Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Ghiền Phim Con Heo, Căn Bệnh Của Thế Kỷ 21

23/10/200600:00:00(Xem: 17344)

Thời sự nước Úc: Ghiền phim Con Heo, Căn Bệnh của Thế Kỷ 21 – Hoàng Đ.Thư

(Tiếp theo... và hết)

Peter, 45 tuổi, không cảm thấy thoải mái hay hãnh diện tí nào về việc xem phim ảnh kích dâm của mình. Như Mike, anh cho biết phim ảnh kích dâm có tác dụng như một thứ nha phiến đối với anh, và một khi anh bắt đầu xem chúng thì anh không thể nào ngừng nghỉ được. Anh tin rằng phim ảnh kích dâm đã làm khô héo cảm xúc của anh, và điều này dẫn đến việc hạnh phúc gia đình anh đổ vỡ không phương cứu chữa. Vợ anh ly dị anh cách đây sáu năm. Bây giờ thì Peter đến họp hàng tuần tại East Melbourne với những người đồng cảnh ngộ qua tổ chức Sex Addict Anonymous (tổ chức giúp đỡ những người nghiện tính dục). Peter chia xẻ: "Tôi biết có người vẫn có thể sinh hoạt một cách bình thường sau khi xem tí phim ảnh kích dâm, nhưng đối với tôi thì khác. Nó luôn luôn châm ngòi cho một cái gì đó không tốt đẹp lắm trong tôi rồi nó sẽ dẫn đến những hành động, những thái độ tệ lậu hơn nữa".

Peter và Mike cùng những người bị ghiền xem phim con heo đều miêu tả lại nhiều điểm tương đồng qua câu chuyện riêng của mỗi người về cảm giác của họ khi xem loại phim ảnh này. Họ cho biết mỗi khi xem phim này, họ có cảm giác mê man tê dại như đang lên đồng, họ cảm thấy mình bước vào một cõi riêng nào đó, quên cả thời gian lẫn không gian. Họ cho rằng phim ảnh con heo là một một phương cách để giúp họ giảm thiểu, nếu không phải là đẩy bật đi, các cảm xúc và những ý nghĩ buồn bực, chán nản mà họ không muốn phải đối diện. Và một điểm tương đồng khác nữa là tất cả đều nói về cảm giác xấu hổ, nhục nhã, bực dọc và giận dữ với chính bản thân mình vì họ không thể nào dứt bỏ căn bệnh ghiền ấy.

Một người sau nhiều cố gắng vô bờ bến đã dứt bỏ được phim ảnh kích dâm là văn sĩ David Mura. Ông chia xẻ kinh nghiệm và suy nghĩ của mình qua một bài xã luận thật lưu loát và chín chắn, tựa đề "Nỗi Buồn Đàn Ông: Một Vài Ghi Nhận Về Phim Con Heo và Bệnh Ghiền" (A Male Grief: Notes On Pornography and Addiction). Ông viết: "Khi xem phim ảnh kích dâm thì người nghiện có cảm giác chóng mặt choáng váng (vertigo) như đang bấp bênh trên bờ vực thẳm, một cảm giác sợ hãi pha trộn với sướng khoái tột cùng, một khoảnh khắc mà tất cả những mối ràng buộc với thế giới chung quanh bị cắt đứt, bị làm tê dại hẳn đi. Cái cảm giác bị hụt hẫng rơi ngã vào một khoảng không vô tận chính là cái cảm giác mà dân nghiện muốn được hưởng mãi, hưởng hoài".
Và theo như những người ghiền phim ảnh kích dâm thì mạng internet đã làm cho họ dễ dàng tìm được cảm giác này. Thuở xưa, người nghiện phim ảnh con heo phải đến tiệm bán báo hoặc những tiệm sách dành cho người lớn để tìm mua, hoặc xem hình ảnh kích dâm, và họ phải dè dặt, ngại ngùng, sợ bị người quen bắt gặp. Bây giờ thì phim ảnh kích dâm đủ loại, đủ cỡ, đủ kiểu, vượt ngoài sức tưởng tượng của mọi người, sẵn sàng chờ đợi đàng sau một cái màn ảnh trong phòng khách hoặc phòng làm việc riêng ngay tại tư gia của họ.

