Hôm nay,  

Thánh Đường Sai Gòn Phúc Trình Công Tác Cứu Trợ Đợt 12

22/06/200200:00:00(Xem: 3697)
PHOTO: Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo đứng xem chất gạo cứu đói xuống xe tải.

(Đợt 12 từ June 3, 2002- June 13, 2002)

Kính thưa quí Đồng hương

Tôi (Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo) rời Los Angeles ngày 3-06-2002 Về Sàigòn lúc 12 giờ khuya 4-06-2002, lẻ dĩ nhiên vì giờ giấc thay đổi, nên cũng chẳng ngủ nghê gì được, ngày 05-06-2002 phái đoàn chúng tôi đến phát gạo tại trại Phong Cùi Bến Sắn cách Saigon khoản 30 km, đến nơi bà con phong cùi đã ngồi chờ đợi sẳn, tôi vào văn phòng gặp Bác Sĩ Lê Văn Trước, Giám Đốc Bệnh Viện, và các Soeur Nguyễn Thị Bảo & Soeur Đỗ Thị Lan phụ trách điều dưởng của trại, trước khi phát gạo Bác-Sĩ Giám Đốc cho biết sẽ làm lễ cắt băng khánh thành cho nhà máy phát điện cho Trại Phong Bến sắn do Cô Lâm Lệ Chi, một tù nhân cải tạo tặng để nhớ ơn Mẹ là Bà Cụ Hứa Bảo Ngọc, quê ở Nam Định, Bắc-Việt, Bác-Sĩ Giám Đốc nói từ nay trở đi không còn đi xin điện để mổ nữa, Bác Sĩ cho biết Bệnh Viện vừa mới mổ cắt chân , tay cho 10 người. Bác Sĩ Trước đã đến tuổi hưu trí, nhưng không ai muốn đến thay thế cả, ai nghe nói cùi cũng ngặn, nên Bác-Sĩ Trước phải tiếp tục, tôi thấy đúng vậy, phải có tấm lòng hy sinh và thương yêu người phong cùi mới có thể phục vụ họ được, sau khi cắt băng khánh thành nhà máy phát điện, chúng tôi phát gạo cho 300 gia đình đồng bào phong cùi, mỗi gia đình một bao gạo 25kg (tức hơn 50 pounds), họ mừng lắm, sau khi phát gạo xong Soeur Đỗ Thị Lan dẫn tôi đến thăm khu các cụ già, soeur Lan cho biết mấy cái quạt mục-sư cho vừa rồi, đỡ lắm, vì trời qúa oi bức, tôi hỏi các cụ ở đây cần gì nữa" Soeur Lan cho biết, nhiều nhiều lắm mục-sư ơi! tôi xây qua hỏi các cụ đang ngồi trên xe lăng tay, hầu hết ngồi trên xe lăng, các cụ nói: xin mục-sư cho cái đầu máy VCR để các cụ coi phim giải trí, chứ suốt ngày ngồi trên xe lăng tay đẩy tới, đẩy luôi, chẳng có gì xem cả, Soeur Lan nói: nếu mục-sư cho VCR xin cho 7 cái cho 7 trại, vì vừa rồi mục-sư cho quạt ở trại nầy, các trại khác họ khiếu nại, tội nghiệp lắm mục-sư ơi! tôi hứa sẽ giúp các trại khác nữa (trại là dãy nhà 2 tầng của tu-viện), mỗi VCR độ $100.00, lẽ dĩ nhiên bà con cô bác cho tôi sẽ khắc tên trên VCR là do ai tặng, tôi làm việc gì cũng rõ ràng, không mù mờ, úp mở, chính quyền địa phương nói với tôi: cái gì mục-sư cũng khắc tên cả" tôi nói đương nhiên, vì người cho phải ghi tên họ chứ, chẳng nhẽ ghi tên nhà nước tặng" một cụ ngồi trên xe nói: trại chúng tôi trên dãy lầu nầy cần 1 tủ lạnh, trời nóng quá mà không có tủ lạnh để có nước mát uống, khổ qúa mục-sư ơi! tôi đâu biết giá tủ lạnh tại Việt-Nam, tôi nghĩ chắc vài trăm dollar thì mình lo được, nhưng khi về Sàigòn, tôi đi coi tủ lạnh thì giá nó tới 36 triệu bạc VN, tức US$2400.00 loại lớn nhất có thể dùng cho cả khu, lẽ dĩ nhiên bà con cô bác nào tặng, tôi sẽ khắc tên người tặng trên cánh cửa của tủ lạnh đó, soeur Lan tiếp tục đưa tôi sang trại các bệnh nhân vừa mới mổ cắt chân tay, tôi hỏi tại sao" Soeur nói: vì họ bị đau nhức quá chịu không nổi, nên phải cắt; nhiều người không vào bệnh viện ở nhà bị đau nhức và thịt thối hết, nên họ lấy kèm tự rút xương ra, rồi mới vào bệnh viện may lại, đó là lý do tại sao những đầu tay và đầu chân của người cùi bị vù lên một khối là vậy. Soeur Lan nói, Bệnh Viện được máy phát điện mừng lắm, vì cứ mỗi lần có ca-mổ phải đi xin điện từng giờ, cực lắm! cả 2 năm rồi mơ ước mà nay mới có, thật không ngờ mục-sư vận động nhanh qúa.

