Hôm nay,  

Phỏng Vấn Ls Nguyễn Quốc Lân Về Người Việt Tị Nạn Tại Phi

01/12/200300:00:00(Xem: 5944)
PHOTO: Hình trên, từ trái sang: Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Đức Ông Nguyễn Văn Tài, LS Trần Kinh Luân trong buổi văn nghệ giúp vui cho trên 1000 người Việt tị nạn tại Manila, Phi Luật Tân ngày 15-11-2003. Hình dưới: LS Nguyễn Quốc Lân đang giúp đồng bào chuẩn bị hồ sơ xin đi định cư. Phía sau là LS Từ Huy Hoàng và LS Nguyễn Quang Trung cũng đang phỏng vấn đồng bào tại khách sạn Legend tại đảo Palawan, Phi Luật Tân, ngày 17-10-2003. (2 hình do Phạm Bích Hoan)

Vào trung tuần tháng 10-2003, một phái đoàn gồm luật sư, nghệ sĩ và nhà báo đã sang Phi Luật Tân với mục đích thăm viếng và tìm hiểu thực trạng của đồng bào Việt tị nạn tại đây từ nhiều năm qua. Sau chuyến đi, vào ngày 31-10-2003, một số đại diện của phái đoàn đã họp báo tại phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt thuộc thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ.

Buổi họp trên nhằm mục đích trình bày về tình cảnh của khoảng 2000 đồng hương kém may mắn đang sống ngoài vòng pháp luật tại các thành phố hoặc các hải đảo xa xôi. Phái đoàn cũng đã tha thiết kêu gọi lương tâm, trách nhiệm và lòng nhân đạo của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, đoàn thể, hội đoàn, giới truyền thông báo chí và người Việt hải ngoại may mắn đang định cư sống an lành nới xứ người, hãy đoái hoài đến tình cảnh của đồng hương mình.

Để tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến người Việt tại Phi, chúng tôi đã phỏng vấn luật sư Nguyễn Quốc Lân, một trong những người đã tham gia vận động cho giải pháp giúp người Việt tại đây đi định cư và đoàn tụ với thân nhân tại nước thứ ba:

1- NHM: Xin luật sư cho biết kết quả việc vân động của Cộng đồng người Việt tị nạn tại Phi về việc xin Quốc Hội Phi triển hạn sự phê chuẩn luật thường trú vừa xảy ra"

NQL: Thưa chị, cho đến ngày hôm nay, 23 tháng 11, Thượng Viện Phi đã đồng ý với đề nghị của các thuyền nhân Việt nam tại Phi là xin dời lại việc cứu xét vấn đề thường trú nhân cho người Việt nam tại Phi đến một lúc khác để cho các quốc gia khác, ví dụ như Hoa Kỳ, có cơ hội cứu xét các chương trình định cư cho những đồng bào này. Thượng Viện Phi đã dựa trên quan điểm là “hãy để những người Việt nam quyết định vận mạng của họ.”

Tuy nhiên, quyết định đình trệ này có thể bị thay đổi vì Sơ Pascale Lê Thị Tríu và Cơ Quan CADP đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân đang ráo riết vận động để đưa dự luật ra “cứu xét trở lại”. Cộng đồng người Việt tại Phi đang túc trực tại Thượng Viện Phi hầu như là hàng ngày để chống cự các nỗ lực nhằm đưa dự luật ra cứu xét trở lại. Cuộc vận động này đã qua lại trong vài tuần qua và có nhiều lúc trở nên rất căng thẳng. Tuy nhiên Cộng đồng Người Việt tại Phi đã tỏ ra rất trưởng thành và khôn ngoan trong tiến trình vận động với Quốc Hội Phi và với các viên chức chính phủ khác.

2- NHM: Theo như chúng tôi được biết thì năm 1996, người Việt hải ngoại đã quyên góp số tiền trên 2 triệu Mỹ Kim để xây làng Việt Nam cho người Việt tại Phi, tuy nhiên vào ngày 16-10-2003, khi vào làng trong chuyến đi vừa qua chúng tôi thấy ít người ở trong làng và nhà cửa đã hư hỏng tiêu điều, xin luật sư cho biết rõ về thực trạng của làng, như số gia cư và số người ở, tình trạng vật chất lẫn tinh thần của họ. Xin cho biết làng do ai thành lập và điều hành" Có bao nhiêu hộ và điều kiện để ở trong làng"

NQL:Đây là tình trạng mà tôi, với tư cách đại diện của LAVAS đã báo động cho quí vị lãnh đạo tinh thần, quí cơ quan truyền thông và các đại diện cộng đồng biết từ hồi năm 1996 khi cộng đồng Việt nam tại hải ngoại đang vận động gây quỹ để xây làng Việt nam tại Phi Luật Tân. Tình trạng hiện nay còn đúng hơn, hay tệ hại hơn những gì chúng tôi đã báo động trước từ những năm đó.

