Hôm nay,  

Chuyện Nóng: Oâng “bush Con” Đau Đầu Vì Kinh Tế

04/08/200200:00:00(Xem: 4038)
Mới chỉ mười năm trước, ông Bush Bố đã để vuột khỏi tầm tay cơ hội tái đắc cử vẻ vang khi các thất bại về kinh tế làm lu mờ những thành quả quân sự đạt được ở quốc ngoại.
Bây giờ ông Bush Con cũng đang trải qua những tuần lễ đau đầu ở Nhà Trắng khi cổ phiếu liên tục mất giá trên thị trường, người tiêu thụ ngày càng mất niềm tin vào sự vững mạnh của nền kinh tế, và ngay cả ngài tổng thống cũng khó còn tự đánh giá mình quá cao như trước đây.
Buổi nói chuyện của ông Bush ở thị trường chứng khoán Wall Street về tính đúng đắn của đạo đức trong các liên hiệp công ty bị nhạo báng là quá ít, quá trễ. Chưa hết, ngay tuần lễ tiếp theo, trong cuộc nói chuyện được tổ chức vội vàng ở Alabama nhằm vỗ an tinh thần công chúngá, ông Bush lại rôm rả hứa hẹn: "Kinh tế đang hồi phục. Đó là sự thật." Kết quả sự vỗ an là thị trường chứng khoán sụt giá mạnh.
Dù giá cổ phiếu đãù hồi phục phần nào, các sự kiện kinh tế và lời lẽ ông Bush đang kéo ký ức người dân trở về thời Herbert Hoover làm tổng thống. Đúng vào thời kỳ tê liệt nhất, tháng 10 năm 1929, Hoover vẫn tuyên bố chắc nịch rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng "thịnh vượng và khỏe mạnh." Và sau đó, nước Mỹ rơi vào cuộc đại khủng hoảng 1930. Kinh tế Âu châu bất ổn và thế chiến thứ nhất bùng nổ năm 1939.
Chủ đề tranh cãi của ông Bush xoay quanh luận điểm là những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế xem ra vẫn trong tình trạng tốt đẹp. Đây cũng chính là thông điệâp của ông Alan Greenspan, chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, trong buổi điều trần tại Quốc Hội ngay ngày hôm sau. Chẳng phải cả hai cùng vô cớ kết luận như vậy.
Trước hết, lạm phát hiện đang ở mức thấp và mức gia tăng sản lượng vẫn sung sức đáng ngạc nhiên. Phần nhiều những đầu tư dư thừa các công ty đã tạo ra trong thời kỳ kinh tế bùng nổ đã đang dần được thanh toán. Khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng vẫn vững chắc; chẳng hạn, mua bán lẻ tăng 1,1% trong tháng 6, nhanh hơn nhiều so với sự mong đợi của các nhà phân tích thị trường. Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang cũng đã dự đoán mức tăng trưởng kinh tế cho năm 2002 từ 3,5 đến 3,75%.
Mặc dầu có các dấu hiệu lạc quan khá rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn lo lắng. Nguyên nhân chính là do thị trường chứng khoán tuột giá. Chỉ trong hai tuần lễ đầu tháng 7, chỉ số Dow Jones trung bình cho ngành công nghiệp đã rớt xuống 6%; chỉ số Nasdaq của ngành công nghiệp nặng ở mức 72 điểm thấp hơn mức cao nhất của tháng 3 năm 2000.
Nhìn trên một bối cảnh rộng hơn, sự trơn trượt này là sự xì hơi của quả bóng bơm căng những năm 1990. Như ông Bush đã chỉ ra ở buổi họp Alabama rằng "Hoa Kỳ cần phải gột bỏ những tàn tích hiện có của bữa tiệc quá chén … mà chúng ta vừa trải qua." Nhưng thực tế cũõng rõ ràng là chính hàng loạt những vụ tai tiếng của các liên hiệp xí nghiệp và sự mất lòng tin của giới đầu tư đã làm cho tình hình đã xấu càng thêm xấu hơn.
Giá cổ phần không lãi cố định bị trượt có thể sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến những căn bản đã được cả tổng thống lẫn chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang chuyên chú nâng đỡ. Đặc biệt, mức tiết kiệm gia đình có thể được xem là cần thiết khi người dân Mỹ đánh giá lại những gì họ trông mong từ danh mục số vốn đầu tư cho tuổi già. Điều này gợi lên hình ảnh một sức tiêu thụ ngây dại dật dờ, chứ không phải khả năng hồi phục trong tiêu dùng. Đầu tư tư bản cũng có thể bị ảnh hưởng trầm trọng nếu các công ty trở nên thận trọng hơn trong vấn đề vay mượn.

