Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Vấn Đề. Ông Phương & Công Lý

05/07/200200:00:00(Xem: 4337)
Đến ngày 29/6 năm nay là tròn một năm kể từ ngày bồi thẩm đoàn tại Tòa Thượng Thẩm NSW, trong phiên xưœ lần thứ 3 cuœa vụ án John Newman đồng thuận quyết định rằng ông Ngô Caœnh Phương, cựu nghị viên HĐTP Fairfield, một nhân vật quen thuộc trong cộng đồng Việt Nam tại Úc, vì tham vọng chính trị đã sát hại John Newman MP. Vài tháng sau đó, ông Phương đã lãnh án tù chung thân. Một số người từng quen biết với ông Phương trong cộng đồng Việt Nam tuy bàng hoàng, sững sờ, không tin rằng đấy là sự thật, nhưng chỉ biết toœ bày với nhau sự kinh ngạc ấy, rồi thôi. Tuy vậy, trong giới truyền thông Úc vẫn có nhiều ký giaœ, phóng viên luôn đặt câu hoœi về sự chính xác cuœa quyết định kết tội ông Phương. Nữ ký giaœ Jackie Dent cuœa tạp chí The Bulletin, đã hai lần vào tù phoœng vấn ông Phương, và đồng thời phoœng vấn tổ chức Campaign to Expose the Frame Up of Phuong Ngo (CEFUP), một tổ chức uœng hộ ông và cương quyết vạch trần sự thật về vụ việc ông bị hàm oan. Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết tựa đề The Phuong Man - một cách chơi chữ dựa vào thành ngữ “The Fall Guy”, hoặc “The Fall Man” có nghĩa là keœ bị ghép tội thế cho người khác, một con vật tế thần để che giấu tung tích cuœa thuœ phạm thực sự, để che giấu sự thật - cuœa nữ ký giaœ Jackie Dent được đăng taœi trên The Bullletin số đề ngày 26/6/02 nhưng được xuất baœn vào ngày 19/6/02.

Trại caœi huấn Lithgow thường được biết dưới biệt danh là Quan Tài, bơœi vì, nếu đứng trên đồi, nhìn xuống hướng trại giam, thì quaœ thật, hình thù cuœa nó giống như một cái hòm vậy. Trong những ngày trời u ám, aœm đạm, người ta có thể caœm nhận được cái hơi tang tóc cuœa sự chết chóc bao phuœ quanh nó. Và đây là nơi mà Ngô Caœnh Phương, người giữ cái danh vị ô nhục là tên sát thuœ chính trị đầu tiên cuœa Úc, hiện cư ngụ. Vào tháng 11/2001, sau một cuộc điều tra tại Coroner’s Court, tiếp theo là ba phiên xưœ và nhiều năm dư luận ồn ào xôn xao, ông Phương, 43 tuổi, đã bị tuyên án tù chung thân cho vai trò chuœ mưu cuœa ông trong vụ ám toán John Newman, một dân biểu tiểu bang NSW, thiệt mạng vì bị bắn nhiều phát vào ngực năm 1994.

Thế nhưng, tuy bị nhốt kín trong tù, ông Phương vẫn tạo nhiều tin tức nóng hổi hàng đầu. Trong vài tháng gần đây, giới truyền thông Sydney ồn ào nổ tung với nguồn tin rằng người cựu nghị viên cuœa HĐTP Fairfield này vẫn mơœ những bữa “đại yến” linh đình ngay trong nhà tù Long Bay để khoaœn đãi cho chính khách bạn bè cuœa ông và tiếp tục điều khiển cái HĐTP ơœ miền Tây Sydney ấy. Thuœ hiến Bob Carr thoạt đầu cho rằng chuyện này chỉ là việc giới truyền thông vẽ vời, chuyện bé xé ra to, đặt điều thêm bớt. Thế nhưng, sau đó, ông Carr đã vội vã tuyên bố rằng sẽ tổ chức một cuộc điều tra về vụ việc ấy. Và chỉ một thời gian ngắn sau khi sự việc này xaœy ra thì ông Phương bị đày về Lithgow, phía bên kia cuœa rặng Blue Mountains.

