Hôm nay,  

Giúp Đỡ Các Học Sinh Di Dân Lớn Tuổi

14/02/200400:00:00(Xem: 4328)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Trong tiết mục di trú của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) mới đây có bài viết về sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối với những học sinh di dân lớn tuổi. Điều này cho thấy sự hội nhập của người di dân vào xã hội Hoa Kỳ càng tốt đẹp càng giúp cho xã hội ổn định, nền kinh tế vững chắc và phồn thịnh. Nội dung bài viết cho biết: Cô Dalia Gonzalez, 20 tuổi, là một người di dân từ Mễ Tây Cơ. Trong mấy năm vừa qua, Dalia phải vừa đi làm vừa đi học và cố gắng dành dụm để gởi một ít tiền về giúp gia đình ở Mễ Tây Cơ. Trường hợp của Dalia chẳng có gì đáng nói nếu cô không còn học lớp 11 và lớn hơn những bạn cùng lớp của cô tới 4 hoặc 5 tuổi. Nhưng đồng thời cô Dalia cũng chỉ là một trong số rất nhiều học sinh di dân lớn tuổi đang theo học ở các trường trung học trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi mà số người di dân đã gia tăng nhanh chóng trong mấy năm vừa qua và đã trở thành một trong những vùng có đông di dân nhất ở nước Mỹ.
Các giới chức quản trị của những trường trung học trong vùng đang ra sức để giúp đỡ các học sinh di dân lớn tuổi, nhiều người trong số này đã vì chiến tranh hoặc nghèo đói mà phải ri bỏ quê hương ở Phi Châu, Mỹ Châu La tinh và Á Châu để đến nước Mỹ với số vốn liếng tiếng Anh rất giới hạn và không đủ trình độ để vào thẳng đại học. Một số học sinh không có học bạ để chứng minh đã học xong những môn gì khi còn ở quê nhà và một số khác thì chưa học những môn mà các trường ở Mỹ đòi hỏi để được cấp bằng tốt nghiệp trung học.
Tường thuật của tờ Washington Post, số ra ngày thứ Ba (20/1/2004) vừa qua, trích li các giới chức quản trị học đường trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn cho biết: số học sinh di dân lớn tuổi đã gia tăng khá đều đặn trong những năm gần đây, mặc dù họ không có con số chính xác là bao nhiêu. Tuy nhiên, điều này có thể thấy được qua việc nghị viện tiểu bang Virginia, với sự vận động của các học khu, mới đây đã chấp thuận nâng cao mức tuổi tối đa để được hưởng một nền giáo dục phổ thông miễn phí từ 20 tuổi lên tới 22 tuổi, với điều kiện là các học sinh đó vẫn còn theo học những môn tiếng Anh. Hạn tuổi này ở Đặc khu Columbia là 18, và ở tiểu bang Maryland là 21.
Ông Francisco Millet, giám đốc chương trình ESOL, tức lớp tiếng Anh dành cho người nói những thứ tiếng khác, của học khu Fairfax ở Virginia cho biết: trong những năm trước đây, các nhà giáo dục trong vùng này không mấy quan tâm tới số học sinh di dân lớn tuổi vì thật ra các trường không có đủ nguồn lực để giải quyết vấn đề. Ông Millet cho biết thêm học khu Fairfax đang đặt vấn đề này thành một ưu tiên và đã bắt đầu trin khai một chương trình chuyn tiếp cho các học sinh di dân lớn tuổi hầu giúp cho các em thu hẹp những cách biệt về mặt học lực với bạn bè cùng lớp và cố gắng làm sao để cho các em có thể ra trường với mảnh bằng trung học, thay vì phải vào học các lớp ban đêm dành cho người lớn tuổi để lấy bằng tương đương. Những nỗ lực tương tự cũng đang được thực hiện ở các học khu có đông di dân, từ học khu quận Arlington ở Virginia, cho tới quận Mongomery ở tiểu bang Maryland.
Theo lời các giới chức quản trị học đường, bên cạnh cảm giác lạc lõng khi vào ngồi chung lớp với các bạn nhỏ tuổi hơn mình, vấn đề ngôn ngữ là một trở ngại chính của các học sinh di dân lớn tuổi. Nhưng đó không phải là trở ngại duy nhất, vì có nhiều học sinh còn phải đi làm thêm và làm nhiều giờ, không phải để có tiền mua sắm quần áo hay vật dụng thời trang như các bạn học người Mỹ nhỏ tuổi, mà là để đài thọ cho chi phí sinh hoạt và để giúp đỡ cho thân nhân ở quê nhà. Như trường hợp của cô Dalia Gonzalez đang theo học ở trường trung học Northwestern ở tiểu bang Maryland và đi làm thêm ở một tiệm bán thức ăn nhanh của người Mễ Tây Cơ. Mỗi ngày, cô Dalia phải thức dậy từ 7 gi sáng để chuẩn bị đến trường mặc dù đêm trước đó cô phải làm việc cho tới 2 gi rưỡi sáng mới về đến nhà. Mặc dù cực nhọc như thế, nhưng cô vẫn tươi cưi nói rằng cô sẽ gắng học xong trung học để học tiếp đại học và trở thành một nhà thiết kế nội thất.

