Hôm nay,  

Hiệp Định Mỹ Việt Về WTO Gặp Trở Ngại, Việt-mỹ Tiếp Tục Thương Thuyết Về Thị Trường Sách Báo Và Sản Phẩm Âm Nhạc Và Hình Ảnh

06/09/200600:00:00(Xem: 3005)

LTS:  Sau một  tháng nghỉ hè của  Quốc hội Hoa Kỳ, vấn đề  Hiệp định Mỹ-Việt WTO bắt đầu trở nên sôi động và sẽ  được đem ra bàn thảo tại Thượng và Hạ viện  liên bang trong tháng 9 nàỵ Hiện nay, việc cứu xét để Việt Nam được hưởng hưởng Qui chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR) đã bị Thượng nghị sĩ Elizabeth Dole chận đứng tại Thượng Viện  vì sự phản đối của nghiệp đoàn may dệt Hoa Kỳ  cho rằng thỏa hiệp này sẽ làm cho kỹ nghệ này phá sản vì chính sách tài trợ bất hợp pháp và bán phá giá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, một số Thượng nghị sĩ liên bang khác cũng yêu cầu  hoãn thảo luận qui chế PNTR để giải quyết các vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam. 

Song song với nỗ lực buộc CSVN phải cải thiện  các vấn đề nêu trên, hai Dân Biểu tiểu bang Lynn Daucher và Trần Thái Văn, đã có nhiều nỗ  lực đáng kể  trong việc vận động với các đồng  minh chính trị của họ tại Hạ Viện liên bang, đặt các điều kiện rõ ràng về  giao thương công bằng hai chiều giữa cộng đồng  thương mại Việt tại Hoa Kỳ và Việt Nam trong lãnh vực báo chí, văn hoá phẩm, sản phẩm âm nhạc và  các quyền tự do căn bản cho người  dân Việt trong nước.

Dân biểu Lynn Daucher  và Trần Thái Văn đã gửi 635 lá thư  cho các nhà lập  pháp liên bang và viết  thư can thiệp vấn đề  này với Tổ Chức Mậu Dịch Hoa Kỳ (USTR). Đại sứ Karan Bhatia đã  chính thức phúc đáp thư của hai vị dân biểu nêu trên, chúng tôi sẽ phiên dịch lá thư của đại sứ Bhatia, dân biểu Lynn Daucher và Trần Thái Văn dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn đặc biệt để trả lời các khúc mắc,  nhữ nỗ lực chung của cộng đồng, các vị dân cử  tranh đấu cho quyền lợi  kinh tế của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ, cũng như những áp lực buộc CSNV phải   tôn trọng quyền tự do tôn giáo,  nhân quyền, thả tù nhân lương tâm còn đang bị giam giữ tại Việt Nam  trong  khi Quốc hội cứu xét để  Việt nam được hưởng Qui chế PNTR trong những ngày sắp đến.

*

Hoa Thịnh Đốn (DC) -- Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa-Kỳ (US Trade Representative Office - USTR) vào cuối tháng 8 vừa qua cho biết là chính quyền Hà-Nội đã thoả thuận cho các công ty Hoa-Kỳ và ngoại quốc khác được nhập cảng sách, sản phẩm âm nhạc, và phim ảnh trực tiếp vào Việt-Nam. Ngoài ra, Việt-Nam sẽ giảm đáng kể thuế nhập cảng đánh vào những sản phẩm này.

Cũng theo sự thoả thuận giữa hai nước, Hà-Nội tiếp tục chỉ cho phép báo (newspapers) và tạp chí (magazines) nhập cảng qua doanh nghiệp nhà nước để dễ kiểm soát. Hoa-Kỳ và Việt-Nam sẽ phải thương thuyết trong vòng đàm phán đa phương về những tiêu chuẩn mà Việt-Nam dự trù sử dụng để hạn chế nhập cảng báo và tạp chí. Tuy nhiên theo USTR, dù thế nào Viêt-Nam vẫn phải tôn trọng luật lệ của WTO về sự minh bạch và công bằng. Việt-Nam không thể tuỳ tiện kỳ thị sản phẩm của Hoa-Kỳ hoặc hành sử một cách không thuần nhất với tiêu chuẩn thương mại.

Một số điểm quan trọng chưa được USTR bạch hóa. Thứ nhất là thời hạn thỏa hiệp bắt đầu có hiệu lực. Việc CSVN xuất cảng sách báo một chiều ra nước ngoài đã lâu cần được chấm dứt càng sớm càng tốt. Theo chuyên viên kinh tế Nguyễn Quốc Khải, có nhiều triển vọng là thoả hiệp sẽ có hiệu lực ngay khi Việt-Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization – WTO).

Điều không rõ ràng thứ hai là công ty Việt-Nam không được đề cập tới. Nếu các công ty Việt-Nam ở quốc nội thực sự bị loại, điều này có nghĩa là chỉ có những công ty ngoại quốc hoạt động tại Việt-Nam mới được phép nhập cảng sách, sản phẩm âm nhạc, và phim ảnh trực tiếp vào Việt-Nam mà thôi. Cũng theo ông Khải, đây là một giới hạn phi lý nếu có cần phải thay đổi.

