Hôm nay,  

Tội Ác: G.e.stano: Thủ Phạm Giết 41 Phụ Nữ Mỹ!

27/11/200600:00:00(Xem: 2651)
Tội ác: G.E.Stano: Thủ phạm Giết 41 Phụ Nữ Mỹ!

(Tiếp theo và hết)

Khi trở về trụ sở cảnh sát, thám tử Gadberry kiểm tra bảng số của chiếc Gremlin  bằng máy điện tóan và khám phá chiếc xe này được đăng bộ với tên Gerald Eugene Stano, một thanh niên 28 tuổi ở Ormond Beach. Trong khi đọc hồ sơ của kẻ tình nghi, ông ta để ý thấy người đàn ông này đãpha.m tội rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ bị kết án bất cứ gì. Hắn cũng là một kẻ tình nghi chính trong một số vụ hành hung các gái điếm địa phương khác. Ông Gadberry in ra tấm hình của kẻ tình nghi và mang nó cho nạn nhân xem. Khi nhìn thấy tấm hình này, cô ta đã quả quyết kẻ tình nghi này chính là người đàn ông đã hành hung mình, và đã ký vào một bản khai có tuyên thệ để buộc hắn tội hành hung gia trọng.
Thám tử Gadberry đã trình bầy những điều vừa khám phá với ông Crow và viên thám tử nhiều kinh nghiệm này đã ngay tức khắc quan tâm đến vụ án này. Ông ta đang bận rộn làm việc để nhận diện kẻ giết chết Mary Carol và Gerald dường như rất  phù hợp với những chi tiết như sau: người đàn ông da trắng, tuổi cuối 30 hoặc đầu 40, sống trong khu vực Daytona Beach, lái một chiếc xe bình thường, thường đón những gái điếm xin quá giang xe, thù ghét đàn bà, dễ nổi giận, trước đây đã giết người và sẽ giết người lần nữa.
Vào ngày 1 tháng Tư, 1980, hai ông Gadberry và Crow đưa Gerald vào phòng thẩm vấn. Trước khi cuộc thẩm vấn bắt đầu, ông Crow đã cung cấp cho thám tử  Gadberry một số câu hỏi mà ông đã biết trước các câu trả lời. Không bao lâu sau ông Crow khám phá một đặc điểm của kẻ tình nghi này là bất cứ khi nào Gerald nói sự thật hắn đêu ngồi nghiêng người ra phía trước và khi nói dối hắn ngả lưng dựa vào ghế.
Sau một tiếng đồng hồ thẩm vấn liên tục, Gerald cuối cùng thú nhận vụ hành hung cô gái điếm này. Và đến lượt ông Crow tra hỏi, ngồi đối diện với Gerald, ông tự giới thiệu với hắn rằng: “Gerald, tôi là Chánh thám tử Paul Crow. Tôi có một số vấn đề mà tôi nghĩ anh có thể giúp tôi giải quyết chúng. Tôi có một cô gái bị mất  tích… tôi tự hỏi không biết anh có nhìn thấy cô ta ở đâu không.” Sau đó ông Crow đưa ra một tấm hình của Mary Carol Maher và đặt nó trên bàn. Gerald xem tấm hình trong vài phút và rồi nói: “Vâng, tôi đã nhìn thấy cô ta trước đây.” Sau đó hắn nói đã nhìn thấy cô gái này tại một nhà trọ địa phương trong tháng trước đó. Khi ông Crow hỏi hắn có đến gần cô gái này không, Gerald dựa lưng vào ghế và nói hắn đã cho cô ta quá giang xe  tới Atlantic Avenue và kể từ đó đã không gặp cô gái này lần nữa.

NHỮNG TIẾT LỘ HẾT SỨC RÙNG RỢN!

Ông Crow biết Gerald  đang nói dối và ông quyết định thay đổi đề tài. Ông hỏi: “Gerald, anh đang lo lắng điều gì vậy"” Gerald ngả người ra phía trước và nhìn thẳng vào mắt ông Crow. Hắn nói: “Ngày hôm nay ông có tôi ở đây, Ngày hôm nay là ngày cha mẹ tôi nhận tôi làm con nuôi.” Theo biên bản của cảnh sát, Gerald bắt đầu nói về thời thơ ấu và sự liên hệ tình cảm của hắn với cha mẹ. Sau một lúc  ông Crow chuyển trở lại vấn đề Mary Carol Miller. Gerald thay đổi lời khai trước đây “ddã bỏ cô gái này xuống đường Atlantic Avenue” và nói rằng hắn chở cô ta một lúc và cuối cùng ngừng xe tại một siêu thị địa phương để mua bia.
Ông Crow hỏi: “Cô gái vẫn ngồi trong xe trong khi anh vào siêu thị để mua bia"”
Gerald đáp: “Vâng.”
“Anh có chắc là đã không cố thọc tay vào quần cô ta, Gerald"”
“Vâng.”
“Anh đã làm như vậy nhưng cô ấy không muốn phải không"”
“Vâng đúng.”
