Hôm nay,  

Tình Hình Nhà Đất Hoa Kỳ

12/10/200600:00:00(Xem: 5646)

Tình Hình Nhà Đất Hoa Kỳ

Sau khi Chủ tịch hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ là ông Ben Bernanke tuyên bố là tình trạng đình đọng của thị trường địa ốc tại Mỹ có thể khiến tốc độ tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ bị giảm mất một điểm, tuần qua, đài Radio France Internationale (RFI) tại Paris đã phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về vấn đề trên và và phát thanh hôm Thứ Năm.

Sau đây là lược thuật của phần phỏng vấn đó.

- RFI: Thưa anh, hôm Thứ Tư mùng bốn vừa qua, Chủ tịch Hội đồng Ngân hàng Dự trữ Trung ương, tức là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, ông Ben Bernanke đã tỏ vẻ lo ngại về hậu quả bất lợi đối với kinh tế Mỹ do tình trạng suy giảm của thị trường bất động sản Mỹ. Ông ta còn dự báo là đà tăng trưởng sản xuất của kinh tế Mỹ có thể sụt một điểm trong nửa sau của năm nay và có thể kéo dài qua năm tới. Trước những dự báo ấy, dư luận nhiều nơi cho rằng nếu kinh tế Mỹ bị đình đọng, kinh tế thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là thị trường bất động sản tại Mỹ suy giảm ra sao mà người cầm đầu hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ phải báo động như vậy"

- Trong năm năm liền, từ 2001 đến hết năm 2005, thị trường gia cư địa ốc Mỹ đã tăng vọt liên tục và giá nhà bình quân tăng đến hơn 30%. Tại một số khu vực gia cư thì giá nhà tăng đến hơn 100%, như 127% tại San Diego ở miền Nam California. Nhưng, kể từ đầu năm 2006, thị trường này đã nguội dần và đến giữa năm thì người ta e rằng trái bóng địa ốc căng phồng suốt năm năm qua có thể sẽ bể và dẫn tới nạn suy trầm kinh tế.

Suy trầm là khi tốc độ tăng trưởng sản xuất lại sút giảm trong hai quý liền. Nặng hơn suy trầm thì có nạn suy thoái, là không đạt mức tăng trưởng chậm hơn mà còn suy sụp.

Sở dĩ như vậy vì số nhà bán chậm hơn trong năm tháng liền, trung bình loại nhà cũ thì yết giá đến bảy tháng rưỡi mới bán được, nghĩa là một tỷ lệ đọng nhà rất cao, cao nhất từ 13 năm nay, giá nhà tăng ít hơn, thậm chí còn giảm ở nhiều thành phố lớn. Lời cảnh báo của ông Bernanke nằm trong hướng đó.

RFI: Vì sao thị trường bất động sản bị đóng băng hoặc bị suy sụp lại dẫn tới suy trầm kinh tế"

Vì ba yếu tố chuyển lực là đầu tư, tiêu thụ và lợi tức lương bổng.

Thứ nhất, khi nhà bán chậm hơn, các công ty xây dựng và các chủ nhà sẽ đầu tư ít hơn vào việc xây cất nhà mới hay tu bổ nhà cũ. Điều ấy đang xảy ra. Thứ hai, khi giá nhà tăng, dân Mỹ thấy mình giàu hơn nên tiêu xài rộng rãi hơn nhờ đó tài hóa lưu thông dồi dào. Người ta gọi đó là “hiệu ứng phồn thịnh”. Nay giá nhà hết tăng mà còn giảm thì dân Mỹ cảm thấy là mình nghèo hơn nên trở thành tằn tiện hơn. Một cách cụ thể tại Mỹ, dân chúng khó đem cầm thế bất động đã lên giá để lấy tiền mặt về đầu tư hay mua xắm. Đó là “hiệu ứng phồn thịnh ngược” điều ấy cũng đang xảy ra, nhưng chưa tới mức báo động.

Thứ ba là yếu tố tổng hợp, khi người ta đầu tư và tiêu xài ít hơn, nhiều người sẽ khó kiếm ra việc làm, hoặc khó đòi tăng lương, thậm chí còn bị thất nghiệp. Lợi tức sa sút càng khiến người ta mua bán ít hơn và hiện tượng co cụm ấy dẫn tới nạn suy trầm kinh tế.