Trong tù, ông Phương không có veœ gì là một keœ ham mê tiệc tùng caœ. Trong bộ đồng phục màu trắng cuœa nhà tù, trông ông không khác gì một phi hành gia không trung. Trong lúc đại đa số tù nhân ngồi trong một saœnh đường rộng lớn, ông Phương ngồi trong một khu vực đặc biệt, được ngăn cách bơœi một bức tường bằng kính trong suốt. Ông cùng với những người tù cần được baœo vệ (protective custody) chia nhau sưœ dụng khu vực đặc biệt này vì ông luôn được liệt kê như một người tù “cần được chú ý nhiều” (“high interest”).

Trong hai kỳ thăm viếng, từ đầu cho đến cuối, lúc nào ông Phương cũng vô cùng lịch sự và nhã nhặn. Ông cũng là một người tạo nhiều thích thú trong cuộc đối thoại: ông nói chuyện rất duyên dáng và ông cũng là một người có kiến thức uyên bác. Ông Phương bày toœ sự hài lòng khi biết được Giáo Hội Công Giáo trong những năm gần đây đã phong cho Sir Thomas More (LND: một người cương trực, trung chính, thà cưỡng lịnh vua chứ không chịu làm trái luật pháp) làm thánh đỡ đầu cuœa chính trị gia. Ông cũng trích dẫn Edmund Burke, chính trị gia lừng danh cuœa phe baœo thuœ Anh Quốc trong thế kyœ 18 trong cuộc đối thoại.

Cuộc đối thoại bắt đầu bằng những chuyện vụn vặt như thức ăn trong tù và những tin thời sự hiện hành. Ông Phương nói vì không quen với thức ăn Tây Phương nên ông thường xuyên uống sữa mà thôi. Ông cũng caœm thấy khó trò chuyện với những người tù khác nên luôn luôn dùng thời giờ raœnh để đọc sách. Ông yêu cầu được mua quyển sách bao gồm những baœn diễn văn cuœa cựu Tổng Quyền Sir William Deane, nhưng bị từ chối. Ngay caœ quyển sách về nghệ thuật viết thư từ cũng bị từ chối. Ông than phiền rằng mua tạp chí Penthouse thì dễ dàng hơn mua những quyển sách ấy nhiều.
Thế nhưng, trong một kỳ viếng thăm thì ông Phương trơœ nên buồn bã, âu sầu (downbeat) khi câu chuyện chuyển hướng từ cuộc sống trong tù sang việc ông khẳng định rằng ông đã bị kết tội một cách sai lầm là keœ chuœ mưu trong vụ án John Newman.

Ông Phương tin rằng sự kỳ thị chuœng tộc là nền taœng cuœa việc ông bị kết tội. Ông nói rằng caœnh sát, phe công tố và giới truyền thông có một nhận xét sai lầm: họ nghĩ vì ông là người Việt Nam thành công ơœ Cabramatta, nơi mang tiếng là điểm nóng về ma túy cuœa Sydney, ông phaœi có khaœ năng giết người. Ông nói nếu ông là một tay trùm tội phạm Á Châu thì đâu là bằng chứng về việc ông dính líu với băng đaœng, với ma túy hoặc tội ác" Ông tuyên bố rằng ông đã từng gọi điện thoại cho caœnh sát để khai báo về những tay buôn bán ma túy.

