật nặng nề, và cũng thật phi lý, là đã từng bồ bịch với hai ông trên, và thuộc giới trí thức mê phát xít thập niên 1930.
Trọng điểm bài viết của Manea là: một tự vấn mang tính phê phán về quá khứ là một cách thức tốt nhất, để chống lại ý thức hệ toàn trị, và một tự vấn như thế giản dị đã bị bỏ qua. Chẳng có một sắc dân nào trên thế giới lại nghe về về những chiến công quỉ ma của họ, về việc làm cỏ những sắc dân khác, chẳng hạn, và dân Romonia thì cũng rứa.
Nhưng so với những thế kỷ trước, thì thế kỷ 20 là số một, trong cái việc làm thịt vô tội vạ, vô kể số, những con người vô tội, những sắc dân khác. Chưa bao giờ lại có nhiều những giai cấp trong xã hội bị coi là chắng có chút gía trị nội tại – nghĩa là chẳng đáng là người – và như thế, chẳng có quyền sống ngơi ngơi kế bên những đẳng cấp người cao hơn, là những sắc dân da trắng, mà trắng thì cũng phải thuộc thứ thuần chủng Đức, thí dụ vậy. Cuộc làm sạch những sắc dân có mầu da không hợp mắt như thế, sở dĩ trong những thế kỷ trước đó, không đạt tới đỉnh cao như thế kỷ 20, là do điều này: thế kỷ 20 đã hỗ trợ cho cái việc giết người tập thể đó, bằng những tư tưởng sặc sụa máu, rằng những biển máu như thế là được phép, vì một ngày mai ca hát… Có một lý thuyết lịch sử sẽ tha thứ cho mọi tội ác, vì hạnh phúc tương lai của nhân loại, đó là một khởi đầu hứa hẹn, nhưng chẳng bao giờ là đủ. Điều đòi hỏi còn lại, là làm sao biến hàng hàng lớp lớp con người lao vào hành động. biến tri thành hành… Thế kỷ 20 đã làm được như vậy. và một trong những con người chứng kiến tận mắt cuộc cách mạng máu trên, là Norman Manea. Hồi ký của ông là về một thời đại ma quỉ như thế.
Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.