“Như vậy anh đã làm gì" Có phải anh đã đánh cô ta phải không" Anh đã nổi cơn điên phải không, Gerald"”
“DDúng, tôi đã nổi giận và đã đâm cô ta.”
“Hãy kể với tôi anh đã đâm cô gái này như  thế nào.”
“Tôi mang theo con dao dưới ghế . Tôi lấy nó ra và đâm cô ta một số lần vào ngực. Cô gái mở cửa xe và cố nhảy ra ngòai, nhưng tôi đã chém vào chân và lôi cô ta trở vào xe. Tôi đóng cửa xe, cô ta té vập đầu vào bảng đồng hồ (dashboard) và bắt đầu thở hồng hộc. Tôi đâm thêm một số lần nữa vào lưng cho tới khi cô không còn cử động nữa, và tôi đưa cô ta…..”
Chánh thám tử Crow ngắt lời hắn: “Thôi đừng nói nữa. Chúng ta hãy lên xe. Anh chỉ đường, tôi lái xe.” Khi  chạy đến một khu vực đổ rác, Gerald chỉ cho hai ông Crow và Gadberry nơi hắn vứt bỏ xác chết và mô tả đã đặt xác chết nằm trong tư thế như thế nào. 
Khi trở về đến trạm cảnh sát, Gerald ký vào bản tự thú giết chết Mary Carol. Trong khi ông Crow hòan tất thủ tục giấy tờ, thám tử Larry Lewis yêu cầu được thẩm vấn Gerald về một trường hợp mất tích khác. Toni Van Haddocks, một gái điếm 26 tuổi, được báo mất tích ngày 15 tháng Hai, và ông Lewis nghi ngờ Gerald có thể đã biết điều gì đó về vụ này. Ông Crow đồng ý và lấy một tấm ảnh của cô gái này đi vào phòng thẩm vấn và đặt nó trước mặt Gerald. Ngay khi nhìn thấy tấm hình này, Gerald dựa lưng vào ghế và trả lời hắn chẳng bao giờ nhìn thấy cô gái này. Biết hắn nói dối, nhưng vì chưa có đủ tin tức và bằng chúng về trường hợp này để tra hỏi nên ông Crow quyết định chờ. Trong lúc đó, Gerald bị buộc tội giết chết Mary Carol Maher và bị giam giữ trong nhà tù của tỉnh.
Ngày 15 tháng Tư, 1980, một cư dân ở Holly Hill, gần Dayton Beach, đã tình cờ tìm thấy một sọ người trong khu vườn của ông. Cảnh sát đã lục sóat cả khu vực và cuối cùng tìm thấy thêm một số mảnh quần áo nữa. Một cuộc giảo nghiệm sau này nhận diện được nạn nhân là Toni Van Haddocks. Nguyên nhân gây ra cái chết này được nghĩ  là do  nhiều vết dao đâm vào đầu.
Sau khi biết được căn cước của nạn nhân, ông Crow đưa Gerald trở lại phòng thẩm vấn và bắt đầu tra hỏi hắn. Theo tác giả Ecker, Gerald thọat tiên phủ nhận giết chết phụ nữ trẻ này, nhưng sau một tiếng đồng hồ trôi qua hắn bắt đầu ngã quỵ trước những câu hỏi dồn dập của viên thám tử điều tra đầy kinh nghiệm. Cuối cùng hắn thú nhận và ký tên vào bản thú tội giết chết Toni Van Haddocks. Ông Crow bắt đầu tự hỏi bao nhiêu cô gái có thể đã bị Gerald giết chết và ông bắt đầu xem xét tất cả các vụ án chưa giải quyết kể từ năm 1975. Trong đó có cô gái 16 tuổi tên Linda Hamilton bị tìm thấy giết chết ngày 22 tháng Bẩy, 1975, gần một nghĩa trang của người Da đỏ. Cô gái này lần cuối cùng được nhìn thấy đi bộ dọc theo con đường Atlantic Avenue. Trong tháng Giêng, 1976, xác chết của cô gái 24 tuổi, Nancy Heard, được tìm thấy gần Bulow Creek Road. Xác chết của cô được che đậy bằng cành cây. Người đàn bà trẻ này được nhìn thấy xin quá giang xe trên đường Atlantic Avenue. Và Ramona Neal, một cô gái xinh đẹp 18 tuổi từ Georgia, được tìm thấy ở Tomoka State Park trong tháng Năm 1976. Xác chết này cũng được che đậy bằng cành cây.
Nhiều kẻ giết người hàng lọat đi lang thang hàng trăm cây số để tìm một nạn nhân, và ông Crow bắt đầu tự hỏi không biết bao nhiêu quận mà Gerald có thể đã đi tới để săn tìm các con mồi. Sau khi xem xét tất cả các hồ sơ ở địa phương, ông bắt đầu xem xét  các quận lân cận. Ở Bradford, cách Daytona khỏang 150 cây số, xác chết của một người đàn bà trẻ được tìm thấy trong một khu sinh lầy. Cô ta lần cuối cùng được nhìn thấy ở Daytona Beach, gần đường Atlantic Avenue.