Ngày 6-06-2002 chúng tôi bay đi Qui Nhơn, đường bay từ Sàigòn ra Qui-Nhơn, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến, bay bằng máy bay 2 cho chóng, trông rất may rủi, cực chẳng đã mới dùng phương tiện máy bay nội địa, phi cơ đặp xuống phi trường Phù-Cát đúng 3 giờ 30 chiều, phi trường Phù Cát do Mỹ để lại, rất lớn, tôi tưởng tượng những ngày còn chiến tranh phi trường được tu bổ và nhộn nhịp bao nhiều thì nay vắng vẻ thê lương bấy nhiêu! Khi chiếc xe thuê bao chở tôi rời phi trường, trời nhiệt độ 37 độ C, đến cổng phi trường lại phải ngừng lại, xe củ, loại máy lạnh năm thìn bão lụt nên chẳng tác dụng gì cả! tôi hỏi chú tài xế, sao ngừng lại" chờ lấy giấy ra cổng, giấy ra cổng là 1 miếng giấy trắng không chữ nghĩa chi cả, tôi hỏi sao lọa rứa" anh ta nghe tôi nói giọng Quảng Nam, nên anh ta thay giọng Bình-Định sang giọng Quảng : ‘Như rứa, chịu chịu không chịu thôi,’ rồi xe tiếp tục lăng bánh về hướng thành phố, độ 15 phút sau, người thổ công của tôi bảo về hướng Nhơn Thành để mục-sư xem mấy giếng nước vừa hoàn tất, nhưng chỉ có 5 cái thôi, và tỉnh Bình Định chưa cho phép khoan giếng nữa, có một xã ở Bình Định dân chúng uống nước răng thâm đen và hư hết, họ cần có nước sạch uống, nhưng chính quyền không cho mình cũng chẳng làm gì được, chỉ tội nghiệp cho người dân thôi! Việc khoan giếng không phải muốn khoan đâu thì khoan, nơi nào người ta cho phép mình mới khoan được, cho phép xong còn phải đi thương lượng đất, vì một giếng nước 4 mét vuông coi như tặng luôn cho dân làng, nên không đơn giản, có khi tỉnh cho phép mà Xã hay Huyện không cho cũng chẳng làm gì được, phép Vua thua lệ làng! có khi có phép họ chỉ mình những địa điểm không thuận lợi, mình cũng không thể thực hiện được, thí dụ như những địa điểm không thuộc khu dân cư đông, thì làm thể nào thực hiện được, vì giếng nước là của đồng bào hải ngoại tặng cho dân chúng vùng lũ lụt, thiếu nước uống, chứ không phải tặng cho bất cứ tư nhân nào đâu!, mỗi giếng nước tốn $500.00 tiền khoan, xây nền, xây bia khắt tên, gắn bôm tay, bảo trì,.v.v.. chứ đâu phải khoan xong rồi bỏ đó, mục đích là đem lại nguồn nước sẩch cho dân chúng, có số giếng chỉ xài được mấy tuần gảy bôm, hư da bôm, mình phải có người thường xuyên đi chăm sóc và thay da bôm hay bôm hư, ai làm mình cũng phải trả thù lao cho họ, chứ họ khổ mình bắt họ làm chùa coi sao được" Như tôi đã trình bày trước đây, người Việt-Nam chúng ta có câu: Uống nước nhớ nguồn, nên mỗi giếng nước tôi đều khắt tên của quí ân nhân để nó trở thành địa danh cho dân làng, đây là việc làm rất có ý nghĩa và phước hạnh, quí vị có thể khắt tên tứ thân phụ mẫu, để tưởng nhớ công đức sinh thành và dưởng dục của cha mẹ hay ông bà mình, hiện công tác khoan giếng vẫn còn đang tiếp tục, quí vị muốn bảo trợ giếng, xin gởi về Thánh Đường Sàigòn, nhớ ghi rõ tên của ngưòi ghi trên giếng.

