Hôm nay,  

Tôn Giáo Và Kinh Tế

03/09/200600:00:00(Xem: 1639)
- Trần Khải
Kinh tế Việt Nam đang tăng tốc trung bình 7 tới 8% mỗi năm, một tỉ lệ cao, chỉ thua có Trung Quốc - và đây là hai quốc gia đang rời bỏ nền kinh tế họach định để cùng ráo riết chạy đua vào kinh tế thị trừơng. Hiện tượng kinh tế tăng tốc, nhờ gỡ bỏ nhiều rào cản, và nhờ động viên được vốn và sức của nhiều thành phần dân chúng sau nhiều thập niên kềm kẹp kinh tế… có ảnh hưởng gì tới việc cởi mở cho tự do tôn giáo hay không" Có thật, việc cho xây nhiều nhà thờ và chùa mới, với tiền đóng góp của người dân trong và ngoài nứơc, có giúp gì cho tự do tôn giáo thật sự hay không" Đó là những câu hỏi không chỉ quan tâm riêng cho người họat động tôn giáo, mà cả cho các nhà dân chủ nói chung…
Một điển hình thành công mới nhất cho thấy khi tôn giáo phát triển song song với nền kinh tế dứơi chế độ độc đảng: nhà sư Shi Yongxin, viện chủ Chùa Thiếu Lâm, nơi khai sinh võ thuật Trung Hoa, mới đây được giới chức nhà nứơc trao tặng một chiếc xe hơi kiểu thể thao trị giá 1 triệu đồng yuan (125,000 Mỹ Kim) nhờ đóng góp cho kỹ nghệ du lịch địa phương. Báo Beijing News khi loan tin cũng ghi nhận về một số dư luận không đồng ý, cho rằng nhà sư không nên sống xa hoa. Nhưng thầy Yongxin thì không bận tâm chuyện kiểu cách sống, thậm chí thầy còn để hầu hết thì giờ làm việc y hệt như một giám đốc công ty: đón tiếp các giám đốc công ty, cán bộ chính phủ, dự các buổi dạ tiệc giới thiệu và trình diễn văn hóa võ thuật mà các võ tăng Thiếu Lâm đi tòan cầu biểu diễn.
Phóng viên Guo Qiang của báo nhà nứơc chinadaily.com.cn ghi nhận rằng Chùa Thiếu Lâm trưng bày hình ảnh các lãnh tụ cao cấp Trung Quốc như Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Wu Yi, bên cạnh hình Tổng Thống Nga Vladimir Putin và cựu Ngọai Trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Thầy Yongxin là một điển hình của một vị tu sĩ cao cấp vừa quảng bá hình ảnh văn hóa Phật Giáo Trung Hoa (qua võ thuật), vừa thúc đẩy kỹ nghệ du lịch địa phương.
Thầy Shi vào chùa năm 1981, khi Thiếu Lâm Tự chỉ còn vài chục vị sư, nơi họ sống nhờ vào 1.86 hectares đất nông nghiệp. Có 9 vị trong đó là cao niên.
Thầy Shi lên chức trụ trì năm 1987, năm năm sau khi cuốn phim "Shaolin Temple" (Thiếu Lâm Tự) do ngôi sao Hồng Kông Jet Li đóng đẩy hình ảnh ngôi chùa lên thành huyền thoại thế giới.
Một điều nên ghi nhận cực kỳ hiếm hoi trong nhà Phật, nơi truyền thống vẫn xem thời gian 10 năm hay 20 năm học đạo chỉ như một thóang ngắn ngủi chớp qua và không có nghĩa lý gì với một đời tu: Thầy Shi vào chùa năm 1981, khi chỉ mới 16 tuổi, và lên nắm chức chỉ huy Chùa Thiếu Lâm khi mới 22 tuổi, tuy là một cách chính thức trên giấy tờ, thầy được tấn phong trụ trì Thiếu Lâm Tự vào tháng 8-1999.
Theo truyền thống nhà chùa Việt Nam, thọ giới đầy đủ của một vị sư phải ở tuổi ít nhất 20 tuổi, vậy mà thầy mới chính thức là đại sư có hai năm đã chỉ huy ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới.
Nói rằng nhà nứơc không để tâm gì tới môn võ Thiếu Lâm có lẽ không đúng. Lý Tiểu Long (Bruce Lee) đã nổi tiếng từ năm 1964 trong giải võ thuật Ed Parker International Karate Championships với cú đầm gần, chỉ cách mục tiêu một inch, và với màn hít đất trên 2 ngón tay. Từ đó, phim của Lý Tiểu Long đã làm mưa làm gió trên tòan cầu, ngay cả sau khi họ Lý chết ở Hồng Kông vào ngày 20-7-1973 vì phản ứng của thúôc giảm đau.
