Hôm nay,  

Lạc Lối Ở Trung Đông

18/08/200600:00:00(Xem: 2180)

The Economist, August 12th – 18th 2006

http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm"story_id=E1_SNSSDPR

Khi thấy thành phố Baghdad làm mồi cho nạn phá nhà cướp của ông Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ *) nói “chuyện đó đâu cũng có”. Tuần trước khi dân quân Hezbollah bắn hỏa tiễn vào đất Do Thái và máy bay Do Thái tàn phá Libăng bà Condoleezza Rice (bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ *) bình luận: “Đó là cơn đau sinh nở của một tân Trung Đông”. Và tuần này Hoa Kỳ chống lại việc đòi hỏi Do Thái rút quân tức khắc ra khỏi Trung Đông. Người ta không hiểu tại sao Hoa Kỳ hành động như vậy, nhưng cách hành xử của chính quyền Bush đã làm cho bạn giật mình và kẻ thù của Hoa Kỳ tức giận. Những người ưa chỉ trích Hoa Kỳ tự hỏi không biết Hoa Kỳ có định tâm đen tối gì hay chỉ vì tối dạ hoặc thiếu khả năng để hoạch định một chính sách ngoại giao"

Câu trả lời là Hoa Kỳ không có một chính sách nhất quán đối với Trung Đông. Một số nhân vật trong nhóm tân bảo thủ (neoconservatives) tin rằng chỉ cần gieo rắc dân chủ trong thế giới A Rập và Iran là giải quyết được mọi chuyện. Nhưng với thế mạnh của chính quyền nhóm tân bảo thủ vẫn không thực hiện được. Và thật ra đó cũng không phải là đường lối tốt nhất.

Trung Đông là một vùng đất bao la và tại đó Hoa Kỳ đối diện với nhiều vấn đề phức tạp. Thí dụ như chấm dứt chiến tranh tại Libăng, ngăn không cho Iran chế tạo bom nguyên tử, giữ cho Iraq khỏi sụp đổ và chấm dứt cuộc chiến giữa Do Thái và người Palestines. Mặc dù các vấn đề trên đều liên hệ với nhau, mỗi vấn đề cần một chính sách khác nhau.

Hiện nay Hoa Kỳ không giải quyết mặt nào một cách hoàn hảo. Libăng chưa yên. Iran không chịu ngưng việc tinh luyện chất uranium theo quyết nghị của Hội đồng Bảo an. Tình hình Iraq càng lúc càng đen tối. Và việc Thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Lieberman của bang Connecticut vì chủ trương tiếp tục cuộc chiến tại Iraq đã thua trong cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên Dân chủ cho cuộc bầu cử tháng 11 tới cho thấy đa số dân chúng Hoa Kỳ cho rằng tiếp tục chính sách Iraq hiện tại sẽ dẫn tới thảm họa. Tại Palestine, nhóm chủ trương ôn hòa trở thành thiểu số và nhóm quá khích Hamas đang kiểm soát chính quyền Palestine và nhóm này đã ăn mừng khi thấy dân quân Hezbollah bắn hỏa tiễn vào đất Do Thái.

Chương trình dân chủ hóa Trung Đông của Hoa Kỳ càng ngày càng mong manh. Chỉ có một việc đáng kể là áp lực quân đội Syria rời Libăng, nhưng lúc này có người bàn nên mời Syria trở lại để duy trì ổn định. Bà Rice thì vẫn đi thuyết giảng về giá trị của dân chủ, nhưng Ai Cập và Saudi Arabia có nhiều việc khác phải lo hơn là quan tâm đến bà Rice. Tóm lại tình hình Trung Đông thật đáng buồn. Nhưng Hoa Kỳ lãnh bao nhiêu trách nhiệm trong bức tranh u ám đó"