Ngày 7-06-2002 chúng tôi đến phát gạo cho trại phong Qui Hoà, Qui Nhơn. vì đường xa trách trở, nên tôi quyết định phát 2 thặng 1 lần, mỗi gia đình nhận 2 bao gạo, mỗi bao 25kg, nên tại trại Qui-Hoà trong đợt 12 tôi đã phát 604 bao gạo cho 302 gia đình, sau khi phát xong ông chủ tịch hội đồng bệnh nhân, cũng là bịnh nhân cho biết: còn mấy chục gia đình cuì đang sống ngoài hàng rào của trại, họ đang đói, tội nghiệp lắm, mục-sư có thể giúp được không" tôi bảo họ lập danh sách và đưa cho chính quyền địa phương xác nhận, kỳ tới chúng tôi sẽ phát cho họ.

Tối 7-06-2002 vào nghỉ đêm ở Nha Trang. Sặng 8-06-2002 chúng tôi đến phát gạo cho 112 gia đình tại trại phong Cùi Núi-Sẩn, Nha Trang, tại đây chúng tôi cũng phát cho mỗi gia đình 2 bao gạo mỗi bao 25 kg để ăn cho 2 thặng, sau khi phát xong Soeur Liểu, thuộc giòng Saint Paul trước đây, nay đang phụ trách đời sống cho đồng bào phong cùi tại Núi-Sẩn, Soeur Liểu nói với tôi còn có 1 trại nữa ở Cam Tân, thuộc Huyện Cam-Ranh, yêu cầu tôi đến thăm và giúp đở, trại Cùi Cam Tân do các Soeur giòng Mến Thánh Giá Nha Trang phụ trách, có 42 gia đình nhưng tôi chỉ còn 26 bao gạo thôi có thể mang lên đó phát, thế là chúng tôi chuyển số gạo lên xe Van chở đi, đường đi từ lộ vô trại ngoằn ngoèo rất khó đi, lẽ dĩ nhiên là những trại cùi đều nằm ở những khu biệt lập, xa cách quần chúng, địa danh ở đây là Hòn Rắn; ở đây có Soeur Cao Thị Quí phụ trách, sau khi tôi và Soeur phát gạo xong, bà đưa tôi vào thăm văn phòng và cũng là nơi ở của bà, tôi hỏi ở đây nước nôi, phương tiện thế nào, Soeur cho biết, khổ lắm mục-sư ơi! nhất là vấn đề vệ sinh, cầu tiêu phòng tắm đều bể hết, gần như không có, phải chịu đựng như vậy nhiều năm rồi, tôi yêu cầu Soeur cho người thổ công của tôi vào xem, vì tôi không muốn vào nơi riêng tư của các soeur ở, anh ta xem xong và nói với tôi, tệ hại lắm mục-sư ơi! hôi hám lắm vì hệ thống hư hết, bể tùm lum, tôi bảo anh có thể thuê thợ hồ và thợ ống nước lên xây lại phòng vệ sinh và phòng tắm, đồng thời rặp một bồn chứa nước trên nóc nhà để các Soeur dùng, khỏi phải xách nước nữa. Phải xây, lót gẩch men, và mua bồn tắm lẫn bàn cầu ngồi theo kiểu Tây phương để các Soeur sử dụng, tôi hỏi tốn bao nhiêu" Anh ta điện thoại hỏi người xây cất và cho biết tốn US$500.00, tôi bằng lòng, về đến Nha Trang tôi đã xuất $500.00 để anh ta thực hiện, chắc chắn hôm nay đã xong rồi. Sau đó Soeur Liễu đưa tôi đến thăm Tu-Viện Giòng Mến Thánh Giá Nha Trang tại Cam Ranh, tại đây tôi gặp Soeur Nguyễn Thị Bảo Quyên và Soeur Thanh Tuyền, các soeur cho biết tu viện có 200 người kể cả tu-sinh, các Soeur thay phiên đi thăm viếng các vùng xa xôi , hẻo lánh, nhất là đồng bào thượng, trong đó có 30 gia đình đồng bào thượng bị cùi tại Suối Hai & Phú Ân nhưng chẳng ai giúp đỡ cả! Tôi nói các Soeur qủa thật là Mẹ Theresa Việt-nam, âm thầm hy sinh phục vụ tha nhân mà bên ngoài không ai biết đến, tôi hứa sẽ cố gắng giúp các soeur có phương tiện để giúp đở cho các đồng bào bất hanh đang sống tại các vùng rừng núi, dù không có phương tiện, các soeur cũng đi xin áo quần củ Việt-Nam để đem lên phát cho dồng bào ở các làng hẻo lánh đó. Soeur Bảo Quyên cho biết hiện có 2 trường hợp rất thương tâm là một bé 10 thặng tên là Trung, sanh ra không có hậu môn, nên cần phải đưa vào Sàigòn giải phẩu, và một đứa bé khác bị bứu não cần đưa vào chợ rẫy để mổ, nhưng không có tiền đành chịu, tội lắm mục-sư ơi! họ gạo không đủ ăn, làm gì có tiền đưa đi thành phố để điều trị! tôi hỏi mỗi bé như vậy đưa đi Saigon chửa trị thì tốn bao nhiêu" Trường hợp đứa bé mổ bứu não phải tốn ít nhất US$2000.00 và đứa bé mổ hậu môn ít nhất cũng cả $1000.00, tôi hứa sẽ kêu gọi bà con bên Mỹ bảo trợ. Dù xây bao nhiêu đền đài, không bằng làm phước cứu cho mạng người, quí vị bảo trợ cho 2 bé kể trên xin gởi về Thánh Đường Sàigòn, để chúng tôi có thể sắp xếp đem 2 cháu vào Sàigòn để giải phẩu.

