Hôm nay,  

Phỏng Vấn Khánh Linh - Nhà Sinh Vật Cảnh

14/10/200200:00:00(Xem: 4302)
Trong số những nghệ phẩm được trưng bầy tại cuộc triển lãm nghệ thuật “Thế Hệ Một Rưỡi” ở Casula Powerhouse Arts Centre, những tiểu cảnh của nhà sinh vật cảnh Khánh Linh đã tạo cho người thưởng ngoạn sự ngạc nhiên ngưỡng mộ lẫn những thắc mắc, đắn đo... Ngạc nhiên hơn nữa là tuổi đời của anh còn quá trẻ, quá trẻ ngay trong lĩnh vực chơi bonsai tiểu cảnh, nói chi đến chuyện anh là tác giả. Hơn nữa, trải qua thời gian hơn 2 năm phụ trách mục Thú Chơi Sinh Vật Cảnh trên báo Sàigòn Times, anh Khánh Linh cũng đã tạo cho độc giả nhiều sự tò mò, muốn biết rõ hơn về nghệ thuật bonsai, tiểu cảnh của anh. Đáp ứng yêu cầu của độc giả, SGT đã phỏng vấn anh; và sau đây là những suy tư đầy mới mẻ và táo bạo của anh.

*

SGT: Trước hết, xin anh Khánh Linh cho biết một chút về anh"
Khánh Linh: Thưa cũng như những người bình thường khác, tôi có một cuộc sống đơn giaœn, luôn yêu thích caœnh vật thiên nhiên, rất thích về lãnh vực nghệ thuật và cũng chính vì thế, tôi đã dành nhiều thời giờ tìm tòi học hoœi, suy ngẫm... và may mắn cho đến nay, đã làm được phần nào những gì mình thích.
SGT: Tại cuộc triển lãm ở Casula Powerhouse Arts Centre vừa qua, nhiều người thưởng ngoạn chọn lọc của các cộng đồng Việt, Hoa, Nhật, Úc... ngạc nhiên trước những tiểu cảnh do anh tạo dựng. Nhưng ngạc nhiên hơn có lẽ vẫn là tuổi đời của anh còn quá trẻ. Anh có thể cho biết cơ duyên nào khiến một người trẻ tuổi như anh lại có được kinh nghiệm và cảm hứng trong nghệ thuật tạo tiểu cảnh, một lĩnh vực thường được coi là cảm hứng của những người đã về hưu"
Khánh Linh: Trước hết, tôi có cái may mắn là được lớn lên trong một gia đình yêu nghệ thuật nên tôi thừa hưởng tâm hồn yêu thích nghệ thuật của gia đình. Thêm nữa, mẹ tôi là một họa sĩ nên tôi cũng được mẹ tôi dậy bảo rất nhiều về nghệ thuật. Thêm vào đó, như đã thưa lúc nãy, tôi là người rất yêu thích thiên nhiên, phong cảnh. Sau này, do nhu cầu công việc, phải tạo tác những phong cảnh, phải thiết kế những hoa viên quy mô cho chùa chiền, tôi lại càng có điều kiện học hỏi, song song với lòng đam mê được bồi đắp không ngừng nghỉ theo thời gian... Đến khi tới Úc sinh sống, tôi lại có thêm nhiều điều kiện học hỏi, phát huy cảm hứng nghệ thuật của mình một cách đa dạng hơn. Tiện đây tôi cũng xin thưa, trong nghệ thuật, có lẽ không có chuyện phân chia, nghệ thuật này thích hợp cho người trẻ tuổi, nghệ thuật kia dành riêng cho người già. Điều quan trọng là tùy thuộc hoàn cảnh, hay nói đúng hơn là cái “duyên” của mỗi người. Có người có duyên với ca hát, âm nhạc; có người lại có duyên với văn thơ, hội họa; có người lại có duyên với bonsai tiểu cảnh... Điều khó là làm sao mình phát hiện được sớm cái “cơ duyên” của mình và toàn tâm, toàn ý sống chết với cái duyên đó.