Buồn thay, lại ít có dấu hiệu là chính quyền đương thời sẽ cố loại trừ các ưu tư kể trên. Cũng trong buổi nói chuyện ở Alabama, ông Bush đã hứa hẹn về "một chương trình làm việc cho phát triển lâu dài." Điều này cũng bao gồm cả (1) chính sách tài khoá - fiscal policy (2) chính sách mậu dịch - trade policy (3) cải tổ cách làm ăn của các liên hiệp công ty - corporate reform (4) đẩy mạnh ý thức trách nhiệm đối với học đường (boosting accountability in schools), và (5) bảo đảm ngăn ngừa hiểm họa khủng bố (terrorism-risk insurance).
Một lô ôm đồm những chính sách chọn lọc như TRÊN hầu như chẳng thể tạo nên một chương trình làm việc chu đáo trên lĩnh vực kinh tế thời kỳ sau bùng nổ. Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng điều này có thể xảy ra, một khi chúng ta bắt đầu bằng cách thử qua từng cơ phận, tiến trình làm việc cũng rất manh mún. Chẳng hạn như trong ngày 15 tháng 7, Thượng viện chắc chắn đã thông qua một dự luật về cải tổ các liên hiệp xí nghiệp với nhiều điều phải bàn cãi, và ông Bush rất vui vẻ chấp nhận. Ngay hôm sau Hạ viện hăm sẽ làm mất hiệu lực nhiều điều đã được cân nhắc trong bản dự thảo tại Thượng viện.
Vấn đề lớn nhất và nan giải nhất, tuy nhiên, vẫn là mối quan tâm về chính sách tài khóa. Dường như chẳng có ai nhận thức rằng làm cách nào môi trường thời kỳ sau bùng nổ kinh tế lại có thể ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia. Ngày 12 tháng 7, chính quyền Bush tuyên bố chính phủ Liên Bang đang ôm một món nợ lên đến 165 tỉ mỹ kim trong năm nay, so với dự đoán tuyên bố trong tháng hai năm 2002 là 106 tỉ. Mặc dầu nền kinh tế có tăng nhanh hơn chúng ta hy vọng kể từ tháng hai, các mức thuế thu hiện đang giảm mạnh. Phần lớn sự suy giảm này do mất giá trên thị trường chứng khoán khi lợi nhuận tư bản của người đầu tư chuyển thành thua lỗ.
Trong những điều kiện như vậy, chính sách tài khóa của ông Bush - về việc cắt giảm thuế kể từ năm 2001, bề ngoài sẽ đảo ngược sau năm 2009, sẽ trở thành thường xuyên - khó mà điều chỉnh được. Nếu nhu cầu tiêu dùng giảm đi một cách đáng kể, sẽ dẫn đến trường hợp cắt thêm thuế hoặc giảm chi tiêu ngay hôm nay. Nhưng khó mà thấy được ưu điểm của việc cắt giảm thuế vĩnh viễn vào thời điểm này khi mà tổng thu nhập quốc gia quá bấp bênh.

Cuối cùng, chỉ trích về vấn đề chi tiêu cần phải chia đều cho cả Quốc hội lẫn Nhà Trắng. Ông Bush rất mạnh miệng về vấn đề này, dọa sẽ phủ quyết dự luật bổ sung ngân sách 27 tỉ mỹ kim mà Quốc Hội đã đội lên thành 31 tỉ. Nhưng đứng về mặt khác, bằng cách đồng ý trên những con số chi tiêu còn lớn hơn và thường xuyên hơn, chẳng hạn, dự luật đồ sộ về nông nghiệp, ông Bush đã mất chân đứng về đạo đức. Quốc Hội cũng chẳng kém, chia năm sẻ bảy và thiếu tính hệ thống trong những nguyên tắc tài chính. Điểm mặt chỉ tên và đối chọi đảng bộ ở thủ đô dễ thấy hơn là các chính sách đầy nhiệt tình về lòng tự tin mà nền kinh tế Hoa Kỳ thật sự đang cần đến.
HẠ MIÊN
(Theo Tuần Báo Kinh Tế)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.