Hôm nay,  

100 Hãng Mỹ Xin Pntr Cho Vn

15/06/200600:00:00(Xem: 1220)

- Hà Nội: Sẽ Cấm Sách báo Vào

- Mỹ: VN Mở Cửa Sẽ Giúp Cải Cách Kinh Tế Và Cả Chính Trị Tại Việt Nam

WASHINGTON (VB) -- Một chiến trường lớn  đã bùng nổ chung quanh dự luật xin quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR cho Việt Nam tại qúôc hội Hoa Kỳ. Đặc biệt, nhà nứơc CSVN noí thẳng: ngya cả khi VN vào WTO rồi, thì về mặt văn hóa phẩm, sách báo phim nhạc... chỉ cho giao lưu một chiều từ trong ra, không cho giao lưu 2 chiều bao giờ.

Chỉ một ngày sau khi dự luật trình lên qúôc hội, hơn 100 hiệp hội kỹ nghệ, thương mại Hoa Kỳ đã ra sức, lên tiếng ủng hộ, hay đòi hỏi đặt điều kiện đối với bản dự luật  gỡ bỏ các cản ngại cuó6i cùng để VN sẽ vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO dễ dàng, dự kiến nếu sớm nhất sẽ là giữa tháng 10.

Bản tin của kỹ nghệ nông nghiệp Mỹ hôm Thứ Tư viết rằng hơn 30 hiệp hội thương mại nông sản Hoa Kỳ -- trong đó có các ngành thịt bò, thịt gà, thịt heo, gà tây, như  American Meat Institute (AMI), National Cattlemen’s Beef Association (NCBA), National Chicken Council (NCC), National Pork Producers Council (NPPC), and National Turkey Federation (NTF) đã thúc giục qúôc hội đưa VN sớm quy chế PNTR.

AMI nói là năm 2005, Mỹ xuất cảng hơn 192 triệu đô nông sản sang VN, chiếm 17% tổng lượng xuất cảng, bị qua mặt bởi xuất cảng phi cơ.

Khi giảm rào thuế quan và gỡ các rào cản thương maị với VN, điều mà thương ước sẽ làm, thì xuất cảng nông sản Mỹ dự kiến tăng vọt vaì năm tới.

Bản tin AFP vào chiều Thứ Tư  viết rằng các lãnh đạo kinh doanh đại diện hơn 100 công ty Mỹ từ VN đã có mặt tại Washington để họp với cac1 dân cử nhằm đòi thông qua dự luật PNTR sớm.

Myron Brilliant, phó chủ tịch về Đông Á của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, noí, “Cho VN quy chế PNTR nghĩa là cho các công ty Mỹ tăng thêm tiếp cận một trong cac1 nền kinh tế tăng mau nhất ở Đông Nam Á.”

Hiện thời Mỹ là nứơc có đầu tư nhiều thứ 5 tại VN. Mậu dịch 2 chiều tăng hơn 7.6 tỉ đô trong 2005, nghĩa là tăng gấp 5 lần từ khi thương ước song phương hiệu lực 4 năm trứơc.

Đặc biệt, 4 vị dân biểu -- DB Loretta Sanchez (D), DB Chris Smith (R), DB Frank Wolf (R), DB Zoe Lofgren (D) -- đã gửi thư lên các vị lãnh đạo Hạ Viện, nhấn mạnh về nhân quyền. Thư viết:

“Kính thưa quý ngài,

Chúng tôi xin kêu gọi sự phản đối của qúy dân biểu đối với việc cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).  Trong thời điểm này, đại diện thương mại của Hoa Kỳ đã gia tăng những nỗ lực để cải thiện tình trạng thương mại của Việt Nam đối với quốc tế nhưng đã không quan tâm đến những bất lợi đối với nền kinh tế và lý tưởng của Hoa Kỳ.

Dựa trên quan điểm và tiêu chuẩn cải thiện nhân quyền trên toàn cầu, chúng tôi phản đối việc cho Việt Nam được hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho đến khi quốc gia này chứng minh được sự cải thiện về sự đối sử với công dân và thực sự thi hành luật pháp. 

Bình thường hoá thương mại đối với Việt Nam là cách thưởng cho chế độ đàn áp Cộng Sản khi chế độ liên tục từ chối quyền căn bản của công dân Việt Nam.  Đây là sự xúc phạm đến giá trị quan trọng nhất của Hoa Kỳ đó là tất cả mọi người đều xứng đáng được sống trong tự do. 

