Hôm nay,  

Từ Chuyện Dài Bóng Tròn Xã Nghĩa Vn Cho Tới Giải Túc Cầu Thế Giới Đức Quốc 2006

08/06/200600:00:00(Xem: 1762)

Viết nhớ các cựu cầu thủ Đội túc cầu Phan Thiết và TH.Phan Bội Châu trước tháng 5-75.

 Riêng Khai Trinh, để nhớ những ngày đá chân trên sân banh Phan Bội Châu (PT)

Theo các nhà biên khảo, thì lịch sử của môn túc cầu thế giới, được bắt đầu rất sớm và phát triển qua bốn thời kỳ: Trước Tây lịch, đầu Tây lịch tới đầu thế kỷ XIX, giai đoạn 100 năm phát triển và nền túc cầu quốc tế hiện tại. Tuy vậy, hai thời kỳ đầu chỉ là huyền thoại vì đến nay vẫn chưa có ai tìm được nguồn gốc phát sinh môn giải trí này, thậm chí cũng chưa biết vì sao mà người xưa lại biết chơi các môn bóng chuyền, bóng rổ, bóng tròn hay đá cầu. Nói chung, lịch sử bóng tròn, chỉ mới được thế giới thừa nhận hơn 100 năm qua , khi phát xuất đầu tiên tại Anh quốc, bằng những luật lệ được thừa nhận tới ngày nay.

Cũng căn cứ vào sữ liệu, hơn 3000 năm trước Tây lịch, Trung Hoa và Nhãt Bản, được coi như là hai nước tiền phong đã sáng tạo ra môn bóng tròn, qua hình thức môn đá cầu, được coi như một trong những phương tiện, dùng huấn luyện quân đội.  Có điều, trái banh thời đó, chỉ là một quả cầu kết bằng cỏ, tóc, lông đuôi ngựa, được bọc da ở phía ngoài, nhỏ hơn trái banh ngày nay rất nhiều.Tại Châu Mỹ Latin, người da đỏ cũng đã biết chơi đá banh. Nên Âu Châu, Đông Phi, Tiểu Á thuộc đế quốc La Mã, Hoàng đế César rhường tổ chức các cuộc tranh giải đá banh giữa các đội. Nhưng chính thức, tới thế kỷ thứ XVI sau Tây lịch, phong trào đá banh mới được phát triển mạnh mẽ, đầu tiên xuất hiện tại Pháp, sau đó lan sang miền Floren (Ý) vào thế kỷ XVII và được gọi bằng danh từ Calcio. Hồi đó, mỗi đội có tới 17 cầu thủ và trong lúc giao đấu, hai bên được quyền xử dụng tất cả chân, tay thậm chí còn ôm nhau vật lộn để giành banh, tương tự như kỹ thuật chơi bóng Bầu Dục tại Mỹ ngày nay.

Từ đầu thế kỷ XIX các nước Anh, Pháp, Ý,Tây Ban Nha, Đúc..trở thành các quốc gia tư bản, giàu có nhờ sự phát triển của kỹ nghệ, trong cuộc  cách mạng kỹ thuật, máy móc thay cho sự lao động của con người. Sự thu nhập dồi dào về vật chất, làm cho sinh hoạt xã hội cũng thay đổi. Đó là lý do phát sinh phong trào túc cầu đầu tiên, tại các khu phố nghèo và trường học, khắp thủ đô Luân Đôn (Anh). Tiếp theo vào ngày 26-10-1863, một biến cố quan trọng về thể thao đã xãy ra tại trường Trung học Rugby (Luân Đôn), khi có một cầu thủ ôm trái banh, chạy vào bên trong khung thành, gây nên cuộc tranh cải sôi nổi khắp Âu Châu. Từ đó mới có quyết định, chỉ chơi bóng bằng chân, nên mới được gọi là FOOTBALL. Ngoài ra còn thêm luật, cho phép dùng đầu để hất banh , nhưng tuyệt đối cấm xữ dụng hai tay. Tiếp theo là một cuộc họp giữa 7 đội bóng lúc đó, để thống nhất luật chơi. Năm 1871 ban hành luật cho phép Thủ Môn được xử dụng hai tay và qui định số lượng Cầu Thủ trong mỗi đội là 11 người lúc ra sân giao đấu.

