Hôm nay,  

Chỉ Thị Lãnh Đạo Và Quản Lý Báo Chí Của Thủ Tướng Dũng

21/12/200600:00:00(Xem: 4779)

Chỉ thị lãnh đạo và quản lý báo chí của thủ tướng Dũng

Ngày 29 tháng 11 năm 2006, sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg áp dụng kết luận của Bộ Chính trị (Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006) liên quan đến việc tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí có tên là: Chỉ thị về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí”, dư luận trong nước và ngoài nước khá xôn xao, kể cả các hãng thông tấn nước ngoài. Bút mực đã mất nhiều cho cái Chỉ thị kỳ lạ này.

Nội dung Chỉ thị ra lệnh cho Bộ Văn hóa - Thông tin và các Bộ khác cũng như các cơ quan ngang Bộ, tận đến các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương siết chặt sinh hoạt của các cơ sở truyền thông và báo chí trên toàn quốc.

Chỉ thị nhắc đến một Quyết định trước đây của thủ tướng Phan Văn Khải ký (số 388/QĐ-TTg ngày 13/5/2005) có nội dung tương tự.

Điều kỳ lạ thứ nhất là nhà nước cộng sản Việt Nam không dấu diếm cái quyền hành tuyệt đối của Bộ Chính trị (mặc dù ai cũng biết) ít nhất là về mặt thủ tục ngoại giao quốc tế. Ông thủ tướng ngang nhiên ký Chỉ thị nói là để thực hiện một kết luận của Bộ Chính trị. Điều này chứng tỏ Văn thư số 388 trước đây của thủ tướng Phan Văn Khải có lẽ đã được các cấp đảng thừa hành ở dưới xem như một sự “biết rồi nói mãi” không đáng quan tâm. Cho nên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải dùng đến quyền hành của Bộ Chính trị để răn đe các cấp đảng.

Cái kỳ lạ thứ hai là người ta nhìn Chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như một hình thức chận đứng cao trào  tự do ngôn luận đang dâng cao trong nước qua những tờ báo điện tử ở nước ngoài phóng vào trong nước, các lời tuyên bố của các nhà đấu tranh dân chủ, các cuộc phỏng vấn của các đài quốc tế có chương trình Việt ngữ có nhiều thính giả trong nước. Mặc dù lời lẽ trong Chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắm vào các cơ sơ truyền thông nội bộ của đảng.

Một số nhà bình luận lạc quan nghĩ rằng quốc hội Hoa kỳ đã thông qua Quy chế Thương mãi Bình thường Vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations – PNTR), và Việt Nam sắp chính thức trở thành hội viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organization – WTO) nên Bộ Chính trị cần ban hành các biện pháp đề phòng để chận đứng sự tự do ăn nói làm mất quyền hành của đảng.

Nhưng có thật như vậy không" Hay mục tiêu Chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn nhắm vào một cái gì chính yếu hơn" Qua hội nghị các nước trên vành đai Thái bình dương (APEC) tổ chức tại Hà Nội tháng 11 vừa qua đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ có khả năng khống chế dư luận. Các nhà dân chủ bị bao vây, báo chí nước ngoài có hàng trăm người ở Hà Nội không ai sục sạo đi tìm gặp các nhà dân chủ (như năm 1974, 1975 khi đến Saigòn họ sục sạo ra tận nhà tù Côn sơn chụp hình chuồng cọp, gây lộn với cảnh sát để vào tận các trung tâm giam giữ thăm tù nhân chính trị …), và các nhà lãnh đạo đến tham dự APEC đều để thì giờ nói chuyện làm ăn buôn bán, hơn là chuyện các nhà dân chủ đang bị bao vây.

Điều này chứng tỏ chính quyền Cộng sản Việt Nam không phải vì sợ tiếng nói của các phong trào dân chủ mà ban hành Chỉ thị này. Trên thực tế những tiếng nói này chưa được phổ biến rộng rãi trong nước. Những cuộc phỏng vấn của các đài nước ngoài đối với các nhà dân chủ trong nước thì đối với đảng Cộng sản Việt Nam là một cây dao hai lưỡi. Trước hết họ chứng tỏ với nước ngoài “Việt Nam cũng có tự do”, đồng thời qua các cuộc phỏng vấn đó họ đo lường khả năng nhân sự và những toan tính của những phong trào đấu tranh dân chủ. Người Cộng sản Việt Nam để cho các nhà dân chủ nói để làm công tác tình báo.

Vậy Chỉ thị của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nằm đâu xa ngoài vấn đề nội bộ của đảng.