Ngày 9 thặng 6 năm 2002 tôi từ Nha Trang trở về Saigon, nghỉ đêm ở Sàigòn sặng ngày 10Ố06-02 chúng tôi phát gạo cho 145 gia đình đồng bào phong cùi tại trại Bình Minh, sau khi phát gạo xong, có 4 người cụt 2 chân, tiến đến xin tôi giúp đở họ xe lăng tay bánh lớn điều khiển bằng tay, có mái che để họ có thể di chuyển đi lại và đi bặn vé số kiếm thêm tiền sống, mỗi xe lăng tay như vậy làm tại Việt-Nam tốn độ $200.00, tôi cũng đã hứa và sẽ thực hiện trong đợt 13, xin bà con cô bác bảo trợ cho, tôi cũng sẽ khắc tên người bảo trợ phía sau lưng xe lăn tay đó, cũng tại trại Bình Minh có bà Huỳnh Thị Ngọc 58 tuổi, cả hai vợ chồng đều bị cùi, chồng bà mới chết trước đây 6 thặng, bà khóc riết bây giờ 2 mắt đều kéo mây hết, và bị mù, cần đưa lên thành phố giải phẩu, Sau khi phát gạo tại Bình Minh xong, chúng tôi đến phát cho 100 gia đình trại trại phong cùi Phước Tân, thuộc Huyện Long Thành, ở đây tôi gặp Soeur Ngọc Anh & Soeur Kim Ngân, sau khi phát gạo xong Soeur Ngọc Anh đưa tôi ra xem giếng nước của trại, làm từ thời trước năm 1975, nên đến nay máy bôm bị hư, tôi nói sao Soeur không kêu nhà nước sửa" Soeur nói về qủan lý hành chánh & chính trị thì nhà nước nắm, còn đời sống bịnh nhân thì họ giao cho các soeur, nên chẳng làm gì được, tôi đã cho hỏi giá máy bôm đó tốn độ $200.00, tôi bằng lòng giúp. Sau đó chúng tôi về phát gạo cho 100 gia đình tại trại phong cùi Thủ Thiêm, mác dù ở gần Sàigòn, nhưng chẳng mấy ai quan tâm. như tôi đã phúc trình đợt 11, đến trại nào tôi cũng hỏi kỷ càng: Có tổ chức Việt-kiều nào ở hải ngoại về giúp họ không" Hỏi vậy để tránh tình trạng dẩm chân hay phát dư thừa, trong lúc những nơi khác cần, tất cả những trại phong cùi mà tôi đã đến phát gạo đều trả lời không có ai cả ( như trại Qui-Hòa, Núi-Sạn, Cam Tân, Bến-Sắn, Bình Minh, Phước Tân, Thanh Bình), quí vị đọc kỷ là tôi nói những trại tôi đã đến, có thể các tổ chức khác đang giúp các trại tại Miền Bắc hay Cao nguyên, những nơi tôi chưa được phép đến, toàn quốc có đến 54,000 đồng bào phong cùi, theo báo cáo trước đây 10 năm mà Bác Sĩ Lê-Văn Trước, Giám Đốc Bệnh Viện Bến Sắn cho biết như vậy, con số đó nay có thể tăng hơn nhiều. Nhưng tôi mới giúp được 1085 gia đình, nên công việc cứu trợ vẫn còn bao la, rất cần nhiều bàn tay nhân ái và nhiều hội đoàn hay tổ chức từ thiện đến giúp họ,