Ông cho biết lời khẳng định cuœa phe công tố rằng động cơ thúc đẩy ông giết hại John Newman là việc ông muốn cướp ghế dân biểu cuœa ông này trong kỳ tổng tuyển cưœ 1995 là một điều phi lý tột cùng. Ông Phương nói ông chỉ nhắm vào ghế thượng nghị sĩ, và những người có thế lực trong đaœng Lao động như John Della Bosca (LND: dạo ấy là tổng thư ký chi nhánh NSW cuœa đaœng Lao động, nắm toàn quyền quyết định trong đaœng, bây giờ là Bộ Trươœng Đặc Biệt cuœa tiểu bang NSW) và Graham Richardson (LND: từng là bộ trươœng Liên Bang và dạo ấy là người nắm quyền cuœa phe Hữu trong đaœng Lao động tại NSW, phe phái quyền thế nhất cuœa đaœng Lao Động), biết được hoài bão cuœa ông và hết lòng yểm trợ hoài bão ấy. Họ đã từng ra tòa làm chứng về việc này trong các phiên xưœ cuœa ông. Ông Phương nói thẳng thừng rằng John Newman không bao giờ là một mối nguy hiểm cho những hoài bão cuœa ông caœ: John Newman đã từng cố gắng ngăn caœn ông trong việc xây cổng Tam Quan tại Freedom Plaza ơœ Cabramatta cũng như trong việc thành lập Mekong Club, nhưng những dự án này cuœa ông vẫn được hoàn tất mỹ mãn.

Ông có thể chứng toœ sự bực bội cuœa ông khi nói về vụ án, nhưng ông Phương uœ rũ thấy rõ khi nói về thân mẫu cuœa ông. Khi phiên xưœ thứ 3 cuœa ông đang tiếp diễn thì bà qua đời ơœ Việt Nam sau một cơn đau tim. Vốn là một người Công Giáo thuần thành, ông Phương cho biết ông caœm nhận được sự hiện diện cuœa bà ngay trong tù, và ông vững tin rằng ông sẽ được minh oan để linh hồn cuœa bà có thể tìm được sự thanh thaœn, bình yên.

Trong khi đại đa số tù nhân đều tuyên bố rằng họ là những keœ vô tội, dự án minh oan, rưœa sạch tên tuổi cuœa ông Phương không phaœi chỉ thuần túy là những ước mơ hão huyền cuœa một tên tù chung thân trong Quan Tài. Chỉ cách Lithgow vài giờ đồng hồ lái xe, trong nhiều ngôi nhà ơœ những vùng ngoại ô Sydney, tại các hội trường raœi rác ơœ Sydney, một nhóm nhoœ những người yểm trợ ông Phương vẫn miệt mài theo đuổi một việc mà nhiều người cho rằng đã vô vọng. Nhóm người này khẳng định rằng ông Phương vô tội, rằng ông đã không được xét xưœ một cách công bình và cần phaœi có một cuộc điều tra công khai về phương cách mà qua đó, ông bị kết tội.

Campaign to Expose the Frame-Up of Phuong Ngo (CEFUP) được chính thức thành lập sau khi ông Phương bị kết tội năm 2001, và bao gồm những người mà người ta không thể nào nghĩ là sẽ yểm trợ cho một keœ được xem là trùm tội ác caœ. Đại đa số những người này là người da trắng gốc Anglo Saxon, có học thức, nhiều người là phụ nữ, và họ đều quen biết với ông Phương trong tư cách bằng hữu trong nhiều năm trời.

Hai thành viên chuœ yếu cuœa nhóm là bà Debbie Killian, người đã quen với ông Phương từ thập niên 80 khi bà là nhân viên xã hội đặc trách thanh thiếu niên tại Cabramatta, và bà Jane Quin, quen với ông qua một bữa tiệc khoaœng 12 năm về trước. Ông Tim Anderson, một người đã từng bị kết án sai lầm, và sau đó đã được minh oan, về ba tội danh sát nhân trong vụ nổ bom khách sạn Hilton năm 1978, cũng là thành viên cuœa nhóm. Tuy chưa hề gặp ông Phương nhưng ông Anderson nhận xét thấy được có nhiều sự giống nhau về phong cách mà ông Phương và ông bị kết tội. (LND: Mark Tedeschi, QC, công tố viên trong vụ xưœ cuœa ông Phương cũng là công tố viên từng chịu trách nhiệm truy tố ông Anderson. Được biết ông Anderson đã kiện ông Tedeschi về phong cách hành xưœ không đúng đắn trong vụ án cuœa chính ông, và nội vụ đang được NSW Bar Council đưa ra tố tụng, chưa có kết quaœ).