- RFI: Khi theo dõi tình hình kinh tế Hoa Kỳ, ông lượng định ra sao về lời cảnh báo ấy của Chủ tịch Bernanke" Liệu kinh tế Mỹ có bị suy trầm hay không"

- Tôi thiển nghĩ là sau một giai đoạn tăng trưởng liên tục hơn 80 tháng liền, kinh tế Mỹ có thể sẽ trải qua chu kỳ điều chỉnh, nghĩa là bị suy trầm nhẹ vì đạt mức tăng trưởng thấp hơn, nhưng lý do không hẳn là vì thị trường gia cư địa ốc.

Cũng xin nói là hai ngày sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cảnh báo về nguy cơ suy trầm do thị trường bất động sản bị nguội, thì vị tiền nhiệm của ông Bernanke này là Alan Greenspan đã tuyên bố tại Canada hôm Thứ Sáu mùng sáu, rằng thị trường gia cư Hoa Kỳ có thể đã ra khỏi nguy cơ suy thoái, tức là ông ta đưa ra một nhận định lạc quan hơn.

Sở dĩ như vậy, tôi xin giải thích, là vì kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng khả quan, mức tiêu thụ của dân Mỹ không hề sút giảm – là điều thực ra rất đáng ngạc nhiên. Thống kê của bộ Lao động công bố hôm Thứ Sáu mùng sáu còn cho thấy là đến tháng trước tỷ lệ thất nghiệp bình quân của toàn quốc đã giảm từ 4,7% xuống 4,6%. Giới kinh tế cho rằng mức thất nghiệp ấy là mức “toàn dụng”, plein emploi, mức lý tưởng, thấp hơn nữa thì kinh tế có thể bị lạm phát!

- RFI: Xin được hỏi lại ông cho rõ, khi giá nhà hết tăng mà còn giảm như ông vừa trình bày, vì sao dân Mỹ vẫn tiêu xài mạnh mẽ và kinh tế không bị suy trầm vì thị trường địa ốc’

- Thưa vì một lý do rất đặc biệt của Hoa Kỳ.

Trong thời thịnh đạt, dân Mỹ thấy mình giàu hơn nhờ nhà cửa lên giá, họ “rút ruột ngôi nhà” tức là xin tái tài trợ - đi vay một khoản tiền khác hơn với lãi suất thấp hơn để đầu tư, mua xắm và chủ yếu để trang trải các khoản nợ nần có lãi suất cao. Nhưng họ tiêu xài có tính toán và nhờ đó mà cơ cấu vay mượn của từng hộ gia đình lại được chấn chỉnh  cho lành mạnh, an toàn hơn.

Giờ đây, khi giá nhà sút giảm khiến người ta bớt xin tái tài trợ, là vay khoản này để trả khoản kia, nhưng chẳng vì vậy mà phải lật đật thu vén việc chi tiêu. Chưa kể là từ hai tháng nay, lãi suất địa ốc – tức là crédit hyphothécaire – đã hết tăng mà còn giảm liên tục.

Nói chung, dân chúng Mỹ không hốt hoảng vì sợ trái bóng đầu tư bất động sản bị bể mà lật đật bán tháo và gây ra nạn suy sụp tài chính. Sau cùng, cũng phải nói là giá xăng dầu đang giảm và sẽ còn giảm nên cũng giảm bớt nỗi lo về ngân sách chi tiêu của dân chúng.

- RFI: Nhưng ông có dự đoán rằng kinh tế Mỹ có thể bị suy trầm nhẹ – dù không vì hiệu ứng sa sút của thị trường bất động sản – thế thì tại sao lại như vậy" 

- Sinh hoạt kinh tế cũng thăng giáng theo chu kỳ lên xuống, trung bình của lịch sử Hoa Kỳ thì sau khoảng 57 tháng tăng trưởng liên tục sẽ có lúc hụt hơi và phải giảm. Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục trong 81 tháng nên có thể sẽ giảm tốc độ kể từ quý ba của năm nay qua đến giữa năm tới. Người ta coi đây là một hiện tượng điều chỉnh bình thường, có thể tiên báo được từ đường tuyến của phân lời trái phiếu dài hạn nay cũng xấp xỉ phân lời ngắn hạn, là một điều hãn hữu bất thường. Một yếu tố tiên báo khác là hiện tượng sụt giá thương phẩm là các nguyên nhiên vật liệu và nông khoáng sản trên thế giới.

