Hôm nay,  

Bí Quyết Để Thịnh Vượng

19/10/200600:00:00(Xem: 23114)

Bí Quyết Để Thịnh Vượng

Kinh tế gia Muhammad Yunus.

(Bài do Micheal Ryan viết đăng trên trang Parade Magazine của nhật báo San Diego Union ngày 17-8-1997.)

Leverta Pack và Nirmola chưa từng quen biết nhau, Pack là người Chicago còn Nirmola sống ở Banna Houla, một ngôi làng bé nhỏ ở Bangladesh. Tuy sống xa, nhưng họ có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều nghèo, đều cao vọng, sáng tạo và có khả năng khởi xướng. Hiện nay họ là hai nữ thương gia rất thành công, nhờ áp dụng một ý kiến tuyệt vời đã giúp họ đổi đời. “Thiên hạ bảo, bà không thể nào thành công được”, còn Pack, tự hào về hai cơ sở kinh doanh đang phát triển do bà điều hành, nên bà trả lời họ: “Nhưng tôi đã thành công.”

Pack và Nirmola là hai trong số hơn mười triệu phụ nữ và nhiều nam giới đang hưởng lợi nhuận từ một ý niệm nảy sinh 20 năm về trước của một người tên Muhammad Yunus, năm nay ông 57 tuổi, theo học môn kinh tế tại Đại học Vanderbilt thuộc thành phố Nashville Hoa Kỳ, sau đó dạy học tại miền Trung bang Tennessee. Năm 1971, ông quyết định trở về quê hương Bangladesh, sau khi đất nước này dành lại độc lập. Xuất thân từ giới khoa bảng, Yunus nghĩ rằng mình có thể đóng góp cho quê hương bằng việc giảng dạy môn kinh tế học. Sau đó, ông suy nghĩ lại và bắt đầu một quy trình mà nhờ đó đã cải thiện được cuộc sống cho một số dân chúng Hoa Kỳ và hơn 50 quốc gia khác như: Kenya, Na Uy, Pháp, Canada...

Lúc chúng tôi gặp nhau ở Dhaka, Thủ đô Bangladesh, ông Yunus giải thích:

- Tôi dạy tại một đại học gần vùng nông thôn, ra khỏi trường là vào đến xóm làng. Tôi giảng dạy về những lý thuyết kinh tế mà đúng ra phải mang lại kết quả. Nhưng mỗi lần bước chân ra khỏi lớp, tôi chỉ thấy toàn cảnh nghèo đói quanh tôi. Một hôm, tôi gặp một phụ nữ làm ghế đẩu bằng tre, bà chỉ kiếm được hai xu một ngày. Sau khi nói chuyện với bà, tôi biết được bà đi vay để làm ăn và đã nhận bán tất cả sản phẩm của mình cho chủ nợ theo giá cả họ ấn định. “Bà vay bao nhiêu tiền"” Tôi hỏi, “Thưa ông, tôi vay 25 xu”. Tôi choáng váng thốt lên: “Bà đang bị làm một kẻ nô lệ lao động chỉ vì 25 xu thôi”

Sau đó, ông Yunus gởi sinh viên len lỏi vào các làng lân cận, các sinh viên tìm ra được 41 người khác có hoàn cảnh tương tự người đàn bà kia. Ông bỏ ra 27 đô la như một món tiền giống, phân phát tận tay nhiều người để có thể giúp họ bắt đầu lại công cuộc làm ăn. Ông bảo họ: “Xin bà con vui lòng trả lại số tiền ấy cho tôi khi bà con có thể”. Và mọi người đều hoàn trả số tiền ấy lại cho ông. Từ việc này, ông Yunus nhận thức được, người nghèo vẫn có tín dụng tốt. Các chủ ngân hàng luôn đòi hỏi sự thế chấp, lẽ tất nhiên, nhưng ông Yunus cảm thấy sự thế chấp ít giá trị hơn phẩm cách con người. Ông bảo tôi: “Hệ thống Ngân hàng được thiết kế để ngăn chận người nghèo”. Thực vậy, nghiên cứu của Yunus cho thấy rằng, người giàu có hơn hay bị vỡ nợ nhiều hơn so với người nghèo.

“Không ai quản lý tiền bạc giỏi hơn người nghèo”. Đó là nhận định của Pam Bozeman, giám đốc chương trình mang tên “Quỹ Quay Vòng” (The Full Circle Fund) ở Chicago. Một quỹ được thành lập dựa trên những ý tưởng của ông Yunus, quỹ này đã giúp cho bà Leverta Pack khởi nghiệp kinh doanh. “Họ học cách làm sao chắt chiu từng xu một và biết cách trang trải cho đủ chi tiêu” Tuy nhiên, điều này lại phi lý đối với các chủ ngân hàng. Ông Yunus đưa ra đề án cho người nghèo vay một số tiền nhỏ. Nhân viên ngân hàng trả lời: “Người nghèo không có giá trị về tín dụng”. Hồi tưởng lại sự sòng phẳng của người nghèo, ông Yunus hỏi lại: “Làm sao quý vị biết"” Họ bảo ông: “Mọi người đều biết, chỉ một mình ông không biết điều đó thôi!”