Trong cộng đồng Việt Nam cũng có một vài sự yểm trợ cho ông Phương,nhưng những sự yểm trợ này rất thầm lặng (low key). Một nữ luật sư treœ tuổi gốc Việt Nam, không muốn nêu danh tính, đã thuyết trình trong một buổi họp gần đây do CEFUP tổ chức ơœ nội thành Sydney. Một nhóm nhoœ đàn ông gốc Việt hiện diện trong số khoaœng 20 người tham dự buổi họp.

Người ta có thể dễ dàng cho rằng CEFUP là một nhóm bạn hữu, vì bị tình caœm dành cho ông Phương, nên đã mù quáng yểm trợ một keœ mà họ không thực sự hiểu biết. Làm sao họ có thể yểm trợ cho ông Phương khi đã có 2 người ra làm chứng về sự tham dự cuœa ông trong vụ án mạng" Còn những hồ sơ về các cú điện thoại lưu động đã đặt để ông Phương trong đêm ấy ngay ơœ khu vực xaœy ra án mạng và ơœ khu vực mà khẩu súng tang vật được tìm thấy trong lòng sông Georges thì sao"
Tuy vậy, nhóm yểm trợ cho ông Phương vẫn khăng khăng xác quyết, một lòng một dạ uœng hộ ông. Họ nói không những ông không thể nào tham dự vào một tội ác như thế, mà sự tin tươœng cuœa họ về việc ông bị ghép tội là kết quaœ cuœa việc theo dõi, và lắng nghe, các bằng chứng được trưng bày từ cuộc điều tra cuœa Coroner’s Court cùng với ba phiên xưœ. Họ khẳng định rằng đã có nhiều áp lực xã hội cũng như chính trị rất mãnh liệt để truy tố bất cứ một ai đó về cái chết cuœa John Newman cho nên caœnh sát đã quyết định sẽ truy đuổi ông Phương mà không cần đếm xỉa đến việc gì khác.
Sức lực cuœa bà Killian xem chừng vô tận. Là một công chức cao cấp cuœa NSW, bà đã lấy phép nghỉ thường niên để dự khán phiên xưœ cuœa ông Phương và giúp đỡ phe biện hộ với những công việc căn baœn. Cuối tuần, bà thường xuyên vào thăm viếng ông Phương trong tù. Bà Killian nói: “Xin lỗi, nhưng thời ấy, thí dụ nếu bà là một người ơœ Cabramatta, và bà được xem là một người Á Châu có nhiều aœnh hươœng và quyền lực, và bà muốn hạ gục một keœ nào đó, thì tại sao bà lại phaœi chạy vòng vòng nhờ cậy mấy thằng phụ việc xem máy kéo (poker machine attendants) hay mấy thằng gác cưœa người Li Băng (Lebanese) tổ chức một cuộc ám toán trong khi bà không hề biết nếu chúng có dây mơ rễ má gì đến súng ống hay không" Đấy là một chuyện hoàn toàn phi lý. Cũng như rất nhiều điều khác về vụ án này - chúng hoàn toàn phi lý”.

Bà Killian lý luận rằng phần lớn lập luận cuœa phe công tố đều dựa vào bằng chứng cuœa rất nhiều nhân chứng đã được miễn tố và đã từng bị lôi ra trước UŒy Ban Bài Trừ Tội Ác (NSW Crimes Commission). Thế nhưng phần lớn những sự việc xaœy ra tại nơi này lại không được trưng bày trước tòa. Bà tin tươœng rằng nhiều nhân chứng vì quá kinh hãi nên nói bất cứ điều gì miễn không bị rắc rối thì thôi. Bà nói: “Những người này đều từng là người tÿ nạn và bị lôi cổ đến NSW Crimes Commission”.