Ngày 11 thặng 6 năm 2002, tôi thức dậy lúc 5 giờ sặng đi Đồng Thặp để thăm mấy giếng nước đã khoan và đang khoan, trong đợt nầy đã hoàn tất được thêm 15 giếng nước, và hiện công tác khoan giếng vẫn còn đang tiếp tục, trên đường đi Tân-Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp, tôi hẹn gặp Linh Mục Nguyễn Văn Luy, Hạt Trưởng Hạt Tam Nông tại ngã ba Thanh Bình, ông mừng lắm vì có một ân nhân ơ Mỹ gởi biếu ông $100.00 tôi trao tận tay, ông kêu gọi trở lại giúp lợp nhà trước khi mùa mưa lũ trở lại, ngay tại Hạt của ông có cả 100 căn nhà cần được giúp đở, nhưng tôi nói bây giờ đang lo gạo cho các trại cùi, chưa có thể trở lại lợp nhà được, tôi cũng ghé thăm nhà của các cháu cô nhi, như quí vị xem trong phim số 3, cũng có vị ân nhân cho các cháu $50.00, tôi đã đến thăm trao tận tay cho các cháu, thấy hoàn cảnh của các cháu thật qúa đau lòng, đứa lớn cũng tuổi teen age phải đi ở đợ cho người ta mỗi tháng được 150,000 đồng tức chưa tới $10.00 để nuôi 4 đứa em nó, căn nhà trống rổng, giữa là bàn thờ để hình bố nó đã qúa vãng, chẳng có vách, chẳng có cửa chi cả, tôi muốn cất cho các cháu căn nhà, nhưng đến nay chính quyền Thị Trấn Hồng Ngự vẫn chưa cho phép, chỉ ghé thăm nhưng cũng phải xin phép chính quyền Thi-Trấn, và báo cáo công an xã họ đến chứng kiến việc mình thăm và trao tiền cho chúng, tiền phải trao công khai, không được để kín trong phòng bì để tránh sự nghi kỵ của công an, ngay trong các trại cùi cũng vậy, muốn giúp tiền bẩc cho ai cũng phải công khai xin phép và trao tiền mặt trước mặt họ. Thấy hoàn cảnh của các cháu, nhìn lại con cháu chúng ta ở Mỹ dư thừa đủ mọi thứ; nhưng nào ai biết được nơi quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, có những kẻ mồ côi không cha không mẹ, đang sống trong những căn nhà dột nát, ôm nhau ngủ đói suốt đêm, đứa bé nhất khát sửa khóc la kêu cha kêu mẹ, nó đâu biết cha mẹ nó đã chết, nó đang la khóc trong màn đêm tuyệt vọng, dưới cơn mưa giông của bầu trời của xã hội đang trút trên mái đầu thơ vô tội của chúng! Tội hơn nữa là con của các đồng bào phong cùi, tay chân bị cụt hết, con cái nheo nhóc, có một cháu độ 10 tuổi đến bên tôi thỏ thẻ: mục-sư giúp con đi học để con kiếm tiền nuôi cha mẹ con, tôi hỏi nó con ai" Thì nó chỉ mẹ nó đang bò lết đàn kia chờ lãnh gạo.

