Hôm nay,  

Họp Báo: Khi Sư Tử Thức Giấc!

07/10/200000:00:00(Xem: 4204)
Cuộc họp báo tại Nhật của tổng trưởng quốc phòng Mỹ Cohen

Cách đây hơn hai thế kỷ, Nã Phá Luân Đại Đế đã thì thầm cùng tả hữu, "Trung Quốc là một con sư tử ngủ. Hãy để yên cho nó ngủ. Vì nếu nó thức giấc, cả thế giới sẽ rung chuyển và nó sẽ trở thành bá chủ". Từ khi Nã Phá Luân nói những lời tiên tri đó, thế giới đã trải qua hai thế kỷ. Hai thế kỷ, Trung Quốc thiêm thiếp trong giấc ngủ bần cùng, nghèo khó và lạc hậu. Cho đến thập niên 60 của thế kỷ 20, một cặp bài trùng lèo lái nước Mỹ có tên Kissinger và Nixon bỗng nhiên nhìn thấy tiềm lực nhân công rẻ tiền và thị trường tiêu thụ vô tận của Trung Hoa nên đã "khôn ngoan" tìm cách đánh thức con sư tử để tạo tình thân hữu Trung-Mỹ. Kết quả, tuy có lúc thăng trầm, nắng mưa bất chợt, nhưng càng ngày tình hữu nghị Trung Mỹ càng trở nên thắm thiết. Vì thế, suốt thời gian hơn ba thập niên qua, nhiều chính trị gia tài danh của thế giới đã ca ngợi tầm nhìn xa trông rộng của Kissinger và Nixon. Tuy nhiên, "cái nhìn xa trông rộng" của Kissinger và Nixon còn thua xa Nã Phá Luân Đại Đế. Bằng chứng, chỉ trong thời gian ngắn ngủi không đầy ba thập niên, Trung Quốc đã từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một cường quốc về kinh tế, đóng vai trò quan trọng trên chính trường thế giới, tranh giành ảnh hưởng với nước Mỹ. Dĩ nhiên, đó chỉ là những cái ngáp đầu tiên của một con sư tử vừa thức giấc. Chẳng chóng thì chầy, trong vòng 50 năm nữa, con sư tử Trung Hoa sẽ gầm thét, sẽ nhe nanh múa vuốt... Khi đó, thế giới sẽ thực sự rung chuyển và nước Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên nếm mùi của một bại cường. Dĩ nhiên, ở thời điểm hiện nay, nhiều chính trị gia tài ba của nước Mỹ đã nhận ra sự "khôn ngoan một cách dại dột" của Kissinger và Nixon. Tiếc thay, nhận ra thì đã quá muộn. Thế cuộc bàn cờ thế giới hiện nay cho thấy, Hoa Kỳ không thể nào dìu con sư tử Trung Hoa trở lại giường ngủ, không thể thuần hóa được nó, và cũng không thể bầu bạn với nó vĩnh viễn. Vì thế, Hoa Kỳ chỉ còn giải pháp duy nhất: Bề ngoài, cố gắng làm bạn với Trung Quốc, trong khi bề trong âm thầm tìm cách kéo bè kết cánh, bao vây và kiềm chế Trung Hoa được ngày nào hay ngày ấy. Xuất phát từ động cơ âm thầm đó, nên trong thời gian mấy năm trở lại đây, trên từ tổng thống Clinton, đến ngoại trưởng Albright, đô đốc Dennis Blair, tổng trưởng quốc phòng Cohen... đều lần lượt viếng thăm các quốc gia Á Châu. Đặc biệt, cuối tháng 9 vừa qua, tổng trưởng Cohen đã viếng thăm 6 quốc gia Á Châu, trong đó có Nhật Bản, quốc gia ông đã viếng thăm trước đó 5 lần. Tại Nhật Bản, tổng trưởng Cohen đã tiếp xúc với quốc hội Nhật, thủ tướng, ngoại trưởng và tổng trưởng quốc phòng Nhật. Ngoài ra, tổng trưởng Cohen cũng đã mở một cuộc họp báo trình bầy vắn tắt mục tiêu chuyến viếng thăm của ông và trả lời các câu hỏi của báo chí. Sau đây là một số đoạn mở đầu buổi họp báo và một số câu trả lời "có tính dương đông kích tây" của ông đối với các câu hỏi của báo chí.

*

Thưa qúy vị!