Tại Hoa Kỳ, bác sĩ Patrick Carnes là một trong những nhà tiên phong trong lãnh vực chữa trị nghiện ngập tính dục và phim ảnh con heo. Ông đã xuất bản hàng loạt sách kim chỉ nam về việc nghiện ngập tính dục, trong đó có cuốn "Trong Bóng Tối Internet: Vượt Thoát Khỏi Thói Nghiện Tính Dục Qua Mạng". Bác sĩ Carnes ước lượng có từ 3-6% dân số Hoa Kỳ bị nghiện tính dục qua một hình thức nào đó.

Một cuộc nghiên cứu của mạng ChristiaNet.com trong năm nay cho thấy 50% nam Kitô-hữu và 20% nữ Kitô-hữu tin rằng họ bị ghiền phim ảnh kích dâm. Điều này cho thấy một cách rõ rệt quan niệm luân lý đạo đức của một cá nhân về phim ảnh kích dâm có ảnh hưởng nhiều đến việc người đó cho rằng mình bị nghiện phim ảnh con heo hay không.

Giáo sư Alan McKee từ đại học Queensland University of Technology, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu Understanding Pornography in Australia (Tìm Hiểu về Hình Ảnh Kích Dâm Tại Úc), cho rằng phần lớn các cuộc nghiên cứu về phim ảnh con heo bắt đầu với định lý rằng phim ảnh kích dâm là chuyện xấu xa và sau đó cố tìm hiểu xem vì sao nó xấu xa. Vì thế, ông hoài nghi về kết quả của những cuộc nghiên cứu kiểu này. Giáo sư McKee tin rằng người ta có thể nghiện phim ảnh con heo, cũng như người ta có thể nghiện ngập bất kỳ một thứ gì khác, thế nhưng, con số người bị nghiện có lẽ rất thấp. Ông nói: "Thật là thú vị nếu chúng ta biết được bao nhiêu người cho rằng họ bị nghiện kẹo chocolat, bị nghiện chips, nghiện ánh nắng mặt trời, nghiện tập thể dục.v.v. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người nghiện những thứ này, nhiều gấp bội những người nghiện phim ảnh con heo".

Người cộng tác với ông trong cuộc nghiên cứu nói trên, bà Kath Albury, một giảng viên môn văn hóa học (cultural studies) tại đại học Sydney, cho rằng sự lo lắng hiện nay về phim ảnh kích dâm thực ra là một phản ảnh của những e ngại rộng lớn hơn trong xã hội về tính dục, về sự thủ dâm, về thời giờ riêng tư và những kỹ thuật mới, không khác gì với những mối e ngại thuở xưa. Bà nói: "Trong thế kỷ 17 và 18 có nhiều lối lý luận về những ảnh hưởng xấu của tiểu thuyết đối với thiếu nữ tương tự như những lý luận về ảnh hưởng của phim ảnh con heo trên mạng internet đối với quý ông hiện nay. Hồi đó người ta cho rằng tiểu thuyết lôi cuốn phụ nữ ra khỏi gia đình của họ, cô lập họ, khiến họ trở nên những kẻ chống xã hội (antisocial), và khuyến khích họ có nhiều ảo tưởng khiến họ không còn thích hợp được với những mối quan hệ khác trong đời sống thực tiễn hàng ngày".

Bà Sharon 43 tuổi, có hai đứa con, chỉ hối hận rằng không phải tiểu thuyết mà chính phim ảnh kích dâm qua mạng internet đã lôi kéo bà ra khỏi gia đình và bè bạn trong những năm cuối của thập niên 90. Ít nhất tiểu thuyết sẽ không để lại quá nhiều hình ảnh trong trí não của bà để cho đến bây giờ, nhiều năm sau khi đã "giữ mình sạch sẽ", bà vẫn không tài nào tẩy xóa được các hình ảnh ấy. Bà bắt đầu xem hình ảnh kích dâm khi bà ở trong một vũng tối đen âm u của trầm thống", và sau đó nó biến thành một sự nghiện ngập đã đe dọa tất cả những mối quan hệ thân thiết nhất của bà. Bà nói: "Nó nặng đến độ mà mỗi ngày tôi phải xem phim ảnh kích dâm suốt nhiều giờ đồng hồ. Tôi bỏ cả những cuộc đi chơi với bạn bè và chỉ ở nhà để xem phim con heo. Tôi xem những loại phim ảnh táo tợn, ghê tởm, tục tĩu tột độ, những chuyện mà trước đó tôi không bao giờ có thể nghĩ rằng người ta có thể làm được, chẳng hạn như bestiality (thú dâm - người ta làm tình với thú vật), scat (làm tình trong lúc trây phẩn vào nhau).v.v. Cho đến một ngày tôi bỗng tỉnh giấc khi thấy mình đang dần dần đánh mất tình cảm với những đứa con của tôi - lúc ấy tôi đã cắt đứt quan hệ với bạn bè và thân hữu rồi".

