Hôm nay,  

Việt Nam: Chế Độ Độc Tài Mà Bất Lực

11/02/200400:00:00(Xem: 4888)
Từ hơn nửa thế kỷ nay, người ta đã có nhiều cuộc tranh luận về phương thức xây dựng chính quyền để phát triển quốc gia. Chậm trễ và lạc hậu nhất là lời bênh vực cho chế độ độc đảng tại VN ngày nay, của ông Nguyễn Cao Kỳ.
Cuộc tranh luận đầu tiên xảy ra sau Thế chiến II, khi một số nhà lý luận của Tây phương, loại người được Lenin gọi là “bọn ngu xuẩn hữu ích”, bênh vực đường lối kinh tế tập trung kế hoạch kiểu cộng sản như hình thái tổ chức chính trị có khả năng tập trung công sức và tài nguyên phát triển quốc gia với tốc độ cao nhất.
Bất chấp thực tế kinh tế và xã hội lẫn những thảm kịch xảy ra cho người dân trong các nước cộng sản, thành phần này bị mê hoặc bởi thành quả công nghiệp hóa rất biểu kiến tại Liên xô. Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà nhân khẩu học khét tiếng của Pháp là Alfred Sauvy đã khẳng định rằng kinh tế Liên xô sẽ phát triển đến độ sản lượng lúa mì sẽ dư đủ cho việc phát không bánh mì cho người dân! Họ quên hẳn biệt tài của chế độ Xô viết là trồng lúa tại Ukraine mà gặt lúa tại Canada và nông nghiệp xã hội chủ nghĩa chưa khi nào nuôi sống nổi người dân, chưa nói gì đến các cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, từ Liên xô qua Á châu. Cũng trong loại người đó có một nhân vật theo chủ nghĩa Đệ Tứ thời trẻ, sau trở thành giáo sư kinh tế, rồi lãnh đạo đảng Xã hội Pháp và lên làm Thủ tướng, ông Lionel Jospin. Sự suy sụp kinh tế của Pháp có nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân đáng kể chính là tàn dư của lý luận về kinh tế chính trị học kiểu Mác-Lenin.
Sự sụp đổ của Liên xô đánh dấu sự phá sản của ảo tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhưng, tánh trì độn vốn ngoan cố và thành phần hoang tưởng vẫn tin rằng nếu họ cầm quyền thì sẽ chủ động làm cho quốc gia phú cường với một chính quyền mạnh ở trong tay. Khi Liên xô bắt đầu hụt hơi, lụn bại và tan rã vì sự bất lực của chủ nghĩa cộng sản, thành phần hoang tưởng này ngoái nhìn qua Đông Á. Phép lạ Đông Á trong các thập niên 70-90 của thế kỷ XX được họ viện dẫn để bênh vực cho một hình thái “độc tài sáng suốt”, và trở thành cái phao cấp cứu cho các chế độ Cộng sản lỡ thời.
Dựa trên đường lối kinh tế thị trường - chủ yếu hướng về xuất cảng - chiến lược kinh tế Đông Á tập trung công sức quốc dân vào việc đầu tư có định hướng và đạt nhiều thành quả làm thế giới khâm phục, làm các tổ chức tài chánh quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF ngợi khen. Trên cao điểm của những lời xưng tụng đó, của cả World Bank lẫn IMF, cuộc khủng hoảng tài chánh rồi kinh tế bùng nổ tại Đông Á và phơi bày ra mặt trái của phép lạ. Sự cấu kết giữa chính quyền với bộ máy hành chánh công quyền, doanh giới và ngân hàng đã gây lãng phí, đầu tư bất kể rủi ro lời lỗ, nạn tham ô và bất công xã hội, làm sụp đổ hàng loạt chính quyền độc tài hay “chính quyền mạnh” tại Đông Á: Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Nam Hàn.
Từ trong bóng tối mò ra như kẻ tân tòng theo kinh tế thị trường, Việt Nam hết dám minh nhiên bênh vực chủ nghĩa Mác-Lenin nhưng lại viện dẫn sách lược Đông Á để biện minh cho giải pháp “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Và từ bên ngoài, những kẻ dâng sớ xin việc với chế độ thì mập mờ đánh lận con đen với lý luận là Việt Nam cần một chính quyền mạnh để chủ động phát triển quốc gia với tốc độ cao hầu theo kịp các nước trong vùng. Sau này, khi kinh tế đã phát đạt hơn, khi xứ sở đã có một thành phần trung lưu khá giả đủ đông đảo, thì chế độ độc đảng sẽ tất nhiên hết cần thiết. Từ nay đến đó, các phần tử ưu tú trong xã hội, tức là những kẻ nắm quyền, vẫn có trách nhiệm và quyền lợi lèo lái quốc gia, và lèo lái một mình, với đặc lợi mặc nhiên tập trung vào tay thiểu số. Nghĩa là lòng vòng mãi, người ta lại trở về lý luận biện hộ cho chế độ Xô viết thời xưa, nhưng được hiện đại hóa.