Đây là chuyến viếng thăm Nhật Bản lần thứ sáu của tôi trong tư cách tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, và là quốc gia cuối cùng trong chuyến viếng thăm 6 quốc gia vùng Á Châu của tôi lần này. Trước khi tới đây, tôi đã gặp gỡ một số đông qúy vị dân biểu của quốc hội Nhật, và sau cuộc họp báo này, tôi sẽ hội kiến với thủ tướng Nhật Mori, ngoại trưởng Nhật Kono và tổng trưởng quốc phòng Nhật Torashima. Hiển nhiên, một loạt những cuộc gặp gỡ như vậy đã chứng tỏ tầm quan trọng trong mối quan hệ an ninh giữa hai quốc gia Mỹ Nhật. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ tiếp tục sự hiện diện 100 ngàn quân trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, cùng việc tiếp tục duy trì Hiệp Ước An Ninh Mỹ Nhật sau thời gian 40 năm, đã là những rường cột căn bản cho sự ổn định và thịnh vượng của Á Châu.

Như qúy vị đã biết, tôi vừa viếng thăm Nam Hàn, và tại đó tổng thống Kim Dae Jung đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quân đội Hoa Kỳ tại Nam Hàn cũng như Á Châu. Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ được coi là cần thiết ngay cả trong điều kiện hai miền Nam Bắc Hàn bắt đầu tiến trình bình thường hóa nhằm giảm thiểu sự căng thẳng trong khu vực. Tổng thống Nam Hàn xác nhận với tôi, sự triệt thoái quân đội Hoa Kỳ sẽ tạo nên khoảng trống quyền lực, và điều này sẽ khiến nền an ninh hiện nay có nguy cơ đi tới những bất ổn trong tương lai. Hòa bình và thịnh vượng luôn luôn đặt nền tảng trên sự ổn định, và sự ổn định hiện đang được hai quốc gia Mỹ Nhật cùng làm việc để bảo vệ và duy trì. Sau đây, là phần thắc mắc của qúy vị.

*

Hỏi: Được biết, trong cuộc hội kiến với quốc hội Nhật, tổng trưởng có đề cập, chính phủ Bắc Hàn phải nhận thức được rằng, nếu họ muốn Nam Hàn và các quốc gia Tây Phương viện trợ kinh tế, họ phải chấp nhận cắt giảm ngân sách cho quốc phòng cũng như những phiêu lưu về quân sự. Tại sao tổng trưởng lại đề cập như vậy" Liệu sự viện trợ cho, và việc hợp tác với Bắc Hàn có bị đình chỉ một khi Bắc Hàn vẫn tiếp tục chạy đua võ trang"

Đáp: Sáng nay, tại quốc hội Nhật, tôi có đề cập đến vấn đề này. Tôi hoan nghênh chính phủ Nam Hàn, nhất là tổng thống Kim Dae Jung, trong việc có sáng kiến và chủ động theo đuổi mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa hai miền Nam Bắc Hàn. Tuy nhiên, đây không thể là con đường một chiều. Muốn đạt tới sự bình thường hóa giữa hai miền, đòi hỏi thiện chí và hành động cụ thể của cả hai chính phủ. Vì vậy, chính phủ Bắc Hàn không thể thuần túy gói gọn những cuộc thảo luận trong những vấn đề như khi nào thì viện trợ, viện trợ những gì... Nói cách khác, nền kinh tế của Bắc Hàn chỉ có thể được hỗ trợ, được tái thiết một khi Bắc Hàn có thiện chí làm giảm thiểu sự căng thẳng an ninh trong vùng, và thiện chí này phải được biểu hiện cụ thể qua việc cắt giảm ngân sách quốc phòng. Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ tin tưởng, chính sách liên đới (engagement policy) với Bắc Hàn của tổng thống Kim Dae Jung là một chính sách đúng đắn. Chúng tôi ủng hộ chính sách đó, nhưng cũng kỳ vọng ở những nỗ lực song song của chính phủ Bắc Hàn. Có như vậy, những căng thẳng về an ninh trong vùng mới được giảm thiểu và hai miền Nam Bắc Hàn mới có thể đi đến sự hòa hợp một cách tốt đẹp.

Hỏi: Liệu viện trợ cho Bắc Hàn có bị đình chỉ [nếu Bắc Hàn không chịu cắt giảm ngân sách quốc phòng]"

Đáp: Ở thời điểm hiện tại hãy còn quá sớm để có thể trả lời câu hỏi này. Tôi nghĩ thái độ tốt nhất của chúng ta hiện nay là chờ xem những cuộc thương thuyết giữa hai miền Nam Bắc Hàn sẽ diễn ra như thế nào rồi sẽ có biện pháp cho từng bước, từng bước một.

