Hôm nay,  

HS Cấp 3 VN Được Du Học Mỹ 1 Năm...

16/12/200600:00:00(Xem: 11340)

RFA: HS Cấp 3 VN Được Du Học Mỹ 1 Năm...

Một chương trình trao đổi văn hóa đặc biệt giữa Mỹ-Việt và rất ít người biết, hôm 14-12-2006 được Đài Á Châu Tự Do RFA nói tới qua bài “Học sinh trung học Việt Nam qua Mỹ theo chương trình Trao đổi văn hoá...”

Bản tin của Thanh Trúc, phóng viên đài RFA, ghi nhận như sau:

“Chương Trình Trao Đổi Du Học Sinh, còn gọi là Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá, tức Exchange Students dành cho học sinh cấp trung hoc, đã đưa nhiều học sinh nam nữ Việt Nam sang học một năm tại những trường trung học cấp 3 ở Hoa Kỳ từ mấy năm nay.

Với sự đồng ý và phí tổn tài chánh mà phụ huynh trả cho chương trình, con em của họ đang học lớp Mười bên Việt Nam sẽ sang Hoa Kỳ hay một quốc gia khác để vào chương trình lớp Mười Một của trường bản địa.

Xa nhà trong độ tuổi khá non trẻ và thiếu kinh nghiệm, hẳn nhiên môi trường và nếp văn hoá hay sinh hoạt khác hẳn với cuộc sống ở nhà sẽ khiến các em bị giao động lúc ban đầu. Cái chính là nổ lực học hỏi phấn đấu và kinh nghiệm mà du học sinh trong Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá cần trang bị cho mình....”

Đài RFA trong chương trình hôm 14-12 đã phỏng vấn ba em học sinh trong chương trình trên, đó là “...ba học sinh đến từ Việt Nam mùa hè năm 2006 theo Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá để kịp nhập niên học 2006 -2007 này.

Trường và Anh Thư, cư ngụ tại TPHCM, một về trung học Farmington ở thành phố Farmington bang Arkansas, một về trung học Doss thành phố Louisville tiểu bang Kentucky. Bạn thứ ba, Dũng, ở Dalat, về trung học Mineral Wells tại thành phố cùng tên ở tiểu bang Texas. Trường, Anh Thư, Dũng, lần lượt tự giới thiệu.

Trong cảnh gặp gỡ tay bắt mặt mừng, Trường, Anh Thư và Dũng chia sẻ với nhau về những va chạm, vui buồn khi bước chân vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ mà các em phải trải qua hết học Junior tức lớp Mười Một ở Mỹ...”

Sau đây là trích cuộc phỏng vấn của RFA, một số câu các em trả lời phóng viên Thanh Trúc.

Anh Thư: Qua đây thì mấy môn học tương đối là nó dể, nhưng mà chỉ có vấn đề cái US History (Lịch Sử Mỹ ) và English. Môn Anh Văn nói chung thì có khi là dể có khi lại khó. Cái lạ là lúc đầu họ bắt mình đọc một cuốn sách rất là dể, lúc sau thì cuốn sách nó khó trời đất ơi. Còn môn Lịch Sử Mỹ thì tuỳ, có giáo viên lúc kiểm tra thì cho mở sách ra, có giáo viên thì không cho. Mình lại rơi vào giáo viên không cho mở sách nữa bởi vậy mới tiêu.

Nói chung giáo viên bên đây đa số giảng bài thì mở cái bản đồ lên giảng mà mình thì mù hết bản đồ bên Mỹ, giảng xong không hiểu gì hết... (...)

Trường: Phải nói là qua đây học thì nó cực kỳ nhẹ. Em bên đây thì không có nhận môn Lịch Sử Mỹ nên em không biết nó ra sao, chỉ có môn chính trị là gây rắc rối cho em thôi.