Kinh nghiệm của Sharon cho người ta thấy nhiều lý do vì sao những người có nhu cầu quá độ trong việc xem hình ảnh kích dâm cho rằng đấy là một sự nghiện ngập. Câu chuyện tương tự như của bà thường được nhiều người khác - đa số là nam giới - thuật lại trong phần thông điệp của những trang web như no-porn.com. Những con nghiện cho rằng sức lôi cuốn khó cưỡng lại khiến họ phải xem hình ảnh kích dâm quả thật tai hại vô cùng cho đời sống của họ, ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc thiết lập những mối quan hệ trong lành và nếu họ cứ bỏ mặc nó, và không tìm cách chữa trị thì càng ngày nó sẽ càng trở nên tệ hại hơn.

Như bệnh nghiện rượu hoặc nghiện nha phiến, sự nghiện ngập phim ảnh kích dâm khiến người nghiện càng dùng càng nghiện nhiều hơn, và phải dùng thứ nặng hơn, để có thể tìm được cảm giác sướng khoái mà họ từng trải qua. điển hình là sự thú nhận sau đây của Peter: "Bắt đầu bằng những hình ảnh tương đối vừa phải, tầm thường, người ta sẽ dần dần tăng độ, cao hơn, cao hơn. May mắn cho tôi là tôi chưa hề đụng vào một thứ hình ảnh gì mà tôi biết là phạm pháp, thế nhưng, cơ hội vẫn chực chờ sẵn đó, bởi vì mỗi lần sử dụng phim ảnh kích dâm tôi luôn luôn cảm thấy rằng mình cần những thứ mạnh hơn, nặng hơn".

Hiện nay, trong cuốn sách gối đầu giường của các bác sĩ phân tâm học, cuốn Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Chẩn Đoán và Thống Kê về Các Chứng Rối Loạn Tâm Thần), chưa có liệt kê nghiện ngập phim ảnh kích dâm, nhưng hiện nay đang có nhiều tranh cãi xem trong những ấn bản tới nó có nên được đề cập đến hay không.



Đấy là một cuộc tranh cãi xa vời, quá xa những buổi hội họp cai nghiện theo phương pháp 12 giai đoạn - LND: vốn là phương pháp được sử dụng để giúp người cai nghiện rượu, rồi sau đó được áp dụng cho nha phiến và bây giờ cho phim ảnh kích dâm - và những nhóm tương trợ qua mạng internet cho những người đàn ông và đàn bà có cảm giác rằng việc sử dụng phim ảnh kích dâm của họ đã vượt ra khỏi vòng kiểm soát của chính họ. Và đấy cũng là một cuộc tranh cãi quá xa đối với hàng triệu người Úc thường xuyên xem phim ảnh kích dâm và hoàn toàn thấy thoải mái với chuyện ấy.

Một tuần sau khi tiếp xúc với ký giả của Sunday Age thì anh Mike đã ghi danh theo một khóa cai nghiện do cơ quan thiện nguyện Salvation Army (Đội Quân Chúa Cứu Thế) tổ chức ở Sydney. Khóa cai nghiện này vốn dành cho những người nghiện rượu, nghiện nha phiến, ghiền bài bạc - những hạng người mà tổ chức này đã giúp đỡ suốt hơn 125 năm qua. Mike xin được nhập viện mặc dù sự nghiện ngập của anh không dính líu gì đến rượu chè hút sách cả. Và có lẽ Salvation Army đã đánh hơi được tầm vóc của căn bệnh ghiền của thế kỷ nên họ đồng ý cho anh nhập viện.


Biểu Tình Yểm Trợ Chiến Sĩ Lý Tống

SYDNEY: Để biểu dương tinh thần chống CS đầy bất khuất của chiến sĩ Lý Tống, đồng thời yểm trợ chiến sĩ Lý Tống, chống lại quyết định dẫn độ về VN theo yêu cầu CS của chính phủ Thái, chiều Thứ Bảy, 14 tháng 10 vừa qua, Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đã phối hợp cùng các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức một cuộc biểu tình ngay trước tòa Tổng Lãnh Sự Thái Lan, tại Macquarie St., Sydney. Tham dự cuộc biểu tình có khoảng 500 quý đồng hương, cùng quý vị lãnh đạo tinh thần, qúy vị đại diện BCHCDD liên bang, tiểu bang, hội đồng Tư Vấn Giám sát NSW, các hội đoàn, đoàn thể và các cơ quan truyền thông.