Sau khi xem xét rất kỹ quá khứ của Gerald, ông Crow biết được rằng Gerald đã sống ở nhiều nơi khác nhau trong tiểu bang Florida kể từ đầu thập niên 1970, và một thời gian ngắn ở New Jersey. Ông liên lạc với sở cảnh sát ở Stuart, Florida, và biết được rằng họ đã có một số trường hợp các phụ nữ trẻ bị giết chết chưa giải quyết ở khu vực đó trong đầu thập niên 1970. Tất cả các nạn nhân đều là phụ nữ trẻ, xác chết của họ đều bị đặt trong tư thế làm điệu bộ và bị che đậy bởi cành cây. Thám tử Crow nhận thấy không dễ làm cho Gerald thú nhận thêm một vụ giết người khác nữa, chứ đừng nói chi đến một chục vụ hoặc nhiều hơn.

CUỘC PHIÊU LƯU GIẾT NGƯỜI

Nhận thấy mọi cánh cửa đang đóng lại Gerald Steno quyết định mặc cả để nhận tội nhằm cứu mạng. Các công tố viên có trong tay những lời tự thú, nhưng họ không muốn có một cuộc chiến tòa án lâu dài và đồng ý rằng nếu Gerald nhận tội giết chết Mary Carol Maher, Toni Van Haddocks và Nancy Heard. Hắn sẽ lãnh ba án tù chung thân liên tiếp, mỗi bản án chung thân này phải ở tù ít nhất 25 năm. Gerald đồng ý, và vào ngày 2 tháng Chín, 1981, Chánh án S.James Foxman chấp nhận sự mặc cả nhận tội này và chính thức tuyên phạt ba bản án tù chung thân.
Gerald bị đưa đến nhà tù quận và cuối tuần đó bị chuyển tới nhà tù tiểu bang Florida. Trong khi ở nhà tù quận hắn khoe khoang về thành tích giết người vàsay sưa với sự chú ý mà hắn thu hút được. Tuy nhiên trong nhà tù tiểu bang dường như chẳng ai quan tâm đến hắn. Điều này làm Gerald trở nên bồn chồn khó chịu và hắn quyết định liên lạc với ông Crow – thậm chí điều này có nghĩa hắn có thể phải trả bằng chính mạng sống của hắn.
Ông Crow rất  vui mừng khi nhận một bức thư từ Gerald, hắn gợi ý sẵn lòng để nói chuyện. Ông liên lạc với nhà tù và được phép chuyển Gerald tạm thời trở lại nhà tù của quận. Trong cuộc thẩm với với ông Crow, Gerald thú nhận thêm một lọat các vụ giết người nữa: gồm xác chết bị thối rữa của Cathy Lee Scharf, một cư dân 17 tuổi ở Port Orange, Florida, được tìm thấy trong một khu rừng  gần Titusville ngày 19 tháng Giêng, 1974;  xác chết của Susan Bickrest, cư dân 24 tuổi ở Daytona Beach, được tìm thấy trôi lềnh bềnh trong con rạch Spruce Spring Creek tháng Mười Hai 1975. Và Mary Muldoon, 23 tuổi, được tìm thấy trong một đường mương hồi tháng Mười Một 1977.
Không dừng lại ở đó, Regald tiếp tục thú nhận thêm các vụ giết người nữa gồm: Janine Ligotino 19 tuổi, Barbara Anna Baur 17 tuổi, Bonnie Hughes 31 tuổi, Diana Valleck 18 tuổi, Emily Branch 21 tuổi, Christina Goodson 23 tuổi, Phoebe Winston 18 tuổi, Joan Foster 18 tuổi và Susan Basile 12 tuổi. Khi cuộc thẩm vấn sắp kết thúc, Rerald lại nhớ thêm hai nạn nhân nữa: Sandra DuBose 35 tuổi, xác chết được tìm thấy gần Daytona Beach trong năm 1978; và Dorothy Williams, 17 tuổi, được tìm thấy trong một rãnh nước gần Atlantic Avenue trong năm 1979. Gerald đã bảo đảm với Chánh thám tử Crow rằng sẽ không còn xác chết nào nữa và hắn đã thú nhận mọi hành động giết người mà hắn đã phạm.
Ngày 8 tháng Sáu, 1983, Gerald nhận tội giết chết Susan Bickrest và Mary Muldoon. Chánh án Foxman tuyên phạt hắn tử hình. Tên sát nhân này đã không bầy tỏ một chút sự xúc cảm nào khi bản án được đọc lên và hắn đã mau lẹ bị đưa trở về nhà tù Florida State Prison. Đến tháng Chín 1983, Gerald bị kết án giết chết  Cathy Lee Scharf. Tiểu bang đưa ra lời thú nhận được ghi âm của Gerald, trong đó hắn thú nhận đã cho Scharf quá giang xe và rồi giết chết cô ta.