Khai sinh ý tưởng. Trong nhiều năm, ông Muhammad Yunus mượn nợ từ ngân hàng và đem cho người nghèo vay lại. Họ tiếp tục trả lại cho ông, nhưng các ngân hàng thương mại vẫn cho rằng điều ấy không thể xảy ra. Năm 1983, sau nhiều nỗ lực liên tục, cuối cùng ông Yunus thuyết phục được chính quyền Bangladesh cho phép ông đứng ra mở một ngân hàng. Ông bảo tôi: “Tôi đặt tên là Ngân Hàng Grameen, trong tiếng Bengali, Grameen có nghĩa là “thôn dã” hay “làng”.

Yunus có ý định cho người nghèo vay một số vốn nhỏ để giúp họ tự kinh doanh. (Ngân hàng của ông gọi đó là Món Nợ Tý Hon). Ông nói: “Con người rất là sáng tạo. Tất cả chúng ta đều gặp những thách đố và tất cả chúng ta đều phải giải quyết những khó khăn. Tất cả chúng ta tự bản chất là những nhà doanh nghiệp.”

Ngân Hàng Grameen khởi đầu bằng việc hình thành các nhóm vay, cứ 5 người hợp lại thành một nhóm và họ họp nhau hàng tuần để thảo luận về công việc làm ăn, đồng thời cứu xét trước về những đề nghị vay vốn khác. Nếu một thành viên trong nhóm không trả nợ đúng kỳ hạn thì không một ai trong nhóm được tiếp tục vay cho đến khi nào món nợ ấy được trả xong. Ông Yunus giải thích về điều này như sau: “Các nhóm hổ trợ và bảo vệ lẫn nhau. Họ bầu ra một chủ tịch và một thủ quỹ. Đối với nhiều người, đây là kinh nghiệm đầu tiên về dân chủ”. Các thành viên còn tuân theo “16 Điều Quy Định” nhằm cam kết cải thiện cuộc sống cho chính họ và mọi người trong gia đình họ. (Xin xem phần luật vay).

Quan điểm cho vay vốn như thế tràn vào Bangladesh như một ngọn lửa cháy dữ dội. Ngân Hàng Grameen bây giờ hoạt động trong 36.000 thôn làng ở quốc gia này, số tiền cho vay mỗi ngày lên đến một triệu đô la và thâu dụng mười hai ngàn công nhân viên. Hiện tại, tỷ lệ phụ nữ vay chiếm 94%. (Ngân hàng phát hiện, nam giới có xu hướng tiêu tiền vào các mục xa xỉ, trong khi phụ nữ thích mua sắm vật dụng cho gia đình hơn)

Grameen vào Hoa Kỳ như thế nào. Năm 1985, Tổ Chức Ford (Ford Foundation) mời ông Muhammad Yunus trở lại Hoa Kỳ để trình bày quan niệm về Ngân Hàng Grameen. Năm 1986, ông Bill Clinton, lúc đó là Thống Đốc tiểu bang Arkansas yêu cầu ông Yunus tư vấn về việc sáng lập một ngân hàng Grameen kiểu mẫu cho bang ông. Cũng trong năm đó, “Đề Án Phụ Nữ Tự Làm Chủ Doanh Nghiệp” (The Women’s Self Employment Project viết tắt là WSEF), được thành lập ở Chicago, bắt đầu một khóa huấn luyện cho những phụ nữ kinh doanh có nguồn thu nhập thấp. Đồng thời thiết lập một ngân quỹ cho những ai sau khi thụ huấn xong mà muốn khởi sự hoặc bành trướng doanh nghiệp mình.

Sau chuyến thăm viếng Ngân Hàng Grameen, bà Connie Evans, Giám Đốc “Đề Án Phụ Nữ Tự Làm Chủ Doanh Nghiệp” quyết định một kế hoạch thành lập ngân hàng theo kiểu mẫu Grameen. Năm 1988, tổ chức của bà sáng lập “Quỹ Quay Vòng” (The Full Circle Fund) phục vụ cho cư dân vùng Chicago. Đây là một trong những ngân hàng lớn nhất và lâu đời nhất ở Hoa Kỳ dựa theo mô hình Grameen. Bà Evans tuyên bố: “Dân chúng bị thu hút đến với chúng tôi bởi vì chúng tôi là công cụ cho họ phát triển”. Ngày nay ở Hoa Kỳ có nhiều chương trình tương tự, chẳng hạn như chương trình ở khu vực dành riêng cho người da đỏ Lakota thuộc bang South Dakota.

