Hôm nay,  

Tái Thiết Đến Tái Tê

01/09/200600:00:00(Xem: 2643)

Tái thiết Lebanon là một hý trường tê tái...

Trong cuộc chiến 34 ngày giữa Irsrael và lực lượng Hezbollah tại Lebanon, Hoa Kỳ phải… đặt tiền vào cả hai cửa: bộ Quốc phòng cho gửi bom khôn để quân lực Israel phá thủng các hậu cứ của Hezbollah ở dưới, và bộ Ngoại giao chi tiền gửi phẩm vật cứu trợ nạn nhân ở trên. Tốn kém hai cửa như vậy nhưng vẫn bị đả kích!

Bây giờ, chuyện chưa ngã ngũ - vì Liên hiệp quốc chưa giải quyết xong việc gửi lính vào kiểm soát lệnh ngưng bắn - việc tái thiết Lebanon đã thành đề tài tranh luận mới trong khu vực Trung Đông và ở tại Hoa Kỳ.

Trước tiên, tái thiết những gì"

Chính quyền Lebanon tại Beirut - phải nói rõ như vậy vì Lebanon còn một chính quyền khác là lực lượng Hezbollah - ước lượng là 34 ngày chiến cuộc đã gây tổn thất kinh tế cho Lebanon khoảng chín tỷ rưỡi. Liên hiệp quốc thì rộng lượng hơn nên nói đến tổn thất trị giá 15 tỷ Mỹ kim. Đó là số nhà cửa đường xá bị hủy diệt và cần tái thiết hay còn những mất mát kinh tế khác, thí dụ như giao thông gián đoạn, mua bán đình đọng, du khách lánh xa"..

Chưa ai rõ các giới chức liên hệ tính sao về số tổn thất ấy.

Nhưng, người ta biết là trước khi chiến cuộc bùng nổ, kinh tế Leban đã vô cùng bết bát và chính quyền mắc nợ đâu đó gần 40 tỷ Mỹ kim, hơn 180% tổng sản lượng DGP. Thế rồi chiến cuộc bùng nổ, các du khách đành đi chơi chỗ khác làm ngân sách Lebanon mất gần 40% số thu nhờ du lịch. Và vì hải cảng Beirur bị phong toả, mỗi ngày Lebanon mất luôn lệ phí thương cảng là năm triệu Mỹ kim. Rồi còn cầu đường nhà cửa bị biến ra gạch vụn…

Hai bên vừa hưu chiến thì Hezbollah lập tức rải tiền cho các gia đình nạn nhân chiến cuộc. Nhà nào bị phá thì được 12 ngàn Mỹ kim, tổng cộng cũng khoảng 400 triệu Mỹ kim, do Iran chi ra cho Hezbollah! Israel gửi bom, Iran gửi tiền, một thắng lợi tuyên truyền đáng kể. Bộ Ngân khố Mỹ đành hậm hực tuyên bố: "Iran là Ngân hàng Trung ương của bọn khủng bố!"

Dầu thô càng lên giá, Iran càng có tiền phóng tài hóa thu nhân tâm và Hezbollah càng tuyển mộ thêm đặc công cán bộ ngay trong xã hội Lebanon, trong khi chính quyền Beirut tần ngần ngó vào ngân sách cạn kiệt của mình.

Thực ra, họ cũng ngó qua một nguồn tài trợ khác, đó là Saudi Arabia.

Xứ Saudi này xưa nay vẫn yểm trợ phe ôn hòa của nguyên (và cố) Thủ tướng Rafik al-Hariri và không mấy vui khi ông Hariri bị mật vụ của Syria hạ sát năm ngoái. Sau vụ Israel tấn công Hezbollah, Saudi đã tích cực gửi tiền cho phe Hariri tái thiết các vùng bị tàn phá. Có hơn 30 ngàn ngôi nhà bị tiêu hủy và mỗi gia đình nạn nhân đó sẽ nhận được 40 ngàn Mỹ kim, hơn hẳn ngân khoản cứu trợ của Hezbollah! Nhưng, việc tái thiết coi như gặp một lằn ranh địa dư chính trị: chấm dứt ở miền Nam Beirut. Từ vùng đó xuống tới biên giới Israel, khu vực bị tàn phá nhất cũng lại là nơi sinh hoạt của dân Shia và tung hoành của Hezbollah!

Nghĩa là hai nước Hồi giáo dầu khí thi đua cứu trợ dân Lebanon để tranh thủ hậu thuẫn chính trị và nếu Hezbollah chi ít hơn thì cũng ít đặt câu hỏi hay nêu ít điều kiện hơn. Nạn dân cứ ngửa tay là có. Còn Saudi Arabia thì kiểm soát kỹ lưỡng hơn việc chi tiền cho nạn dân qua sự phân phối của chính quyền Lebanon. Thủ tục lâu lắc và bàn tay nhám của viên chức cấp phát tiền tái thiết là những cản trở.

Chuyện chưa đủ tái tê.

Tại Trung Đông, có xứ Qatar cũng là một vương quốc dầu hỏa, dù nhỏ bé hơn, và cũng vì nhỏ bé hơn, nên không ưa cái xứ láng giềng khổng lồ là Saudi Arabia. Tiểu vương Qatar là Hamad bin Khalipha al-Thani cũng phóng tiền cứu trợ Lebanon, nhưng với những tính toán còn rắc rối hơn.

Trước hết là cho tiền tái thiết hầu khỏi bị Saudi lấn lướt. Hoàng gia Saudi hứa cho một tỷ rưỡi để tái thiết 10 ngôi làng bị hủy diệt và để bơm thêm tiền cho ngân hàng trung ương Lebanon, Quốc vương Khalipha bèn hứa cấp tiền tái thiết hai thị trấn miền Nam là Bent Jbiel và Khiam.