Trong làng hiện nay có vào khoảng hơn 100 người, trong đó phần lớn là những người không có khả năng đi làm ở ngoài hay những người làm việc cho ban điều hành làng hay các cơ sở thương mại trong làng ví dụ như nhà hàng hay lò làm bánh mì. Việc số người ở trong làng ít như vậy không phải là vấn đề ngạc nhiên hay mới lạnếu biết nhận định vấn đề. Địa điểm và các điều kiện sống tại làng không cung cấp những nhu cầu tối thiểu để thuyền nhân có thể sinh sống một cách dễ dàng được. Chỉ có cộng đồng hải ngoại quá mơ tưởng đến độ lãng mạng về hình tượng của một làng Việt nam bên tuyến đầu của mảnh đất tự do, với người thương người sau, “tin vui giữa giờ tuyệt vọng.” Chỉ có chính những đồng bào của mình tại Palawan mới không có trình độ lãng mạng như vậy.

Đối với những người ở trong làng, hầu hết họ đều phải tự tìm cách sống một cách tự lập và không được sự giúp đỡ của cơ quan nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp như già yếu hay bệnh tật thì được cơ quan CADP giúp đỡ, nhưng cá nhân tôi hay nhiều thành viên trong phái đoàn vừa qua không được gặp những người trong trường hợp này. Chúng tôi có biết những người đã từng nhận được sự giúp đỡ của CADP đã phải trãi qua những điều kiện rất khó khăn và khắt khe trước khi nhận được trợ cấp. Có những trường hợp các trợ cấp này bị cắt đứt chỉ vì người nhận có thái độ hay quan hệ với những tổ chức không đồng quan điểm với Sơ Pascale hay CADP, ví dụ như trẻ em nhận học bổng của một tổ chức từ thiện từ Úc do Luật sư Trịnh Hội giới thiệu hay nhân viên nhà hàng của CADP đến Manila tham dự buổi họp bàn về vấn đề định cư có Luật sư Trịnh Hội tham dự.

Nói chung cuộc sống của đồng bào trong làng rất là khổ cực. Đối với những người làm việc trong ban điều hành hay cho CADP, họ có thể được bổng lộc hay quyền hành khác nên tôi không muốn bàn đến. Đối với các đồng bào khác, họ đa số rơi vào trong tình trạng không sống tự lập được ở bên ngoài và vì quá nghèo nên không có tiền thuê nhà ở bên ngoài. Nhưng nếu sống ở trong làng, họ phải chấp nhận khép mình trong khuôn khổ của nội qui của làng, đặc biệt là không có những lời nói hay thái độ hỗ trợ cho vấn đề định cư hay chống lại quan điểm của CADP, đó là an phận thường trú tại Phi và không được mơ tưởng đến vấn đề đi định cư.

3- NHM: Xin cho biết về trường hợp những người vừa mới mất việc tại làng Việt Nam và nguyên nhân sự kiện trên. Nhà hàng này và quán cà phê mà chúng tôi đã thấy gần đầu làng được xây dựng cho người tị nạn hay với mục đích gì và do ai điều hành"

NQL: Tôi nghĩ chị đang nhắc đến trường hợp của hai vợ chồng anh chị Nguyễn Hồng Nhựt và Trần Triệu Giang. Chỉ vài ngày sau khi phái đoàn luật sư và báo chí rời Palawan thì hai đồng bào này bị gọi lên văn phòng CADP và cho đuổi việc. Cả hai vợ chồng đang làm việc cho nhà hàng của CADP với số lương vào khoảng $90 dollars mỗi tháng. Trường hợp của gia đình chị Giang đã được các phóng viên đưa ra chất vấn đích danh Sơ Pascale trong buổi họp mặt với báo chí tại Manila hôm 18 tháng 10. Chị Giang ngay sau đó viết thư phản đối những gì Sơ Pascale nói về gia đình chị là không đúng sự thật. Chị còn đồng ý phỏng vấn với các phóng viên của Đài Little Saigon TV và đoạn phỏng vấn này được trình chiếu trong chương trình phát hình của Đài Little Saigon TV tại Orange County. Các video clips này hiện đang được trình chiếu trên web site www.vietphi.com để mọi người khắp nơi có thể theo dõi.

