Hôm nay,  

Từ Úc Về Chiêm Bái Xá Lợi, Thăm Chùa Nam Tông Vn, Thái (2)

30/01/200300:00:00(Xem: 4511)
PHOTO: Chùa Thái Lan và bốn mẩu xá lợi của Đức Phật.

Bình Anson
LTS. Một nhóm Phật Tử từ Úc đã về làm công tác cứu trợ từ thiện tại VN vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003. Nhân dịp này, quý vị này cũng đi thăm viếng các chùa Nam Tông ở VN và Thái Lan. Bài viết, phần 2, của cư sĩ Bình Anson kể lại như sau.
Ngày hôm sau, 14 tháng 12, chúng tôi lên đường đi Châu Đốc, An Giang, để phát quà cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt, như đã tường thuật trong Phần 1 ở trên.
Sáng ngày Chủ Nhật 15 tháng 12, tôi đi xe taxi đến Thiền Viện Vạn Hạnh ở Phú Nhuận, cũng là trụ sở Học viện Phật giáo VN, để nghe thuyết giảng. Đây là buổi thuyết giảng hàng tuần dành cho các cư sĩ. Giảng sư hôm nay là Đại đức Thích Giác Đồng. Không khí buổi thuyết giảng rất nghiêm túc, và ban tổ chức có một hệ thống thu âm rất tốt, để Phật tử có thể thỉnh các băng âm thanh cassette đem về nghe lại sau buổi giảng. Tôi có đến phòng riêng của Thầy Giác Đồng để thăm Thầy. Thầy đã từng gửi nhiều tài liệu Phật học cho trang Phật học BuddhaSasana. Tôi cũng ghé qua phòng phát hành kinh sách và thỉnh mua nhiều sách và đĩa CD Phật giáo.
Trưa hôm đó, tôi đến vùng Tân Định, để thăm một nhóm anh chị em cư sĩ tu học kinh điển. Tôi rất hoan hỷ khi được biết quý anh chị đó có những sinh hoạt thường xuyên để học tập, thảo luận về các chuyên đề trích ra từ bộ kinh tạng nguyên thủy.
Ngày hôm sau, 16 tháng 12, theo lời mời của một đạo hữu vừa mới quen là anh Danh Sóc, tôi đến thăm chùa Chandaramsya ở gần dốc cầu đường Trần Quốc Thảo (ngày trước là cầu Trương Minh Giảng) thuộc Quận 3. Đây là ngôi chùa của các Phật tử gốc Khmer. Anh Sóc giải thích "Chanda" là mặt trăng, "Ramsya" là ánh sáng, "Chandaramsya" có thể dịch là "Nguyệt Quang". Tôi gặp Tỳ kheo Danh Lung Ekasuvanna, trụ trì chùa, và được mời ở lại dùng cơm trưa. Nhờ đó, tôi có dịp được nghe các sư tụng kinh bằng tiếng Pàli và tiếng Việt - ở đây tất cả mọi người đều nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, rất rành rõi.
Ngoài ra, tôi có hẹn để gặp ông bà Đức từ Hoa Kỳ về thăm Việt Nam. Ông bà là song thân của Tỳ kheo Khemavaro, một vị sư người Mỹ gốc Việt, xuất gia thọ đại giới ở Thái Lan, và hiện đang tu học tại Perth, Tây Úc. Tôi kể cho ông bà nghe về các hoạt động Phật giáo tại Perth, và mời ông bà đến thăm viếng Tây Úc khi thuận tiện.
Trưa hôm đó tôi đến trụ sở Hội Bảo trợ Bệnh nhân Nghèo để trao tiền tài trợ chi phí phẫu thuật cho 20 em bé bị dị tật sứt môi như đã tường thuật ở trên, trong Phần 1.
Sau đó, tôi được anh Danh Sóc đưa đi thăm một chùa Khmer khác là chùa Bodhivamsa Pothivong thuộc quận Tân Bình. Đây là một ngôi chùa nhỏ, đang được trùng tu, và vị trụ trì là Tỳ kheo Tăng Ngọc An Pannasaro, còn trẻ, rất vui tính và thân thiện.