Ngày 22 tháng Năm, 1986, thống đốc tiểu bang Florida ký lệnh xử tử  đầu tiên Gerald. Cuộc hành hình hắn được định vào ngày 2 tháng Bẩy, 1986. Theo các tài liệu tòa án được cung cấp bởi trường luật University College of Law, chỉ một ngày trước khi cuộc xử tử được tiến hành,  ngày 1 tháng Bẩy, 1986, Gerald nạp thỉnh cầu xin đình hõan. Tòa đồng ý trì hõan cuộc hành hình đến 10 am ngày 2 tháng Bẩy, 1986, để cho phép Gerald có cơ hội kháng án phán quyết của tòa. Ngày hôm sau cuộc hành hình Gerald tạm thời được đình lại.
Đơn kháng án của Gerald sau đó đã bị bác và ngày 4 tháng Sáu, 1987, thống đốc ký lệnh xử tử thứ hai. Cuộc hành hình đựơc định ngày 26 tháng Tám, 1987. Tuy nhiên Gerald lại nạp đơn xin án lệnh thẩm xét quyền giam giữ can phạm (writ of habeas corpus) tại tòa United States District Court of Florida ngày 22 tháng Tám, 1987. Tòa án này đã đồng ý tạm đình hòan cuộc hành hình.
Lần nữa đơn kháng án của Gerald bị bác, và thống đốc Florida đã ký lệnh tử hình lần thứ ba. Cuộc hành hình hắn lại được định vào ngày 29 tháng Tư, 1997.  Thế nhưng vì sự trục trặc của ghế điện trong cuộc xử tử Pedro Media đã khiến tòa quyết định đình hõan cuộc hành hình Gerald lần nữa. Đến ngày 20 tháng Mười, 1997, tòa tuyên bố rằng vấn đề của chiếc ghế điện đã được sửa chữa và nó không phải là cách trừng phạt độc ác hoặc bất thường. Việc đình hõan cuộc hành hình của Gerald được hủy bỏ và vị thống đốc định lại ngày xử tử  là 23 tháng Ba, 1998. Sau đó, một số lời thỉnh cầu thêm nữa bị thất bại, vận may của Gerald đã hết.
Gerald Stano đã không nói một lời nào với các người lính gác trong khi họ áp giải hắn tới phòng tử hình. Trong khi các nhân viên an ninh trói tên tử tù này vào chiếc ghế điện, Raymond Neal nóng lòng chờ đợi đằng sau kính cửa sổ của phòng tử hình, cách xa người đàn ông đã giết chết cô em gái của ông chỉ khỏang ba mét. Sau này Neal đã nói với các phóng viên của hãng thông tấn AP rằng: “Tôi nói, ‘Hãy chết đi con quái vật’. Dòng điện chạy vào người hắn và hắn co giật thật mạnh. Tôi nhìn thấy sự sống thóat ra khỏi hai bàn tay của hắn. Tôi cảm thấy hàng tấn gạch đã được lấy đi khỏi người tôi. Sau cuộc hành hình, tôi và các em trai đã cùng hút xì-gà để chia vui. Tôi không thể bầy tỏ cảm xúc thật sự của mình, và rất vui vì tiểu bang Florida đã can đảm để duy trì chiếc ghế điện. Ít nhất thì cũng có một giây khắc trải qua sự đau đớn. Với mũi thuốc độc, kẻ phạm tội chỉ từ từ đi vào giấc ngủ.”
Cuối cùng, Gerald Stano đã thú nhận giết chết tổng cộng 41 phụ nữ trẻ tuổi. Mặc dù nhiều lời thú nhận của hắn đã chẳng bao giờ được xét xử ở tòa án và một số các nạn nhân vẫn chưa được nhận diện, hầu hết các viên chức cảnh sát đều xem vụ án này đã kết thúc.


Mỗi tuần một chuyện của vợ tôi: Người Về - Trần Ngân Tiêu

Ở nhà con Lan ra thì đã gần mười giờ đêm rồi nên không thể đi thương xá được tôi bảo Yến thôi về nghỉ mai hãy đi. Mùa lễ lậy đến thì tôi rất bận rộn lớp thì việc ở sở qúa nhiều lớp thì Yến cứ đòi đi chợ vì sắp "Thanksgiving " rồi nên nó "on sale" dữ lắm.
Yến than thở bâng quơ:
- Tưởng đến chơi một chút thôi, không ngờ ngồi chơi lâu qúa quên cả giờ giấc. Anh cũng không nhắc em nữa, anh tệ thật.
Tôi chưng hửng:
- Ối giời đất ơi! Ngồi nói chuyện với bạn bè quên cả thời gian mà bà lại đổ thừa cho tôi. Đã đến thăm bạn bè thì thăm đến nơi đến chốn chứ chẳng lẽ vừa mới đến đã vội nói phải đi "shopping" bây giờ hay sao.
Bà bạn đây là bà bạn Diễn của Yến, bạn theo cái kiểu gặp nhau ngoài chợ nói chuyện lảm nhãm rồi hợp gu hợp khẩu thế là trởi thành bạn. Bà Diễn có đứa con gái tên Lan lấy chồng là một cậu trai trẻ người Mỹ tên Dave. Cu Dave nhà ta hồi học trung học có ghi danh vào quân đội trừ bị nên hồi đầu năm phải đi phục vụ tại A Phú Hãn. Có một mống con gái nên bà Diễn qúy lắm; bà thương con đến nỗi bà cứ tưởng ai cũng thương con bà như bà nên bất cứ chuyện gì bà cũng kêu bạn bè đến chia vui sẻ buồn. Khi có cháu ngoại bà cũng la ơi ới lên , rồi thôi nôi đầy tháng bà cũng ới bạn bè đến với bà. Vì không nỡ làm mất niềm vui của bà nên chẳng ai giữ kẽ e dè gì, riết rồi coi như chuyện trong gia đình.