Sau khi nghe tin về việc đuổi việc, chúng tôi đã nhờ ban đại diện cộng đồng Việt nam tại Phi tiến hành điều tra sự việc và chúng tôi đã đi đến kết luận là việc đuổi việc hoàn toàn là để trả thù cá nhân vì chị Giang đã đứng lên nói xấu Sơ Pascale và CADP đối với các cơ quan truyền thông tại hải ngoại. CADP đã đưa ra nhiều lý do về hạnh kiểm của chị Giang nhưng những điều đó là do hiểu lầm hay đã xảy ra lâu rồi và không là vấn đề hệ trọng đến khả năng làm việc của chị Giang cho đến khi chị bắt đầu nói chuyện với báo chí và phái đoàn tại hải ngoại.

Tôi cũng muốn nói thêm là đây không phải là điều gì mới lạ trong lối cư xử của Sơ Pascale đối với các thuyền nhân tại Phi Luật Tân. Trước đây chúng tôi đã biết được có những người đã bị đuổi việc vì họ bị phát hiện có tiếp xúc với tổ chức LAVAS hay Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS). Trong thời gian Luật sư Trịnh Hội hoạt động tại Phi, nhiều đồng bào cũng đã bị rắc rối vì bị phát hiện có liên lạc với Luật sư Hội. Những thiện nguyện viên hoạt động tại Phi hầu như đã quen với hiện tượng này và chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm.

Mục đích của cách đối xử khắt khe này chỉ nhằm mục đích triệt tiêu mọi ý tưởng về cơ hội định cư và truy phạt tất cả những ai có tư tưởng đó nhằm răn đe tất cả những người khác. Đó là cách đối xử rất là “classic” của Sơ Pascale đối với thuyền nhân.

4- NHM: Tôi nghe nói là có một số người đã bị đuổi ra khỏi làng, và những người thuộc diện con lai thì không được ở trong làng. Xin LS cho biết nguyên nhân các sự kiện trên và cho biết thêm về Ban Đại Diện của số người Việt tại Phi và BĐD của người Việt trong làng ở Palawan.

NQL: Sự phân biệt đối xử với đồng bào thuộc diện con lai là một sự thật mà hầu như không mấy ai tại hải ngoại biết đến. Năm 1995 khi trại chuyển tiếp Bataan đóng cửa, các đồng bào còn kẹt lại ở đây, đa số là diện con lai, bị đưa về Palawan vì chính phủ Hoa Kỳ không đồng ý tiếp tục cứu xét hồ sơ của họ. Nhóm này có khoảng gần 300 người. Thời đó, họ được Linh mục Nguyễn Trọng, một linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời, hỗ trợ cho họ và chính Linh mục Trọng là người luôn lên tiếng đả kích Sơ Pascale và CADP về cách đối xử của Sơ Pascale đối với thuyền nhân nói chung và số người thuộc diện con lai nói riêng. Thêm vào đó, nhóm người diện con lai không muốn bị gộp chung vào hồ sơ của nhóm thuyền nhân vì họ muốn rằng diện của họ là trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Phi không nên vác lấy cái gánh nặng đó. Đương nhiên họ cũng cùng với L.M Trọng vận động với chính phủ Hoa Kỳ cho họ và ra mặt chống đối Sơ Pascale và CADP.

Vì sự chống đối này, Sơ Pascale luôn luôn phủ nhận sự hiện diện của họ khi nhắc đến sự trợ giúp của CADP, kể cả quyền lợi được ở trong làng. Tuy nhiên, số đồng bào thuộc nhóm con lai này vẫn được cộng vào trong tổng số người Việt còn lại tại Phi Luật Tân trong các báo cáo gửi ra hải ngoại để con số người Việt nam được đông hơn. Trên thực tế, cộng đồng Việt nam tại hải ngoại không hiểu rõ cũng như không phân biệt về nhóm người này và cộng đồng hải ngoại chỉ muốn giúp đỡ mọi người Việt nam còn kẹt lại Phi Luật Tân, bất kể diện con lai hay thuyền nhân.