Hỏi: Theo dõi chuyến viếng thăm các quốc gia Á Châu của tổng trưởng lần này, tôi thấy có một sự khác biệt lớn lao liên quan đến sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ. Cụ thể, Singapore thì rất nôn nóng mong muốn có sự đồn trú của quân đội Hoa Kỳ, kể cả việc họ sẵn sàng xây dựng trên lãnh thổ của họ hậu cứ cho hàng không mẫu hạm Mỹ. Trong khi đó thì tại Nam Hàn và Nhật Bản lại có những xu hướng không muốn tiếp tục duy trì sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ. Theo tổng trưởng, sự dị biệt này bắt nguồn từ đâu"

Đáp: Hiển nhiên, tại Nam Hàn, do sáng kiến của tổng thống Kim Dae Jung, nên dư luận nhìn chung có hy vọng hai miền Nam Bắc Hàn sẽ hòa hợp. Từ sự hy vọng này, người ta cho rằng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nam Hàn là không cần thiết. Nhưng tôi xin nhấn mạnh ở điểm, chính tổng thống Kim Dae Jung đã xác nhận với tôi cũng như công bố trước dư luận là ông ta muốn Hoa Kỳ tiếp tục duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ trong vịnh Cao Ly. Và ngay cả chủ tịch Kim Jung Il ở Bắc Hàn cũng đồng ý, sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng là vô cùng quan trọng. Điều mà chúng tôi thảo luận với chính phủ Nam Hàn là mức độ và hình thái duy trì sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ sẽ tùy thuộc vào tình hình an ninh trong vùng vịnh Cao Ly. Và tôi nghĩ, điều này cũng hoàn toàn đúng đối với Nhật Bản.

Trong bản tuyên bố chung được tổng thống Clinton và thủ tướng Hashimoto ký, công bố vào năm 1996 đã xác nhận những điều kiện, hoàn cảnh cần thiết, cùng phương thức tham vấn giữa hai quốc gia để cùng đi đến quyết định về mức độ và cơ cấu hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Tôi luôn luôn cố gắng trình bầy để qúy vị rõ, mặc dù cho đến hiện nay đã có nhiều dấu hiệu tốt đẹp, thể hiện thiện chí hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều dấu hiệu nguy hiểm tiềm ẩn trong vùng. Cụ thể, cho đến nay chưa hề có dấu hiệu nào chứng tỏ Bắc Hàn giảm thiểu khả năng quốc phòng của họ. Trái lại, họ vẫn tiếp tục tăng cường sức mạnh của họ cả về lượng lẫn phẩm. Quân đội Bắc Hàn được huận luyện kỹ càng hơn những năm trước. Khả năng cơ động của họ cũng được nâng cao. Đặc biệt, trong năm qua, nhiều đơn vị chủ lực của họ đã được di chuyển về phía nam, nhiều đơn vị trọng pháo của Bắc Hàn đã được bố trí gần biên giới Nam Bắc Hàn. Trong tình trạng như vậy, dù tổng thống Nam Hàn bầy tỏ thiện chí hòa giải với Bắc Hàn, ông vẫn thấy tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ.

Đối với Nhật Bản, tôi nghĩ cũng vậy. Tôi biết, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nhật Bản chắc chắn tạo ra những khó khăn nhất định đối với dân cư địa phương. Tôi cũng hiểu rằng, đôi khi một số người, vì thấy Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt nên cho rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nhật Bản là không cần thiết. Nhưng nếu nhìn xa trông rộng, chúng ta sẽ thấy những bất ổn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để phòng ngừa những bất ổn đó, chúng ta phải luôn luôn có một lực lượng quân sự thường trực. Sự hiện diện thường trực một lực lượng quân sự có khả năng sẽ không những đối phó kịp thời với những biến động mà còn có thể ngăn ngừa không cho những biến động đó xảy ra.