Tiếp theo, chúng tôi đến viếng chùa Diệu Quang hiện đang được Sư cô Diệu Hiền quản lý. Sư cô đã tham gia trong chuyến đi cứu trợ ở An Giang mấy ngày trước. Tôi rất cảm động khi được Sư cô cho phép tôi thỉnh các quyển kinh sách mà Sư cô đã cất giữ trong hơn 20 năm qua. Đây là những tư liệu rất quý giá mà ngày nay rất khó tìm thấy. Sư cô còn tặng tôi băng cassette thu âm các bài tụng căn bản, để tôi hoán chuyển đưa vào mạng và vào đĩa CD Phật học.
Ngày 17 tháng 12, tôi nhờ cháu tôi lái xe đến gặp Sư Chánh Định ở chùa Tam Phước, Long Thành, để Sư hướng dẫn đi thăm các chùa trong vùng. Huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai có hơn 10 ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông.
Đầu tiên, chúng tôi đến thăm Tỳ kheo Minh Huệ tại chùa Phước Hộ. Đây là một ngôi chùa nhỏ, rất yên tịnh. Sư Minh Huệ là một vị sư đã dịch nhiều bộ kinh nguyên thủy sang Việt ngữ, nhưng cho đến nay chỉ có vài dịch phẫm đã được xuất bản. Tôi may mắn được Sư dành nhiều thì giờ để bàn về các công trình dịch thuật của Sư, cũng như các kinh nghiệm hành thiền.
Rời chùa Phước Hộ, chúng tôi đến thăm chùa Thiền Quang I. Vị trụ trì là Tỳ kheo Thiện Pháp. Sư Thiện Pháp là một trong những vị sư đầu tiên đến hoằng pháp và cất chùa tại vùng nầy. Trong các chuyến đi cứu trợ từ thiện đều có Sư tham gia và hướng dẫn. Chùa Thiền Quang tọa lạc trên một khu đất khá rộng và có thiết kế rất mỹ thuật, bố cục cân đối và ngăn nắp. Ngoài chánh điện còn có các liêu thất dành cho chư tăng, bảo tháp, lầu chuông, thư viện, trai đường, và nhà bếp. Chúng tôi ở lại dùng cơm trưa tại chùa, và sau đó, tôi được Sư tặng cho các tấm ảnh chụp các sinh hoạt tại chùa để làm tài liệu. Tôi rất hoan hỷ khi được Sư hứa sẽ tổ chức thu âm vào băng cassette các bài tụng của chư Tăng để tôi phổ biến trên mạng.
Sau đó chúng tôi đến thăm Chùa Phước Huệ, một ngôi chùa nhỏ trong huyện Long Thành, khu Cầu Xeo, gần quốc lộ 51. Vị trụ trì là Tỳ kheo Tâm Hỷ. Tiếp tục chuyến đi, chúng tôi đến Bà Rịa, vùng Núi Dinh, để thăm viếng Thiền viện Viên Không. Cảnh trí ở đây rất đẹp và thanh tịnh, rất thích hợp cho công phu độc cư tu thiền. Vị trụ trì là ngài Tỳ kheo Hộ Pháp, đã từng tu học ở Thái Lan và Miến Điện trong 30 năm. Ngài đã soạn nhiều sách về pháp thiền nguyên thủy của Đức Như Lai và các sách phổ thông khác. Tôi cũng được gặp Tỳ kheo Pháp Thông, là người đã dịch nhiều quyển sách Phật Pháp giá trị. Tôi rất hoan hỷ khi được quý Sư hứa tiếp tục hỗ trợ cho thư viện điện tử Phật học BuddhaSasana.