Nói tóm lại, sự từ chối không giúp đỡ nhóm người thuộc diện con lai là không chính đáng vàthái độ đó chỉ bắt nguồn từ sự trả thù đối với Linh Mục Nguyễn Trọng và hoàn cảnh cũng như thái độ của những đồng bào này vào thời xa xưa. Không có một lý do chính đáng nào cho phép CADP từ chối giúp đỡ các đồng bào thuộc diện con lai nhu hiện nay.

Còn Ban Đại Diện của Cộng đồng Người Việt tại Phi hiện nay là do người Việt tại khắp nơi bầu ra. Họ góp tiền lại với nhau và thành lập ban điều hành có văn phòng tại Manila để làm việc cùng với Luật sư Trịnh Hội. Trong Làng Việt Nam thì có ban điều hành nhưng họ cũng chỉ hoạt động dưới quyền chỉ đạo của CADP hay Sơ Pascale mà thôi. Trong thời gian vài tháng qua, Cộng Động Người Việt tại Phi đã ký nhiều thỉnh nguyện thư để gởi lên các viên chức Giáo Hội Phi và Chính Phủ Phi để tuyên bố rằng CADP không đại diện cho họ và họ không muốn CADP đại diện cho họ trong các vấn đề xin định cư hay thường trú nhân. Các viên chức chính phủ Phi thì còn đón nhận các thỉnh nguyện thư này, còn Giáo Hội Công Giáo Phi thì họ cứ coi như họ không biết gì về các thỉnh nguyện thư này.

5- NHM: Khi đến làng chúng tôi thấy người dân trong làng phải mua nước để nấu ăn vì họ cho rằng trong nước có thuỷ ngân. Xin LS cho biết rõ về việc này"

NQL: Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với cuộc sống của đồng bào tại Palawan, đặc biệt là những đồng bào đã có thời gian sống tại làng Việt nam. Nếu chị còn nhớ vào năm 1996, LAVAS và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển có báo động về vấn đề này và chúng tôi có trưng bày các tài liệu chính thức của Sở Y Tế Tỉnh Palawan trong đó có đieuà tra về ảnh hưởng của việc nhiễm độc thuỷ ngân trong khu vực làng Việt nam gây ra bởi một mỏ thuỷ ngân đã bị bỏ hoang ngay bên cạnh làng Việt nam. Chính Văn Phòng Tỉnh Trưởng và đích thân ông Tỉnh Trưởng đã giao cho chúng tôi những tài liệu này với hy vọng rằng chúng tôi sẽ giúp liên lạc với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ để nhờ giúp đỡ tài trợ việc giải độc thuỷ ngân trong khu vực này.

Ngay sau khi chúng tôi loan báo những dữ kiện này, cũng chính ông tỉnh trưởng này, dưới áp lực của CADP và Giáo Hội Công Giáo Phi, đã ra văn thư từ chối không biết đến những văn kiện này, không hề gặp chúng tôi cũng như từ chối mọi vấn đề liên quan đến vấn đề nhiễm độc thuỷ ngân tại khu vực làng Việt nam. Ngay sau đó, Đức Giám Mục Ramon Arguelles đã ra văn thư phản đối những chỉ trích của chúng tôi, trong đó có đoạn Ngài viết với đại ý rằng “Chúng tôi đã hy sinh biết bao nhiêu để chống cưỡng bách hồi hương và bảo vệ những người Việt nam này, không lẽ nào chúng tôi lại nhẫn tâm đưa họ đến chỗ chết hay sao"” Vấn đề nhiễm độc thuỷ ngân như vậy coi như đã chấm dứt và chính chúng tôi cũng phải đầu hàng chào thua.

Bây giờ đây, nhờ có phái đoàn báo chí và nghệ sĩ đến thăm đồng bào, vấn đề mới được đưa ra một lần nữa. Các thành viên trong phái đoàn đã nhận thấy rằng người trong làng phải ra tận ngoài phố để mua nước về để uống và nấu ăn. Cư dân trong khu vực này, kể cả làng Việt nam, không được dùng nước tại đây để uống hay nấu ăn vì họ sợ sự nhiễm độc của thuỷ ngân. Đây là chuyện mà ở đây ai cũng biết, chỉ có người Việt nam ở hải ngoại mới không biết mà thôi. Nước uống hay nấu ăn phải được cá nhân mỗi gia đình tải từ khu phố về, một khoảng cách chừng 13 cây số, nhưng nếu để so sánh theo tình trạng đường xá hay phương tiện giao thông thì vào khoảng 30 hay 40 miles theo phương tiện giao thông tại Hoa Kỳ.

