Hôm nay,  

Sau Iraq: Nước Nào?

12/04/200300:00:00(Xem: 4295)
Chiến tranh Iraq đến ngày thứ 23 của Chiến dịch Iraq Tư do, coi như đã xong. Những kháng cự lẻ tẻ sẽ bị càn quét gọn và sớm. Hay cuộc chạm trán ở thành phố nhà của Ô. Hussein có đi nữa, cũng không phải là việc lớn đối với Mỹ. Chỉ còn lại vấn đề bình định, tái thiết. Dư luận Tây Aâu, Bác Mỹ bắt đầu đặt vấn đề. Riêng người viết bài này cũng bị Đài RFI "hỏi thăm" với câu, "Sau Iraq sẽ đến nước nào, là mục tiêu của Mỹ"" Thắc mắc ấy có lý do. TT Bush đã hơn một lần minh thị chỉ mặt kêu tên 3 nước Iran, Iraq, Bắc Hàn là Trục Aùc. Gần đây Phó TT Mỹ Cheney, Tổng Trướng Quốc phòng Rumsfeld và Thứ Trưởng Wolfowitz thường tố giác Syria chứa chấp tàn quân của Hussein vượt biên sang và trợ trưởng các nhóm khủng bố chống Do Thái. Còn Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Nước Bắc Hàn CS ngượùc lại hăm he sẽ biến New York và Washington thành hoả ngục nằng hoả tiển gắn đầu đạn nguyên tử nếu Mỹ tấn công Bắc Hàn. Những lời dao to buá lớn nẩy lửa như vậy, thế mạnh quân sự vô địch của Mỹ được biểu diễn tại chiến trường Iraq, và thế của Quân lực Mỹ được huấn luyện, trang bị, dàn trải để sẵn sàng chiến thắng một lần hai mặt trận; tất cả những thú đó là người ta dễ nghĩ sau Iraq có thể là Syria, Iran, hay Bắc Hàn CS. Nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy không phải vậy. Từ đây đến sau cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 của TT Bush, vào tháng 11 năm 2004, nước Mỹ sẽ treo ngoài cửa phòng của mình trong khách sạn thế giới "Đừng Khuấy Rầy". Và những nước bị chỉ mặt, kêu tên sẽ được hưởng một thời gian "hoà bình võ trang" ( paix armée ) với Mỹ, ít nhứt cũng được 2 năm. Vì : lòng dân, ý đảng, và cuộc bầu cử của TT Bush.
Thứ nhứt, lòng dân. Ngay sau khi Liên Quân kiểm soát được thành Baghdad, khai tử chế độ độc tài Hussein, báo trung dung USA Today, đài CNN, và Viện Gallup Mỹ có mở cuộc thăm dò dân ý. Kết quả 2 phần 3 người được hỏi không muốn Mỹ đánh bất cứ nước nào trong năm sau. TT Bush khi mở cuộc Chiến tranh Iraq đã nói rất rõ 3 mục tiêu: lật đổ nhà độc tài và chế độ, giải giới vũ khí giết người hàng loạt, đem lại tự do, dân chủ cho đất nước và nhân dân Iraq. Bây giờ muốn vận động dư luận cho một cuộc chiến tranh đối với một nước khác, rất khó. Đối với Iran, Syria, 57% người được hỏi muốn Mỹ sử dụng thế lực mới đạt được trong chiến thắng Iraq để áp lực Do thái và Palestine nối lại hoà đàm. Điều đáng chú ý là 75% người được hỏi muốn Mỹ nhơn cơ hội hậu chiến Iraq hàn gắn lại sự rạn nứt với Pháp và Đức, nhứt là với Pháp một đồng minh truyền thống và lịch sử của Mỹ. Tự nhiên lòng dân có lúc thăng lúc giảm tùy tình hình, nhưng con số không muốn chiến tranh với nước nào khác nữa, muốn làm hoà lại với Tây Aâu, nhứt định chánh quyền dân cử của Mỹ phải đặc biệt chú ý.

