Hôm nay,  

Kinh Tế Mỹ Lạc Quan, Truyền Thông Bi Quan

29/03/200600:00:00(Xem: 5459)
- Lợi tức tăng, tài sản tăng, nhà cao cửa rộng hơn, việc làm tăng, lạm phát giảm, người dân Mỹ chưa bao giờ sống phồn thịnh hơn lúc này. Nhưng thực tiễn của cuộc sống ấy chưa được phản ảnh trung thực trên truyền hình, làm người dân Mỹ lúc nào cũng tỏ ra lo ngại cho nền kinh tế Mỹ.

Kinh tế chưa tuyệt hảo dĩ nhiên như bao chuyện trên đòi không bao giờ tuyệt hảo. Nhưng kinh tế Mỹ hiện giờ đâu đến nỗi tệ. Những con số cân đong đo đếm được đã nói lên điều ấy.

Cho đến tháng Hai vừa rồi, đã có 243 ngàn người được ghi tên vào bản lương, tức là có thêm bấy nhiêu người có việc làm ổn định. Trong khi đó ngoài xã hội thêm được 350.000 việc làm tức việc làm thừa, nguy cơ thất nghiệp rất nhỏ.

Từ khi TT Bush giảm thuế, nước Mỹ đã thêm được 1.7 triệu người đi làm. Số người được ghi thêm vào bản lương tăng liên tục suốt 30 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 4.8%, mức thấp nhứt của Mỹ. Còn thất nghiệp vì có nhiều người lựa đúng ngành nghề và hoàn cảnh mới đi làm, thà ở nhà ăn tiền thất nghiệp sướng hơn.

Tiền lương của người lao động tăng. Lương hàng tuần tăng 3.5% hồi tháng rồi so với cùng thời kỳ năm ngoái - tỷ lệ cao nhứt so với 4 năm vừa qua.

Mùa hè năm rồi nhiều lo lắng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi bão lụt Katrina đánh vào trung tâm chánh lọc dầu của Mỹ, giá xăng dầu lên. Nhưng việc làm cũng cứ nhiều ra, khoảng 197.000 việc làm - thừa sức chứa số người đến tuổi lao động đi làm.

Dưa vào số việc làm tăng, tiêu thụ tăng, Quỹ Dự Trữ Liên bang phải tăng lãi suất để hạn chế số tiền vay. Nhưng các nhà phân tích kinh tế cũng tin chắc tổng sản lượng nội địa gộp của Mỹ cũng tăng không dưới 4.5% trong tam cá nguyệt đầu và 3% cho suốt nam 2006.

Tuy nhiên, người Mỹ lại xuống tinh thần, việc đó đã thấy trong các kết quả thăm dò. Viện Gallup thăm dò cho biết chỉ có 38% người Mỹ xem kinh tế là ưu và tốt - giảm so với thời kỳ trước khi kinh tế suy thoái tỷ lệ này là 46%. Thăm dò của IBD/ TIPP lại cho thấy sự xuống tinh thần về kinh tế lại càng tuột dốc hơn nữa.

Vì thế người Mỹ tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế của mình, cho rằng kinh tế đang ở thời kỳ xấu nhứt.

Theo các nhà phân tích, nguyên do chánh là do truyền thông đại chúng có khuynh hướng đưa ra những điều tiêu cực như tin tức nào có máu chảy mới lên hàng đầu. Thay vì đưa ra những cảnh thực ăn nên làm ra của xã hội Mỹ, truyền thông đại chúng đưa ra hết chuyện thất nghiệp, này đến chuyện thất bại khác - trên báo chí cũng như trên màn ảnh - cho chương trình được hấp dẫn.

Thăm dò khoa học về truyền thông đại chúng đã phân tích trên 3 hệ thống truyền hình lớn của Mỹ, năm 2005, đưa ra 151 phóng sự truyền hình về thất nghiệp. Dù năm ấy nước Mỹ có thêm 3 triệu việc làm mới, tổng sản lượng tăng lên được 350 tỷ, và sản nghiệp của gia đình Mỹ tăng lên được 2 ngàn tỷ. Nhưng phân nửa chương trình tường trình của truyền hình lại nói về thất nghiệp, việc chạy việc ra nước ngoài.

Hình ảnh truyền hình về lao động không phải bị phản ảnh méo mó, mà bị phản ảnh sai.

Người Mỹ xứng đáng được thông tin tốt hơn, và có lẽ biết mình có có quyền đó và đã biết mình khá hơn chớ không phải như truyền hình mô tả. Hơn bất cứ phóng viên nào, người Mỹ biết túi tiền, nhà cửa mình ra sao. Không ai đi tin những tin tức ngược lại với nhận định riêng của mình. Không ai đi tin nói kinh tế đang xuống dốc trong khi việc làm mình ổn định, sở làm mình khá hơn, gia đình mình khỏe hơn, và cuộc sống của những người xung quanh ăn nên làm ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.