Năm 1872, lại họp quyết định tổ chức các giải tranh tài thế giới về bộ môn bóng tròn. Năm 1895 bắt đầu cuộc tranh giải vô địch túc cầu lần đầu tại Pháp, mở đầu cho cuộc tranh giải bóng tròn thế giới giữa các đội banh tại Uraguay - Á Căn Đình (1905), Anh-Pháp (1906), các nước Nam Mỹ (1916) và Âu Châu (1957).  Tóm lại, thời kỳ trước thập niên 50 của thế kỷ XX, nền túc cầu thế giới, gần như độc quyền của các nước Âu Châu và Nam Mỹ. Các đội bóng tròn của hai khu vực này, ngang nhau về trình độ kỹ thuật và lối chơi banh, nên đã đè bẹp các đội túc cầu của các châu khác như Á-Phi và Úc.

Sau khi Thế chiến II chấm dứt, bóng tròn cũng không còn là môn giải trí riêng của Âu Châu và Nam Mỹ, mà lan tràn và bành trướng mạnh mẽ khắp thế giới, nhất là Á Châu, Bắc Mỹ, Phi Châu, Úc và  Trung Mỹ. Năm 1886 Hội đồng kỹ luật túc cầu thế gioí được thành lập (Board) và tồn tại tới ngày nay. Ngày 25-5-1904, Liên đoàn Bóng tròn thế giới (Fédération Internationnate de football Association - FIFA) ra đời tại Pháp, do 7 nước sáng lập là Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hà Lan và Tây Ban Nha (Anh mới gia nhập vào năm 1906). Năm 1950 FIFA  có 72 nước tham dự. Năm 1970 tăng lên 138 nước và hiện nay đã có tới 206 nước hội viên, với 150 triệu cầu thủ chuyên nghiệp. Được hai nước Tiệp Khắc và Bảo Gia Lợi giới thiệu, nên Bắc Việt đã gia nhập FIFA vào năm 1961.

Anh Quốc được coi như là quê hương của bóng tròn nên đã làm ra các luật chơi, cũng như tổ chức các giải thi đấu đầu tiên trong nước và quốc tế. Còn World Cup đầu tiên do FIFA thời chủ tịch Jules Rinet, được tổ chức tại Uraguay. Năm 1974 thời Tiến sĩ Joao Havelange (Brazil) làm chủ tịch, FIFA được phát trển tột bực. Ngoài ra còn đem giải túc cầu vào trong Thế Vận Hội, được diễn ra 2 năm trước mỗi lần World Cup.

Theo các tài liệu phổ biến, qua đại hội của FIFA nhóm tại Amsterdam (Hà Lan) năm 1928, quyết định 4 năm một lần tổ chức giải vô địch túc cầu thế giới, cho tất cả các đội bóng của các nước hội viên, tham gia thi đấu vòng loại, bán kết, chung kết. Về danh xưng của giải cũng được thay đổi liên tục, từ  Cúp Thế Giới, Cúp Jules Rimet, Giải Vô Địch Bóng Tròn Thế Giới (world cup). Về giải thưởng, trước năm 1970  đội vô địch  được nhận một Cup Vàng, tạc tượng Nử Thấn Chiến Thắng  (Nike) , do một thợ kim hoàn nổi tiếng tại Ba Lê tên A.Lefler thực hiện. Tượng đúc bằng vàng ròng, nặng 1,8kg, đứng trên bệ bằng đá hoa cương nặng 4kg, trị giá hiện kim khoảng 10.000 đôla, theo thới giá năm 1928.

Từ sau năm 1970, dội túc cầu vô địch thế giới, ngoài lãnh một cúp vàng nhỏ, còn được giữ một Cúp FIFA Thế giới, luân lưu trong 2 năm và được giữ vĩnh viễn, nếu vô đích thế giới trong ba kỳ World Cup liên tiếp (Liên Đoàn Bóng Tròn Ba Tây). Cúp này mang hình hai lực sĩ cùng đưa cánh tay đở quả địa cầu. Tượng đúc bằng vàng ròng , cao 36cn, nặng 5kg, thời giá 20.000 đôla. Tượng do Bertoni, một thợ kim hoàn tại Milan (Ý) thực hiện theo mẫu sáng tạo của Điêu khắc gia Ý là Silvio Gazanhigo.