Thanh Trúc: Xin bạn Trường nói rõ hơn, môn chính trị học về cái gì và sao lại gây rắc rối cho em"

Trường: Môn chính trị thì học về những cấp bậc của chính phủ Mỹ, rồi học về những vị tổng thống từ trước tới giờ. Cô giáo nói là bắt buộc phải học thuộc nên nói chung rất là khó. Rồi học về citizen…

Thanh Trúc: Học về môn công dân hay là sao"

Trường: Cái môn chính trị em học nó là civic và economy nên tương đối khó... (...)

Dũng: Tại trước khi qua đây em cũng đọc nhiều sách, cũng có nhiều kinh nghiệm nên lúc qua đây thì không có bở ngỡ. Với lại cái tiểu bang Texas này chủ yếu người Mexico chiếm 30% trong trường học, Châu Á không nhiều chỉ có 5 học sinh là Châu Á. Trong trường của em bên này học sinh nó cũng thích người Châu Á lắm nên đối với em ai cũng thân thiện dễ mến hết.

Thanh Trúc: Còn trường học đối xử với học sinh ngoại quốc đi theo Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá như thế nào"

Dũng: Trường em học có đến 8 học sinh của Exchange Students, cho nên họ có nhiều sự quan tâm. Trong lớp học thì giáo viên rất là thích exchange student nên họ lúc nào cũng vui vẻ. Mình có gì không hiểu hay những bài tập khó thì họ giúp đỡ cho mình sau giờ học. Nói chung cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi lắm.

Anh Thư: Theo mình thì trường đối với mình là một nơi nói chung cũng rất dể. Bên đây mình không có bạn, chắc tại khó khăn về ngôn ngữ . Toàn thể trường hết 80% là người da màu nhiều khi họ nói mình không hiểu. Nói chung mình cũng hơi tình cảm cho nên cái gì mà đụng chạm là mình không nói chuyện.

Còn thầy cô bên đây thì đa số dễ tính. Ngoại trừ hai môn Lịch Sử Mỹ và Anh văn ra thì những môn kia A+ là chắc 100% rồi, rất là dễ. Giáo viên thì cởi mở thân thiện mình không hiểu cứ việc lên hỏi họ sẽ giải thích cho. Dũng: Mình thấy giáo viên bên này thoải mái chứ không gò bó như Việt Nam mình.

Trường: Giáo viên thì cực kỳ nice đối với em luôn. Chỉ có một điều là cái ngoại ngữ của em chưa được tốt nên có khi người ta nói một đàng mình làm một nẻo nên người ta hiểu lầm là mình không làm theo những gì người ta nói. Ngoài ra tất cả mọi cái đều tốt hết.

Với câu hỏi các em nghĩ gì và so sánh thế nào giữa nền giáo dục Hoa Kỳ và nền giáo dục Việt Nam, nhất là ngành giao dục cấp trung học mà các em đang học, Dũng, Anh Thư và Trường trả lời:

Dũng: Theo mình thì hai nền giáo dục rất là khác nhau. Ở Việt Nam học sinh từ lớp Sáu trở đi là đều học từ 12 tới 13 môn học. Còn bên Mỹ này mỗi năm chỉ cần chọn khoảng 6 tới 7 môn học thôi, chia đều ra hết từ thưa hai cho tới thứ Sáu.

Học liền tù tì nhiều khi một hai tháng sau thấy cũng chán. Còn ở Việt Nam thì học nhiều quá nên áp lực nặng nề, còn cái việc học thêm nữa hay phải cố gắng chạy đua vào trường chuyên cho nên cũng rất là khó khăn cho học sinh.

Bên Mỹ này em môn Toán lớp 12 em học thì chỉ tương đương lớp 9 lớp 10 của Việt Nam mình thôi.

Anh Thư: Em cũng thấy giáo dục bên đây khác xa bên Việt Nam. Vì em học trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai là trường điểm nên rất là khó. Thí dụ tất cả mọi thứ cần học trong chương trình lớp 10 hay 12 mà đã hoàn tất xong rồi thì họ sẽ lôi hết mấy cái thứ trên đại học xuống. Cho nên chắc mình qua đây cũng tại vì áp lực học bên Việt Nam nhiều quá. Học ở đây nhẹ hơn Việt Nam rất là nhiều và rất là dễ...(...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.