Hiện trên toàn quốc có chừng 500 tờ báo và tạp chí. Nhiều tờ báo thuộc quyền quản lý địa phương, và các ký giả viết lách được tự do đến mức độ nào tùy thuộc vào đảng ủy địa phương, chính yếu là các Tỉnh ủy. Các Tỉnh đảng ủy đều do Bộ Chính trị chọn (bầu tại các tỉnh đảng bộ chỉ là hình thức) nên các Tỉnh đảng ủy luôn luôn xem nhiệm vụ mình là tuân hành chỉ thị của Chính trị bộ.

Có thể điều này đang được thay đổi.

Vào WTO thì các nhà lãnh đạo có cơ hội có nhiều lợi nhuận hơn, nhưng lợi nhuận đó lọt vào túi các cấp trung ương ở Hà nội hay ở Sài gòn trước. Các đảng bộ địa phương cần chuẩn bị tiếng nói độc lập của mình hơn đối với trung ương để có thể chia phần. Đây là một đe dọa lớn đến nổi ông thủ tướng thấy chữ ký của mình chưa đủ trọng lượng, phải mang “kết luận” của Chính trị bộ vào để yểm trợ. Nếu thủ tướng ký thì chỉ là một văn thư hành chánh (và loại văn thư này thì ngày nào chẳng có), nhưng nếu là một Chỉ thị đặc biệt qua sự quan tâm trực tiếp của Chính trị bộ thì đó là một vấn đề chính trị có tính cách sinh tử của đảng.

Bản tin của hãng thông tấn AP ngày 1/12/06 ghi nguyên văn một đoạn trong Chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau: “… Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để cho bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại cho đất nước.”

Văn từ hình như để đe dọa các nỗ lực tổ chức báo chí tư nhân của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, nhưng thật ra là nhắm đến nội bộ các đảng viên cấp tiến trong đảng. Ai có quyền và có thế để tư nhân hoá báo chí nếu không phải là các ông chúa tỉnh chúa vùng của đảng"

Từ nhiều năm qua Việt Nam bắt chước Trung quốc để cho báo chí (do đảng kiểm soát) thỉnh thoảng đưa ra những vụ tố cáo tham nhũng này nọ để chứng tỏ với thế giới báo chí có tự do và chính phủ không cũng có nỗ lực chống tham nhũng. Đương nhiên báo chí chỉ đụng đến những viên chức nhỏ, cùng lắm là cấp tỉnh và không có thế lực ở Trung ương. Còn các con cá lớn thì tuyệt đối không được đụng chạm đến. Tuy vậy qua các vụ tố cáo nói trên các nhà quan sát quốc tế đã đúc kết thành một bức tranh tham nhũng lớn hơn người ta có thể tưởng. Và đảng Cộng sản Việt Nam cảm thấy bất an.

Phóng viên AP khi tìm hiểu nguyên nhân của Chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được một nhân vật dấu tên ở Bộ Văn hóa - Thông tin cho biết lý do gần đây báo chí trong nước đã viết những đề tài không chính xác thí dụ như nhiều tờ báo đã nói đến vụ nhũng lạm hàng triệu mỹ kim tại Bộ Giao thông và do đó đã làm thiệt thòi uy tín của một số người vô can, cũng như có nhiều tờ báo nói về những đề tài về sinh lý và tình dục quá lộ liễu.

Những sự giải thích trên thật ra chỉ là những sự giải thích cho đúng chính sách. Chưa có bằng chứng gì rõ ràng chứng tỏ vụ PMU ở Bộ Giao thông là không có. Và các vụ giáo sư đại học cho nữ sinh điểm tốt để đổi tình dục vẫn còn sờ sờ ra đó. Càng giải thích càng làm cho người ta đoán tảng băng đang nằm dưới mặt nước càng lớn và cái chóp lòi lên trên còn quá nhỏ.

Đó là tảng băng của sự tự do ngôn luận trong nội bộ đảng. Dù sự đòi hỏi do một nguyên nhân tầm thường là để có tiếng nói chia chác quyền lợi khi Việt Nam bắt đầu thi hành các cam kết của WTO, nó cũng là một báo hiệu cáo chung sự kiểm soát truyền thông của đảng.

Khi chức vụ phải mua bán. Khi quyền lợi phải chia chác nhau như tình trạng hiện nay của đảng Cộng sản Việt Nam thì ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dù là Ủy viên Bộ Chính trị, dù là Đảng ủy Bộ Công an, dù là thủ tướng chính phủ và đem Thông báo của Bộ Chính trị để dằn mặt đảng viên, tôi nghĩ ông ta cũng khó thành công.

Một chuyển biến lớn đòi tự do ngôn luận đang manh nha trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam./.

Trần Bình Nam

Dec. 17, 2006

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Tài liệu tham khảo:

1. Chị thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006

2. Vietnam: We Won’t Privitize State Media (AP –Hà Nội 1/12/2006)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.