Cái nguy hiểm của vấn đề thuỷ ngân là sự nhiễm độc có thể đi theo đường thực phẩm cho người ăn ví dụ như gia súc, cá hay rau cỏ và các triệu chứng thường mất một thời gian lâu mới phát ra. Và các triệu chứng này có thể là ung thư máu, hư màng óc, sinh con quái thai hay các hiện trạng khác.

Tôi nghĩ phải cần theo dõi các đồng bào đã từng ở trong làng Việt nam thêm một thời gian nữa mới biết được đích xác họ có bị ảnh hưởng vì bị nhiễm độc thuỷ ngân hay không. Và đây không phải là vấn đề đơn giản cho cá nhân tôi hay những người đã lên tiếng về vấn đề này trong suốt nhiều năm qua.

6- NHM: Xin LS giải thích về tình trạng bất hợp pháp của người Việt tại đây" Họ có được luật pháp Phi bảo vệ khi gặp cướp bóc hay tại nạn"

NQL: Người Việt nam tại Phi hiện nay không có một tình trạng chính thức nào tại Phi. Nếu họ ở gần khu có đông người Việt nam thì các nhân viên cảnh sát hay chính quyền địa phương có thể biết về tình trạng tạm cư của họ và làm ngơ. Nhưng nếu họ đi ra ngoài các khu vực có đông người Việt nam, họ có thể bị bắt giữ hay làm khó dễ vì trong người họ không có một giấy tờ căn bản nào chứng minh tình trạng di trú hay cư trú của họ. Đã có nhiều người bị cảnh sát hay nhân viên di trú Phi bắt giữ để gây khó dễ hay đòi tiền hối lộ. Họ không thể đi làm chính thức vì họ không có giấy tờ tuỳ thân chính thức. Trên nguyên tắc họ không thể xin bằng lái xe, nhưng đa số có thể trả tiền hối lộ nên họ có thể xin bằng lái xe nếu cần. Các con em có thể đi học nếu bố mẹ có trả tiền hay viên chức nhà trường làm ngơ hay không hiểu nhiều về tình trạng di trú của họ. Tuy nhiên đến khi họ tốt nghiệp thì họ sẽ không được cấp bằng vì họ không có giấy tờ chính thức. Đương nhiên họ không được quyền xuất ngoại hay đứng tên làm chủ bất động sản hay các cơ sở thương mại.

Nếu họ gặp rắc rối với pháp luật, họ thường hay bị thiệt thòi. Trong các tranh chấp về giao kèo hay tai nạn xe cộ, nếu người Việt có lỗi, họ phải bồi thường đầy đủ. Nếu người Phi có lỗi, người Việt hầu như không bao giờ được bồi thường hay được xét xử một cách thoả đáng. Có trường hợp người Việt bị bắn chết hay bị đâm trọng thương, chính quyền Phi vẫn cư coi như chuyện không có gì và không tiến hành điều tra một cách tích cực.

7- NHM: Trong chuyến đi vừa qua, quý LS đã giúp được bao nhiêu người chuẩn bị hồ sơ. Còn lại bao nhiêu người và LS dự trù trong thời gian bao lâu và cần bao nhiêu LS nữa để giúp thủ tục này"

NQL: Trong chuyến đi vừa qua, toán pháp lý đã cố găng hết sức để giúp chuẩn bị hồ sơ cho càng nhiều đồng bào càng tốt, nhưng chúng tôi biết được rằng chúng tôi không thể nào hoàn tất hết cả các hồ sơ trong vòng một tuần được. Tại Palawan, toán pháp lý đã tiếp xúc được với tất cả mọi đồng bào, với tổng số khoảng 250 đồng bào. Tại Davao, tôi và Luật sư Trần Kinh Luân đã tiếp xúc được với khoảng 45 hồ sơ, với khoảng 120 đồng bào. Tại Manila, tôi không có con số chính thức, nhưng tôi đoán là phải vào khoảng hơn 250 đồng bào. Công việc của toán pháp lý trong thời gian này chỉ là chuẩn bị cho đồng bào biết trước tiến trình phỏng vấn của phái đoàn Mỹ, nếu có xảy ra, thì sẽ như thế nào, nên chuẩn bị hồ sơ cho mỗi trường hợp riêng của mình như thế nào, các giấy tờ nào cần thiết nên chuẩn bị sẵn, và chuẩn bị sẵn một bản khai căn bản cho từng hồ sơ một.