Bữa nay bà mời bạn bè đến nhà con gái bà để chung vui về tin thằng rể mất tích trong vùng núi A Phú Hãn đã an toàn trở về đơn vị và có lẽ sẽ về phép thăm vợ con vào dịp lễ "Thanksgiving" này.
Hồi đầu năm khi tiễn thằng rễ qúy lên đường bà nằng nặc mời Yến đến trạm tiễn đứa với bà và con Lan. Bà nói với Yến rằng "bà đã từng là vợ lính, bà đã từng đưa tiễn trước kia, bà làm ơn đi với tôi để an ủi cháu một tí ". Yến đi thì tôi phải đi vì lý do là Yến không thích lái xe nhưng tôi biết lý do chính là nàng không muốn tôi "đơn côi" ở nhà một mình để thả hồn đi hoang. Nàng ngọt ngào "thôi đi với cháu một tí" thì tôi chẳng lý gì từ chối.
Cái cảnh đưa tiễn nó lâm ly hơn tôi ngày xưa nhiều. Ngày xưa tôi cưỡi "Honda" chở Yến ra bến xe đò , giao xe lại cho nàng leo lên xe, nàng quay xe về nhà thì là xong vì đã quen rồi. Thế cho nên tôi thông cảm đứng nhìn cảnh vợ chồng Dave và Lan cùng đứa con gái nhỏ bịn rịn vì đây là lần đầu trong đời nên tâm hồn chúng đâu có cứng rắn khô khan như tôi.
Đứa con gái nhỏ hai tay ôm chặt cẳng bố mặt đầm đìa nước mắt ngẩng lên nhìn bố nó trong khi Lan quấn chặt lấy Dave mà thân còn rung rung vì thổn thức. Tôi nghĩ tâm hồn Dave cũng tan tác không muốn cất bước. Nhưng đây là nhiệm vụ của người chiến binh Dave không thể từ nan.
Từ từ hai vợng chồng buông nhau ra, Lan dùng mu bàn tay lau vội nước mắt chắc nó không muốn chồng nhìn cảnh thảm não của mình khi ra đi. Với một nụ cười ai cũng thấy là gắng gượng trên môi Lan khẽ nói: "Anh ráng cẩn thận làm xong nhiệm vụ và an toàn trở về".
Dave cúi xuống bồng đứa con gái lên và ôm chặt như nói cho nó biết bố nó thương nó lắm rồi mỉm cười nói với con nhỏ: "Bây giờ con phải ngoan với má nhá khi bố đi xa". Đứa con gái mỉm cười mắt còn đẫm lệ hôn vào má bố nó rồi một tay với nắm chặt tay mẹ.
Dù lưu luyến mấy thì cũng tới phút phải gĩa từ. Dave vai đeo ba lô và một tay túi xách hôn vợ và con lần chót trước khi qua bước đi theo đồng đội lên máy bay quân sự để lại sau lưng vợ con và mẹ nó đứng đó trông theo. Nó không ngoảnh lạimột lần tôi chắc nó không muốn lòng nó nhủn lại.
Cảnh này trông não lòng hơn tôi ngày xưa khi ra đi. Có lẽ ngày xưa sự chia ly chỉ là một sự thường tình, chỉ khi về đơn vị thì nỗi nhớ mới mênh mông và có lẽ người yêu ở nhà mới cảm thấy trống vắng rồi cái gì không may xẩy đến sẽ đến. Tôi đùa bảo Yến:
- Ngày xưa bà chở tôi ra bến xe đò bà quăng cái bịch rồi quay xe ù té chạy tôi cũng chẳng kịp "mi mi" bà một cái. Bà coi bây giờ chúng nó mùi mẫn "romantic" không.
Yến xỉa vào trán tôi:
- Còn khiếu nại hả" Mi mi cho lắm vào rồi hai ba đứa con bò lổm ngổm ở nhà tôi không vội về thì ai trông con. Lòng dạ nào tôi còn mùi với ông ở bến xe đò.
Bà Diễn nghe vậy cũng cố cười lên cho con gái vui. Yến bảo Lan:
- Yên chí đi cháu. Con người có số hết đừng lo gì cả. Hồi đó bác mà thấy một ông lính lạ nào thập thò gõ cửa thì tim bác muốn nhẩy thót ra ngoài riết rồi cũng quen đi.
Có lẽ những người vợ lính trẻ bây giờ dù có phương tiện hơn xưa ở xứ ta như có cell phôn hay thư từ nhanh chóng nhưng chắc cũng không khỏi nôn nao nghe tin chiến sự từ báo chí hay TV hàng ngày. Sau hơn một tháng Dave ra đi thì một bữa kia Lan nhận được tin tiểu đội của Dave bị mất dấu sau khi bị một đơn vị địch bao vây. Thế là Lan nôn nóng báo tin cho mẹ, mẹ Lan lại gọi điện thoại báo đến những bạn bè thân để họ chia sẻ cái tin lo lắng. Con Lan thì ngày nào cũng đến nhà thờ cầu nguyện chúa phù hộ cho chồng nó thoát nạn.