Bắc Kinh không bao giờ muốn đứng sau Hồng Kông về bất kỳ phương diện nào. Và may mắn, Bắc Kinh đã có sẵn Thiếu Lâm Tự và một truyền thống nhiều ngàn năm. Và may mắn có thầy Shi Yongxin, trẻ tuổi và nhiều năng lực để khai thác hào quang Thiếu Lâm Tự.
Thầy Shi lập ra các hợp tác với hàng chục đại học, trong đó có 2 trường lớn nhất là Thanh Hoa Đại Học và Bắc Kinh Đại Học, để quảng bá môn võ Thiếu Lâm.
Thầy bây giờ đã mua 12 kilômét vuông đất ở Uc và sẽ xây một trung tâm văn hóa võ thuật Thiếu Lâm… Nhưng võ thuật có phải là cốt tủy của Phật Giáo hay không, thì hiển nhiên đó là điều cần tranh biện lại.
Theo bài phân tích của Magda Hornemann, tựa đề "China: The Economics of Religious Freedom" (Trung Quốc: Kinh Tế  Học về Tự Do Tôn Giáo), đăng trên trang forum18.org, một tổ chức họat động  về nhân quyền và tự do tôn giáo qúôc tế, thì chính nhà nứơc hưỡng lợi nhiều nhất khi các hệ thống tôn giáo chịu hợp tác kinh doanh với nhà nước.
Còn nói chuyện có lợi cho tôn giáo thì là chuyện mơ hồ. Đúng ra nên đặt câu hỏi là có lợi cho giáo hội không, lợi cho giáo hội nào, còn các giáo hội  chui thì sao… và ở các giáo hội cấp địa phương nào…
Bài viết ghi rằng khi cả nứơc Trung Quốc bừng tỉnh từ cơn mê sảng xã hội chủ nghĩa, thì cùng đổ xô làm kinh tế, với nhu cầu cần các khỏan tiền ngòai công quỹ, với tình hình hố ngăn cách giàu nghèo ở các địa phương, nhu cầu cần có quan hệ tốt với chính quyền (hay cán bộ) để kiếm lợi, và tình hình nhiều cơ chế giáo hội lệ thuộc vào tiền quỹ nhà nứơc - đặc biệt với các tu sĩ chức sắc cao cấp các giáo hội - kết hợp lại đã cho nhà nứơc những cách mới hơn để kiểm sóat và ngăn cản tự do tôn giáo thực sự ở Trung Quốc.
Các giáo hội Trung Quốc, đặc biệt ở cấp tỉnh trở xuống, phải tự lo kiếm tiền. Ngay cả trong các giáo hội "yêu nước" của nhà nứơc - Phật Giáo, Lão Giáo, Hồi Giáo, Công Giáo và Tin Lành - nhận không bao nhiêu tài trợ từ chính phủ. Tuy nhiên trong vài trừơng hợp, nhà nứơc bơm tiền ào ạt cho vài cơ chế giáo hội. Như ở Thượng Hải, thành phố đã chi trả tới phân nửa chi phí xây lại nhà thờ Tin Lành ở phía đông Thượng Hải, nơi mới đây phải di dời sang nơi mới. Nhưng đó là ngoại lệ: các giáo hội nói chung phải  tự kiếm tiền mà tồn tại, và nguồn tiền chính của họ là tín đồ đóng góp, là tài sản địa ốc và các sinh họat khác.

Và đó là các mâu thuẫn sinh khởi. Trước tiên là cạnh tranh giữa các giáo hội chính thức với nhau. Theo Forum 18, khi xã hội Hoa Lục chuyển biến sang kinh tế thị trường, những công dân nhập cư, thường là từ dứơi quê lên tỉnh, hòan tòan không được chính phủ giúp đỡ gì - họ không có bất kỳ quyền lợi từ dịch vụ xã hội nào của chính phủ. Chính nơi đây là cơ may để các y viện tôn giáo thành lập để giúp thợ nhập cư, với dịch vụ y tế giá thấp hay miễn phí cung cấp từ các nhóm Công Giáo và Tin Lành, tuy là các tầm cỡ lớn vẫn chưa được cho phép họat động. Trong bước phát triển này, các giáo hội cần rất nhiều tiền tài trợ, và nguồn tiền sẽ phải tự xoay sở lấy, vì không nhà nứơc nào chịu chi tiền như thế.
Mâu thuẫn khác còn là chính nỗ lực kiếm tiền giữa các tổ chức giáo hội và các cơ quan nhà nứơc. Thí dụ điển hình là các xô xát thường xuyên giữa nhân viên các tự viện Phật Giáo và kỹ nghệ du lịch về quyền khai thác các cảnh đẹp quanh chùa. Theo lời Wen Jinyu, một học giả về Phật Giáo Trung Quốc, các mâu thuẫn này thường là việc chia lợi từ lệ phí vào xem chùa, cho tới vé vào xem công viên, về quyền sử dụng đất, và về trường hợp các Tăng Ni vào công viên để thăm chùa cần được miễn phí. Thường thì địa phương khoanh vùng quanh chùa làm khu công viên, và có nhiều trường hợp các cán bộ công viên ngăn cản các Tăng Ni không cho thực hiện một số nghi lễ tôn giáo - nghĩa là, các sư bị bao vây trong các vách nhà chùa.