SGT: Theo anh, trong nghệ thuật làm tiểu cảnh, tinh hoa của ngoại quốc như Trung Hoa, Nhật Bản, cần được tiếp thu và phát huy như thế nào để có thể duy trì và phát triển những đặc tính của dân tộc Việt"
Khánh Linh: Thực tế trong lãnh vực nghệ thuật tiểu caœnh hay Bonsai Trung Quốc, Nhật Baœn hay bất cứ quốc gia nào, thì phần lớn đều đem cái baœn sắc văn hóa tư tươœng cuœa riêng họ, dân tộc tính của họ. Những người làm nghệ thuật này đều phaœi dùng những vật phẩm giống nhau như cây, đất, đá... Những thứ đó theo tôi là những baœng chữ cái, được sắp xếp sao cho có thành vần, thành chữ, thể hiện cái ý nghĩa văn veœ, văn phong, cái văn hóa cuœa mỗi dân tộc. Vì vậy, học tập cái tinh hoa của ngoại quốc là điều cần, nhưng mình phải giữ được cái bản sắc quốc hồn, quốc túy của dân tộc mình. Đây là điều nói thì dễ, và hầu như nghệ sĩ nào trong bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào cũng nói tới bốn chữ “quốc hồn, quốc túy”, nhưng làm được lại là chuyện rất khó. Trong lĩnh vực làm bonsai, tiểu cảnh, nhiều người cứ cho rằng, cứ thu nhỏ một phong cảnh kỳ sơn thủy tú nổi tiếng của Việt Nam là tiểu cảnh của mình mang bản sắc Việt, đặc tính của dân tộc Việt. Sự thực không có đơn giản như vậy. Theo tôi nghĩ, một nghệ sĩ muốn tạo tác được một tiểu cảnh, vừa tiếp thu được cái tinh hoa của Nhật của Tàu, lại vừa thể hiện một cách trong sáng những đặc tính của dân tộc Việt, người nghệ sĩ đó trước hết phải có tâm hồn Việt, phải yêu dân tộc Việt, phải nắm vững được những tinh hoa của văn hóa Việt. Khi đó, người nghệ sĩ có thể vững vàng tìm hiểu và tiếp nhận những tinh hoa của các nền văn hóa khác mà không sợ mình bị lóa mắt, bị mất gốc, hoặc bị đồng hóa bởi những nền văn minh khác.
SGT: Xưa nay, người làm nghệ thuật thường nói đến sự phát huy tính dân tộc. Trong những lĩnh vực nghệ thuật khác, người thưởng ngoạn có thể cảm nhận được tính dân tộc một cách tương đối dễ. Riêng trong lĩnh vực bonsai, tiểu cảnh, hay nói rộng hơn là sinh vật cảnh, theo anh, liệu chúng có những tiêu chuẩn nhất định nào để người thưởng ngoạn có thể nhận biết được đặc tính dân tộc Việt"
Khánh Linh: Thưa trong lãnh vực nghệ thuật Bonsai cây caœnh, tiểu caœnh nói riêng cuœa người Việt Nam, thì mỗi một giống cây, dáng núi đều biểu tượng cho một nhân sinh quan và chuœ đề tư tươœng, tương đối rõ rệt của người Việt. Bơœi vì những người làm hay chơi trong lãnh vực này, đều dựa theo tư tươœng văn hóa truyền thống Việt, ngay caœ tên dành cho tác phẩm cũng như ý thực hiện phong caœnh, đều nhằm mục đích đạt đến chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật và tâm tươœng của dân tộc Việt. Nhưng trả lời câu hỏi, liệu có những tiêu chuẩn nhất định để người thưởng ngoại bonsai, tiểu cảnh có thể nhận biết được đặc tính dân tộc Việt, thì tôi nghĩ nó tùy thuộc vào mối giao cảm giữa một bên là trình độ nghệ thuật của người nghệ sĩ làm bonsai tiểu cảnh, với một bên là trình độ, kiến thức cùng cảm hứng của người thưởng ngoạn. Tôi lấy thí dụ, đứng trước một họa phẩm lập thể do Picasso vẽ, không phải ai cũng đồng ý về giá trị nghệ thuật cũng như nội dung thể hiện của họa phẩm. Với bonsai, tiểu cảnh cũng vậy. Trước một tiểu cảnh thu nhỏ cảnh hoàng hôn, sông nước, có núi có mây, có chim..., tại sao có người Việt thì lại bồi hồi nhớ đến mấy câu thơ Việt: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc / Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa / Lòng quê dờn dợn vời con nước / Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Trong khi đó, tại sao cũng cảnh đó, một người Việt khác lại nhớ tới mấy câu thơ chữ Hán trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị" Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” Hai câu thơ này sau được nhiều người dịch ra tiếng Việt, tôi nhớ hình như là, “Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"” Ở đây, tôi không nói đến cảm xúc của hai người Việt thể hiện qua những câu thơ Việt, Hán khác nhau, cảm xúc nào hay hơn, đúng hơn. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là trong hai người Việt đó, do trình độ văn hóa, tuổi tác khác biệt, nên khả năng cảm xúc và giao cảm với tiểu cảnh ắt phải có sự khác biệt, mặc dù đặc tính, ngoại hình, và nghệ thuật thị giác của tiểu cảnh không hề thay đổi.