Nếu trở lại, tôi đoán chúng tôi cần phải có khoảng 10 luật sư, chia làm 5 toán, và làm liên tục khoảng 1 tháng trời thì mới mong có thể hoàn tất các hồ sơ một cách thích đáng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn chờ xem tiêu chuẩn cứu xét đơn cũng như phương thức phỏng vấn như thế nào thì chúng tôi mới có thể có được một phương thức chuẩn bị một cách thích hợp hơn.

8 - NHM: Xin cho biết sự mâu thuẫn giữa đường lối của quý vị và sơ Pascale Lê Thị Tríu đối với người Việt tại Phi" Qúy vị có tìm phương thức nào để 2 bên cùng đáp ứng với nguyện vọng của đồng hương mình mà không mâu thuẩn với nhau"

NQL: Sự khác biệt giữa Sơ Pascale Lê Thị Tríu và đồng bào Việt nam là như thế này. Đồng bào Việt nam thì cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang cứu xét một chương trình định cư dựa trên tiêu chuẩn tỵ nạn theo luật Mỹ.Tiêu chuẩn đó bao gồm các đồng bào này hiện chưa có một quy chế thường trú nhất định. Phía Sơ Pascale thì cho rằng cơ hội đi định cư thì không có gì chắc chắn hết, và dự luật cấp quy chế thường trú nhân đang được tiến hành tại quốc hội và nếu không thông qua trong quốc hội khoá 12 này thì sau này khó có cơ hội thông qua nữa. Phía đồng bào lại sợ rằng nếu dự luật này được thông qua hay đang được cứu xét, chính phủ Hoa Kỳ có thể ngưng không cứu xét chương trình định cư theo tiêu chuẩn tỵ nạn nữa. Và thế là trò chơi đuổi bắt cứ chạy vòng vòng không bên nào chịu dừng chân tại chỗ.

Chúng tôi đã đề nghị một giải pháp dung hoà là yêu cầu CADP ngưng vận động cho dự luật thường trú nhân hiện đang được đệ trình tại thượng viện Phi để cho cơ hội định cư tại Hoa Kỳ được tiến tới để giúp được số người đi định cư được càng nhiều càng tốt. Sau đó, CADP có thể quay trở lại vận động cho quy chế thường trú nhân cho những người còn ở lại. Nếu không được thông qua trong quốc hội khoá này thì vào khoá sau cũng được. Sơ Pascale và CADP đương nhiên không đồng ý. Không những vậy, chính Sơ Pascale lại càng đẩy mạnh hơn tiến trình vận động cho dự luật thường trú nhân tại thượng viện Phi. Và Cộng đồng Người Việt tại Phi lại càng đẩy mạnh hơn nữa kế hoạch đình trệ dự luật này. Và thế làtrò chơi đuổi bắt lại chạy vòng vòng ngay trong nghị trường của Thượng Viện Phi.

Đã từng có những cuộc tranh cãi nhau ngay trước mặt các viên chức chính phủ Phi và Thượng viện Phi trong đó một bên thì nói rằng CADP là đại diện của cộng đồng người Việt và bên kia thì nói rằng CADP không đại diện cho họ, một bên thì nói rằng dự luật thường trú nhân cần phải được thông qua ngay và bên kia thì nói rằng dự luật đó không cần thiết vào lúc này.

9 - NHM: Trong những năm vừa qua LS Trịnh hội đã giúp được bao nhiêu người đi định cư tại quốc gia nào" Có bao nhiêu người có liên hệ với thân nhân tại nước thứ ba.

NQL: Tính đến tháng 11 năm nay, tổng số người đã được đi định cư là vào khoảng 545 người, cộng với khoảng 70 người đã được Úc chấp thuận và đang chờ làm thủ tục để đi định cư tại Úc. Trong số những người đã được đi định cư, có 191 người đi theo diện đoàn tụ gia đình tại Hoa Kỳ, 48 người đi theo diện con lai tại Hoa Kỳ, 252 đi Úc, 21 người đi Canda, 23 người đi Tân Tây Lan, 6 người đi Anh Quốc và vài người khác đi các nước như Đan Mạch, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển.

