Hôm nay,  

Quyển ‘tình Nghĩa Sách Giáo Khoa Thư’ Tâm Tình Về Thời Gian Đã Mất Của Người Viết

29/08/200600:00:00(Xem: 2845)

Nguyễn Văn Sâm

Bìa sách.

Tác phẩm nào cũng mang nhiều ít tâm tình của người sáng tạo, chỉ có điều là một tác phẩm thuần về khảo cứu thì sự thể hiện tâm tình hình như rất ít xảy ra. Quyển sách của GS. Trần Văn Chi thì không vậy, nó là nhịp cầu nối giữa sáng tác và nghiên cứu cho nên dung chứa được tâm tình của người viết. Chỉ cần đọc thoáng qua thôi người đọc sẽ nhận diện được ngay cái tình cảm nồng nàng của ông về quá khứ và quê hương bàng bạc trong từng trang sách. Một quá khứ thời trẻ mà ông trân trọng, ông thấy nó thanh bình, trong sáng ở trong một quê hương nho nhỏ nơi làng quê nghèo khó nhưng dễ thương của ông.

Sao vậy"

Bởi vì khi viết những bài trong quyển nầy tác giả đã thả hồn về để nhập làm một với cậu bé con ở trong cái quá khứ 50 năm trước của mình. Bàn về đi học phải đúng giờ ông nói về chuyện mình đi học ngày xưa, xách cặp làm bằng gì, bình mực như thế nào, áo quần, nón guốc ra sao; chuyện trường làng tôi với cái trống trường với lớp học với ông thầy; về kỹ niệm của mình và tâm sự đứa nhỏ khi đi đến trường…. Nhân bàn về phải yêu kính thầy, ông nói về tình nghĩa thầy trò của thời đại mình, thời đại người thầy học được kính trọng xấp xỉ người cha, có sự sợ và thương thầy chân thật từ người trò, có ngày mồng ba Tết để học trò đi viếng nhà thầy….  Chúng ta bắt gặp cả mấy chục trường hợp như vậy trong từng bài viết của Trần Văn Chi. 

Cách viết nầy có thể bị coi như không phù hợp với một quyển sách nghiên cứu nặng ký theo tiêu chuẩn trường ốc, nhưng lại rất phù hợp và ăn khách ở một tác phẩm đứng ở giữa nghiên cứu và sáng tác như trường hợp quyển sách các bạn đang cầm trên tay.   

Tác giả Trần Văn Chi đứng ở mặt nghiên cứu khi nhắc lại cho biết các chi tiết cần thiết (Sự hình thành và thời gian áp dụng chữ quốc ngữ, lý do thắng thế của chữ quốc ngữ trên chữ nôm, Văn Thánh Miếu Biên Hòa và số phận tàn tệ của cơ chế nầy, cách coi giờ ngày xưa, cái đình làng và công dụng của nơi chốn đặc biệt ở thôn quê…)

Những chi tiết nầy tuy có thể không được đào sâu bằng những tài liệu X,Y, tờ a, trang b… chúng có thể không mới lạ bao nhiêu đối với người chuyên môn nhưng cũng đủ làm cho người đọc trung bình thích thú khi nhớ lại/biết thêm vài chi tiết lý thú.

Ông cũng đứng ở mặt sáng tác khi viết với giọng tạp bút, ký để nói lên cảm nghĩ hay tán thán điều gì. Hai mặt viết nầy hài hòa, trộn lẫn nhau, hòa quyện nhau thành những bài viết nhẹ nhàng mà thấm thía, đọc chơi chơi mà bổ ích.

Đọc sách có thể giúp cho người đọc giải quyết nhu cầu tìm hiểu, có thể là một dịp thư giản trí tuệ. Tôi thích đọc Trần Văn Chi ở chỗ ông cho tôi sự thư giản cần thiết khi sống giữa đời sống chạy đua với thời gian ở xứ người. Ðộc giả có thể thích Trần Văn Chi  ở mặt khác: những lan man rất dễ thương như bức thơ của Hoàng Hậu Nam Phương khi ông nhắc đến 'mỗi người có một chỗ quê hương trong lòng'. Ông đi lạc sang ca dao và sinh hoạt hay lịch sử vùng nầy vùng nọ. Ôi những câu ca dao ngọt ngào, chìm ẩn trong lòng ta bao năm bây giờ được nghe lại đúng chỗ, đúng lúc.. Ông cho chúng ta sự lâng lâng khi nói 'người Việt mình' thế nầy thế nọ. Tiếng người Việt mình nghe vừa thân  thương vừa gần gũi…

Đoạn ông bàn về công dụng của cái võng thì thật là tuyệt. Nó đầy đủ đã đành, còn man mác và có tác dụng đem ta vào quá khứ của thời thanh bình và trầm lắng của hơn nửa thế kỷ trước…. khiến người đọc có thể thả hồn mình phiêu bồng vào thời gian có tiếng võng đưa--- nhớ đến thơ của thi sĩ Bàng Bá Lân--  có câu hát ru em ngọt ngào, có giọng à ơi của  bà, của mẹ, của chị….