Giải vô đich bóng tròn thế giới được chia thành hai giai đoạn: vòng đấu loại tiến hành trong các bảng do Ban tổ chức sắp xếp bằng cách bắt thăm, sau đó mỗi đội sẽ đấu 2 trận, tại sân nhà và sân đối phương. Vòng chung kết được thay đổi điều lệ, trong giải vô địch lần thứ 10 vào năm 1974 như sau: 8 đội thắng ở các bảng, sẽ được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 4 đội, cuối cùng 2 đội thắng sẽ vào chung kết. Các đội đứng thứ 2 trong 2 bảng, dành hạng 3 và 4.

Trong  giải vô  địch túc cầu thế giới 2006, tổ chức tại Đức Quốc, kéo dài từ ngày 9/6 tới 9/7/06, gồm 32 đội banh, chia thành 8 bảng vòng loại được bốc thăm như sau:

- Bảng A: Đức, Costa Rica, Ba Lan, Ecuador.

- Bảng B: Anh, Paraguay, Trinidad &Tobago, Thụy Điển.

- Bảng C: Argentina, Ivory Coast, Serbia & Montenegro, Hòa Lan.

- Bảng D : Mễ Tây Cơ, Ba Tư, Angola, Bồ Đào Nha

- Bảng E : Ý, Ghana, Mỹ, Tiệp Khắc.

- Bảng F: Brazil, Croatia, Úc, Nhật.

- Bảng G: Pháp, Thụy Điển, Nam Hàn, Togo

- Bảng H: Tây Ban Nha, Ukraine, Tunisia, Saudi Arabi

Kỳ này các đội mạnh tại Âu Châu như Nga, Thổ Nhỉ Kỳ, Hy Lạp (vô địch cúp Âu Châu 2005),Bỉ, Đan Mạch, Hung Gia Lợi đều bị loại. Ngày 10-6-2006, đội tuyển Đức (chủ nhà) sẽ gặp đội Costa Rica, trên sân vận động Munich, mở màn cho mùa World Cup.

Anh Quốc là nơi phát nguồn của môn bóng tròn thế giới, với trận đấu đầu tiên theo đúng luật lệ do FIFA qui định. Đồng thời Liên Đoàn Bóng Tròn Anh , cũng là nguồn căn của tất cả tệ nạn trong giới cầu thủ quốc tế , những holligan quậy phá long trời lỡ đất, có máu côn đồ, đánh nhau, bài bạc..kể cả scandal tình dục, làm chấn động cả làng túc cầu, qua các tên tuổi Alan Smith, Michael Owen, Wayne Rooney, Steven Gerrard..

Tại VN xã nghĩa thiên đường, những trận túc cầu diễn ra trên khắp mọi nẽo đường đất nước, luôn hấp dẫn mọi tầng lớp trong xã hội, từ nông thôn đến tỉnh thành. Nhưng phía sau quả bóng tròn, những ngày quyết liệt sôi nổi đua tranh, lại là nơi phát sinh ra những tệ nạn cá độ, bán bàn ,làm mất đi nhiều cơ hội chiến thắng và trổi dậy, của nền túc cầu tại Miền Nam VN trước năm 1975. Mới đây trong cuộc phỏng vấn của báo chí tại Sài Gòn, khi được hỏi về thu nhập của các cầu thủ Miền Nam trước tháng 5-1975, thủ môn số 1 Châu Á là Phạm Văn Rạng, đã thẳng thắng cho biết là anh em lúc đó, hưởng theo qui chế quân đội hay công chức mà mình đang phục vụ. Ngoài ra không có tiền thưởng hay đặc ân gì  ngoại lệ, kể cả những lần đoạt được Huy Chương Vàng quốc tế. Trong khi đó, cầu thủ của các đội bóng tròn xã nghĩa ngày nay, được ưu đãi tuyệt đối tư tinh thần tới vật chất, nên không có lý do gì mà không chơi tốt và hết lòng, để mang vinh quang và chiến thắng về đất nước. Tiếc thay, đội bóng của VN càng ngày càng lụn bại với các quốc gia quanh vùng. Đã thế lại còn mang tiếng xấu khắp FIFA vì tệ nạn cá độ và tham nhũng.