Một điểm cần nên lưu ý lànếu cứ để yên cho CADP lo liệu cho thuyền nhân Việt nam và không ai khác vận động gì hết thì ngay cả con số hơn 600 đồng bào này cũng chẳng bao giờ có cơ hội đi định cư tại bất cứ quốc gia nào. Cho dầu những đồng bào này có diện di trú theo tiêu chuẩn đoàn tụ gia đình hẳn hoi, đơn xin đoàn tụ của họ cũng chẳng bao giờ được cứu xét nếu không có người tích cực vận động cho họ. Chính sách từ ban đầu của tất cả mọi quốc gia định cư là buộc mọi người phải hồi hương rồi mới xét tới đơn xin đi định cư. Chỉ sau khi vận động thì cánh cửa mới từ từ hé mở và sau đó là họ phải mở tung theo từng tiêu chuẩn một.

10 - NHM: Hiện nay việc vận động cho người Việt tị nạn tại Phi dược đi định cư của qúy luật sư tại Hoa Thịnh Đốn đã có kết quả đến đâu và người Việt tại hải ngoại có thể làm được gì để giúp đồng hương kém may mắn tại Phi Luật Tân.

NQL: Hiện nay Luật sư Trịnh Hội cũng như các anh em luật sư vẫn đang vận động và chờ đợi xem quyết định của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào khi tiến hành kế hoạch phỏng vấn đồng bào theo qui chế tỵ nạn. Có nhiều thành phần trong chính phủ và quan điểm của họ khác nhau, có khi đối nghịch nhau là đàng khác. Cho nên, kết quả cuối cùng bao nhiều người Việt nam có thể được cứu xét cho đi định cư tuỳ thuộc rất nhiều vào các chi tiết lớn nhỏ trong kế hoạch phỏng vấn này. Do đó, Luật sư Trịnh Hội và nhiều thành viên khác trong phái đoàn đang vận động với tất cả các cơ quan liên hệ trong kế hoạch này để kế hoạch cuối cùng được công bố có phần thuận lợi hơn cho thuyền nhân Việt nam tại Phi Luật Tân.

11 - NHM: Được biết qúy vị sắp tổ chức một buổi gây quỹ tạ nhà hàng Majestic vào ngày 23-12-2003. Xin cho biết mục đích của việc này và qúy vị có nhận được sự tiếp tay của những ai"

NQL: Dạ vâng, vào ngày 23 tháng 12 sắp tới, nhiều thành viên trong chiến dịch vận động cho thuyền nhân Việt nam sẽ tổ chức một buổi đại nhạc hội gây quỹ một lần nữa tại Majestic để gây quỹ giúp tài trợ cho chiến dịch vận động sắp tới. Chúng tôi hy vọng một số lớn nghệ sĩ sẽ tham dự cũng như số lớn đồng bào tại hải ngoại cũng sẽ hưởng ứng kế hoạch gây quỹ này.

Hiện nay, chúng tôi cần phải thuê ít nhất là một người vận động thường trực tại Hoa Thịnh Đốn làm việc thường xuyên với Bộ Ngoại Giao cũng như Sở Dị Trú nhằm phát hoạ một kế hoạch thuận lợi khi được chính thức công bố. Chi phí này có thể từ $12,000 đến $20,000. Sau khi đã được công bố, chúng tôi cần phải có tiền để tài trợ cho các luật sư và thiện nguyện viên sang Phi Luật Tân để làm việc hầu giúp đồng bào chuẩn bị hồ sơ để đi vào phỏng vấn như chúng tôi đã làm trước đây. Chi phí này có thể vào khoảng từ $1,500 đến $2,000 cho mỗi luật sư làm việc khoảng một tháng liên tục tại Phi Luật Tân. Thêm vào đó, chúng tôi phải chuẩn bị cho các chi phí hành chánh khác như vé máy may qua lại giữa các đảo tại Phi, liên lạc, ăn ở hay giúp đồng bào phương tiện ăn ở, di chuyển hay chuẩn bị tham gia phỏng vấn. Nhiều đồng bào hiện nay rất nghèo và không có phương tiện đi lại để làm hồ sơ. Nếu vì họ không có tiền mà không được đi định cư thì rất là tội nghiệp cho họ.

Giờ đây, tôi không thể nào phỏng đoán được chi phí cuối cùng sẽ là bao nhiêu.
(Phật Giáo Hòa Hảo -- http://hoahao.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.