Ngoài ra, tôi nghĩ kiến thức về địa dư, phong cảnh Việt Nam cũng ảnh hưởng đến trình độ của người thưởng ngoạn. Tôi lấy thí dụ, trước một tiểu cảnh thu nhỏ cảnh đèo Ngang lúc xế tà, thì không phải người Việt nào cũng nhận ra đó là cảnh đèo Ngang. Và trong số những người nhận ra, cảm xúc của họ cũng không thể đồng đều. Người sinh ra và lớn lên ở vùng đèo Ngang, từng kiếm củi ở đèo Ngang, có người yêu ở đèo Ngang... chắc chắn cảm xúc khi nhìn tiểu cảnh phải khác với khách tha phương, chỉ dừng chân ngắm cảnh đèo Ngang trong chốc lát, của 30 năm trước. Và ngay cả những người cùng sinh ra và lớn lên ở vùng đèo Ngang, không phải ai ngắm tiểu cảnh đó cũng có thể chạnh lòng hoài cổ, nhớ đến mấy câu thơ bất hủ của bà Huyện Thanh Quan... “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà / Cỏ cây chen đá, lá chen hoa / Lom khom dưới núi, tiều vài chú / Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”...
SGT: Thưởng ngoạn những tiểu cảnh của anh triển lãm tại Casula Powerhouse Arts Centre, có một số chuyên viên về bonsai và tiểu cảnh Nhật, Trung Hoa và Úc có bàn đến những nguyên tắc có tính truyền thống và những cách tân cần phải có để nâng cao và phát triển nghệ thuật tiểu cảnh. Vậy theo anh, đâu là truyền thống cần duy trì, và đâu là cách tân cần phát huy trong tiểu cảnh"
Khánh Linh: Nếu nói về Bonsai thì đây là một nghệ thuật truyền thống, mà đã là truyền thống thì không thể tự ý sưœa đổi, mà phaœi tuân thuœ theo đúng căn baœn đã được ấn định theo luật chơi. Nếu làm không đúng (luật chơi) sẽ bị loại boœ, cây Bonsai phaœi đi đúng bài baœn để đánh giá nghệ thuật cuœa Bonsai. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa sự suy tươœng, óc thẩm mỹ bao trùm caœ hệ tư tươœng triết học Đông phương. Bonsai còn tượng trưng cho sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên, đồng thời còn bao trùm baœn sắc tư tươœng cuœa người chơi. Và cũng chính vì vậy một số người chơi Bonsai đã cho rằng chơi Bonsai giống như: “Người đi thành đường mòn, và tất caœ con người chỉ đi theo con đường mòn ấy”. Thí dụ, anh học trước tôi 50 năm, tôi học sau anh 50 năm, dù học nhanh hay chậm thì cuối cùng cũng đi đến một kết quaœ giống nhau vì “đường đi nào thì rồi cũng đến La Mã” mà thôi.