1 - LỊCH SỬ MỘT TRĂM NĂM BÓNG TRÒN VN:

Dân tộc VN xưa nay  vốn có truyền thống thượng vỏ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng ngày như là phương tiện để mà phát triển quân sự. Đá cầu là một trong những môn chơi rất được mọi tầng lớp xã hội các thời Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn .ưa thích và được coi đây là xuất xứ của môn bóng tròn VN, chính thức thành hình hơn 100 năm qua.

Theo tài liệu, thì đội túc cầu đầu tiên của nước ta ra đời vào năm 1906 tại Gia Định. Hai mươi năm chiến tranh (1955 - 1975) với bao nhiêu nổi buồn bom đạn nhưng cũng là thời kỳ huy hoàng nhất của nền túc cầu Nam VN, chẳng những trong khu vực Đông Nam Á, mà tiếng thơm còn bay bổng tận làng bóng quốc tế, với những tên tuổi Phạm Văn Rạng, Phạm văn Mỹ, Đỗ Thới Vinh, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lâm Hồng Châu..

Ở Miền Bắc xã nghĩa, từ năm 1964 các giải bóng tròn thường diễn ra trên các sân vận động Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang..mà không tổ chức tại Hà Nội, vì sợ máy bay Mỹ oanh tạc. Năm 1965, đội tuyển Bắc Việt, tham dự Giải Túc Cầu hữu nghị, được tổ chức tại sân vận động Bình Nhưỡng (Bắc Hàn) gồm các đội banh Trung Cộng, Nam Dương, Kampuchia, Guinee, Bắc Cao. Đội Bắc Việt đứng hạng ba. Năm 1966, Liên Xô đá giao hửu và thua Bắc Việt 1- 0. Cũng năm 1966, trong giải Ganefo tổ chức tại Nam Vang, gồm 10 nước tham gia, đội Bắc Việt lãnh huy chương đồng. Nói chung, trước năm 1975, Bắc Việt cũng có một đội bóng tròn, gồm Nguyễn Văn Vĩnh (thủ môn) và các cầu thủ Hiếu, Thêm, Hiền, Hiển, Long, Vinh, Thọ, Ngọc, Phàn, Chinh..tuy nói là tham dự nhiều nới, nhưng chẳng đem về cho quê mẹ một chiến thắng nào đáng kể, vì lúc đó Đảng tại Bắc Bộ Phủ, chỉ trăm phương ngàn kế, để mà làm sao cưỡng chiếm cho được Miền Nam, nên đâu còn sức lo cho thể thao, bóng tròn..những món hàng được coi là xa xĩ, vô ích trong thế giói các nước xã hội chủ nghĩa.

+ ĐỘI TUYỂN BÓNG TRÒN MIỀN NAM VN:

Năm 1959, lần đầu tiên đội tuyển bóng tròn VNCH đã đoạt được huy chương vàng, tại Đông Nam Á Vận Hội (không có sự tham dự của Nam Dương và Phi Luật Tân). Kỳ đó, phái đoàn thể thao Nam VN tham dự rất nhiều môn thi đấu như Boxing, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, xe đạp, điền kinh và bóng tròn. được tổ chức tại Thái Lan. Về đội tuyển VNCH có Phạm Văn Rạng (thủ môn), Nguyễn Văn Cụt, Phạm Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Thanh, Lê Văn Hổ (Myo), Nguyễn Văn Nhung, Đỗ Thới Vinh, Há, Đổ Quang Thách, Nguyễn Văn Tư. Đội tuyển VN vào chung kết hạ đội Thái Lan 3-1 và được chính tay Hoàng Thái Tử Xiêm trao  chiếc cúp vàng, tại sân vận động.

Trước đó ở miền Nam, có  trung phong đội AJS (Association de la Jeunesse sporttive) , tức là Đội Cảnh Sát Quố Gia sau này, cầu thủ Phạm Văn Mỹ, nổi danh trong làng bóng Đông Nam Á là 'Cọp Đồng Nai' qua kỷ thuãt chơi bóng, cú sút trời giáng, tốc độ nước rút phi thường. Bên cạnh còn có Phạm Văn Rạng, từng được tạp chí thể thao hàng đầu của Pháp là tờ 'France Football' vinh danh là thủ môn số 1 của nền bóng tròn Châu Á, khi đội tuyển VNCH đã thắng đội banh Do Thái 2-0, trong khuôn khổ vòng loại, để được tham dự Thế Vận Hội năm 1964. Trận đấu diễn ra trên sân vận động Cộng Hòa, do công của Ngôn và Quang. Nhờ  những thành tích trên, nên đội tuyển túc cầu VNCH đã có 4 cầu thủ là Phạm Văn Rạng, Nguyễn Ngọc Thanh, Đổ Thới Vinh, và Nguyễn văn Ngôn, được vào đội tuyển Châu Á, do Thiết túc cầu đại vường Hương Cảng là Lý Huệ Đường làm huấn luyện viên và Peter Velappan phụ tá.