Thứ ba là thỏa hiệp chỉ nói đến sách (books) mà không đề cập đến những ấn phẩm khác (other printed materials) được liệt kê trong Thỏa Hiệp Thương Mại Việt-Mỹ (US-Vietnam Bilateral Agreement – BTA) ký kết vào 2000, như bưu thiếp, thiệp chúc mừng, các loại lịch (treo tường, để bàn, lịch sách, lịch bloc, v.v.), sách nhỏ để thông tin hay quảng cáo (brochures), tập san chuyên môn (journals), và tập san xuất bản định kỳ (periodicals). Những sản phẩm này cũng cần phải được ghi vào thỏa hiệp WTO.

Thứ tư là cần phải ấn định thời hạn chấm dứt việc hạn chế (phase-out period) đối với báo và tạp chí. Theo ông Khải, một giải pháp có thể được chấp thuận bởi hai bên là sau ba năm, hai loại sản phẩm này cần phải được đối sử như các ấn phẩm thông thường.

Sau hết, theo ô. Nguyễn Quốc Khải, luật lệ về việc buôn bán sách báo, sản phẩm âm thanh, và hình ảnh không những phải minh bạch và cần phải tôn trọng nguyên tắc đối ứng (rule of reciprocity). Điều này có nghĩa Hoa-Kỳ có thể bán cho Việt-Nam những sản phẩm cùng loại đối với những gì Việt-Nam được phép xuất cảng qua Hoa-Kỳ.

Vào buổi thuyết trình tại Văn Phòng Hạ Viện vào ngày 23.06.2006 Đại Sứ Karan Bhatia của USTR đã thừa nhận rằng vấn đề cấm đoán sách báo, phim ảnh tại Việt Nam không nhằm mục đích thương mại, mà mục tiêu chính là để bảo vệ quyền lực của Đảng Cộng Sản. Theo luật WTO, Việt Nam được quyền duy trì xí nghiệp quốc doanh. Như tại một số quốc gia hội viên WTO khác, Việt Nam được phép nhập cảng hàng hóa qua xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên việc hạn chế nhập phải tuyệt đối dựa trên tiêu chuẩn thương mại. Theo ông Bhatia luật lệ WTO rất nghiêm chỉnh về lãnh vực này để tránh vấn đề lạm dụng. Ông cam kết sẽ truy tố Việt-nam ra toà án WTO nếu có sự vi phạm.

Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa-Kỳ được cộng đồng Việt-Nam hải ngoại yêu cầu làm sáng tỏ những điều không rõ trên và tiếp tục thương thuyết với Hà-Nôi về những điểm vừa trình bầy qua sự giúp đỡ của một số các vị dân cử như DB Ed Royce, DB Lynn Daucher và DB Trần Thái Văn.

Lần đầu tiên vấn đề buôn bán một chiều sách báo, sản phẩm âm nhạc, phim ảnh đã được nêu lên vào năm 2004 bởi cộng đồng Việt-Nam ở Hoa Kỳ qua sáu dân biểu Liên Bang thuộc cả đảng Cộng Hòa và Dân Chủ: Frank Wolf (CH, Virginia), Tom Davis (CH, Virginia), Chris Smith (CH, New Jersey), Chris Van Hollen (DC, Maryland), Loretta Sanchez (DC, California), Zoe Lofgren (DC, California).

Thị trường sách báo, sản phẩm âm nhạc, và phim ảnh là một trong những trở ngại đã làm chậm trễ việc hoàn tất thỏa hiệp WTO song phương Mỹ Việt. Nó là một trong những điểm được đem ra bàn cãi vào những buổi họp cuối cùng. Chính phủ Hà-Nội lập luận rằng những sản phẩm này thuôc thẩm quyền của Cơ Quan Văn Hoá Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization – UNESCO). Nhưng dù là sản phẩm văn hoá, sách báo, sản phẩm âm nhạc, và phim ảnh vẫn được trao đổi trên thị trường. Do đó những sản phẩm này bị chi phối bởi luật WTO.

Thay vì kết thúc sớm, thỏa hiệp WTO song phương Mỹ Việt đến cuối tháng 5 mới được hai bên hạ bút ký. Hậu quả là thới gian còn lại rất eo hẹp để Quốc Hội Hoa-Kỳ cứu xét kịp thời cho Việt-Nam hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (permanent normal trade relations – PNTR), một điều kiện để vào WTO một cách bình thường trong năm bầu cử 2006 của Hoa-Kỳ.

Việc chậm trễ trả tự do cho những tù nhân tôn giáo và chính trị là một nguyên nhân khác làm cho Quốc Hội Hoa-Kỳ, nhất là Hạ Viện, trì hoãn lịch trình điều trần dự luật PNTR để chờ phản ứng của Hà-Nội. Điển hình là TNS Sam Brownback đã tuyên bố “Tôi lo ngại rằng một khi không bị áp lực nữa, Việt-Nam sẽ quên ngay vấn đề nhân quyền và tôn giáo.”

Cho đến giờ phút này khó mà có thể tiên đoán được Việt-Nam có vào WTO kịp thời trong năm nay hay không. Hà-Nội cần phải thực tế hơn trong việc đàm phán với Hoa-Kỳ. Nếu chỉ dựa vào khả năng ngoại giao của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Việt-Nam sẽ không đủ hiệu lực để chuyển hoá vấn đề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.