Thực ra, nhiều nhà kinh tế tại Hoa Kỳ còn đang tranh luận về xác suất cao hay thấp của hiện tượng điều chỉnh ấy. Hạ cánh an toàn hay hạ cánh nặng nề, bị nông hay sâu, lâu hay mau thì có lẽ chưa ai biết trước được cho chính xác. Nhân đây, xin được nói thêm rằng khả năng dự đoán của giới kinh tế tại Hoa Kỳ thường bị chính họ mỉa mai là họ “đoán đúng chín lần trong tám lần suy trầm sau khi nạn suy trầm đã xảy ra”!

- RFI: Câu hỏi cuối thưa ông, nếu kinh tế Mỹ bị suy trầm thì kinh tế các nước sẽ bị ảnh hưởng ra sao"

Sức sản xuất của kinh tế Mỹ chỉ bằng 28% sản lượng kinh tế toàn cầu, và nền kinh tế này tùy thuộc đến 70% vào sức tiêu thụ mà lại đóng góp đến 60% vào đà tăng trưởng của kinh tế thế giới vì thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất. Khi mà đà tăng trưởng tại Mỹ sa sút, dù rất nhẹ và trong vòng chưa đầy một năm như dự đoán, thì quốc gia nào càng lệ thuộc vào việc bán hàng cho Mỹ thì càng bị hậu quả bất lợi. Và nếu cơ cấu kinh tế xứ đó lại thiếu lành mạnh thì khi Mỹ bị suy trầm xứ đó có thể bị suy thoái, thậm chí khủng hoảng.

Nếu kinh tế bị suy trầm thì giới lãnh đạo kinh tế Mỹ có thể làm gì để ứng phó" Ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất để kích thích số cầu và họ có khả năng tung ra biện pháp ấy vì lãi suất tại Mỹ hiện đang ở mức 5,25%.

Trong khi ấy, lãi suất trong khu vực Euro của Âu châu do Ngân hàng Trung ương Âu châu còn ở mức thấp dù vừa tăng 25 điểm hôm Thứ Hai mùng chín vừa qua, là có 3,25%. Cho nên nếu kinh tế khu vực ấy bị suy trầm vì hiệu ứng Hoa Kỳ, thì Âu châu sẽ khó cắt lãi suất để đối phó. Trường hợp Nhật Bản còn khó hơn nữa với lãi suất chỉ vỏn vẹn có 0,25% thôi. Nghĩa là nếu hai khối Âu châu và Nhật Bản có gặp hiệu ứng suy trầm từ Mỹ lan ra thì khó chống đỡ hơn nên bị thiệt hại lâu hơn.

Trung Quốc thì khác vì họ theo chế độ quản lý kinh tế khác và vì năm tới có Đại hội đảng, năm sau đó là Thế vận hội Bắc Kinh, nên họ sẽ cố nín thở qua sông, phá giá để xuất khẩu và trì hoãn cải cách cơ chế kinh tế. Vì vậy, họ có thể gặp khó khăn nguy ngập hơn kể từ cuối năm 2008 trở đi.

Nói rộng ra, tại Á châu, số xuất khẩu sút giảm của các nước Đông Á , kể cả Việt Nam, sẽ kéo theo sự suy giảm của đà tăng trưởng và còn có thể dẫn tới hiện tượng là vừa bị suy trầm sản xuất vừa bị vật giá gia tăng, thuật ngữ kinh tế gọi là “stag-flation” là stagnation đi cùng inflation.

Hậu quả trước mắt là các nước phải cạnh tranh với nhau gắt gao hơn để giành thị trường xuất cảng và vì vậy trào lưu bảo hộ mậu dịch – tại Mỹ và các nơi khác – sẽ càng thắng thế. Mâu thuẫn hay tranh luận về ngoại thương sẽ chỉ tăng chứ không giảm, nhất là trong giả thuyết đảng Dân chủ có thể chiếm đa số tại Quốc hội Mỹ mà đảng này có phản ứng bảo hộ mậu dịch mạnh hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.