Hỏi: Theo tổng trưởng, Bắc Hàn cần phải làm gì và Nam Hàn cần phải làm gì để có thể tạo được sự tin tưởng hỗ tương" Câu hỏi hai, tổng trưởng vừa đề cập đến sự gia tăng hoạt động quân sự của Bắc Hàn. Phải chăng, điều đó có nghĩa, hiện tại, Bắc Hàn nguy hiểm hơn so với trước"

Đáp: Căn cứ vào những hoạt động quân sự của Bắc Hàn, tôi tin là tầm mức nguy hiểm của Bắc Hàn không hề giảm so với trước. Điều mọi người phải thừa nhận là quân đội Bắc Hàn trong thời gian gần đây đã được huấn luyện kỹ càng hơn, nhờ vậy khả năng cơ động của họ cũng cao hơn. Trong thời gian một năm qua, nhiều đơn vị tinh nhuệ của quân đội Bắc Hàn cũng đã được di chuyển về phía nam. Ngoài ra, chính phủ Nam Hàn cũng vẫn tiếp tục cho thí nghiệm các loại hỏa tiễn mặc dù họ đã đình chỉ việc cho phóng thử loại hỏa tiễn Taepodong. Nói tóm lại, tôi thấy những nguy hiểm từ Bắc Hàn vẫn tiếp tục hiện hữu... Những loại vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng, khả năng thủ đắc vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn vẫn tiếp tục tồn tại, tạo nên những mối nguy hiểm lớn lao trong vùng.

Còn việc Bắc Hàn phải làm gì để tạo sự tin tưởng hỗ tương thì tôi nghĩ chính phủ hai miền Nam Bắc Hàn sẽ thương thuyết để đi đến những điểm cụ thể. Riêng tôi, tôi nghĩ có nhiều việc Bắc Hàn có thể làm, thí dụ như cho triệt thoái những lực lượng hiện đang đóng quân tại vùng gần biên giới, hủy bỏ những vũ khí phi quy ước, đi đến những thỏa thuận song phương với Nam Hàn trong việc huấn luyện, thao diễn quân sự hay tập trận...

Hỏi: Tổng trưởng Cohen, tôi có hai câu hỏi. Thứ nhất, liên quan đến hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Mỹ. Theo tôi biết, cho đến hiện nay cả Nga và Trung Quốc đều không đồng ý với kế hoạch phòng thủ bằng hỏa tiễn của qúy quốc, vì họ cho rằng kế hoạch đó sẽ phá vỡ thế thăng bằng quyền lực hiện có trên thế giới. Vì vậy, tôi muốn biết, hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ là một hệ thống khép kín cho riêng Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan, hay đó là một hệ thống mở rộng bao gồm cả Nga và Trung Quốc" Câu hỏi thứ hai của tôi có liên quan đến chiếc tàu ngầm Kursk bị chìm vào tháng trước. Gần đây, trong giới tướng lãnh quân sự Nga có nguồn tin cho rằng, tàu Kursk bị chìm là do đụng phải một tàu ngầm của khối NATO, hay nói đúng hơn, một tàu ngầm của Hoa Kỳ. Chính giới Nga cũng đòi Hoa Kỳ cho họ được quyền kiểm tra các tàu ngầm của Mỹ xem có tàu ngầm nào mang dấu vết của một cuộc đụng chạm trong thời gian gần đây hay không. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã từ chối mọi đòi hỏi của Nga. Vậy câu hỏi của tôi ở đây là tại sao chính phủ Mỹ lại từ chối" Và theo tổng trưởng, nguyên nhân gì khiến chiếc tầu ngầm Kursk bị chìm"

Đáp: Trả lời câu hỏi thứ nhất về hệ thống phòng thủ quốc gia bằng hỏa tiễn, như qúy vị đã biết, tổng thống Clinton đã đồng ý dành quyền quyết định tối hậu cho vị tổng thống kế nhiệm. Đối với chính phủ Nga, gần đây tôi đã trò chuyện với tổng thống Putin cùng một số yếu nhân trong chính phủ Nga. Tôi có cho họ biết, kế hoạch phòng thủ nước Mỹ bằng hỏa tiễn thuần túy nhằm mục đích đối phó với thực trạng lan tràn kỹ thuật chế tạo hỏa tiễn trên thế giới trong thời gian mấy năm trở lại đây. Đặc biệt, một số quốc gia được gọi là bá đạo trên thế giới, hiện cũng đang dần dần sở hữu những loại vũ khí nguy hiểm này. Sự sở hữu đầy nguy hiểm này đương nhiên đặt Hoa Kỳ ở vị thế phải có một sách lược và đường lối cụ thể, hiệu quả nhằm bảo vệ Hoa Kỳ thoát khỏi những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn. Đó là lý do khiến chúng tôi phải bàn thảo với chính phủ Nga để đi đến những sửa đổi nhất định hiệp ước ABM mà hai quốc gia đã ký kết trước đây.