Năm 1966, đội tuyển VNCH lại lập thêm kỳ tích khi đoạt cúp vàng Merdeka, tổ chức tại Mã Lai Á. Tham dự lúc đó gồm có Lâm Hồng Châu (thủ môn), Lại văn Ngôn, Phạm Văn Lắm, Văn Có, Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Văn Chiêu, Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Văn Ngôn, Dương văn Thà, Đổ Thới Vinh, Nguyễn Văn Mộng, Trên sân cỏ, đội banh VN đã liên tiếp hạ Tân Gia Ba (5-0), Nhật (3-0), Mã Lai Á (5-2), Đài Loan (6-1) và thua Ấn Độ (0-1). Cuối cùng VN vào chung kết với Miến Điện. Trong trận này,đối phương tấn công VN tới tắp và ba lần banh vào khung thành của thủ môn Lâm Hồng Châu nhưng đều bị gạt ra ngoài, nhờ tài nghệ phi thường của cặp trung phong Văn Có - Tam Lang và thủ môn Châu. Đến phút 68, Tam Lang cướp được banh dẫn thẳng vào tuyến địch và sút vào cầu môn Miến, đem về chiếc cúp vàng vô địch cho quê hương.

Tại Đông Nam Á Vận Hội kỳ IV năm 1967, đội bóng tròn VNCH lại đoạt huy chương bạc, khi thắng Lào 5-0, Thái Lan 5-0 và thua Miến Điện 1-2 khi vào chung kết. Trong trận đó, hội tuyển VN có Lâm Hồng Châu (thủ môn), Hồ Thanh Chinh, Lại Văn Ngôn, Nguyễn Văn Mộng, Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Vinh Quang, Dương Văn Thà, Nguyễn Thái Hưng, Đỗ Thới Vinh, Võ Bá Hùng, Lê Văn Đức, Nguyễn Văn Thuận, Hồ Thanh Cang, Quang Kim Phụng, Nguyễn Văn Chiêu, Cù Sinh, Nguyễn Văn Ngôn, Trương Văn Tư. Năm 1973, tại Đông Nam Á Vận Hội ở T6n Gia Ba, đội tuyển VN lại dành Huy chương bạc, sau khi vào chung kết lại thua Miến Điện, khi trận đấu chỉ còn 8 phút thì kết thúc với tỷ số 3-2.

Trong nỗi thăng trầm của túc cầu VNCH từ 1955-1975, chỉ có một điều đáng tiếc được báo chí thời đó ghi nhận,là sự xung đột giữa trung phong Ứng đội CSQG và tiền vệ Tống Mành của đội Tổng Tham mưu. khi tranh dành chức vô địch trên sân cỏ, Mành chẹn gãy chân Ứng. Tuy nhiên đó chỉ là chuyện rất thường trên sân cỏ. Điều quan trọng nhất là hầu như tất cả các cầu thủ của VNCH, hiện còn sống tại Sài Gòn, khi được báo chí thành Hồ phỏng vấn, đều tỏ ra xúc động và luyến tiếc thời vàng son của nền bóng tròn Miền Nam, giờ đây gần như tuyệt vọng, trước tệ nạn tham nhũng và cá độ của cái gọi là đội tuyển quốc gia,khi mang chân tới đá tại các sân cỏ xứ người, mà tỷ số thắng thua đã được định trước bằng tiền thưởng.

Dương Văn Thà, một cầu thủ lừng danh là ' thần mã', của đội tuyển Miền Nam từ 1967-1974, cho biết trước năm 1975 là thời kỳ cực thịnh của bóng tròn VN, qua nghệ thuật nhồi bóng cùng với tinh thần kỹ luật, tự giác và sự luyện tập . Còn Lê văn Tâm (cha Lê Huỳnh Đức, trung phong số 1 của VN ngày nay), nhắc lại trận đấu giữa VN và Nam Hàn, trong giải King's cup ở Thái Lan năm 1970, VN thắng nước này 1-0, qua cú sút phạt của Võ Thành Sơn và Lê văn Tâm đội đầu.