Ngày hôm sau tôi đến tòa sạn báo Giác Ngộ để đóng thêm tiền báo. Từ 6 năm qua, các số tuần báo và nguyệt san được gửi đều đặn đến tôi mỗi tháng 2 lần. Nhờ đó, tôi biết nhiều thông tin Phật sự và các bài pháp luận giá trị. Bước sang nhà sách kế bên, tôi mua thêm vài quyển kinh sách mới. Số lượng sách Phật giáo xuất bản gia tăng rất nhiều và chất lượng in ấn đã cải tiến rõ rệt so với những năm trước.
Tôi cũng được mời đi thăm chùa Bửu Đà, trong vùng Hòa Hưng, Quận 10. Nơi đây, hằng tuần có tổ chức thu âm đọc kinh Pháp Cú do Đại đức Thích Minh Thiền tổ chức. Tôi rất khâm phục sự làm việc hăng say của nhóm đọc kinh, mặc dù với các phương tiện kỹ thuật còn khiêm tốn. Chùa Bửu Đà nay đã phát triển rộng lớn, trong chánh điện có một tượng Phật bằng đồng nặng 6 tấn, cao hơn 4 mét. Ngày nay chùa đã đổi khác rất nhiều, tôi không còn nhận ra được nữa, mặc dù ngày xưa tôi thường đi bộ ngang chùa trên đường đến trường tiểu học.
Sáng ngày 20 tháng 12, tôi thuê xe taxi đến chùa Pháp Bảo thuộc huyện Thủ Đức, cạnh xa lộ Biên Hòa, để gặp Tỳ kheo Tâm Hạnh. Chùa Pháp Bảo là một chùa Bắc tông, có thực hiện chương trình dịch Đại tạng từ chữ Hán sang Việt. Sư Tâm Hạnh đã dịch nhiều quyển Luật mà tôi đã lưu trữ vào thư viện điện tử. Tôi rất vui mừng khi được Sư cho biết dù bận rộn trong việc dạy học, Sư vẫn tiếp tục công trình dịch thuật đó, và Sư cho tôi những lời khuyên quý báu trong các công tác Phật sự.
Ngày 21 tháng 12, gia đình chúng tôi đến chùa Siêu Lý ở Phú Lâm để dự lễ cầu siêu 49 ngày cho Tỳ kheo Tịnh Thân, trụ trì chùa. Năm ngoái tôi đến chùa thăm ngài và được nghe ngài giảng giải về Vi Diệu Pháp. Năm nay khi trở lại đây, ngài đã viên tịch. Chư Tăng tham dự rất đông, và tôi được dịp đãnh lễ Tỳ kheo Giác Chánh, trụ trì chùa Bửu Đức (Biên Hòa), và Tỳ kheo Giác Giới, trụ trì chùa Siêu Lý (Vĩnh Long). Đồng thời, gia đình chúng tôi có xin hùn phước, dâng 5 bộ đại y đến chư Tăng.
Trưa hôm đó, Sư Thiện Minh hướng dẫn chúng tôi đến thăm các cô nhi viện tại chùa Pháp Võ ở Nhà Bè, và chùa Kỳ Quang ở Gò Vấp.
Ngày 22 tháng 12, chúng tôi lên đường đi Nha Trang. Trên đường đi, khi đến thành phố Phan Thiết, chúng tôi tìm vào viếng chùa Bình Long. Vị sư trụ trì là Tỳ kheo Trí Phước, và vị phó trụ trì là Tỳ kheo Chánh Thọ. Chùa nằm trên một đồi cao, nhìn xuống biển, phong cảnh rất đẹp. Chùa vừa được giao trả về cho Phật giáo Nguyên thủy, các cơ sở xuống cấp trầm trọng, và đang kêu gọi đóng góp kinh phí để trùng tu.
Đến Nha Trang, chúng tôi viếng chùa Long Sơn, vào lễ Phật tại chánh điện, và đi lên đồi cao phía sau chánh điện, đến lễ lạy Phật đài lộ thiên. Đứng trên đồi cao nhìn ra biển, phong cảnh thật hùng vĩ. Chùa đang được sửa sang lại, quang cảnh đẹp và ngăn nắp hơn mười năm trước, khi tôi đến thăm Nha Trang vào năm 1992.