Đúng 1 giờ 30 phút, buổi biểu tình chính thức bắt đầu bằng nghi lễ chào cờ Úc, Việt và phút mặc niệm trang nghiêm, tưởng nhớ anh linh các anh hùng dân tộc. Tiếp theo, là phần phát biểu của LS Võ Trí Dũng, Chủ tịch BCH CDDNVTD/NSW; ông Đặng Quốc Vinh, người đã thường xuyên và tích cực thăm viếng, động viên tinh thần chiến sĩ Lý Tống trong suốt nhiều năm qua; ông Trần Đức Nhuận, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/NSW; BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch BCH Cộng Đồng NVTD/UC; ông Võ Đại Tôn, đại diện LMQPVN và là người anh kết nghĩa của chiến sĩ Lý Tống; ông Nguyễn Ngọc Trạng, Gia trưởng Gia Đình Không Quân NSW; LS Hoàng Lập Chí, Chủ tịch Hội Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân CS; và ông Nguyễn Văn Paul, đại diện Phật Giáo Hòa Hảo.

Để người Úc có thể chia sẻ tâm tư nguyện vọng chính đáng của cộng đồng, DS Thuỳ Hương, Phó Chủ tịch CDD, đã xúc động và lưu loát dịch sang tiếng Anh các bài phát biểu ca ngợi công lao và sự nghiệp đấu tranh cho tự do của chiến sĩ Lý Tống.

Tất cả các diễn giả, đều hết lòng ca ngợi những việc làm anh hùng của chiến sĩ Lý Tống, đồng thời phản đối quyết định sai lầm dẫn độ Lý Tống của chính phủ Thái.

Buổi biểu tình đã chấm dứt vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày trong khí thế sẵn sàng cho cuộc biểu tình chống văn công VC vào 29-10 sắp tới.


Kỷ Niệm 55 năm ngày thành lập Liên trường Võ Khoa Thủ Đức

Theo thông lệ hàng năm, một buổi lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức đựợc tổ chức tại nhà hàng Crystal Palace vào lúc 19 giờ, ngày thứ sáu (06-10-2006). Tham dự buổi lễ kỷ niệm năm nay, ngoài những anh em trong Gia Đình Võ Khoa Thủ Đức, chúng tôi nhận thấy có một số quan khách hiện diện như , Ls Võ trí Dũng (Chủ Tịch CDDNVTD /NSW), Ông Mai Đức Hoà (Chủ Tịch Cựu Quân Nhân Liên Bang Úc Châu), ông Trần Đức Nhuận (Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/  NSW), Ông Võ Minh Cương (Cựu Chủ Tịch CDDNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Trần Văn Nhân (Phó Chủ Tịch Nội Vụ CDDNVTD/NSW), Ông Nguyễn Văn Gíáo  (Phó chủ Tịch Đặc Trách Văn Hóa & Giáo Dục  CDDNV TD/NSW)... Ngoài ra, còn đông đủ đại diện các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Truyền Thông Báo Chí và khoảng 500 đồng hương tham dự. 

Sau nghi thức chào Quốc Kỳ và mặc niệm do chiến hữu Tô Ngọc Kim điều hợp, là lời khai mạc của Gia trưởng Nguyễn Minh Triền. Trong lời khai mạc, ông Triền đã trình bầy sơ lược về tiểu sử và thành quả của Liên  trường trong công cuộc Bảo Quốc, An Dân trước năm 1975. Đồng thời ông cũng đưa cử tọa cùng tưởng niệm về những quá khứ bi hùng của một thời đã qua, những ưu tư trong hiện tại đối với một VN đang khốn cùng dưới chế đô CSVN, và ông cũngchia sẻ những viễn kiến trong tương lai. Với tinh thần " Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm" , ông Triền cũng nhắc lại lập trường kiên định của tập thể Gia Đình Thủ Đức: không bao giờ chấp nhận Hoà Hợp Hoà Giải với CS trong bất cứ tình huống nào, dưới bất cứ hình thức nào.

Kế đến là lời phát biểu của ông Trần Đức Nhuận. Trong lời phát biểu, ông nhuận cũng sơ lược qua về lịch sử của trường và cũng cho biết, với tinh thần "Cư An -Tư Nguy", cựu SVSQ Thủ Đức luôn luôn nghĩ về quê hương, dân tộc và tích cực sát cánh trong mọi công cuộc đấu tranh, diệt trừ CS và Quang phục quê hương.

