Hôm nay,  

Tản Mạn Về Thơ, Nhân Một Chuyến Đi – Phần Ii

23/07/200200:00:00(Xem: 3640)
Đọc trong nước, tôi vẫn thường "băn khoăn" về một hiện tượng: họ rất tự hào về một thời văn chương lẫm liệt, về chủ nghĩa anh hùng trong thơ ca, về những đóng góp của, thí dụ như một thần đồng Trần Đăng Khoa. Sau này, tôi đọc được một hai lời giải thích (cứ tạm cho là như vậy). Một của nhà thơ Nga, Joseph Brodsky.

Theo ông, đây là nỗi bất hạnh mà xã hội, nhất là xã hội quyền thế [thí dụ như xã hội toàn trị] đem ra tròng vào cổ những nhà thơ, bắt phải lọc ra một đầu đàn: bởi vì có một chủ nghĩa thơ ca thần thánh chống Mỹ cứu nước, cho nên bắt buộc phải có nhà thơ tiên phong, nhà thơ-hoàng đế tương xứng. Và ông cho rằng, thơ ca đòi hỏi "nhiều hơn thế, không chỉ một cái đầu của một chủ soái". Trong khi lọc ra một vị chủ soái - thí dụ như Tố Hữu - xã hội tự kết án nó, tự trói nó vào hình thức này, hoặc khác, của chuyên quyền, độc đoán.

Nhìn theo quan điểm này, người ta sẽ hiểu tại sao trong nước đả phá những nhà thơ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư [cho phép tôi chỉ nhắc tới hai nữ thi sĩ này, do chỉ đọc và có tác phẩm của họ, như là tài liệu dẫn chứng, khi viết]. Trên tờ Tia Sáng, số tháng Năm 2002, Ánh Sáng, tác giả bài viết "Thơ: nỗi buồn ai hiểu"", đã "xác nhận" ý của Brodsky, khi cho rằng, "Thi ca cũng có bảng A, bảng B... giành nhau một quả bóng trên sân và hào hứng nhất là cái danh chức chụp giựt giữa: a) các nhà thơ, và, b) các nhà thơ trẻ... Phan Huyền Thư nóng nảy đứng ngoài, chúng tôi đã thôi lem luốc, không còn thò lò mũi, chừng nào mới được vào cúng bái""

Octavio Paz, trong "Thơ ca, Xã hội, Nhà nước" cho rằng, thật "khẩn trương" (urgent), yêu cầu đánh tan mọi mập mờ đánh lận con đen, giữa cái gọi là nghệ thuật của quần chúng, của tập thể, với cái gọi là nghệ thuật "chính thức" (official art). Một bên, là nghệ thuật được gợi hứng từ niềm tin, lý tưởng của xã hội, một bên là nghệ thuật được viết dưới ánh sáng của Đảng (art subjected to the rules of a tyrannical power). Tư tưởng Ky Tô giáo đã nhập thân vào những đế quốc quyền uy, nhưng thật lầm lẫn khi coi nghệ thuật Gothic hoặc Phục Hưng là do quyền lực giáo hoàng sáng tạo ra. Quyền lực chính trị có thể sử dụng, và còn có thể thúc đẩy một dòng nghệ thuật, nhưng nó chẳng bao giờ sáng tạo ra nổi nghệ thuật. Còn điều này nữa: về lâu về dài, nó tạo ra phản ứng phụ, làm cho nghệ thuật "thất kinh" [hết còn kinh nguyệt], bất lực, nghĩa là hết còn đẻ đái gì nữa.

Áp dụng nhận xét của Paz vào trường hợp thơ ca Việt Nam trước và sau, cứ lấy thời điểm 1975 làm một cái mốc, liệu chúng ta có được "niềm tin" sau đây: thơ trẻ trong nước là một phản ứng nhằm chống lại một thời kỳ thi ca lẫm liệt, và chống lại phản ứng phụ của nó.
Có lẽ chúng ta "bắt buộc" phải hiểu dòng thơ của Vi Thuỳ Linh theo nghĩa như vậy:

Khoả thân trong chăn,
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên.

Cũng như nỗi sợ của thi sĩ:

Thiếu phụ
Hai mươi tuổi.

Một độc giả vội vã sẽ cự: Thiếu nữ chứ, tại sao lại thiếu phụ"
***

Trần Mạnh Hảo, qua một bài viết đăng lại trên diễn đàn Talawas, có lẽ đã chỉ bám chặt vào "nghĩa đen" của những từ như "thèm chồng", khi lên tiếng đả kích thơ trẻ. Ông tiện tay phạng luôn cả những người lên tiếng ca ngợi thơ trẻ, và lên tiếng thách thức, ca ngợi cho lắm vào, hãy thử chứng minh, hay ở chỗ nào" Bài viết này, một phần, là toan tính tìm ra cái hay của thơ trẻ ở trong nước, qua hai "đại diện" của họ.

Trong bài viết "Hình Tượng" (Figures, trong Figures I, tủ sách Points, bộ môn Tiểu luận, nhà xb Seuil, 1966), Gérard Genette [tôi tin rằng ông đã từng đọc hơn một bài viết theo kiểu TMH, nên đành bỏ công] giải thích, thế nào là một hình tượng, như nó được sử dụng trong thơ văn.
Trích dẫn câu của Racine, "Tôi không suy nghĩ hay hơn Pradon và Coras, tôi viết hay hơn họ", tác giả lập luận: có một "tư tưởng" - hiểu như một ý nghĩa, vốn được coi như là "của chung", giữa những nhà thơ hay và dở; và có thể được diễn tả theo kiểu "thường thường bậc trung" (nguyên văn: được diễn tả bằng một câu nhỏ, khô, và trần trụi). Và có một "cách" để diễn tả nó.