Sau hơn ba tuần căng thẳng như vậy thì một tin vui gửi đến gia đình, đơn vị của Dave đã thoát hiểm trở về an toàn, thế là con Lan lại nôn nóng báo tin cho mẹ nó, rồi bà mẹ nó lại kêu bạn bè chia sẻ nỗi vui và mời họ đến nhà ăn uống để cũng chia nỗi vui của con Lan…
Trong số những người đến họp mặt ăn uống có lão Dick là một cựu chiến binh Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ Hoa Kỳ từng phục vụ bên VN nên lão nói chuyện với tôi rất dễ "hoà hợp". Chuyện lão kể là một chuyện thật cười ra nước mắt. Đó là chuyện lộn căn cước của một tử sĩ trên đường về cố quốc.
Đơn vị của Dick có chú binh nhì lùn tịt và nhỏ con tên là Quinn Tichenor quê ở Louisville, Tennessee. Quân đội đã chê cậu ta nhiều lần vì thiếu kích thước và không hiểu sao lần chót họ lại thẩy Quinn vào binh chủng thiết kỵ. Nếu mà đeo đủ hành trang thì cậu ta khổ cực lắm nhất là khi phải đi trên những bờ lúa trơn trượt tại VN. Mỗi lần cậu ta té kềnh ra thì nằm chịu chết không dậy nổi nên cần hai đồng đội lôi dậy. Điểm đặc biệt nữa là những quân nhân khác thường giắt ba-lô hay đầu nằm những cuốn tạp chí như Playboy hay vớ vẩn khác để giải khuây, còn Quinn nhà ta thì lúc nào cũng ôm một cuốn kinh thánh. Ngay cả khi đi hành quân dừng chân ở đâu thì Quinn cũng mang kinh thánh ra đọc. Khi đụng trận người khác lăm lăm tay súng thì hắn nhắm mắt lại cầu nguyện cái đã.
Dick nhớ lại là ngày mùng 9 tháng 11 năm 1968 khi đơn vị tấn công vào một bịnh viện của quân CS tại Thôn Hai tại Cao Nguyên miền trung VN thì bị khốn đốn. Vì nơi đây có hầm bê tông phòng thủ vững trãi đến nỗi đại bác của thiết kỵ khện dòng dã mà vẫn không chiếm được. Bữa đó đơn vị Dick có đến gần một tiểu đội "đi phép dài hạn" tức là gục ngã. Sau một đợt xung phong bất thành tuyến quân lùi lại và mọi người đang dưỡng sức và tính kế tấn công thì không hiểu hùng khí nổi lên thế nào mà Quinn bất thình lình ôm súng vùng lên lao vào tuyến địch, lớp bắn lớp quăng lựu đạn khiến đồng đội phải ồ theo để cứu Quinn nhưng đành bó tay vì hoả lực địch qúa mạnh. Thế là đơn vị Dick đành đứng ngó xác Quinn và vài đồng đội khác bỏ lại gần tuyến địch.
Qua một đêm gần tảng sáng phi pháo bất ngờ yểm trợ thì lần này quân CS chém vè chứ không cố thủ. Bực một cái là trong đêm lũ khốn ấy đã lục xét các tử thi của phe ta, lấy hết giấy tờ, giầy bút, đồng hồ viết máy, ngay cả thẻ bài chúng cũng bứt luôn. Hạ Sĩ Quan chung sự vụ là Trung Sĩ lão Markham từ hậu quân được chuyển tới để lấy lý lịch tử sĩ. Đêm qua CS pháo kích loạng quạng làm sao cái kiếng mắt bị bể dập nát mẹ nó mất khiến mắt kiếng trở thành một đám mây mờ nên bố Markham rờ mò thật khốn khổ. Một điều nữa là bố Markham mới đổi về đơn vị này chừng hai tháng nên chưa rành rẽ hết mọi người. Khi rờ đến xác Quinn thì thẻ bài của nó đã bị VC lấy mất rồi. Khi mang về đơn vị, Sĩ Quan Chung Sự (chức vụ lo việc an táng ma chay) kiểm soát lại từng túi xác để lấy lý lịch làm mộ bia.v.v. Khi rờ đến Quinn thì không có thiệp ghi gì ráo trọi. Được hỏi thì lão Markham nói: "Tôi chỉ nghe đồng đội họ nói hắn tên Quinn". Cha SQ chung sự giở danh sách đơn vị khi nhìn thấy tên John Guinn thì không rà xa hơn nữa mà ghi tên bịch xác của Quinn là John Guinn.