Bơœi Bonsai nằm trong luật định “khuôn vàng thước ngọc”, nên nhìn chung Bonsai phaœi nói là tương đối giống nhau, từ ngọn, qua tay tán đến tận gốc rễ. Còn về phần tiểu caœnh, không đòi hoœi khắt khe về cây lắm, vì tiểu caœnh mô taœ phong caœnh, một quần thể, không gian vũ trụ rộng lớn. Tiểu là caœnh được thu nhoœ, bao gồm caœ núi non, sông nước, cây caœnh, kỳ sơn thuœy tú, kỳ hoa dị thaœo, caœ phù điêu, con giống được chế tác một cách nghệ thuật tinh xaœo, tái hiện lại cái thần cuœa thế giới tự nhiên, nhưng lại cao hơn tự nhiên. Con người caœm nhận được phong caœnh mê hồn cuœa thiên nhiên ngay giữa trung tâm thành phố náo nhiệt “ngựa xe như nuớc, áo quần như nêm”. Để có được tiểu caœnh đẹp, phaœi kết hợp và vận dụng rất nhiều điều liên quan đến văn hóa như văn, thơ aœnh và hội họa. Tất caœ phaœi biết kết hợp hài hòa, khi thực hiện tác phẩm tâm ý phaœi đồng nhất. Và nó cũng như một bức tranh diễn dịch phong caœnh bằng không gian ba chiều. Và tất nhiên tiểu caœnh có rất nhiều caœnh để người chơi thoaœi mái tự do lập ý lập caœnh để tạo tác. Về phần này tôi chỉ nêu lên hai mặt cuœa vấn đề, trong lãnh vực nào cũng hay caœ, có điều người chơi có hay không thôi, và nghề chơi cũng lắm công phu là vậy.
SGT: Thế giới ngày nay đã phát triển tới mức “global village”, cả địa cầu được thu nhỏ thành làng xã. Điều đó tạo điều kiện cho kinh tế, khoa học, nghệ thuật của các dân tộc ảnh hưởng lẫn nhau. Một người Úc hôm nay có thể mặc quần áo chế tạo tại Trung Quốc, đi xe hơi Pháp, xem TV Đức, ăn Pizza của Ý, thưởng thức bonsai của Nhật. Trong chiều hướng đó, anh có nghĩ nghệ thuật làm tiểu cảnh sẽ mất dần đặc tính địa phương, dân tộc, thay vào đó sẽ là những đặc điểm có tính toàn cầu hóa"
Khánh Linh: Hiện nay nhờ sự tiến bộ văn minh cuœa nhân loại phát triển trên mọi lãnh vực, trong đó có sự giao lưu văn hóa, và tất nhiên sự phát triển văn hóa không ít thì nhiều cũng đều aœnh hươœng cuœa nhau. Nhưng theo tôi nghĩ thì sắc dân nào cũng có baœn sắc và truyền thống riêng cuœa họ. Bơœi vậy người Úc dù có mặc đồ cuœa Trung quốc hay ăn Pizza cuœa Ý, xem Tivi Đức, ngắm Bonsai Nhật, thì người đó vẫn là người Úc. Và nếu người Úc có làm bonsai, tiểu cảnh, thì cả ngàn năm nữa, bonsai tiểu cảnh đó cũng khác với bonsai tiểu cảnh do người Nhật làm, hay người Việt làm. Đó là nói trên phương diện tổng thể. Còn chi li mà nói, dù bonsai, tiểu cảnh cùng do người Úc làm ra ở một thời điểm nào, thì mỗi loại bonsai tiểu cảnh của mỗi nghệ sĩ đều có dấu ấn riêng, nhân cách riêng, không hề có chuyện ai cũng giống ai. Nó cũng tựa như sự khác biệt của mỗi người về di truyền thể DNA vậy...
SGT: Nói đến tiểu cảnh, người ta thường nghĩ đến nghệ thuật thu nhỏ trên một miếng đất, một góc nhà, cả một phong cảnh sơn thủy rộng lớn trong thiên nhiên. Như vậy muốn hỏi anh 3 câu, một, giá trị của những danh lam thắng cảnh nổi tiếng có đóng vai trò quan trọng trong tiểu cảnh" Hai, khi thu nhỏ, mức độ chính xác có phải là yếu tố cần thiết để đánh giá một tiểu cảnh" Ba, nếu nói đến cái linh khí, cái hùng vĩ là cái hồn của cảnh thực thì làm cách nào người nghệ sĩ thể hiện được cái hồn đó trong một tiểu cảnh"
Khánh Linh: Tiểu caœnh là phong caœnh thiên nhiên được thu nhoœ lại và cũng là một bức tranh diễn dịch phong caœnh, nên những danh lam thắng caœnh hay những caœnh có điển tích rất quan trọng với tiểu caœnh, nhiều khi cái đó cũng là tâm ý cuœa tác phẩm. Và một tác phẩm đạt về mặt thẩm mỹ thì người thực hiện phaœi hội đuœ qui luật tạo hình. Muốn trong caœnh có hồn, người nghệ sĩ phải sưœ dụng thuœ pháp độc đáo, phaœi kết hợp những yếu tố căn baœn hài hòa mang nhân tố phong caœnh, caœnh vật ấm cúng thân mật với người thươœng ngoạn. Ngoài ra, người nghệ sĩ còn phaœi có một trình độ văn học thẩm mỹ nghệ thuật nhất định và phaœi tinh thông nghề nghiệp. Còn nói đến tính chính xác, thì tôi nghĩ nó không quan trọng bằng khả năng người nghệ sĩ biết nắm bắt cái linh khí, cái hồn của cảnh. Nói cũng tương tự như một bức tranh vẽ phong cảnh so với một bức ảnh chụp cũng cảnh đó. Bức ảnh chụp tuy chính xác, nhưng chưa chắc đã thể hiện được cái hồn của cảnh vật bằng bức tranh vẽ.