Cần để ý rằng Hoa Kỳ không mạnh như cả bạn lẫn thù tưởng. Từ ngày Liên bang xô viết rút ra khỏi Trung Đông, Hoa Kỳ là lực lượng mạnh nhất tại chỗ, nhưng không có nghĩa là có uy lực bao trùm. Hoa Kỳ không phải là một đế quốc như Thổ Nhĩ Kỳ, Anh hay Pháp tại đó ngày trước, khi họ muốn sai bảo nước nào làm gì cũng được. Những nước trong quỹ đạo Hoa Kỳ như Do Thái, Ai Cập, Saudi Arabia là những quốc gia độc lập và thường làm những gì họ muốn. Ngay tại Iraq Hoa Kỳ cũng muốn trao quyền cho một chính phủ dân cử. Những đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran thì nay hoặc lạnh nhạt (Thổ Nhĩ Kỳ) hoặc ra mặt chống đối (Iran). Và quyền lợi của Hoa Kỳ đang bị hai đối lực mạnh mẽ tại địa phương tranh giành: ý thức hệ Hồi giáo và chính trị. Trong mấy tháng qua người ta ghi nhận sự xuất hiện một liên minh chống Hoa Kỳ gồm Syria, Iran, Hamas và Hezbollah. Hai nhóm sau là hai tập hợp dân quân quá khích phát xuất từ hai giáo phái Sunni và Shitte.

Trong bối cảnh đó, nếu Hoa Kỳ không sắp xếp việc Trung Đông một cách ổn thỏa như ý muốn là một điều không đáng ngạc nhiên. Câu hỏi chính là, sau vụ 11/9 tình hình Trung Đông có trở nên phức tạp hơn không" Nhìn từ một góc độ nào đó Hoa Kỳ đang trả giá cho những sai lầm chính sách do Hoa Kỳ gây ra. Tổng thống George Bush bị chỉ trích đã đánh Iraq mà không có lý do vững chắc, gây sự với Iran một cách không cần thiết và đã âm mưu với Do Thái để tiêu diệt Libăng, tìm cách áp đặt một cách ngây ngô giá trị của Hoa Kỳ lên xã hội A Rập, và không thông cảm nỗi thống khổ của người Palestines. Và trên hết, đa số những người theo Hồi giáo ngoài thế giới A Rập tin rằng cuộc chiến tranh Hoa Kỳ nói là chống khủng bố thật ra chỉ là một cái vỏ bọc của cuộc chiến chống Hồi giáo. Trong cuộc chạm trán với những nhà độc tài, những lãnh tụ quá khích và với quân khủng bố Hoa Kỳ đã không khéo léo tranh thủ nhân tâm.

Những sự chỉ trích trên chỉ đúng một phần, phần còn lại có tính phiến diện và nhất là sự quả quyết cuộc chiến chống khủng bố là cuộc chiến chống Hồi giáo không có cơ sở. Cuộc xâm lăng Iraq có thể là sai lầm – ý kiến về chuyện này còn khác nhau – nhưng tổng thống Bush có một lý do: đó là ai cũng tin Saddam Hussein có vũ khí nguyên tử hay vũ khí hóa học. Cũng vậy, nhiều quốc gia trên thế giới chia xẻ mối lo của Hoa Kỳ nếu Iran có vũ khí nguyên tử chứ không chỉ những nước sát nách với Iran lo. Có thể tổng thống Bush đã thiếu tinh tế khi liệt Iran vào “trục ma quỷ”, nhưng sau đó ông biết phối hợp với Âu châu và Liên bang Nga để tìm cách tưởng thưởng Iran nếu nước này tuân hành luật chơi quốc tế.

Bây giờ hãy bàn về chuyện phát huy dân chủ. Nếu không thúc đẩy dân chủ Hoa Kỳ sẽ phải làm gì" Lẽ dĩ nhiên Hoa Kỳ không thể nhét món ăn dân chủ vào cổ họng người A Rập. Nhưng thời đại o bế những nhà độc tài cũng qua lâu rồi. Sau cuộc xuống đường  (tháng 2 năm 2005 tại thủ đô Beirut sau khi thủ tướng Rafik Hariri bị ám sát và người ta nghi do bàn tay của Syria*) Hoa Kỳ áp lực Syria rời Libăng là phải. Hoa Kỳ đã tổ chức bầu cử dân chủ tại Iraq thay vì chọn một nhà độc tài là đúng. Và Hoa Kỳ cũng không thể làm gì khác hơn là thúc đẩy một cuộc bầu cử tại Palestine – và sau đó thúc bách tân chính phủ chọn chính sách hòa bình với Do Thái.