Đương nhiên có nhiều sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Bangladesh. Trong khi một thành viên của Grameen ở làng Nirmola, với nhiều năm là khách của ngân hàng, vẫn chỉ được vay tối đa 625 đô la, thì một con nợ thuộc “Quỹ Quay Vòng” (The Full Circle Fund) ở Chicago Hoa Kỳ có thể được vay tới 25.000 đô la. “16 Điều Quy Định” cũng được uyển chuyển áp dụng trong mỗi nhóm sao cho thích hợp với từng địa phương. Và hầu hết những tham dự viên ở Hoa Kỳ nhận sự huấn luyện hoặc giúp đỡ về mặt kỹ thuật chứ không nhận sự giúp đỡ về mặt tài chính. Trên thực tế, trong số 60,000 người Mỹ tham gia kế hoạch dựa theo mô hình Grameen trong năm 1995, chỉ có 10,000 người vay mượn vốn.

Ông Alex Counts, người điều hành tổ chức Grameen của Mỹ ở Thủ đô Washington phát biểu: “Cái căn bản hợp lý của ý tưởng là điều thu hút dân chúng”. Ông Counts được cấp học bổng American Fulbright để đến Bangladesh học hỏi về Grameen. Năm ngoái ông viết cuốn “Hãy Cho Chúng Tôi Tín Dụng” (“Give Us Credit”, do nhà xuất bản Times Books phát hành), trình bày về quan niệm hoạt động của Grameen như thế nào ở cả hai quốc gia Bangladesh và Hoa Kỳ.

* Luật Vay

Những ai vay tiền từ Ngân Hàng Grameen phải cam kết tuân theo một số nguyên tắc nhằm cải thiện đời sống cá nhân cùng gia đình. “16 Điều Quy Định” liệt kê dưới đây, trích trong cuốn “Hãy Cho Chúng Tôi Tín Dụng” (Give Us Credit) của ông Alex Counts, được soạn thảo lần đầu vào năm 1984 tại Bangladesh trong một cuộc hội thảo cấp quốc gia do 100 thủ lĩnh các trung tâm phụ nữ đảm trách. Những thành viên Grameen trong hơn 50 quốc gia kể cả Hoa Kỳ, được yêu cầu ghi nhớ những quy định và thực thi tương tự như những nghị quyết, mà những điều này có thể được gọi là hiến pháp phát triển xã hội của ngân hàng Grameen. Trong mỗi quốc gia, các thành viên đã từng thay đổi hoặc điều chỉnh “hiến pháp” này cho phù hợp với văn hóa địa phương. 

MƯỜI SÁU ĐIỀU QUY ĐỊNH

1- Chúng ta cương quyết tuân theo và áp dụng 4 nguyên tắc sau: Kỷ Luật, Đoàn Kết, Can Đảm, Siêng Năng, vào trong tất cả những công việc trong đời sống chúng ta.

2- Chúng ta cương quyết mang sự thịnh vượng về cho gia đình chúng ta.

3- Chúng ta cương quyết không cam chịu sống trong ngôi nhà đổ nát. Chúng ta cương quyết sửa chữa nhà cửa và hướng đến việc xây nhà mới càng sớm càng tốt.

4- Chúng ta cương quyết trồng rau quanh năm. Chúng ta sẽ ăn nhiều rau cải trồng ra và đem bán đi phần dư thừa.

5- Trong mùa gieo trồng, chúng ta cương quyết trồng tối đa hoa màu trên đất đai có được.

6- Chúng ta cương quyết hạn chế sinh sản, hạn chế tối đa việc tiêu xài phung phí, luôn chăm lo sức khoẻ cho chính mình.

7- Chúng ta cương quyết chăm lo việc học của con cái và bảo đảm kiếm đủ tiền trang trải cho chúng ăn học tới nơi tới chốn.

8- Chúng ta cương quyết gìn giữ con cái và chăm sóc chúng trong môi trường trong lành.

9- Chúng ta cương quyết xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh theo hệ thống tiêu ngầm.

10- Chúng ta cương quyết chỉ uống nước sạch từ những giếng đóng ống sâu vào lòng đất. Nếu không có được nguồn nước sạch, chúng ta cương quyết đun sôi hoặc dùng phèn khử trùng trước khi dùng.

11- Chúng ta cương quyết không nhận hoặc cho của hồi môn vào ngày cưới của con cái, hầu tránh gây ra tai họa, sự chia rẽ phát sinh ra từ những của hồi môn này. Chúng ta cương quyết không áp đặt trong việc cưới hỏi của con cái.

12- Chúng ta cương quyết không buộc tội bất công một người nào và không không để người khác áp đặt điều ấy cho chúng ta.

13- Chúng ta cương quyết làm cho nguồn đầu tư ngày càng phát triển để có thu nhập cao hơn.

14- Chúng ta cương quyết sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác. Giúp bất kỳ ai gặp phải khó khăn.

15- Nếu chúng ta thấy bất kỳ trung tâm nào làm sai phạm nguyên tắc đã đặt ra, chúng ta cương quyết đến đó giúp họ điều chỉnh sự sai phạm, và phục hồi lại nguyên tắc đã được đăt ra.

16- Chúng ta cương quyết quảng bá cho mọi người biết về lợi ích của việc tập thể dục tại các trung tâm thể dục. Chúng ta cương quyết tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội có tính cách tập thể.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.