Nhà cầm quyền Việt Nam muốn cả thế giới tin rằng họ đã đạt được nhiều thành đạt trong việc cải thiện nhân quyền, nhưng thực tế không đúng như vậy.  Hiện nay công dân Việt Nam không được tự do phát biểu hoặc viết về nhà cầm quyền, họ không được tự do hội họp, họ không có được tự do tôn giáo.  Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xếp hạng Việt Nam là Những Quốc Gia Cần Quan Tâm với những quốc gia khác như Iran, North Korea và Sudan. 

Đầu năm nay, hằng trăm công dân Việt Nam đã can đảm ký tên vào bản lên tiếng đòi hỏi tự do căn bản.  Nhà cầm quyền Việt Nam đã đáp lại bằng cách giam giữ, sách nhiễu, đe dọa và hành hạ những công dân này. 

Quốc Hội Hoa Kỳ phải đòi hỏi sự cải thiện về nhân quyền thực sự bao gồm việc trả tự do cho các tù nhân chính trị trước khi gia tăng tình trạng thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. 

Chúng tôi hiểu sự hấp dẫn của một thị trường đang phát triển đối với nền thương mại của Hoa Kỳ, nhưng trong trường hợp này, những thiệt hại đối với nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam còn nhiều hơn là những lợi ích.  Chúng tôi cám ơn sự quan tâm của các ngài,

DB Loretta Sanchez (D), DB Chris Smith (R), DB Frank Wolf (R), DB Zoe Lofgren (D)”

Sẽ Vào WTO Sớm"

Trong khi đó, đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 14-6-2006 đã ghi nhận có “Nhiều dấu hiệu cho thấy Quốc hội Mỹ sẽ thông qua quy chế PNTR cho Việt Nam.” Trích như sau:

“Hôm thứ Ba, Thượng nghị sĩ Mỹ Max Baucus thuộc đảng Dân chủ cùng 7 đồng sự của ông đã đệ trình dự luật về quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR cho Việt Nam tại Thượng Viện Hoa Kỳ, trong khi 22 nhà lập pháp khác đệ nạp một dự luật song hành lên Hạ Viện.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Susan Schwab cho biết rằng bà rất hài lòng khi trong buổi đệ nạp dự luật vừa nói có sự hiện diện đông đảo của các nhà lập pháp Mỹ gồm cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Để Cải Tổ Chính Trị VN"

Bà Susan Schwab cho biết thỏa thuận thương mại song phương ký kết với Việt Nam hồi tháng rồi sẽ giúp mở ngỏ một thị trường phát triển nhanh chóng cho nông dân, công nhân và những nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ.

Phía Mỹ cho rằng thỏa thuận này cũng sẽ xúc tiến công cuộc cải cách kinh tế và cả chính trị tại Việt Nam. Nhưng, theo bà Susan Schwab, thì Hoa Kỳ cần phải thông qua quy chế bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam để có thể mang lại những cơ hội vừa nói.

Hà Nội hy vọng sẽ sớm vào WTO

Cũng trong dịp này, Ðại Sứ Nguyễn Tâm Chiến của Việt Nam phát biểu rằng Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn sẽ góp phần tạo dựng một tương lai sáng lạn hơn cho cả hai quốc gia, và ông ngỏ lời cám ơn tất cả các vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ đã nỗ lực hỗ trợ cho Việt Nam, và cho quan hệ giữa hai nước.

Ông Đại Sứ Việt Nam ở Washington còn dí dỏm cho hay Việt Nam hy vọng sẽ ăn mừng ngày gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO bằng rượu vang sản xuất từ tiểu bang California, bằng thịt bò đến từ tiểu bang Montana và bằng thịt gà nuôi ở tiểu bang Delaware.

Việt Nam hy vọng trở thành nước thành viên của WTO trước khi Hà Nội tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-TBD, tức APEC, vào tháng 11 năm nay, nơi tổng thống George W. Bush dự tính tham dự.

Đặc biệt, trong khi cộng đồng người Việt hải ngoaị hy vọng Mỹ sẽ qua đây tạo áp lực buộc CSVN mở cửa cho văn hóa phẩm hải ngoại -- như sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tài liệu... -- tràn vào, hy vọng làm đòn bẫy cho cuộc chiến dân chủ hóa đất nứơc, thì một Thứ Trưởng  CSVN đã tiết lộ rằng Hà Nội đã mưu mô bít cửa giao lưu hai chiều này, và đảng CSVN đã thỏa hiệp với Mỹ để chỉ cho giao lưu một chiều, nhằm nhuộm đỏ hải ngoại.