Trở về Sài Gòn ngày 25 tháng 12. Sáng hôm sau, ngày 26 tháng 12, chúng tôi lên đường đi về Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang để viếng thăm mộ phần cha mẹ, ông bà. Trên đường đi, chúng tôi ghé vào thị trấn Tân Hiệp, đến thăm và lễ Phật tại chùa Phước Hải. Vị trụ trì ở đây là Tỳ kheo Pháp Ngộ, và chúng tôi xin được nhiều tấm ảnh ghi lại các hoạt động vừa qua tại chùa. Chùa này do ngài Hòa thượng Ẩn Lâm sáng lập, và đang trong giai đoạn trùng tu sau nhiều năm hoang phế.
Sáng ngày 27 tháng 12, tôi hẹn gặp anh Pháp Đăng, một phóng viên trẻ của báo Giác Ngộ, để trình bày các công tác Phật sự và từ thiện xã hội trong thời gian qua. Chiều hôm đó, gia đình chúng tôi đến chùa Kỳ Viên từ giã chư Tăng, để sáng hôm sau lên đường sang Bangkok, Thái Lan.
Nhìn lại trong thời gian 3 tuần lễ lưu lại Việt Nam, chúng tôi đã có phước duyên được quý chư Tăng Ni và thân hữu Phật tử nhiệt tình giúp đỡ để đi viếng thăm 32 ngôi chùa - trong đó có 26 chùa Phật giáo Nguyên thủy, từ thành phố Huế cho đến tỉnh Tiền Giang.
3. Thăm viếng các chùa ở Thái Lan


Sang Bangkok ngày 28 tháng 12 và ở nhà người em vợ tại thị xã Donmuang, ngay cạnh phi trường quốc tế. Chúng tôi gọi điện thoại liên lạc Khun (Ông) Somchai, một Phật tử thuần thành và là một người bạn đạo thân tình trong nhiều năm qua. Ông Somchai quen biết rất nhiều chùa và thiền viện ở Thái Lan. Các năm trước ông đã từng bố trí đưa chúng tôi đi thăm nhiều thiền viện ở miền Đông Bắc, dọc theo bờ sông Mekong. Trong những chuyến đi đó, tôi đã được chiêm bái các bảo tháp thờ xá lợi của các vị thiền sư nổi tiếng trong vùng.
Hôm sau, ngày 29 tháng 12, chúng tôi cùng ông Somchai đến viếng chùa Wat Paknam Bhasicharoen. Chùa Paknam là nơi có nhiều tăng sĩ Việt Nam đến tu học trong nhiều thập niên qua, và cũng thường là nơi tạm trú của các vị Tỳ kheo VN mỗi khi có dịp sang Bangkok. Hiện nay, có 5 vị Tỳ kheo Việt đang tu học tại đó. Sau khi lễ Phật, chúng tôi đến tăng xá dành cho tu sĩ ngoại quốc để thăm Tỳ kheo Tường Phác Dhammiko. Sư Tường Phác xuất thân từ chùa Huyền Không (Huế), đã sang tu học tại chùa nầy khoảng 5 năm và nói tiếng Thái rất thành thạo.
Nhân dịp Xá lợi Răng Phật được cung thỉnh từ Trung Quốc sang Thái Lan, ông Somchai đưa chúng tôi đến Trung tâm Phật giáo Buddhamonthon để chiêm bái. Đây là một trung tâm rộng lớn với nhiều hội trường có tầm cỡ quốc tế, được quốc vương Thái Lan bảo trợ thiết lập từ hơn 30 năm qua, dành cho các sinh hoạt Phật giáo. Hôm nay, hàng ngàn người đi về đây để vào chiêm bái Xá lợi. Chúng tôi xếp hàng chờ đợi gần một giờ mới vào được hội trường, nơi đặt bảo tháp Xá lợi. Vì vấn đề an ninh, chúng tôi không được phép mang vào máy ảnh, máy quay phim, và chỉ được đứng từ xa, khoảng 10 mét, để chiêm bái, nên không được nhìn thấy Xá lợi rõ ràng. Chỉ nhìn được bảo tháp, và các poster phóng chiếu ảnh Xá lợi trên tường.