Đã đến lúc cần minh định lại cho rõ thế nào là một chính quyền mạnh để những kẻ muốn bảo vệ đặc quyền đặc lợi khỏi có lý cớ lẩn trốn và bọn “ngu xuẩn hữu ích” hết nhân danh những điều cao đẹp cho quốc gia để bênh vực một chế độ độc tài mà bất lực.
*
Từ ngàn xưa, người ta có hai hình thái sinh hoạt kinh tế chủ yếu. Từ những giá trị văn hóa thời “tiền công nghiệp”, người ta sinh sống làm ăn theo tập quán, theo lối cha truyền con nối. Đó là hình thái thứ nhất. Hình thái thứ hai là từ mệnh lệnh của chính quyền, của Thiên tử, Hoàng đế và guồng máy cai trị, người ta sinh sống theo đúng với phép nước. Không thì khốn. Từ Âu châu, cuộc cách mạng văn hóa, khoa học và kỹ nghệ làm đảo lộn trật tự cũ và cuộc tranh luận về quyền lực nhà nước bắt đầu đuợc đặt ra khi người dân bắt đầu mua bán trao đổi hàng hóa với nhau theo những quy ước mới.
Quyền lực nhà nước bắt đầu trở thành đề tài nghiên cứu, tranh luận, và dẫn tới nhiều cuộc cách mạng chính trị ở khắp nơi trong mấy trăm năm, với cao điểm thảm khốc là thế kỷ 20. Vào đầu thế kỷ 21 này, người ta đã có thể xác định một số điều kiện cần thiết cho một “chính quyền mạnh”.

Đó là một chính quyền có thể thực hiện được ước vọng của đa số dân chúng với tối thiểu hy sinh và tổn thất. Chế độ dân chủ có những bất toàn của nó, nhưng vẫn là chế độ ít tệ nhất khi cần xây dựng một chính quyền. Nền dân chủ đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trước hệ thống luật pháp do chính người dân góp phần gây dựng lên. Nền dân chủ cần đi cùng nền cộng hòa, là nơi mà quyền dân phải giới hạn được quyền nhà nước. Tuy nhiên, nguyện vọng người dân, sự bình đẳng của công dân, tầm ảnh hưởng của chính quyền, v.v... là loại vấn đề thuộc địa hạt triết lý chính trị có khi vượt khỏi sự hiểu biết của những người xưa nay vẫn nghĩ rằng mình có quyền hơn thiên hạ vì những lý do vớ vẩn nào đó như lịch sử, văn hóa, giáo dục, v.v...
Vì vậy, ta phải đi xuống một cấp thấp hơn để xác định ba điều kiện căn bản của một chính quyền mạnh trong một xã hội thời bình.
Chính quyền mạnh phải có khả năng thâm nhập vào sinh hoạt thường nhật của dân chúng, của xã hội dân sinh. Thâm nhập không có nghĩa là rình mò ruồng xét mà là tiếp xúc, trao đổi và ảnh hưởng vào sinh hoạt của các thành phần xã hội hầu mục tiêu chung của cộng đồng quốc dân có thể thắng được những mục tiêu riêng lẻ của từng thành phần. Trong một xứ mà phép vua vẫn thua lệ làng, ta không có chính quyền mạnh. Đó là hoàn cảnh của Việt Nam vào thời Nguyễn Sơ khi gặp cơn chấn động của Tây phương vào thế kỷ 19 khiến xứ sở bị ngoại thuộc. Đó cũng là hoàn cảnh của Việt Nam ngày nay khi mệnh lệnh của trung ương không được địa phương chấp hành nghiêm minh, trong khi cả xã hội bị ruỗng nát vì cơn sốt mở cửa, rồi đổ lỗi cho kinh tế thị trường và tư tưởng dân chủ.