Có người có đứa con lên Sàigòn học, gặp 1 thanh niên đem lòng yêu, cả hai đều mơ ước cho gia đình tương lai, nhưng gần đến ngày cưới, đàng trai khám phá ra nó là con của 1 gia đình cùi thế là họ từ hôn ngay, mặt dù có giấy chứng nhận Y-khoa là không có vi trùng cùi, nhưng họ vẫn quyết định từ hôn! tội nghiệp thật!

Hiện nay công tác khoan giếng đang khoan ngày khoan đêm để hoàn tất từ 70-120 giếng trước khi nước lũ đễ về, quí vị đã tặng giếng mà chưa có hình giếng xin kiên nhẫn, chúng tôi sẽ hoàn tất và gởi hình đến quí vị, quí vị muốn tặng giếng thì phải gởi ngay bây giờ mới có thể hoàn tất trước mùa lũ.

Sau khi hoàn tất công việc ở Đồng Tháp, tôi trở về Sàigòn và tối 12-06-02 lên phi cơ bay trở về Hoa Kỳ, lên máy bay nhưng lòng tôi vẫn còn xót xa cho số phận kém may mắn của đồng bào phong cùi và những trẻ mồ côi, trong tai tôi vẫn còn nghe văng vẳng tiếng nói của những người phong cùi bất hanh: sao mục-sư lâu về vậy" Chờ mục-sư rả người thôi, biết trước sau gì mục-sư cũng về .v.v.. chỉ 25 kg gao mà họ mừng lắm quí vị ơi! Tôi mong ước có thêm tài chánh có thể mua thêm sửa đác, mì gói cho họ điểm tâm, chúng ta càng gần những người nghèo khổ bất hạnh bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy gần Thiên Chúa bấy nhiêu, những gì chúng ta làm cho những kẻ bất hạnh nầy là chúng ta làm cho Chúa vậy, Chúa Giê-Xu Ki-Tô có lần đã khuyến cáo con dân Ngài: không phải miệng nói lẩy Chúa lẩy Chúa mà được vào Thiên đàng đâu, bèn là kẻ làm theo ý muốn của Cha ta trên trời vậy, ý muốn của Thiên Chúa là chia bánh cho kẻ đói, thấy người khác không có áo quần thì mác cho, và chớ tránh né giúp đở kẻ cùng cốt nhục với mình khi họ gặp hoạn nạn.