Bà Killian cũng tuyên bố rằng hai nhân chứng chuœ yếu, tên A và tên B, danh tính đã bị tòa ra lệnh cấm phổ biến, thay đổi câu chuyện cuœa chúng vào mỗi phiên xưœ. Tên A, bị truy tố là keœ đã cầm súng nã đạn trong phiên tòa đầu, trơœ thành nhân chứng trong phiên tòa thứ nhì. Tên A lúc ấy đã bị giam trong suốt 18 tháng trời, đã phaœi traœi qua một phiên xưœ bị quan tòa huœy boœ (LND: Quan tòa ra lệnh huœy boœ vì công tố viên đã tiết lộ cho bồi thẩm đoàn một sự việc mà trước đó, tòa đã ra lệnh cấm tiết lộ vì nguy cơ tạo định kiến bất công từ bồi thẩm đoàn), đang sắp sưœa bị xét xưœ một lần nữa, và mẹ cuœa y lúc ấy cũng hăm dọa sẽ tự sát. Và trong hoàn caœnh như thế mà tên A đã trơœ cờ. Bà Killian cũng nêu rõ thêm rằng những nhân chứng được dùng để chứng thực cho lời khai cuœa A và B không bao giờ đến hầu tòa caœ. Một keœ trốn mất và keœ khác thì bị khuœng hoaœng tinh thần.

Một trong những xác quyết khá táo bạo (contentious) cuœa CEFUP là có một người đàn ông khác đã thú nhận tội lỗi nhưng caœnh sát đã không hề điều tra người này kỹ càng. Ông này được cho rằng đã tự thú vào tháng 2/99, với một người yểm trợ cho ông Phương, bà Marion Lê OAM (LND: Một người quen thuộc với cộng đồng Việt Nam trong gần ba thập niên qua vì đã luôn luôn năng nổ, giúp đỡ cho việc định cư người tÿ nạn và liên tục tranh đấu cho quyền lợi cuœa người tÿ nạn, từ người Việt trong những thập niên 70, 80, sang đến người Trung Hoa, Bosnia trong thập niên 90 và trong những năm gần đây, người A Phú Hãn, người Iraq.v.v...). Sau đó, bà Marion Lê đã bí mật thu băng một cuộc đối thoại khác với ông ta. Cuốn băng này được chuyển giao cho caœnh sát và khi caœnh sát thẩm vấn ông này thì ông ta tuyên bố rằng ông nói dối trong lúc tự thú. Trong phiên xưœ thứ nhì, người đàn ông này đã bị công tố kêu ra tòa làm chứng và ông khai với tòa là ông ơœ nhà với vợ ông trong đêm xaœy ra án mạng. Hồi đầu năm nay, bà Marion Lê bị tòa phán quyết đã vi phạm đạo luật Listening Devices Act, nhưng thẩm phán chuœ trì quyết định không ghi nhận hồ sơ phạm tội (declined to record a conviction).

CEFUP đã đưa lên nhiều câu hoœi về một vụ án vô cùng phức tạp. Họ nói bằng chứng rằng các cột đài điện thoại có thể theo vết một người sưœ dụng điện thoại lưu động đã không được trình bày một cách đúng đắn đến bồi thẩm đoàn và kỹ thuật vào thời điểm ấy chỉ có thể đặt để người sưœ dụng điện thoại trong một vùng rất rộng lớn, bao quát. Họ cũng nêu lên câu hoœi vì sao cây súng lại có thể được tìm thấy chỉ sau hai ngày mò lặn, bốn năm sau khi án mạng xaœy ra" Vì sao bồi thẩm đoàn tuyên bố David Dinh, keœ bị cáo buộc là sát thuœ, và Quang Đào, người bị cáo buộc là tài xế lái xe tẩu thoát, vô tội nhưng lại vẫn kết tội ông Phương là keœ chuœ mưu tội ác này" Cho đến bây giờ, caœnh sát vẫn chưa tóm bắt được keœ đích thực đã nổ súng.

Ông Phương nói rằng ông sẽ rưœa sạch tên tuổi cuœa ông. Vào tháng 11 tới đây, tòa Kháng Án tiểu bang NSW (NSW Court Of Criminal Appeal) sẽ xét xưœ đơn xin kháng án cuœa ông. Ông Phương thề rằng nếu không thành công, ông sẽ đệ đơn lên Tối Cao Pháp Viện Úc (High Court). Tuy vậy, đối với caœnh sát, phe công tố và quần chúng, vụ án đã được bồi thẩm đoàn quyết định, và đã là chung quyết. CEFUP có caœ một công tác khó khăn không kém việc đội đá vá trời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.