Những cảm thán của tác giả cũng vậy, lắm khi làm ta não nuột lòng. Khi bàn về bữa cơm tối gia đình ông hạ câu: 'Ở Hoa Kỳ, có nhà không coi trọng bữa ăn gia đình. Tiếc thay!

Tôi đắc ý với hai chữ 'tiếc thay' của tác giả. Đó là tiếng than không cần nhiều lời, cũng không bằng gieo nặng giọng trách móc. Ðó là sự thống trách dịu dàng rằng chúng ta xa xứ và sai lầm ở chỗ xa luôn cả cái tập tục lâu đời đáng yêu do ông bà ta tạo dựng hàng bao nhiêu thế kỷ nay.  Cho thấy cái ngậm ngùi về một quá khứ đã mất, về một vẽ đẹp văn hóa của dân mình đã biến thiên theo thời gian và hoàn cảnh… trong khi chúng ta có thể bảo tồn được.

Một vài điều lời thiệt mích lòng của tác giả cũng là từ nhận xét tinh tường về sinh hoạt chung quanh của người Việt mình: thói đi trễ trong sinh hoạt hội hè  đình đám ở khắp nơi trên thế giới. Khi ông dẫn câu thiệu che dù của người đi trễ: không thấy, không care, không nghe, không mắc cở tôi nghĩ rằng tác giả đã từng có lúc nào đó đã mắc cở vì sự đi trễ quá độ của người mình… mà ông là một thành viên.

Quyển sách gồm ba phần phù hợp với bộ sách của các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Toàn bộ là cái luân lý dạy đạo làm người sống cho phải đạo với người chung quanh và với quê hương. Khái niệm nầy ngày nay chúng ta gọi là đạo đức. Đó là những điều cốt yếu nhưng tối thiểu để làm người tốt trong xã hội, trong quốc gia. Tiếc thay gần đây cả người ở trong nước và người ngoài nước đều không có dịp nhập tâm cái thứ đạo lý nhẹ nhàng và cần thiết nầy. Có nơi nó bị thay thế bằng thứ đạo đức phục vụ cho mục tiêu nhất thời không phải là cái đạo đức phục vụ con người nói chung và nước nhà Việt Nam nói chung.

Đọc quyển sách cũng là dịp để chúng ta suy ngẫm về sự mất ngôi đáng lý không có của nền đạo đức xã hội đáng quí đó.

Xưa triết gia Bergson khi viết quyển sách thời danh về hai nền luân lý mở đóng có giá trị lý trí bao nhiêu thì quyển sách của Giáo Sư Trần văn Chi về giá trị tâm tình với quê hương và đạo đức với xã hội cũng quan trọng không kém.

Tôi chắc rằng nhiều người sẽ thích quyển sách nầy. Có thể là đã nhập tâm với những gì mình học được từ bộ sách chánh của các ông Trần Trọng Kim,  Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận cũng có thể là khao khát được nghe lại cái đạo lý tưởng chừng đã phai nhạt theo thời gian. Cũng như chúng ta rất thích cái truyện ngắn "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư'' của nhà văn Sơn Nam trước đây vì nó nhắc lại một cách có duyên những câu trong bộ sách.

Nói về sự hình thành quyển sách, Giáo Sư Trần Văn Chi tâm tình với tôi rằng ông yêu thích quá những vấn đề được đưa ra từ bộ sách của các ông Trần Trọng Kim, ông đã sống với nó, ông được nó hướng dẫn để hành sử từng trường hợp trong đời mình như 'Ta Không Nên Báo Thù', 'Phải Nhớ Ơn Thầy', 'Chỗ Quê Hương Đẹp Hơn Cả….'.  Từ ưa thích quá đó, ông tìm cách khai triển theo chiều hướng dễ nhập tâm để người đọc cũng ưa thích quá như ông, một sự ưa thích có tác dụng tốt cho cá nhân và xã hội. Cách tốt nhất là viết từng kỳ như những lời tâm tình… Nhè nhẹ như nước chảy. Mà thấm về lâu về dài.

Tôi cho rằng quyển sách của Trần Văn Chi là những lời tâm tình tốt. Nhiều khi có lập lại, có xa đề, nhưng đó là những khuyết điểm do sự lan man cần thiết và đáng yêu biết là bao nhiêu.

Nguyễn Văn Sâm

(Rusk, những ngày tránh bão Rita, 10/05)

(GHI CHÚ: Hai cuốn sách Hương Vị Ngày Xưa  và  Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư của tác giả Trần Văn Chi sẽ ra mắt tại Người Việt, 14771 Moran ST.,Westminster Ca 92683, lúc 1 PM Thứ Bảy 16-9-2006.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.