Thứ hai, chính quyền mạnh phải có khả năng vận động được tài nguyên và phương tiện của quốc gia để thực hiện mục tiêu chung. Cụ thể và dễ hiểu nhất là việc hành thu thuế khóa phải có hiệu quả. Việc thu hút phương tiện này phải được định chế hóa bằng luật lệ để đuợc ổn định, bình thường và bền vững. Từ thuế vụ, động viên đến an sinh xã hội, chính quyền phải thực hiện được nhiệm vụ một cách bình hòa, bất kể tới vị trí hay tư thế của kẻ đang cầm quyền khi đó. Các chế độ độc tài chỉ có thể trưng thu bằng bạo lực hoặc qua từng chiến dịch tuyên truyền nên luôn luôn gây xáo trộn cho đời sống người dân, có khi dẫn tới đổ máu và tàn sát. Hoàn cảnh của Việt Nam ngày nay là một chính quyền yếu, khi ta xét tới nguồn gốc thu hoạch ngân sách và khả năng phân phối lợi tức cho các thành phần hay địa phương nghèo đói. Nếu đi sâu hơn vào quỹ đảng và đặc lợi lẫn đặc miễn của các doanh nghiệp nhà nước, ta càng thấy sự yếu kém của chính quyền này.
Điều kiện “trưng thu” bao hàm một tiền đề, một điều kiện thứ ba, là khả năng thương thảo và thuyết phục của chính quyền. Trong cộng đồng xã hội, thành phần dân chúng nào cũng có những quyền lợi riêng và muốn bảo vệ quyền lợi bằng nhiều cách. Chính quyền mạnh có thể thương thảo việc trao đổi quyền lợi để mọi người cùng đạt mục tiêu chung, nghĩa là thuyết phục được những hy sinh cần thiết về quyền lợi. Thông tin và thuyết phục là yếu tố then chốt ở đây. Ý niệm có vẻ lý thuyết này thực ra là nền tảng của “chánh sách phát triển quốc gia” và giải thích vì sao Đông Á đã bị khủng hoảng: những ưu tiên bị lệch lạc vì quyền lợi cục bộ của các tập đoàn kinh doanh hay thế lực chính trị và nghiệp đoàn, khiến chính quyền trở thành con tin của các thành phần thiểu số. Việt Nam ngày nay cũng đang gặp tệ nạn đó và sẽ còn gặp hiện tượng này khi việc thông tin và thương thảo không được công khai hóa.
Trong ba điều kiện của một chính quyền mạnh, chế độ dân chủ có ưu điểm nhất khi đòi hỏi công khai hóa việc thương thảo, thí dụ như có giảm thuế hay không, có dành ưu tiên cho phát triển kinh tế hay công bằng xã hội. Việc bầu cử chính là một biểu hiện của tiến trình thảo luận và thuyết phục đó.
Chính quyền chỉ là một trong nhiều thành phần của xã hội và dù là thành phần có ảnh hưởng nhất nó không thể sinh hoạt biệt lập, nằm bên ngoài hay bên trên xã hội như trong một chế độ độc tài. Chế độ độc tài có thể dồn phương tiện bảo vệ sự tồn tại của nó, với cái giá là làm xã hội bị kiệt quệ, sáng kiến bị thui chột hoặc biến dạng thành trò gian lận, là trường hợp quá phổ biến ngày nay tại Việt Nam. Trong các nước Đông Á, Đài Loan là quốc gia đã có một chính quyền độc tài xuất phát từ chiến tranh. Nhưng chính quyền độc tài này lại chủ động phát triển cả kinh tế lẫn chính trị từ thời Tưởng Kinh Quốc để tiến dần ra chế độ dân chủ, với kết quả là Quốc Dân Đảng bị thất cử. Đảng mất quyền, nhưng người dân được lớn: Đài Loan có trình độ phát triển cao hơn Nam Hàn, với chế độ chính trị dân chủ và ổn định hơn, với một xã hội có mức độ công bằng thuộc loại cao nhất thế giới, ngang bằng Bắc Âu, hơn hẳn Tây Âu và Hoa Kỳ.
Tổng kết lại và trong thí dụ trước mắt khi dịch cúm gia cầm đang hoành hành, ta thấy Việt Nam không có một chính quyền mạnh mà chỉ có một chính quyền độc tài và bất lực trước các vấn đề quốc kế dân sinh. Chính quyền Việt Nam chỉ độc chứ không tài vì vậy Việt Nam vẫn chưa khá! Lãnh đạo Hà Nội không học các bài học sáng của thế giới mà còn tìm hề đồng cổ võ cho giải pháp dại dột của họ, ai bảo họ là khôn ngoan" Người ta thường ví von rằng lãnh đạo cộng sản có thể dốt (ignorant) chứ không ngu (idiot), thành tích của họ trong chiến tranh và trong hòa bình chứng minh được điều đó. Lãnh đạo bên phía quốc gia có khi ngược lại, rốt cuộc làm cho miền Nam bị thảm bại năm xưa.
Nhưng, loại người chạy qua chạy lại để tìm chút đỉnh chung với Hà Nội thì được cả hai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.