SGT: Vậy làm sao người nghệ sĩ có thể nắm bắt được cái linh khí, cái hồn để đưa vô tiểu cảnh"
Khánh Linh: Đó là cả một nghệ thuật “bất khả truyền”, mà bất khả truyền ở đây là do chính người nghệ sĩ cũng không biết đúc kết cái nghệ thuật này thành ngôn ngữ như thế nào để có thể diễn tả. Sự thực, bất cứ người nghệ sĩ nào làm bosai tiểu cảnh, đều trải qua kinh nghiệm, có những lúc, nghệ phẩm của mình đúng là một đứa con tinh thần vô giá, và có những lúc nghệ phẩm của mình mãi mãi dang dở, chẳng bao giờ “mẹ tròn con vuông” và nó cứ ám ảnh mình hoài chẳng khác gì “có chửa mà chẳng có đẻ”.
SGT: Nhìn vào tiểu cảnh Kỳ Sơn Thủy Tú của anh tại cuộc triển lãm, người xem thấy tâm hồn của mình thực sự xuất thần, không hề bị ngoại cảnh chi phối. Nhưng nhìn vào bức hình chụp cảnh Kỳ Sơn Thủy Tú được Sàigòn Times in lại trên báo, có một số độc giả cho rằng, chiếc cột phơi quần áo ở hậu cảnh đã khiến họ không thể thưởng ngoạn tiểu cảnh của anh một cách toàn tâm toàn ý. Có một cái gì bất toàn, hay một dụng ý khiên cưỡng nào đó chăng"... Vậy theo ý anh, hậu cảnh của một tiểu cảnh đóng vai trò quan trọng thế nào đối với người thưởng ngoạn" Và nhà nghệ sĩ tạo tiểu cảnh có nên quan tâm đến hậu cảnh khi trình bầy một tiểu cảnh"
Khánh Linh: Thực ra trong 5 tác phẩm cuœa tôi đã được triển lãm, có rất nhiều hình aœnh theo từng góc cạnh để đưa vào cuốn Catalog. Nhưng việc này hoàn toàn do ý, và sự lựa chọn, sắp đặt cuœa những người có kinh nghiệm trong ban tổ chức. Trả lời câu hỏi của anh, tôi thấy, thực hiện một tiểu caœnh, người nghệ sĩ phải luôn luôn quan tâm đến caœm giác thấu thị, tyœ lệ xa gần, nông sâu, sáng tối, cao thấp, các khoaœng maœng mầu sắc độ đậm nhạt, tyœ lệ cách điệu. Chính vì vậy hậu caœnh rất quan trọng, nếu bày trí không đúng độ sáng tối, cũng như không có hậu caœnh thì các góc cạnh của tiểu cảnh không lên hết được.