Kế tiếp là để Qatar giúp…. Syria.

Xưa nay, xứ Qatar vẫn là trung gian môi giới giữa Hoa Kỳ và Israel với Syria. Bây giờ, Qatar có tham vọng dùng tiền cứu trợ của mình để chuộc tội cho Syria (vì vụ ám sát Hairiri) và kéo xứ này ra khỏi ảnh hưởng của Iran. Quốc vương Khalipha chuyển tiền cho các đồng minh của Syria trong chính trường Lebanon để họ tranh thủ cảm tình của nạn dân và… ngăn chặn ảnh hưởng của phe Hariri lẫn Hezbollah.

Khi chiến cuộc vừa tạm lắng, vào ngày 21 tháng Tám, Quốc vương Khalipha là vị quốc trưởng đầu tiên của thế giới đã thăm viếng Beirut sau khi ghé Damascus nói chuyện với Tổng thống Bashar al Assad của Syria. Và tất nhiên, ông cũng đã nêu điều kiện cho việc tái thiết Lebanon.

Chỉ quơ sơ một vòng, người ta đã thấy bốn nước lân bang của Lebanon bày trận tái thiết trong mục tiêu ngoại giao chính trị, đó là Iran, Saudi Arabia, Qatar và Syria.

Trong khi ấy, Hoa Kỳ làm gì"

Câu đầu tiên nên hỏi đáng lẽ là "Condi đi đâu""

Trong nhiều tuần lễ liền từ trung tuần tháng Bảy cho đến ngày 10 tháng Tám, người ta thấy Ngoại trưởng Condoleezza Rice tả xung hữu đột như một nữ tướng để cột cho bằng được một nghị quyết ngưng bắn. Nghị quyết ấy được Hội đồng Bảo an phê chuẩn xong - và hiện vẫn là một văn kiện vô hiệu - thì không ai thấy Condi đâu nữa, cho đến ngày 30 vừa qua.

Khi các nước nói đến chuyện tái thiết Lebanon, thì bộ Ngoại giao Mỹ cũng góp mặt theo truyền thống Mỹ là "quăng tiền vào vấn đề", nhưng lần này có mục tiêu… ngoại giao rất chính đáng, đó là cạnh tranh với Hezbollah để lấy tiếng. Quăng bao nhiêu và vào việc gì"

Mãi đến ngày 31 người ta mới thấy Đại sứ Randall Tobias, Giám đốc Ngoại viện của bộ Ngoại giao (người quản trị chương trình USAID) cho biết là Tổng thống Bush đã hứa viện trợ tái thiết cho Lebanon ngân khoản 230 triệu Mỹ kim (thấp hơn ngân khoản của Iran cho Hezbollah để cứu giúp nạn dân trong vùng ảnh hưởng của tổ chức này - và thấp hơn các ngân khoản của Saudi Arabia và Qatar!)

Trong số 230 triệu này, hơn 50 triệu đã được giải ngân khi chiến trường còn nghi ngút khói để cấp tốc cứu trợ nạn dân - gọi là viện trợ nhân đạo-  còn chừng 180 triệu sẽ được sử dụng vào việc tái thiết cầu đường, trường học, môi trường và kỹ nghệ ngư sản, theo những yêu cầu cấp thiết nhất của chính quyền Beirut.

Trong khi bộ Ngoại giao Mỹ nghĩ đến sự hào hiệp cố hữu của Mỹ là viện trợ, các khuynh hướng bảo thủ của Mỹ - nhiều người thuộc phe Cộng hoà và thân chính quyền Bush - lại lên tiếng đả kích.

Những người cực đoan nhất thì chủ trương là không chi một đồng, cho tới khi chính quyền Beirut thanh lọc được cái nọc khủng bố Hezbollah ở bên trong. Một đòi hỏi cực đoan và ngớ ngẩn vì nếu chính quyền Beirut có khả năng đó thì Hezbollah đã không hoành hành và gây chiến với Israel.

Bây giờ, làm sao phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này" 

Đáng lẽ Hoa Kỳ, Chính quyền Bush hay bộ Ngoại giao Mỹ phải nghĩ xa hơn thế.

Iran là một xứ có thể chế tạo ra võ khí tàn sát nhưng không sản xuất nổi một nhà máy phục vụ người dân. Họ cũng đang bị cô lập trên diễn đàn quốc tế vì vụ võ khí hạch tâm. Họ có thể tung tiền mặt cấp cứu nạn dân, nhưng tìm đâu ra sắt thép, xi măng và vật liệu tái thiết, làm sao giúp cho Lebanon đứng vững khi Tehran muốn dùng xứ này làm hậu cứ tấn công Israel"

Hoa Kỳ có thể viện trợ cho Lebanon những thứ mà Iran không cung cấp nổi: đó là kỹ thuật, kiến thức kinh doanh và tổ chức, uy tín ngoại giao và hệ thống quản trị công quyền. Nói vắn tắt là giúp Lebanon xây dựng được một chính quyền cho đúng nghĩa. May ra chính quyền ấy  sẽ giới hạn được ảnh hưởng của Hezbollah… trong những năm tới. Và sẽ chỉ viện trợ như vậy với điều kiện có thể kiểm chứng được, là chính quyền Beirut có thực tâm và ý chí trở thành độc lập.

Nếu không đi qua những bước tái thiết từ tư duy và cơ chế ấy thì Hoa Kỳ sẽ lại tái diễn bi kịch Mỹ quốc viện trợ, tung tiền như gió vào nhà trống. Sau đó lại gửi bom diệt trừ phiến loạn… và tái tái thiết nữa.

Tái tê!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.