Vào ngày Chủ Nhật 12 tháng 11, tại thành phố nhỏ Elizabethton, tiểu bang Tennessee, Đại úy Stuart Lewis gõ cửa nhà bà Blanche Guinn xin gặp gia chủ. Sau khi xưng danh đại úy Stuart Lewis nói với bà Blanche: "Tôi rấy lấy làm đau lòng báo tin cho bà là John con trai bà đã tử trận tại VN ngày 9 tháng 11 vừa qua. Tôi là người có nhiệm vụ giúp bà lo lễ an táng cho John". Bà Blanche Guinn ngất xỉu liền khiến đại úy Lewis phải kêu đội cấp cứu đến chích thuốc cho bà khỏi bị chấn tim. Hai ngày sau, 14 tháng 11, bà Blanche nhận được thiệp chúc mừng sinh nhật của thằng Jon, con bà, và thư đề ngày 11 tháng 11 dấu bưu điện cũng thế.
Cậu em bà Blanche cũng cảm thấy lạ nên mời đại úy Lewis đến cho coi cái bức thiệp và hỏi:
- Đại úy có nghĩ rằng đôi khi quân đội cũng có sự nhầm lẫn không"
Ông đại uý này trong thâm tâm không tin có sự lầm lẫn kỳ cục này nên trả lời liền:
- Thưa bà quân đội không bao giờ có nhầm lẫn như vậy. Múi ngày giờ của mình ở đây và bên VN chênh  lệch nhau một vài ngày.
Thật sự múi giờ chỉ khác nhau một ngày, nhưng đại úy Lewis muốn cho bà Blanche yên tâm mà thôi. Tuy vậy ông cũng trở về đơn vị coi lại hồ sơ và gọi qua đơn vị chung sự thuộc đơn vị thiết kỵ tại VN xác nhận họ còn nói láo rằng đã "check" cả dấu lăn tay nữa nên đại úy Lewis quay lại xác nhận với bà Blanche là không có lầm lẫn.
Bốn ngày kế tiếp với đợi chờ để nhìn mặt con cho chắc ăn bà Blanche nôn nóng đến nỗi năm đứa con còn lại tuổi từ 7 tới 17 phải cố trấn an bà mẹ để bà khỏi bị ốm nặng. Thế nhưng đến ngày 19 tháng 11 khi quan tài của anh mình được đưa đến nhà thì chính những đứa con bà lại xúc động mạnh hơn bà mẹ. Xác tử sĩ vì bị bắn bể đầu và đã qúa một tuần nên được ghi chú là "không thể để quan chiêm được" (unviewable) nhưng bà Blanche vẫn đòi phải mở nắp quan tài cho bà coi mặt con. Nhưng vì vết thương qúa nặng và băng vải quá kỹ khiến cho sự nhận diện càng khó khăn trong một tình trạng nước mắt tràn trề như vậy. Để chắc ăn bà gọi cậu em và đứa con lớn thay bà vào coi và đòi hỏi cởi áo xác chết để coi vết xâm bà nhớ không lầm con bà có vết xâm ở bắp vai trái. Nhưng SQ chung sự cho biết vì xác đã hơi xình dễ bị mủn nên không thể cởi áo ra được cùng với sự thiếu kiên nhẫn của cậu em và thằng con lớn chúng cứ xác nhận bừa đúng là John rồi nên bà Blanche đành chấp nhận một sự thật là con bà đã tử trận.
Ngày 21 tháng 11 bà Blanche làm lễ an táng cho John, bà dùng hết số tiền của ngân khoản ma chay mà quân đội cấp cho mua một cỗ quan tài bằng sắt và một tấm bia đá để cho thân thể của John khỏi ướt bởi nước dưới lòng đất.
Sau đám ma đứa con thân yêu, ngày hôm sau bà Blanche đang ngồi thẩn thờ thương khóc John thì đại úy Lewis đến thăm. Sau vài câu thăm hỏi ông đại úy nói cho bà biết một tin như bom nổ bên tai bà:
- Thưa bà Blanche, chàng trai mà bà an táng hôm qua là con của một người khác không phải con bà. John con bà vẫn còn sống và cấp trên đã vội vã cho cậu về thăm bà và cậu đang trên đường về.
Bà Blanche hét lên một tiếng thật to và ngất xỉu trong tay ông đại úy Lewis khiến ông lại phải gọi đội cấp cứu để chích thuốc an thần cho bà. Khi tỉnh lại bà Blanche cho biết đầu óc bà bây giờ khô đặc, bà không biết cái tin nào là thật cái tin nào là lầm lẫn. Biết đâu cái tin sau có thể là một sự lầm lẫn tệ hại gơn cái tin trước. Rất may, 5 giờ sáng ngày Thanksgiving thằng John Guinn gọi bà từ California với giọng nói quen thuộc bà không còn nghi ngờ được: "Mẹ! Con không có sao, họ cho con về thăm mẹ. Nội ngày hôm nay con về tới nhà".
