Hôm nay,  

Heureka! Nó Đây Rồi! (2)

12/12/200200:00:00(Xem: 3830)
Diễn văn Nobel 2002
Imre Kertész

Tôi muốn trở lại, với điều mà tôi coi là rất đỗi riêng tư: viết. Có vài câu hỏi, mà một người nào đó, ở vào tình thế của tôi, sẽ chẳng đặt ra. [Nhà văn, triết gia người Pháp] Jean-Paul Sartre, thí dụ, đã bỏ ra cả một cuốn sách để trả lời câu hỏi, viết cho ai" Đúng là một câu hỏi thú vị, mà lại nguy hiểm, làm sao không, và tôi phải cám ơn những vì sao hộ mệnh [nguyên văn: những vì sao may mắn] đã không đẩy tôi tới câu hỏi đó. Hãy thử lường xem, câu hỏi chứa ở trong nó, bao điều hiểm nguy, và hiểm nguy như thế nào. Nếu một nhà văn muốn nhắm vào một giai cấp hay một nhóm người trong xã hội, không chỉ để thổi họ lên, mà còn muốn ảnh hưởng tới họ, việc đầu tiên mà nhà văn làm, là, loay hoay gọt rũa, chau chuốt văn phong của mình, làm sao cho nó vừa khít với yêu cầu, để cá cắn câu, thì cứ nói như vậy cho tiện. [Nhưng chơi cái trò như vậy - tôi muốn nói, lạm dụng văn chương cốt sao cho đạt được mục đích, cho dù với thiện ý, rồi có một ngày] nhà văn sẽ bị bủa vây, bởi những hồ nghi, và khi đó, nhà văn sẽ quay ra đánh vật với chính mình. Làm sao ta biết được một cách chắc chắn, độc giả của mình muốn gì, mà thực tình mà nói, họ giống ai, họ như thế nào" Làm sao ta có thể hỏi từng người, và mọi người, một cách tường tận" Giả như làm được, cũng bù trớt, chẳng đi tới đâu. Thôi đành dựa vào hình ảnh "của ta", để mà tưởng tượng ra, ai kia đã, đang, hoặc sẽ là độc giả "của mình". Từ những độc giả "giả" như thế, ta sẽ quàng lên họ những hoài vọng, những đòi hỏi của ta, về họ; ta sẽ tưởng tượng, ảnh hưởng ở nơi họ, nếu đọc ta. Như vậy, hoá ra, ta đâu viết cho ai, mà cho chính mình.
Chí ra mà nói, tôi có thể trả lời câu trả lời một cách thẳng thừng. Bởi vì trường hợp của tôi đơn giản hơn. Cứ kể như mình chẳng có độc giả, thì lấy đâu ra mà ảnh hưởng" Tôi không bắt đầu viết, với một lý do đặc thù nào đó, và những gì tôi viết, chẳng để nhắm tới ai. Nếu cưu mang chuyện viết, thì đành một lòng một dạ với mớ chữ, mớ hình dạng, với điều mình trăn trở, ở trong tầm tay của mình, và chỉ có vậy. Thật quan trọng phải nói huỵch toẹt ra như thế, vào một thời kỳ buồn bã, khi văn học thì do nhà nước quản lý, hoặc chỉ hăm hở đòi cho được "dấn thân".


Và càng khó khăn hơn, mặc dù chính đáng, nhưng cũng thật đáng ngại, là câu hỏi: tại sao viết" Ở đây, tôi lại may mắn, vì chưa bao giờ đụng đầu với nó. Tôi đã có lần kể ra một cách trung thực, biến cố này trong cuốn tiểu thuyết của tôi nhan đề Sự Thất Bại [The Failure, bản tiếng Anh; bản tiếng Pháp dịch là Sự Từ Chối, Le Refus]. Tôi đứng ở hành lang trống trơn, trong một toà nhà hành chính, và tôi nghe tiếng chân người rồn rập, từ một hành lang góc bên kia, vọng tới. Đột nhiên tôi lâm vào tình trạng giao động thật lạ, những tiếng chân người lớn dần về phía tôi, và tuy rõ ràng chỉ là những tiếng chân của một người, nhưng bỗng tôi có cảm tưởng, chúng là của hàng ngàn người. Như thể cả một đoàn người đang cứ thế mà tiến tới dọc theo hành lang. Tới một lúc, tôi cảm thấy đoàn người đó, những bước chân bước rồn rập theo điệu quân hành đó, tỏa ra một sức hút không làm sao cuỡng lại nổi. Trong một sát na, tôi hiểu ra nỗi hân hoan tuyệt vời, của cái gọi là "tự buông xuôi" (self-abandonment), "mình là cái quái gì cơ chứ, so với hàng hàng lớp lớp như thế", đây là cơn say cuồng chết người, muốn tan vào đám đông, điều mà Nietzsche - trong một nội dung khác, chắc hẳn, nhưng vẫn cùng một ý như vậy - gọi là "sự cực khoái Dionysian". Rõ ràng là, có một sức mạnh vật chất, hữu hình, đẩy tôi, kéo tôi, tới với đoàn người vô hình đang rầm rập bước đi theo nhịp quân hành,. Tôi cảm thấy, mình phải lùi lại, dán miết lưng vào tường, cố làm sao cưỡng lại sức hút hớp hồn đó.
Tôi vừa kể lại giây phút thật căng, tôi đã từng sống đó. Nó bật ra, chắc từ một viễn ảnh, đâu đó bên ngoài, không phải ở trong tôi. Mọi nghệ sĩ đều quen với những giây phút như vậy. Những giây phút mặc khải bất thần, như người ta thường gọi. Tuy nhiên, tôi không coi đây là một trường hợp mặc khải nghệ thuật, mà đúng hơn, mặc khải khám phá ra chính mình, sự hiện hữu của một cái tôi, theo kiểu, "ơ hơ, vậy ra có mình ở trên cõi đời này". Điều tôi nhận được, từ kinh nghiệm trên, đó là, nó trao cho tôi - không phải bí kíp làm chủ nghệ thuật, bởi vì phải mất khá lâu tôi mới kiếm ra những món đồ nghề dùng vào việc viết - nhưng mà là cuộc đời của tôi, đích thị chính nó. Một cuộc đời mà hầu như tôi đã mất. Đây là kinh nghiệm về sự cô đơn, về một cuộc đời cam go hơn nhiều, và về những gì mà tôi đã nhắc tới - sự cần thiết bước ra khỏi "ngày hội nhân gian", cuộc diễn hành hấp dẫn đó, thoát ra khỏi lịch sử chỉ muốn trấn lột sạch, căn cước cá nhân và số kiếp con người.
(còn tiếp)
Jennifer Tran chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.