Tối hôm đó, vợ chồng chúng tôi đón xe lửa để đi đến tỉnh Phrae, cách Bangkok khoảng 500 km về phía Bắc. Đây là những ngày cuối năm nên rất đông người Thái trở về quê. Các toa xe đều đầy hành khách. Xe lửa đến nhà ga Denchai thuộc tỉnh Phrae khoảng 5 giờ sáng, và chúng tôi được anh Buongchok đến đón, đưa về thiền viện Wat Phrae Dhammaram. Vị trụ trì là ngài thiền sư Ajahn Gunghah. Ajahn Gunghah và anh Buongchok đã từng đến thăm thành phố Perth vào 12 năm trước. Riêng ngài Gunghah có ở lại hoằng pháp tại Perth trong 6 tháng.
Chúng tôi để đồ đạc trong một phòng nhỏ tại khách xá, rồi cùng anh Buongchok trở ra chợ Denchai để ăn điểm tâm, và mua một ít vật dụng cúng dường chư Tăng Ni. Đến khoảng 7 giờ sáng, chúng tôi bước ra đường chánh ngang chợ, đứng xếp hàng với các Phật tử Thái ở địa phương, chờ để bát chư Tăng. Một đoàn Tỳ kheo khoảng 20 vị, đi đầu là ngài Tỳ kheo Gunghah, đi bộ, chân đất, chậm rãi đi khất thực trì bình, từ thiền viện cách đó khoảng 5 km. Theo sau là một số cư sĩ hộ tăng, giúp mang về các vật thực cúng dường. Ngài Gunghah nhận ra chúng tôi, mĩm cười thăm hỏi, sờ đầu tôi, và chúc phúc với một đoạn kinh bằng tiếng Pàli.
Chúng tôi trở về thiền viện, phụ giúp bày dọn thức ăn, và dâng lên chư Tăng Ni. Ở đây mọi người chỉ ăn mỗi ngày một bữa duy nhất, từ 9 đến 10 giờ sáng, với thức ăn toàn là rau đậu. Sau đó, chúng tôi dạo quanh, tham quan, và đến tịnh thất của ngài thiền sư trụ trì. Chúng tôi ở đó suốt buổi trưa, hầu chuyện với ngài, và quan sát các Phật tử Thái từ nhiều nơi xa đến gặp ngài để cúng dường và tham vấn ngài về nhiều vấn đề khác.
Chúng tôi được anh Buongchok đưa đi viếng hai chùa nhỏ trong vùng - Wat Mae Choei (Uttaradit) và Wat Mae Chuawa (Phrae), là chi nhánh của thiền viện. Những nơi nầy rất yên tĩnh, vắng lặng, không khí trong lành, rất thích hợp cho việc tu thiền. Tối hôm đó, chúng tôi đón xe lửa trở về Bangkok, thân thể mệt mõi, nhưng tâm hồn rất hoan hỷ, nhẹ nhàng.
Sáng ngày đầu năm dương lịch 2003, chúng tôi đi lễ Phật tại chùa Wat Dongmuang gần nhà. Đây là một ngôi chùa lớn, có hơn 40 vị Tỳ kheo. Mỗi sáng khoảng 6 giờ, các sư đi ra ngoài khất thực trì bình trong các ngõ phố chung quanh chùa. Nhiều Phật tử trẻ trong vùng đến chùa để xin xuất gia tu gieo duyên ngắn hạn - vài tuần lễ cho đến vài tháng, nhất là trong mùa an cư, theo phong tục của người dân xứ Thái.