Đại úy Lewis giải thích cho biết lý do tại sao sự lầm lẫn đã được khám phá ra. Chẳng là tại lễ truy điệu tử sĩ ngày 20 tháng 11 tại tiểu đoàn của Dick (và Quinn Tichenor). Lễ này thường được cử hành mỗi tháng một lần để ghi danh những đồng đội đã nằm xuống vào đài tử sĩ với cây súng của họ gắn lưỡi lê cắm xuống đất và mũ sắt máng bên trên. Có bao nhiêu cây súng cắm như vậy là đơn vị đó có bao nhiêu đồng đội tử trận. Sau hồi kèn tiển đưa hồn tử sĩ thì đến phần xướng danh. Khi đọc đến tên John Guinn thì cu ta ở dưới hàng quân hô lên "Ê! Tôi còn sống nhăn đây mà ai lại khi không khai tử tôi vậy". Sĩ quan quản trị nhân viên được chỉ thị điều tra và duyệt lại hồ sơ thì khám phá ra người vắng mặt tức đã là "đi phép dài hạn" chính thật là Quinn Tichenor chứ không phải John Guinn.
Cùng lúc đó thằng cha phụ trách việc chôn cất ở nghĩa trang ở Tennessee được dựng dậy khỏi giường từ 5 giờ sáng ngày Thangs Giving để đào ngôi mộ mà mà tưởng là của John lên (quân đội mà, từ chối thế nào được). Quan tài được đưa vào một xe "van" quân đội và âm thầm chuyển đi để báo chí khỏi nhòm ngó làm rùm lên. Bây giờ xác tử sĩ phải chở đến Louisville, Kentucky, trú quán của Quinn Tichenor và phải làm sao đến đó để báo tin cho gia đình trước khi thân nhân của Quinn nghe được tin qua TV và báo chí.
Sáng đó Thelma Tichenor, vợ Quinn ăn Thanhsgiving với mẹ, đi thăm một bà cô mãi 10 giờ sáng mới về tới nhà. Trước đó khoảng ba tiếng đồng hồ, Thiếu tá Williama, sĩ quan tuyên úy tại Fort Knox đã gõ cửa nhà Thelma mỗi 20 phút vì ông ta không muốn báo tin sau khi gia đình họ đã biết tin qua TV.
Lúc Thelma đang nói chuyện điện thoại với mẹ thì có tiếng gõ cửa. Chị ta vội bảo mẹ chờ rồi bỏ máy xuống chạy ra mở cửa. Khi nhìn thấy một ông tuyên úy quân đội đứng trước cửa thì Thelma tím mặt hét lên:
- Không có chuyện chồng tôi tử trận phải không"
Ông tuyên uý phải biểu lộ bô mặt nghề nghiệp:
- Thưa bà tôi rất lấy làm tiếc báo tin ông Quinn Tichenor đã tử trận tại VN ngày…
Tiếng thét của Thelma khiến mẹ nàng ở đầu giây điện thoại bên kia nghe rõ và hiểu rằng chuyện tang tóc đã đến với con gái bà. Ông bà vội lái xe chạy qua để xoa dịu cơn đau của con gái và báo tin cho bố mẹ ruột của Quinn.
Ông tuyên uý lờ đi vụ Quinn đã được chôn cất theo nghi thức tại Tennessee với tên là John Guinn bởi vì công việc này phải nhờ đến kinh nghiệm ăn nói của đại tá McGraw xếp ông. Đại tá McGraw đã giải thích với gia đình Quinn rằng vì có sự khó khăn xác định lý lịch tử thi nên đã lầm lẫn chôn cất Quinn với tên khác nên việc báo tin và chuyển quan tài về đây bị chậm lại một vài ngày. Nội ngày đó "Chuyện Người Về Trong Ngày Thanksgiving" đã được báo chí đăng khắp nước. Đặc biệt bố mẹ ruột Quinn còn biết tin oái oăm này sau các bạn bè của mình và ông bà cảm thấy bất nhẫn khi bạn bè gọi cho biết diễn tiến sự việc còn rành rọt hơn chính mình khiến đại tá McGraw phải mang hết khả năng để vỗ về gia đình Quinn.
Xác Quinn đã được lăn dấu tay, xác định hồ sơ răng, tái trang điểm làm sao có thể viếng nhìn mặt được nên mãi sáu ngày mới được chuyển đến gia đình. Vì đã hơn 20 ngày nên phía trong quan tài được phủ bằng một lớp kiếng dầy từ thắt lưng trở lên để khỏi xông mùi.
Sau cùng Quinn được an tán ngày 1 tháng 12 tại phần mộ vợ chồng Quinn đã mua trước. Thelma máng trên quan tài một tấm "plaque" kỷ niệm sáu tháng ngày hôn nhật. Thelma nói:
- Anh là một người rất nặng lòng tin chúa. Khi qua VN anh tự nguyện rằng mình đi với mục đích cứu người, nếu không cứu được thân xác họ thì cứu linh hồn họ về chốn an bình đất chúa.
Kể xong câu chuyện Dick than với tôi:
- Chuyện lầm lẫn có thể xẩy ra, nhưng nếu chúng ta làm việc cẩn thận một chút thì chuyện dở khóc dở cười này đâu có thể xẩy ra làm cho bao nhiêu người nhức nhối. Khi nói tới "người về" chúng ta nghĩ đến một niềm vui như niềm vui của Dave và cháu Lan đây, chứ có ai ngờ lại có cảnh người về vất vả như Quinn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.