Từ đó suy ra: giữa chữ (la lettre) và nghĩa, giữa cái điều nhà thơ "viết" và "nghĩ", có một khoảng cách (un écart), một không gian, và như mọi không gian, nó sở hữu (posséder) một hình dáng (forme). Người ta gọi hình dáng này là một hình tượng (figure). Có hình tượng tới đâu, là kiếm ra được hình dáng của nó trong không gian tới đấy, chừng nào nhà thơ còn quẩn quanh trong cõi vô thường, nghĩa là còn lao đao giữa đôi bờ, giữa lằn ranh của cái tạo ra nghĩa (la ligne du signifiant), và nghĩa của nó (la ligne du signifié). Ông đưa ra thí dụ:
Trên đôi cánh thời gian, nỗi buồn bay cao.

Câu thơ này có nghĩa: Khổ đau không thể kéo dài mãi mãi.
Ở một chỗ khác, người viết sẽ xin trở lại, với những "hình tượng thi ca", mà chỉ nội một từ "chồng" đã dấy lên, từ thơ VTL.
***

Khi tắm tôi
thường ngắm mình
(như có một người, cùng tấm gương ngắm tôi)
Mảnh mai, lóng lánh ướt...
VTL (bóng người)

"Mình ngắm mình" là một trong những "thói xấu" thiết yếu của thơ văn, nếu coi mọi cái viết ra đều mang tính tự thuật, mặc dù "bản năng" mách bảo, càng giấu đi cái tôi chừng nào, bản văn càng mang tính khái quát, càng vươn tới cõi người rộng lớn chừng đó. Nhà văn gốc Do Thái Isaac Bashevis Singer nhớ lại một kỷ niệm khi còn nhỏ ở Warsaw, lần đầu đọc bản dịch cuốn Tội Ác và Trừng Phạt của [nhà văn Nga] Dostoyevsky, đã đi tới kết luận, Dostoyevsky: một nhà văn Yiddish, là vậy. Dos đã vượt mức "khái quát" (tính nhân loại đời đời, theo một vài ông nhà văn, nhà phê bình) đến nỗi, bất cứ độc giả nào cũng nghĩ, tay này đúng là người "nước mình"! Hãy biết mình, phương ngôn đã dạy. Càng ngắm mình cỡ nào, càng thấy người (ta, người khác) cỡ đó.

[Lại có ông cứ nhìn mình tới đâu là lòi ra cái thân phận nhược tiểu, vừa đẻ ra là đã đau nỗi đau da vàng rồi, khi ra được nước ngoài mới thấy rằng, đây mới thực sự quê hương của mình, thì sao"
Xin hẹn, sẽ bàn tiếp "vấn đề lớn" này ở một chỗ khác].

Brosdky lại đưa ra một ý niệm khác, nhân đọc bài thơ "Orpheus, Eurydice, Hermes" của nhà thơ Đức, Rilke.

Theo Brodsky, mọi thực tại đều mong có được cái thân phận, là một bài thơ, ấy chỉ vì lý do kinh tế. Kinh tế là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và lịch sử nghệ thuật chỉ là lịch sử những phương cách dồn nén, sao cho ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Thơ ca, là ngôn ngữ, nghĩa là thực tại, ở dạng nén cao cấp của nó. Nói ngắn gọn, một bài thơ "cho rất nhiều mà chẳng nhận bao nhiêu" [bài thơ không phản ánh mà là chiếu ánh]. Với một bài thơ mang tính huyền thoại như của Rilke, thì đây là thực tại soi mói chính nó, bằng một cái kính phóng đại và bị chói loà.

Bài thơ Orpheus, Eurydice, Hermes, chính là chân dung tự họa của tác giả, với một cái kính soi ở trên tay, và người ta hiểu được rất nhiều về nhà thơ, hơn cả những gì biết được qua cuộc đời của ông. Cái mà ông nhìn là cái làm nên ông, nhưng nó chỉ lung linh, mờ ảo, bởi vì bạn chỉ có thể nhìn một sự vật từ bên ngoài,. Đó là sự khác biệt giữa một giấc mộng và một bài thơ đối với bạn.

Tôi dài dòng tản mạn, cốt để lọc ra mấy từ này:
-Tính "kinh tế, tiệm tặn" trong thơ của VTL, rõ rệt nhất là ở cái tên: Khát, Linh. Khát là nguyên nhân. Linh là hậu quả, của cái việc nhìn ngắm mình bằng cái gương phóng đại.

[Với một độc giả miền nam, thì đây là lịch sử thi ca Việt Nam đang nhìn chính nó, nếu chúng ta liên tưởng tới hai tập thơ "Tôi Không Còn Cô Độc" (Thí dụ như câu thơ ẪTôi gọi tên tôi cho đỡ nhớỮ của Thanh Tâm Tuyền), và "Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy"; ngắn gọn hơn, đây là con đường thi ca đi từ Liên tới Linh].

-Tính "huyền thoại": Những ẩn dụ" như "tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ", "tôi nhìn tôi cho đỡ thèm đỡ khát..." liệu có thể coi như chấm dứt huyền thoại "thơ viết dưới ánh sáng của Đảng""
(còn tiếp)
NQT (http://www.saomai.org/~tinvan/unicode/index.html )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.