Ngày 3 tháng 1, 2003, tôi đưa gia đình đi tham quan thành phố Bangkok. Chúng tôi dùng nhiều phương tiện chuyên chở công cộng khác nhau: xe lửa, xe buýt, taxi, xe lửa tốc hành (sky train), xe tuk-tuk (một loại xe 3 bánh có động cơ) v.v., để làm quen với sinh hoạt địa phương và quan sát phố xá. Chúng tôi đến khu phố Tàu, Yaowarad, và đi viếng chùa Wat Traimit là nơi có thờ một tượng Phật nổi tiếng. Tượng Phật lát vàng, cao khoảng 3 mét, do người ta tình cờ tìm được khoảng 50 năm trước, khi đào đất để làm đường phố.
Sáng ngày 4 tháng 1, một gia chủ trong khu phố nơi chúng tôi đang ở có tổ chức lễ để bát hội trai tăng trong dịp đầu năm. Tất cả mọi gia đình trong xóm đều được mời đến tham gia cúng dường. Chín vị Tỳ kheo của chùa Wat Donmuang được cung thỉnh đến hành lễ, truyền Tam Quy Ngũ Giới, tụng kinh cầu an, chúc phúc cho mọi người.
Trưa hôm đó, chúng tôi đến chùa Wat Samphraya, cạnh bờ sông Chao Phraya, trong vùng Samsen-Banglampu của thành phố Bangkok. Samsen là nơi có nhiều người Việt đến định cư khoảng 200 năm trước, và hiện cũng còn vài di tích lịch sử. Chùa Wat Samphraya là một trong những chùa nổi tiếng, đào tạo tăng tài cho Phật giáo Thái Lan. Tại chùa, chúng tôi đến thăm ngài Tỳ kheo Tịnh Giác Visuddhasaro. Ngài thọ đại giới ở chùa Giác Quang (Quận 6, TP SG), sang Thái Lan tu học hơn 40 năm, và hiện nay là một vị giảng sư tại đó.
Sáng sớm ngày 6 tháng 1, chúng tôi đi tham quan khu du lịch Chợ Nổi - Floating Market, trong tỉnh Rajburi. Trên đường về, tình cờ đi ngang qua chùa Wat Luang Phor Soth Dhammakayaram. Tôi đề nghị ông Somchai ghé vào thăm viếng, vì tôi đã từng thấy ảnh của chùa nầy trên mạng Internet. Chúng tôi vào lễ Phật tại chánh điện và được một vị Tỳ kheo đưa đi chiêm bái các loại Xá lợi. Tại đó, chúng tôi được dịp quan sát rõ ràng các loại Xá lợi của Phật, các vị đại đệ tử, và các vị thiền sư nổi tiếng. Mỗi loại xá lợi có những hình dạng và màu sắc rất kỳ đặc.
Buổi trưa hôm đó, chúng tôi đến tỉnh Nakhon Phathom, viếng thăm chùa Wat Pathom Chedi. Theo truyền thuyết, đây là nơi đạo Phật được truyền bá đầu tiên tại xứ Thái, do một đoàn truyền giáo của vua A Dục đến từ Ấn Độ khoảng hai ngàn năm trước. Qua nhiều thời kỳ tu bổ và phát triển, chùa nay có một bảo tháp vĩ đại, lát toàn gạch men, cao 120 mét, với đường kính tại chân tháp là 56 mét. Tôi đến lễ lạy Phật, và im lặng đi nhiễu vòng quanh tháp 3 lần, quán tưởng đến ân đức Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng. Có lẽ tôi có phước duyên với chùa nầy, vì đây là ngôi chùa đầu tiên tôi đến thăm viếng khi sang Thái Lan 30 năm trước. Từ đó đến nay, tôi đã được bạn bè đưa đến đây nhiều lần, mỗi khi có dịp sang thăm xứ sở nầy.