Khuyết điểm của Hoa Kỳ là không tiên đoán những khó khăn khi tìm cách thay những nhà độc tài và chủ thuyết quá khích Hồi giáo với tư tưởng dân chủ. Độc tài và quá khích đã nhanh chóng cấu kết với nhau đánh vào yếu huyệt của Hoa Kỳ là đã bênh vực Do Thái hầu như vô điều kiện.

Ngoài thất bại tại Iraq, lỗi lầm chiến lược quan trọng khác của ông Bush là bỏ quên Palestine. Một phần bận tâm với vụ 11/9, một phần ám ảnh bởi Hussein, phần khác vì sự phức tạp của tình hình vùng Tây Ngạn, ông Bush quyết định không thử lại giải pháp Clinton (một giải pháp khả dĩ tốt, nhưng bất thành do lập trường quá khích của Yasser Arafat *) và đưa ra một “lộ trình” (road map) chỉ cốt kéo dài thời gian. Vụ Libăng hiện nay là kết quả của lỗi lầm chiến lược này.

Tuần vừa qua, khi phải chọn lựa giữa Libăng và đồng minh Do Thái, Hoa Kỳ đã chọn Do Thái. Những nhà lãnh đạo khối A Rập bay đến New York tới tấp hy vọng vận động được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an ra lệnh Do Thái phải lui quân khỏi biên giới Libăng đã hết sức thất vọng. Thế giới lên tiếng phản đối, cho rằng một lần nữa Hoa Kỳ đã để cho Do Thái giết dân lành.

Nhưng dư luận thiếu công bình. Khi cuộc chiến  bắt đầu ai cũng nghĩ sẽ không có kẻ thắng người thua. Nếu Do Thái định triệt hạ Hezbollah, Do Thái đã không thành công. Và nếu Hoa Kỳ hy vọng Do Thái cho Hezbollah đo ván để làm yếu thế Iran Hoa Kỳ đã thất vọng. Đúng ra Hoa Kỳ nên kêu gọi hai bên ngưng bắn sớm hơn. Nhưng cho dù Do Thái không phải là đồng minh sống chết, nếu Hoa Kỳ kêu gọi Do Thái trở lại tình trạng trước chiến tranh để Hezbollah có cơ hội lại gây hấn thì cũng không phải là một quyết định khôn ngoan. Nếu hy vọng đoàn quân yếu ớt của Libăng có thể kềm chế Hezbollah thì thật là hy vọng hão huyền. Và đối với Do Thái nếu ra quân mà không thu được một kết quả gì thì quả là một sĩ nhục. Cho nên tốt nhất là kêu gọi ngưng bắn, và đề ra một giải pháp quốc tế ngay sau đó thế nào để bảo đảm rằng Hezbollah không thể tái tấn công vào đất Do Thái.

Nhưng chừng nào Hoa Kỳ còn chưa quan tâm đến nổi thống khổ của người Palestines thì khối A Rập vẫn còn nghi ngờ cái giải pháp “tốt nhất” nói trên. Giải pháp tối hão không phải là Hoa Kỳ cần bỏ rơi Do Thái, mà là áp lực cả hai phía, một bên là Do Thái, một bên là các nước A Rập (thêm Iran *) giảng hòa với nhau.

Hòa bình tại Palestine chẳng những giúp Hoa Kỳ giải quyết nhiều vấn đề tại Trung Đông một lúc mà còn là một món quà quý báu Hoa Kỳ tặng cho Do Thái./.

(*) ghi chú của Trần Bình Nam

Aug. 17, 2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.