SGT: Khi thưởng ngoạn tiểu cảnh, nhiều người cho biết họ luôn luôn có cảm xúc thiền, thấy vũ trụ thu nhỏ, và cái “tôi” của mình đột nhiên trở nên bé bỏng lạ thường; Nhiều người khác thì cảm thấy mình như trở thành người khổng lồ; Nhiều người lại càng vững tin vào sự hiện hữu của thượng đế, giống như chuyện một phi hành gia người Mỹ nào đó đã cảm nhận khi họ bay lên không gian nhìn xuống trái đất. Là một nghệ sĩ sáng tạo sinh vật cảnh, anh nghĩ thế nào về những cảm nhận đó"
Khánh Linh: Câu hoœi này thật khó traœ lời, theo tôi nghĩ cảm xúc của người thươœng ngoạn hết sức mênh mông. Tùy theo tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm sống, mức độ đa cảm... của mỗi người mà có những cảm xúc khác nhau. Thí dụ, một em bé hay một cụ già đang đứng ngắm trước tiểu caœnh, họ đều là người thươœng ngoạn. Vậy thì người thươœng ngoạn có thể là người có trình độ văn hóa rất cao, có thể là người trung bình, và cũng có thể người xem để thoœa mãn tính tò mò, chẳng cần nghĩ ngợi gì, nhưng cũng có người xem để hiểu biết thêm một chút gì đó trong cuộc sống, về người sáng tác. Nói tóm lại, mỗi một nghệ sĩ trong bất kỳ một lãnh vực nào cũng chỉ có thể gửi gắm tác phẩm của mình cho mình một số người thươœng ngoạn nhất định. Riêng tôi, tôi nghĩ sự cố gắng thực hiện sáng tác các tác phẩm đáp ứng được số người thươœng ngoạn và yêu thích tác phẩm cuœa mình đã là rất khó rồi. Sự khen chê, tán thươœng hay phê bình rất cần thiết cho người làm nghệ thuật, và bất kỳ lãnh vực nghệ thuật nào cũng rất cần phaœi tôn trọng người thươœng ngoạn. Vì người thươœng ngoạn rất công bằng, không nói hay thành dơœ, hay ngược lại hoặc thành kiến, hoặc động cơ cá nhân nào. Bơœi vậy người thực hiện tác phẩm nghệ thuật, chẳng bao giờ sợ người thươœng ngoạn không hiểu điều mình muốn diễn taœ mà chỉ sợ tác phẩm cuœa mình không có gì để nói với họ mà thôi.
SGT: Câu hỏi cuối cùng, trong phần trình bầy ý tưởng của một nghệ sĩ, anh cho biết, qua những tiểu cảnh, anh muốn chia sẻ hành trình nội tâm của anh với khách thưởng lãm và hy vọng khai lộ được cái đẹp, sự hài hòa, niềm tĩnh lặng và những ý nghĩa sâu sắc. Vậy anh có thể giải thích thêm về ý tưởng của anh được không"
Khánh Linh: Theo tôi nghĩ, trong cuộc sống của mỗi người, hầu như ai ai cũng giữ trong tâm tưởng ít nhất là một vài cảnh gắn liền với những kỷ niệm của quê hương cùng người thân yêu của mình. Cảnh một bến đò khi chia tay, một khúc sông vắng khi hẹn hò người tình, một chiều mưa tầm tã lúc xa nhà, hay một rặng núi xa xa lúc chiều buông và khói thuốc len vào kẽ mắt... Tất cả những cảnh đó được ấp ủ trong tâm trí của mỗi người và thường hiện về như những tiểu cảnh, và cùng với những tiểu cảnh đó là nhân dáng của người thân, của kỷ niệm... vân vân và vân vân. Nhưng cùng với năm tháng, thời gian, cùng với sự bận rộn của cuộc sống, thêm vào đó là sự mòn mỏi của trí tuệ, sự chai sạn của cảm xúc, khiến cho chúng ta khó có dịp tái tạo những tiểu cảnh đó, hoặc có muốn tái tạo cũng không được, vì tuổi tác nhiều khi ta đánh mất luôn cả trí nhớ, mất luôn cả khả năng tưởng tượng, hay mất luôn cả khả năng nằm mơ chẳng hạn. Trong những trường hợp như vậy, bonsai và tiểu cảnh do người nghệ sĩ tạo ra, sẽ giúp cho người thưởng ngoạn có được cơ hội nhớ lại những gì đã có, đánh thức những cảm xúc tiềm ẩn trong tâm tư của người thưởng ngoạn. Và một khi nhìn tiểu cảnh, nhớ lại những kỷ niệm xưa, những hình bóng cũ... người thưởng ngoạn sẽ thức ngộ được nhiều lẽ, từ “màu thời gian không xanh, màu thời gian tím ngát”, đến tình bạn, tình yêu thiên thu bất tận, đến hình ảnh người xưa mãi mãi bất biến không già cùng năm tháng, đến cả lẽ tử sinh, giá trị của đời sống, ý nghĩa của sự hiện hữu con người trong cái khoảnh khắc phù du ba vạn sáu ngàn ngày trên dương thế...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.