Cũng trong chiều hướng này, tổng thống Clinton đã hội kiến với tổng thống Putin, và tổng thống Putin đồng ý hai điểm. Một, quả thực, trên thế giới đang dần dần xuất hiện một số thế lực nguy hiểm đe dọa đến nền an ninh của cả Mỹ lẫn Nga, vì vậy Nga Mỹ, hay nói đúng hơn, Nga và NATO nền cùng kết hợp trong việc tạo dựng một hệ thống phòng thủ chung cho các quốc gia. Hai, tổng thống Putin đề nghị Nga Mỹ cùng nghiên cứu chế tạo một hệ thống ngăn chặn hỏa tiễn trên không. Thực tế, chúng tôi đã nghĩ đến đề nghị của tổng thống Putin từ lâu, và chúng tôi đã gửi các chuyên viên phòng thủ không gian đến tận Moscow gặp gỡ các chuyên viên phòng thủ không gian của Nga để bàn bạc về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy về phía Nga, họ không có những quan tâm thỏa đáng quanh chuyện phòng thủ không gian.

Về câu hỏi hai, liên quan đến tiềm thủy đĩnh Kursk, tôi có thể nói, cho đến nay, chính phủ Hoa Kỳ đã minh bạch cho chính phủ Nga biết, không có một chiếc tàu nào của Hoa Kỳ dính líu tới bi kịch của tàu Kursk. Chúng tôi đã công bố điều này, và chúng tôi tin rằng, chính phủ Nga đã biết rõ quan điểm, lập trường của chúng tôi. Tôi đã được báo cáo một cách tường tận, và tôi biết chắc chắn, tất cả các tàu bè của hải quân Mỹ hiện đều trong tình trạng hoàn hảo, và không có một tàu nào có dính líu dưới bất cứ hình thức nào với tàu Kursk. Tôi thành thực hy vọng, giới chức hữu trách của chính phủ Nga sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai nạn của tàu Kursk. Còn ở thời điểm hiện tại, giả thuyết duy nhất tôi có thể đoán là có một vụ nổ đã xảy ra trong tàu ngầm Kursk, khiến nó bị chìm cùng với tất cả thủy thủ đoàn trên tàu.

Hỏi: Như tổng trưởng vừa trình bầy, chính phủ Mỹ muốn duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ ở vùng Viễn Đông. Như vậy thì đường lối chiến lược của Mỹ đối với Trung Đông là thế nào" Tổng trưởng nghĩ quân đội Mỹ sẽ hiện diện tại Trung Đông cho đến khi nào" Có dư luận cho rằng, quân đội Mỹ hiện diện tại Trung Đông chỉ vì Saddam Hussein, nên Mỹ muốn Saddam Hussein tiếp tục tại vị để có cớ duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ. Một điểm nữa tôi muốn hỏi là gần đây có nguồn tin cho rằng, Mỹ muốn chuyển một số quân đồn trú tại Nhật sang Saudi Arabia để giúp chính phủ Nhật giảm thiểu phần nào những khó khăn trong mối quan hệ với dân Nhật tại những vùng có căn cứ quân sự của Mỹ. Theo tổng trưởng, truyện này thực hư thế nào"

Đáp: Về câu hỏi, có phải Hoa Kỳ muốn Saddam Hussein tồn tại để lấy đó làm cái cớ duy trì sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Trung Đông, tôi thành thật trả lời, chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn vui mừng được thấy Saddam Hussein ra đi. Lúc nào chúng tôi cũng mong muốn sẽ có ngày, Saddam Hussein và những người hậu thuẫn ông ta sẽ thoái vị. Và cá nhân tôi tin rằng, chỉ khi nào Saddam Hussein không còn trong cương vị quyền lực, khi đó dân chúng Iraq mới thực sự hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vì vậy, không bao giờ có truyện Hoa Kỳ muốn Saddam Hussein tiếp tục làm tổng thống để có thể duy trì sự hiện diện của Mỹ tại Trung Đông.

Điều thứ hai là Hoa Kỳ không hề có ý đưa bất cứ lực lượng nào hiện đang đồn trú tại vùng Á Châu Thái Bình Dương sang Saudi Arabia. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự di chuyển, thì sự di chuyển đó thuần túy bắt nguồn từ lịch trình luân phiên bình thường của quân đội Hoa Kỳ giữa các căn cứ trên thế giới, và sự luân phiên đó nếu có thực hiện, cũng phải được thực hiện trên nền tảng số lượng quân sự hiện diện trong vùng không thay đổi, ngoại trừ có những thay đổi về hoàn cảnh, điều kiện an ninh...

Hữu Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.