Cuối cùng là lời phát biểu của LS Võ Trí Dũng, trong lời phát biểu, Ls Dũng cũng bày tỏ sự biết ơn các bậc cha anh đã hy sinh trong quá khứ và đang tiếp tục dấn thân trên con đường đấu tranh của hiện tại. Ls Dũng cũng xác định lập trường kiên định là phải tiếp tục nối gót cha anh trong tinh thần "Tổ Quốc -Danh Dự- Trách nhiệm", để kiện toàn ước vọng tự do, dân chủ của toàn dân .
Xuyên qua những lời phát biểu, cử tọa có thể  thấy được, hình ảnh những cựu SVSQ Thủ Đức hôm nay, dù mái đầu đã phai mầu đổi sắc với thời gian, nhưng, tâm hồn, ý chí và tình yêu của họ vẫn  nguyên vẹn như  ngày nào, vì cuộc chiến chính nghĩa dân tộc vẫn còn dang dở... Và cuộc chiến không chỉ dành riêng những chiến sỹ VNCH, mà đang được nối tiếp nơi quảng đại quần chúng với nhiều thế hệ con, em cho đến ngày tự do dân chủ thực sự phải được trở lại trên quê hương, và những chữ  "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" muôn đời bất diệt trong tâm hồn của những người lính VNCH chân chính.

Sau cùng, là chương trình văn nghệ đặc sắc "Cây Nhà, Lá Vườn" do chiến hữu Văn tấn Thạch điều khiển. Buổi lễ bế mạc  lúc 23giờ cùng ngày trong tinh thần xúc cảm, hẹn tái ngộ một ngày rất gần  trên quê hương VN đầy đủ nắng ấm của tự do và nhân quyền.


Hội Tương Trợ Người Việt Hải Ngoại NSW Tổ Chức Hội Trăng Rằm Cho Thiếu Nhi VN

Để nhắc nhở các em thiếu nhi Việt Nam không quên ngày Tết Trung Thu truyền thống của Văn hóa Việt Nam, vào buổi tối Thứ Sáu, ngày 6 tháng 10 vừa qua, Hội Tương Trợ Người Việt Hải Ngoại NSW đã chức Hội Trăng Rằm cho các em thiếu nhi VN tại Nhà Hàng Hòa Bình, Fairfield, với sự tham dự của đông đảo quan khách Úc, Pháp, Đại Hàn, Việt Nam, cùng đông đảo quý đồng hương và các em thiếu nhi.

Sau nghi lễ chào cờ, hát quốc ca Úc Việt và phút mặc niệm, Đêm Hội Trăng Rằm đã diễn ra một cách linh động và đầy hào hứng qua phần chào mừng quan khách của Ban Tổ Chức, phần phát biểu của quý vị quan khách, phần phát quà Trung Thu và lồng đèn cho các em thiếu nhi, và chương trình văn nghệ phụ diễn có sự đóng góp của đông đảo văn nghệ sỹ tên tuổi như Thanh Hằng, Đăng Lan, ca sĩ Úc Stephanie, Dawnson, Xuân Ly, Như Thủy, Ngọc Anh, Lê Vũ, Quang Tuyến, Quốc Thắng... Điều khiến mọi người xúc động và đáng nhớ hơn cả là những tiết mục văn nghệ do các thiếu nhi chưa đầy 10 tuổi trình diễn; cùng tiết mục múa lân rộn ràng, sôi động, đầy nghệ thuật và công phu. Đặc biệt, với màn trình diễn bằng tiếng Việt những bài hát Việt của ca sĩ Úc Stephanie đã tạo cho đêm Hội Trăng Rằm những đường nét quyến rũ, duyên dáng, thật đáng nhớ cho tất cả mọi người...

Được biết, Hội Tương Trợ Người Việt Hải Ngoại NSW là một tổ chức thiện nguyện được thành lập với sự đóng góp công sức của rất nhiều người có tâm huyết, nên ngày càng có uy tín trong cộng đồng người Việt cũng như trong xã hội Úc. Nhờ vậy, số hội viên của Hội ngày càng đông đảo, và sự cống hiến của Hội cho cộng đồng người Việt nói riêng, xã hội Úc nói chung ngày càng lớn lao. Đêm Hội Trăng Rằm được Hội tổ chức tại nhà hàng Hoà Bình, trong dịp Tết Trung Thu vừa qua là một thành công quan trọng và có ý nghĩa, đã mang tên tuổi và uy tín của Hội đến với nhiều gia đình Việt Nam tại NSW.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.