Thế mà ngày nay, đội bóng của VN càng ngày càng sa sút, trong khi đó Nam Hàn, chẳng những lừng lẫy tại Á Châu mà còn được chen chân vào các kỳ Thế Vận Hội,điển hình là kỳ World Cup 2006 tại Đức sắp tới. Riêng Đổ Càu cho biết, cầu thủ VNCH khi dự các cuộc tranh giải ở các quốc gia bạn, đều được đồng bào địa phương, thương mến, trân trọng vì bản chất của cầu thủ VN hiền lành, đứng đắn, biết tôn trọng kỷ luật trên sân cỏ, cũng như đã giao đấu rất dũng mãnh, nhiệt tình, để dành vinh quang danh dự về cho màu cờ, sắc áo của dân tộc. Sau năm 1975, các cựu cầu thủ miền Nam như Phạm Huỳnh Tam Lang, Quảng Trọng Hùng, Cao Cường, Dương Văn Thà ..làm huấn luyện viên thể thao, Nguyễn Kim Hằng bán cà phê, Tư Lê lái taxi, Nguyễn văn Mộng, Đinh Công Hoàng..thì ẩn dật..

+ BÓNG TRÒN VN XÃ NGHĨA, SAU THÁNG 5-1975:

Trong mùa tranh giải vô địch bóng tròn Euro 2000, Trung Cộng và Hồng Kông đã mở chiến dịch truy quét cờ bạc qua hình thức cá độ vòng chung kết. Chỉ riêng Hương Cảng tiền cá đã lên tới 100 triệu đô la Mỹ. Tình trạng trên cũng đang lên cơn sốt tại Thái Lan, bọn cờ bạc đã xữ dụng cả hệ thống internet để ăn thua lên tới hằng trăm triệu mỹ kim, nên chính quyền không thể nào kiểm soát được.

Từ sau khi VN mở cửa, bắt đầu năm 1993 đội banh nhà nước, đã tham dự hầu hết các giải trong vùng, đặc biệt là Cup Tiger cũng là giải vô địch Đông Nam Á.. Theo bảng phân loại, thì khu vực này, các đội túc cầu được xếp thành ba nhóm căn cứ theo bàn thắng và thực lực cầu thủ. Hạng 1 là Thái Lan, hạng 2 gồm Tân Gia Ba, Nam Dương, VN, Mã Lai Á, Miến Điện và hạng 3 có Lào, Kampuchia, Phi Luật Tân và Brunei.

Sở dĩ có sự phân loại trên, vì Thái Lan ngày nay là nước vô địch về bóng tròn ở vùng Đông Nam Á, thay thế địa vị của đội tuyển Miến Điện và VNCH trước năm 1975. Viết về sự xa sút xuống dốc của túc cầu VN thời xã nghĩa, trước hết nói về cầu thủ có tài nghệ không đồng đều và rất ít ỏi. Toàn đội, tài danh được đánh giá cao như tiền đạo Văn Sĩ Hùng, tiền vệ Trương Việt Hòang, thủ môn Trần Tiến Anh..chỉ cần vắng mặt số tên tuổi trên, là toàn đội trở nên rối loạn, vì  trung phong Lê Huỳnh Đức không còn có cơ hội để mà làm bàn, vì bị đối phương kềm cứng. Suy cho cùng với nhiều lý do thầm kín, qua nhận xét của báo chí thành Hồ, thì cầu thủ VN hiện nay, ít có ai chơi đúng với sức mình, ngoài ra còn sự đề bạt theo phe đảng, nên thua đối phương là cái chắc.

Nhưng bóng tròn xã nghĩa VN đâu phải chỉ có những lổ hổng trên, mà còn nhiều thứ ác ôn khác, như tài nghệ quá thấp, chưa được đánh giá là một đội banh chuyên nghiệp để tham dự các giải khu vực, nói chi tới ÁVận Hội hay World Cup..và nhất là nạn tham nhũng, bán độ..khiến cho VN cứ ì ạch sau bao năm tuột dốc không phanh nào cản được.