Tường thuật của tờ Washington Post trích li bà Carol Bass, người điều hành những chương trình dành cho học sinh di dân của học khu Quận Prince William ở tiểu bang Virginia, nói rằng đối với những học sinh di dân lớn tuổi có chí tiến thủ như thế, bà không có chọn lựa nào khác hơn là phải làm hết khả năng của mình để giúp cho họ đạt được ước mơ.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Cha mẹ tôi sang Mỹ năm 1988 theo diện con bảo lãnh cha mẹ, hiện vẫn là Thường trú nhân. Năm 1992, cha tôi có xin làm hồ sơ theo diện HO để có cơ hội đưa hai người anh của tôi còn độc thân sang Hoa Kỳ, nhưng bị từ chối vì số năm tù "cải tạo" của cha tôi chưa đủ 3 năm. Tôi xin hỏi: 1/ Liệu hai người anh của tôi có thể nộp đơn diện McCain hay không"; 2/ Cha tôi cũng đã nộp đơn bảo lãnh cho 2 người anh theo diện đoàn tụ gia đình, nhưng một người anh của tôi muốn lập gia đình, xin hỏi anh ấy có thể bổ túc giấy tờ cho vợ và con đi cùng hay không, và phải chờ đợi bao lâu"
- Đáp: 1/ Khi cha của anh không đủ tiêu chuẩn của diện HO thì các con không thể nộp đơn diện McCain được. 2/ Hồ sơ bảo lãnh hiện nay cho hai người anh là diện cha (mẹ) có Thẻ Xanh bảo lanh cho con độc thân trên 21 tuổi, và tình trạng "độc thân" này phải được duy trì cho đến ngày hai người đặt chân đến Hoa Kỳ. Hồ sơ sẽ không còn hợp lệ nếu người con độc thân lập gia đình. Xin đề nghị cha của anh nên xin vào quốc tịch Mỹ càng sớm càng tốt để có thể chuyn diện hồ sơ lên ưu tiên cao hơn. Sau khi người cha có quốc tịch và hồ sơ được chuyn diện thì người con mới có thể bổ túc hồ sơ cho vợ, con nếu họ lập gia đình sau đó.
- Hỏi: Một người bại trai của tôi đang là Thường trú nhân tại Hoa Kỳ hơn hai năm. Anh ta hiện có hai người con trai 13 tuổi và 15 tuổi hiện đang sống ở Romania. Anh ta đã ly dị với mẹ của chúng. Chị vợ cũ đồng ý cho hai con sang Mỹ du lịch hoặc theo học ở đây. Tôi xin hỏi: nếu hai người con của bạn tôi được sang Mỹ thì chúng đương nhiên sẽ có Thẻ Xanh sau khi nộp đơn hay phải chờ một thời gian" Và sẽ điền đơn nào" Nếu con anh ấy sang đây theo học và có visa du học I-20 hoặc đi theo chương trình trao đổi học sinh có tốt hơn không" Và trong khi đi học, bạn tôi có thể xin Thẻ thường trú nhân cho chúng" Con của bạn tôi có thể xin visa du lịch trước mùa Hè tới và sau đó sẽ xin chuyn diện đi học với quy chế I-20 trong niên học sắp tới hay không"
- Đáp: Hai đứa con của bạn cô cần điền đơn theo diện "đi theo để đoàn tụ" (tức following to join). Diện này sẽ mất vài tháng để hồ sơ được tiến hành tại Tòa Tổng Lãnh sự. Thật là khó khăn nếu hai cháu nhỏ này xin visa học sinh trong khi là con của một Thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Theo nguyên tắc, một người muốn xin visa du học không thể có ý định muốn ở lại Hoa Kỳ. Trường hợp xin visa du lịch cũng có khó khăn tương tự.
- Hỏi: Tôi có quốc tịch Hoa Kỳ và sẽ có con vào tháng 9 năm 2004. Tôi muốn mẹ tôi sang thăm và ở với chúng tôi. Mẹ tôi có visa du lịch B-2. Vậy mẹ tôi có thể ở bao lâu" Làm sao tôi có thể xin cho mẹ tôi ở lại Mỹ càng lâu càng tốt"
- Đáp: Thông thường, nhân viên di trú ở phi trường sẽ đóng dấu cho phép người cho visa du lịch ở Hoa Kỳ 6 tháng. Mẹ của bạn có thể xin một lần gia hạn 6 tháng nữa. Những lần gia hạn như thế cũng gay go lắm, vì thế bạn nên nghĩ đến chuyện "lâu dài" hơn bằng cách xin chuyn diện thường trú ngay cho mẹ của bạn ngay khi bà sang du lịch Hoa Kỳ, vì bạn đã có quốc tịch Hoa Kỳ.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.