Một vụ gần đây xảy ra là ở Huyện Xiaoshan, tỉnh Zhejiang, nơi chính quyền phá sập một nhà thờ Tin Lành đang xây lại, vì nhà thờ này bị bão gây thiệt hại năm 2005. Không được chính quyền địa phương cho xây lại sau nhiều lần xin phép, các tín đồ nhất quyết xây lại, dù chính quyền địa phương muốn dọn nhà thờ sang nơi khác vì "lợi ích thương mại" của địa điểm cũ của nhà thờ.
Mâu thuẫn nội bộ giữa các giáo hội cũng là điều quan tâm, khi các tu sĩ cấp trung ương thường dựa hầu hết vào lương chính phủ cấp, trong khi các tu sĩ địa phương nhờ tiếp cận tín đồ nên hưởng dụng tiền cúng dường trực tiếp cho dù không có khỏan tiền tài trợ nào từ công quỹ cho các cấp tôn giáo địa phương.
Mâu thuẫn khác cũng là cạnh tranh phát triển giữa các giáo hội được nhà nứơc công nhận và các giáo hội thầm lặng. Vấn đề hoằng pháp, hay truyền đạo, một phần là lý tửơng tôn giáo, phần khác cũng là tìm các nguồn tài chánh mới cho các giáo hội. Đó là lý do nhiều hội thánh Tin Lành không muốn có các hội thánh tại gia xuất hiện trong địa phương, và Công Giáo Nhà Nứơc không muốn thấy Công Giáo La Mã phát triển.  Họ không muốn tín đồ mình bị "trộm" sang giáo hội khác. Và các nhóm tôn giáo mới luôn luôn không chỉ bị địa phương cấm, mà còn bị kèn cựa từ chính các tu sĩ cùng tôn giáo. Các ấn phẩm Thiên Chúa Giáo được các giáo hội nhà nứơc độc quyền xuất bản và phát hành cũng là cách kiểm sóat nguồn tài chánh khổng lồ này, tuy là chính phủ quản lý rất chặt mọi nguồn tiền giáo hội.
Chính các mâu thuẫn trên đã là cơ hội cho hiện  tựơng mà Forum 18 gọi là "Christian bosses" (các ông chủ Thiên Chúa Giáo) - đó là các doanh nhân theo đạo Thiên Chúa đã dùng quyền lực kinh tế của mình để mở rộng cộng đồng tôn giáo của họ.
Riêng Chùa Thiếu Lâm, những cơ may hãn hữu đã đưa quyền lợi ngôi chùa này phù hợp với quyền lợi chính quyền địa phương. Theo tạp chí China Newsweek, số tháng 4-2006, Chùa Thiếu Lâm nhờ du khách viếng thăm nên có mức thu 7.5 triệu Mỹ Kim thường niên, riêng với tiền vé vào cửa, trong đó chùa có quyền giữ 25%. Phần 75% còn lại có lẽ là chia về chính quyền trung ương và địa phương, một phần về giáo hội trung ương.
Đó là chưa kể tới thu nhập nhờ đòan võ tăng Thiếu Lâm lưu diễn tại hơn 60 quốc gia, đã có hơn 1,000 buổi trình diễn. Và bây giờ Thiếu Lâm Tự trở thành thương hiệu lớn, có đăng ký tại 80 nứơc.
Thầy Shi Yongxin hiện là Phó Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc, và là một đại biểu Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc.
Thầy đang bận rộn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo. Thầy có công phát triển ngôi chùa. Nhưng  câu nói của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, người đã làm cho Chùa Thiếu Lâm nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trứơc, với Vua Lương Võ Đế, khi vua hỏi rằng vua đã làm vô số chuyện như xây chùa, dựng tháp có phươc đức gì không, thì trả lời Vua rằng "tuyệt nhiên không công đức gì hết" (quách nhiên vô thánh) vẫn còn vang vọng trên các sách Thiền.
Trong thế kỷ 21, cân bằng đạo với đời là tất nhiên cần thiết. Nhưng cân bằng thế nào, hẳn là một lựa chọn riêng, và là một hạnh nguyện riêng. Kể cả như trừơng hợp nhà sư Shengguan, người bị công an thành phố Yuchun quản thúc tại chùa Huacheng chỉ vì  Thầy làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân Thiên An Môn hồi đầu tháng 6 này. Cũng không dễ, cứ lựa đường khó mà đi.
Nhưng lưạ chọn nào vẫn là tùy theo từng thầy, và từng hạnh nguyện mỗi thầy. Nhìn từ cả hai phía, chắc chắn là hai thầy Yongxin và Shengguan đều cùng đang đóng góp lớn cho Phật Giáo, theo cách riêng mỗi thầy. Nếu thật sự mỗi thầy đều thấy được tính hư ảo của mọi giá trị trần gian.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.