VN ngày nay nhắc tới thể thao hay bóng tròn, thường nghe tới các giải U 21-22-23..dính liền với đủ thứ chuyện, từ mua bán cầu thủ, cá độ các trận đấu và nghiêm trong nhất vẫn là các công trình xây dựng, trong đó có sân vận động Phú Thọ (Sài Gòn), với ngân sách quốc gia tới 145 tỷ đồng tiền Hồ. Có điều quan chức lớn nhỏ, từ trên xuống dưới đã cắt chẹn hết 7,5 tỷ đồng, nên việc xây cất trở thành đầu voi đuôi chuột, thiết kế một đàng, còn thi công phó mặc cho nhà thầu bừa bãi, vô tội vạ.

Nội vụ bê bối trên có liên quan tới công ty Meinhardt VN, đã trúng thầu của Uỷ ban thành phố Sài Gòn, xây dựng khán đài trong sân vận động Phú Thọ, theo đúng tiêu chuẩn ấn định tại Đông Nam Á Vận Hội 22. Công trình khởi công từ ngày 2 tháng chạp 2003, trên một diện tích 30.000 m2, có sức chứa 5000 khán giả. Tóm lại về hình thức, giấy tờ rất ngon lành nhưng lúc vào cuộc thì trật lất, có nhiều vấn đề, trái với luật pháp nhà nước. Vì tham nhũng quá lộ liểu, nên đảng phải bắt buộc ngừng công tác, để thay lại những cột kèo rường mái, là phần quan trọng nhất của tòa nhà, mà cán đã toa rập với thầu nuốt hơn 3 tỷ tiền Hồ ngân sách.

Sự trớ trêu của nhân tình, là nó được bắt đầu ngay từ những bộ óc đỉnh cao tại Bắc Bộ Phủ, qua 16 hợp đồng lớn nhỏ liên quan tới sự cố xây dựng khán đài trong sân vận động Phú Thọ (Sài Gòn), bằng thủ đoạn bán thầu,giúp cán trong Tổng Công Ty Xây Dựng tại Hà Nội, được hưởng đầu tiên 0,69% kinh phí.. Để kiếm chác thêm, Tổng CTXD lại chầm bừa, cho Đội Xây Dựng số 5 không đủ tiêu chuẩn pháp lý, trúng thầu để lớn nhỏ nuốt thêm 6,3% trong số 14,56 tỷ tiền Hồ. Chưa hết, Đội Xây Dựng số 5 lại sang ngang, giao công trình trên cho Đội XD số 16, sau khi đã nuốt thêm 2.8% ngân sách, chừng 320,95 triệu đồng.

Cái vòng ăn bớt cắt chận, cứ xoay tròn gần như đủ kiểu, kể cả thầu công tác bảo hiểm tai nạn, chữa lửa, chống rỉ sét..cũng không thoát được lưởi hái của tham nhũng, nuốt hơn 393,84 triệu đồng, chiếm 23,2% ngân sách được cấp. Theo nguyên tắc, Sở Thể Dục Thể Thao Sài Gòn là cơ quan chính, chịu trách nhiệm tất cả công tác từ đấu thầu tới việc thiết kế xây dựng kế hoạch được xem quan trọng nhất vào thời điểm đó. Nhưng do tiền, nên quan chức của Sở đã ngoảnh mặt làm ngơ, hợp thức hoá những công trình dõm, theo truyền thống xã nghĩa 'làm trước, báo cáo sau', qua lịch sử hơn 70 năm của đảng VC.

Đã thế sổ sách kế toán cũng lem nhem, làm thất thoát một số tiền tới 75,2 triệu đồng, qua 4 chi phiếu thanh toán, do các cán lớn trong Sở Thể Thao Sài Gòn là Trần Thanh Bình, Trần Văn Mùi, Trần thu Hà..ký xuất. Tóm lại, từ trên xuống dưới, đơn vị và cá nhân thuộc Tổng Công ty XD Hà Nội, Tổng Công ty XD số 1,Công ty Công trình Hàng Không, Ban Quản lý Dự Án Sở Thể Dục-Thể Thao Sài Gòn..bị  Đoàn Thanh Tra trung Ương kỷ luật và bồi hoàn số tiền tham nhũng 7.510 tỷ đồng.