Thưa quí đồng hương, tình cảnh của đồng bào phong cùi thật đau lòng, thân hình bị tàn phế, thân thể bị đau nhức, nhưng lại cơm không đủ ăn, áo quần rách mướt, hầu hết những đồng bào trong các trại cùi đều không có ăn sặng, ngay cả chén cháo trắng cũng không, đừng mong ước gì đến sữa hay bánh mì, quí vị xem cuốn Video số 3 thấy rỏ, trước cảnh đau lòng đó, một miếng khi đói bằng một gói khi no, chúng ta nở nào làm thinh trước cảnh đau khổ của đồng ruột thịt mình. Tôi kêu gọi bà con cô bác tiết kiệm ít tiền tiêu vặt, ‘diet’ một bửa ăn sặng , một ly cà phê, một tô phở để yểm trợ cho công tác cứu trợ xho đồng bào phong cùi, hiện công tác cứu trợ đợt 13 sắp đến còn có 450 gia đình phong cùi cần sự bảo trợ của bà con cô bác, mỗi gia đình cần $120.00 để mua gạo cho 1 năm, mỗi thặng $10.00, quí vị bảo trợ cho 1, 2, 3 hay 4 gia đình, nếu không xin cho 1 bao gạo $10.00 cho một thặng cũng được, góp gió thành bão, đây là công tác từ thiện chung của Cộng Đồng không phân biệt tôn giáo.

Trong công tác cứu trợ đợt 12, chúng tôi đã phát 36 tấn 825 kg gạo cho 1085 gia đình đồng bào phong cùi. Công tác cứu trợ đợt 13 sắp tới sẽ thực hiện vào hạ tuần tháng 7, 2002, chúng tôi xin bà con cô bác bảo trợ:

1. 450 gia đình phong cùi, mỗi gia đình 1 năm gạo: $120.00. hay mỗi thặng $10.00.
2. Trại phong cùi Bến Sắn cần 2 máy bôm nước loại hoả tiển của Đan Mạch, 7 ngựa rưởi, 3200 vòng để cung cấp nước cho đồng bào phong cùi toàn trại. mỗi cái $2000.00.
3. Cần 7 máy VCR mỗi cái $100.00 và 1 tủ lạnh $2400.00 cho trại phong cùi Bến-Sắn.
4. Trại Bình Minh, Long Thành cần 4 xe lăn tay mỗi cái $200.00.
5. Trại Phước Tân, Long Thành cần 1 máy bôm nước loại hoả tiển nhỏ $200.00.

Quí vị yểm trợ trên check hay money order xin đề: Thánh Đường Sàigòn và gởi về Thánh Đường Sàigòn. P.O.Box. 813 Garden Grove, CA. 92842. Điện thoại của chúng tôi: (714) 775-8852, nếu quí vị có internet xin mở website của chúng tôi để xem hình ảnh của 12 đợt cứu trợ vừa qua: www.saigonchurch.com. email: saigonchurch@yahoo.com.

Thay cho đồng bào phong cùi bất hạnh tại quê nhà xin chân thành cảm ơn tấm lòng đầy bác ái của quí vị. Nguyền xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho toàn thể quí vị với muôn ngàn ơn phước từ Thiên thượng.

Trân trọng
Mục-Sư Nguyễn Xuân Bảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.