Thứ hai, ý Đảng. Đảng cầm quyền Cộng Hoà, nhóm Tân Bảo Thủ cứng rắn, có người đang nắm vai trò trọng yếu trong bộ máy chiến tranh như Phó Tổng Thống, Tổng và Thứù Trưởng QP, nhưng không phải có ảnh hưởng quyết định trội yếu, Ngoại Trưởng Powell là người rất hoà dịu, dè dặt với chiến tranh, và chủ trương giải quyết các vấn đề nóng của thế giới bằng quyết định đa phương tại Liên Hiệp Quốc. Dù Đảng Cộng Hoà lần đầu tiên kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội, Đảng cũng đang gặp khó khăn với nền kinh tế khựng lại, thất nghiệp không ngưng, và vấn đề an sinh xã hội cho người già. Mọi mọi gia tăng kinh phí cho chiến tranh ngoài Iraq tạo thêm khiếm hụt ngân sách quốc gia, là nguyên do mất phiếu. Mà kỳ bầu cử quan trọng nhứt của Mỹ, bầu Tổng thống, Hạ viện và một phần Thượng Viện vào tháng 11 năm 2004, Cộng Hoà rất cần phiếu. Còn Đảng đối lập Dân Chủ, dù xem vấn đề Bắc Hàn CS đặc biệt nguy hiểm, nghiêm trọng hơn cả Iraq, nhưng cũng không đủ thế lực để đưa Mỹ vào chiến tranh chống Hàn Cộng. TT Bush, qua lới phát biểu trước sau như một, chuyện Bắc Hàn vi phạm hiệp ước tài giảm vũ khi nguyên tử để cộng đồng thế giới giải quyết.
Thứ ba, nhu cầu của cuộc bầu cử tháng 11 năm 2002. Trong chánh trị, cái chung nào cũng có cái riêng. Chung không riêng sẽ vô hồn, thiếu động lực. Chung trong Chiến tranh Iraq là 3 điều TT Bush đã nói. Riêng là nhu cầu xăng dầu cho Mỹ, buôn bán vũ khí của giới tài phiệt, kỹ nghệ là căn cơ của Đảng Cộng hoà, và chánh phủ ngầm của nước Mỹ, và bán nông phẩm dư thừa giúp cho nhân dân Mỹ đểø giảm ngân sách chánh phủ tài trợ cho nông dân. Riêng của chánh quyền Bush là cuộc bầu cử sắp tới. TT Bush và chánh quyền Bush phải tập trung nỗ lực giải quyết vấn đề kinh tế đình đốn, những khó khăn của người già. Đó là hai điều làm thân phụ TT Bush thất cử. Đó cũng là hai dề tài đảng Dân Chủ nhứt định sẽõ xoáy sâu để cưa ghếï TT Bush trong kỳ bầu cử. Do vậy đây tới tháng 11 năm 2004, TT Bush sẽ lo nhiều về vấn đề quốc nội hơn. Còn quốc ngoại chánh quyền Bush sẽ tập trung nỗ lực hàn gắn lại với các đồng minh Pháp Đức sau cuộc khủng hoảng lần đầu tiên của khối Tây Phương vì vấn đề Iraq. Trong tình hình nhu cầu cấp thiết cho việc tái đắc cử, và theo thông lệ bầu cử ít có tổng thống Mỹ nào muốn mở một cuộc chiến tranh.
Nhưng coi chừng sau cuộc tái đắc cử nhiệm kỳ 2 của TT Bush. Theo thông lệ chánh trị Mỹ, nhiệm kỳ 2 là nhiệm kỳ các tổng thống thích làm những hành động đi vào lịch sử thế giới, chú trọng việc quốc tế, ít chú ý đến vấn đề nội đia vì đâu được ra ứng cử nữa. Do vậy từ đây cho tới kỳ bầu cử cuối năm 2004, Mỹ không muốn bị ai khuấy rầv. Và các nước bị Mỹ ghi sổ bià đen có thể sống trong hoà bình võ trang với Mỹ. Trừ ra đừng có nổi hứng, nổi khùng tấn công quân đội Mỹ ở nước ngoài, hay khủng bố lớn nội đia Mỹ; thì khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.