Ngày 8 tháng 1-2003, chúng tôi đáp máy bay trở về Tây Úc, kết thúc chuyến đi 5 tuần lễ, trong đó có 3 tuần lễ ở Việt Nam và 2 tuần lễ ở Thái Lan. Một chuyến đi rất mệt nhọc, nhưng mang nhiều kỷ niệm thiện lành và lợi lạc tinh thần cho gia đình chúng tôi. Xin chân thành cám tạ và tán thán thiện tâm của quý chư Tăng Ni và thân hữu Phật tử đã hết lòng hỗ trợ chúng tôi trong chuyến đi đầy ý nghĩa nầy. Sadhu, sadhu, sadhu!
4. Tóm tắt công tác cứu trợ từ thiện tại VN, tháng 12-2002
Trong tháng 12, 2002, chúng tôi đã thực hiện các công tác cứu trợ từ thiện sau đây:
1) Ngày 13-12-2002: Tặng 10 học bổng cho học sinh nghèo, Phường 3, Quận 3, TPSG.
2) Ngày 14-12-2002: Tặng 200 phần quà cho đồng bào nghèo bị lũ lụt, thuộc Huyện An Phú, Châu Đốc, An Giang.
3) Ngày 16-12-2002: Tài trợ chi phí phẫu thuật cho 20 em bé bị dị tật sứt môi khe hở hàm ếch, trong Chương trình "Vì nụ cười trẻ thơ", TPSG.
4) Ngày 18-12-2002: Tài trợ chi phí phẫu thuật, thay thủy tinh thể, cho 20 đồng bào nghèo, trong Chương trình "Đem lại ánh sáng cho người mù", TPSG.
5) Ngày 21-12-2002: Tặng quà bánh kẹo và đóng góp quỹ điều hành Trường Nuôi Dạy Trẻ Mồ Côi, chùa Pháp Võ, Huyện Nhà Bè, TPSG.
6) Ngày 21-12-2002: Tặng quà bánh kẹo và đóng góp vào quỹ điều hành Trường Nuôi Dạy Thanh Thiếu Niên Khiếm Thị và Khuyết Tật, chùa Kỳ Quang, Quận Gò Vấp, TPSG.
7) Ngày 27-12-2002: Đóng góp phần tiền mặt trong các phần quà cho chuyến cứu trợ đồng bào dân tộc tại tỉnh Lâm Đồng (chùa Kỳ Viên tổ chức vào ngày 31-12-2002).
8) Ngày 27-12-2002: Đóng góp tiền mặt để nhờ chùa Kỳ Viên tổ chức tặng quà Tết cho các gia đình nghèo trong Quận 3, TPSG.
Tóm tắt các khoản chi thu, tính bằng tiền Việt Nam (VND):
Thu:
1) Đóng góp của các Phật tử ở Tây Úc: 33 triệu VND.
2) Đóng góp của các Phật tử ở Hoa Kỳ và Pháp: 40 triệu VND.
Tổng cộng: 73 triệu VND.
Chi:
1) Tặng học bổng cho học sinh nghèo: 3 triệu VND.
2) Cứu trợ đồng bào nghèo bị lũ lụt ở Châu Đốc, An Giang: 30 triệu VND.
3) Tài trợ chương trình vá môi sứt: 10 triệu VND.
4) Tài trợ chương trình mỗ mắt: 10 triệu VND.
5) Tài trợ trường nuôi dạy trẻ mồ côi: 5 triệu VND.
6) Tài trợ trường nuôi dạy thanh thiếu niên khiếm thị: 5 triệu VND.
7) Tài trợ chuyến cứu trợ đồng bào dân tộc nghèo ở tỉnh Lâm Đồng: 5 triệu VND.
8) Tài trợ mua quà Tết tặng đồng bào nghèo ở Quận 3: 5 triệu VND.
Tổng cộng: 73 triệu VND.
Kính thư,
Bình Anson,
Perth, Tây Úc, 12-1-2003
Email: binh_anson@yahoo.com - binh_anson@hotmail.com
Website: http://www.budsas.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.