Ông Lương Văn Tự -- Thứ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ CSVN -- trong bài viết nhan đề “Kết Thúc Đàm Phán Song Phương Với Hoa Kỳ Về Việc Việt Nam Gia Nhập WTO Và Triển Vọng Ký Hiệp Định” đăng trên Tạp Chí Cộng Sản (link: http://www.tapchicongsan.org.vn/show_content.pl"topic=3&ID=3951) đã viết trong ngôn ngữ khoe công mừng đảng, trích:

“...Sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), nhiều người cho rằng ta đã xong 70% tiến trình đàm phán gia nhập WTO với Hoa Kỳ. Song phía Hoa Kỳ mới coi BTA là "hòn đá tảng" để Việt Nam đàm phán gia nhập WTO với họ và còn bao nhiêu vấn đề phải đàm phán tiếp. Ví dụ BTA chỉ mới đàm phán khoảng 300 dòng thuế, còn với WTO thì Hoa Kỳ yêu cầu ta đàm phán 10.000 dòng thuế, chưa kể các loại thuế theo ngành, thuế tiêu thụ đặc biệt, vấn đề dịch vụ, xây dựng pháp luật, minh bạch hóa chính sách. Qua 11 phiên đàm phán, đến phiên thứ 11 (tháng 3-2006) tại Giơ-ne-vơ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được bước tiến vượt bậc. Những vấn đề còn lại cho phiên 12 (ngày 9 đến 13-5-2006) không còn nhiều. Ví dụ như hàng hóa (tức thuế) đã xong phần thuế nông nghiệp và hầu hết các mặt hàng công nghiệp tại Giơ-ne-vơ, chỉ còn lại thuế nhập khẩu ô-tô, phụ tùng ô-tô và thuế xuất khẩu sắt phế liệu. Về dịch vụ, còn lại dịch vụ viễn thông, dịch vụ dầu khí, phân phối, môi trường, một phần nhỏ dịch vụ tài chính, ngân hàng, và những vấn đề nhạy cảm mang tính chất quyết định chính trị như vấn đề trợ cấp nông nghiệp, thời kỳ quá độ để bỏ những trợ cấp trái với quy định của WTO, vấn đề dệt may, vấn đề nền kinh tế phi thị trường (NME), và bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò có xương v.v... Do những vấn đề này quá nhạy cảm đối với cả hai bên nên thời gian đàm phán lúc đầu dự kiến 2 ngày: 9 và 10-5-2006, đã kéo dài thành 4 ngày 3 đêm, trong đó có 2 đêm 11 và 12-5-2006 kéo dài đến tận sáng. Cấp đàm phán lần này ở cấp cao. Phía Hoa Kỳ là cấp thứ trưởng (Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ - USTR) và trợ lý, phía ta đến đêm 11 và 12-5, đàm phán ở cấp bộ trưởng và thứ trưởng. Ông Rốp Pốt-man (Rob Portman), đại diện USTR (cấp bộ trưởng), tuy không trực tiếp đàm phán, song cũng dành nửa giờ để trao đổi với Bộ trưởng Trương Đình Tuyển qua đàm thoại ra-đi-ô và ông coi đây là cuộc đàm phán mang tính chất lịch sử trong quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đàm phán vừa kéo dài, liên tục, chúng ta bị chênh lệch múi giờ 11 tiếng so với giờ Hà Nội, lại vừa căng thẳng, có lúc tưởng chừng như vỡ cuộc nếu không đủ kiên nhẫn. Cuối cùng, hai bên đều có những nhân nhượng cần thiết để đi đến kết thúc về mặt nguyên tắc đàm phán. Ta kiên trì đấu tranh vấn đề phân phối văn hóa phẩm, như sách báo, tạp chí... là lĩnh vực UNESCO giải quyết, nên phải bỏ ra, chứ không đưa vào WTO...”

Xin chú ý câu cuối cùng trong đoạn trích ở trên: ông Tự nói thẳng rằng, chỉ có giao lưu văn hóa một chiều, không hề có chuyện mở cửa giao lưu 2 chiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.