Tiền kiếm được nhiều quá, nên đâu trách đường dây cá độ tại xã nghĩa, càng lúc càng ly kỳ với sự phát hiện tên tuổi của những cán lớn trong đảng như  Bùi Tiến Dũng, Bùi Quang Hưng, Nguyễn Việt Tiến, Tôn Anh Dũng..trong vụ án PMU-18..và hằng ngàn cán lớn nhỏ khác tham dự cuộc chơi, với canh bạc lên tới cả triệu đô la Mỹ.

Sự kiện có một số cầu thủ trong cái gọi là U-23 VN, đã bị quốc tế phát hiện là 'Bán Độ' , trong khi tham dự giải túc cầu, tại Đông Nam  Á Vận Hội 23. Theo báo đảng viết, thì nội vụ được Lê Văn Tài Em (thủ quân) và tiền vệ Lê Tấn Tài phát hiện báo cáo. Nhưng thấy vậy mà không phải vậy, vì nhiều bí mật bất ngờ khác, theo tờ Tuổi Trẻ tại thành Hồ, xuất bản ngày 24-12-2005, cho biết các cầu thủ VN, đã tố cáo Công An-Can Bộ VC, đã ăn chặn tiền thưởng các trận đấu của họ.

Theo nguồn tin từ AFP cho biết công an VC, đang giam giữ điều tra hai cầu thủ VN, bị tố cáo sắp xếp tỉ số các trận đấu trong kỳ tranh giải tại Đông Nam Á Vận Hội , tổ chức ở Phi Luật Tân. Sự bê bối nhục nhã này, đã làm mất hết thể diện và danh dự của dân tộc VN trước cộng đồng thế giới, vì tính chất tồi tệ  nhất từ trước tới nay, chưa từng xảy ra trong làng thể thao bóng tròn quốc tế.  Trong vụ này, có 9 cầu thủ bị thẩm vấn, qua dính líu trong các trận đấu giữa VN-Mã Lai Á-Miến Điện. Cuối cùng có hai người tên Văn Quyến và Quốc Vượng, bị câu lưu tại trại tạm giam T-16  Hà Tây ngày 23-12-2005, với tang chứng tiền mặt đựng trong bì thơ lên tới 80.000 đô la.

Tại trại giam, trước báo chí, hai bị can Văn Quyến và Quốc Vượng lại phản pháo, đồng loạt tố cáo cầu thủ VN đã bị cán bộ, công an chia chác và ăn chận tiền thưởng của họ, trong các lần thi đấu trước. Đó là lý do khiến cho họ phải tham gia bán độ, để kiếm thêm tiền . Trong khi chính Uỷ Ban Thể thao, thể dục VN dưới quyền Nguyễn Trọng Hỷ cũng phớt lờ các khoản tiền thưởng mà lãnh đạo VFF hứa, trước khi khai mạc giải túc cầu ĐMAVH 23 tại Phi Luật Tân. Theo qui định trong bản giao kèo, do Văn Trương đại diện ký kết, thì cầu thủ VN  thắng 3 trận trong giải trên, sẽ được thưởng 600 triêu tiền Hồ, nếu vô tịch cả đội lãnh 6,3 tỷ tiền thưởng còn hạng 2 thì nhận 2,3 tỷ đồng. Nhưng rốt cục chẳng được nhận gì, dù vậy không một cầu thủ nào dám mở miệng tố cáo, vì ai cũng sợ bị trù dập, đuổi việc, để phi tang bịt miệng.

Hiện nay chưa thấy một cán lớn nào lên tiếng phản bác lời tố cáo của các cầu thủ VN. Riêng cái gọi là Viện kiểm sát cũng im lặng, chỉ có công an và lãnh đạo liên hệ, rất to tiềng đòi phải làm lớn chuyện Văn Quyến, Quốc Vượng 'bán độ', hầu dìm chết vụ đảng đã ăn chặn tiền thưởng của cầu thủ, cũng như xương máu mồ hôi nước mắt của hơn 80 triệu đồng bào nghèo cả nước, dưới gông cùm xã nghĩa VN.

2 - TRƯỚC THỀM GIẢI TÚC CẦU THẾ GIỚI 2006 TẠI ĐỨC QUỐC:

Theo Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) , khi được quyền tổ chức World Cup 2002 tại Hán Thành , cũng là lần đầu tiên tại Châu Á, đã  làm cho 82,1% người Hàn + 61,9% Nhật, kể cả Tổng Thống Nam Triều Tiên là Kim Dae Jung, cũng tin tưởng là nhờ nó mà nền kinh tế của nước họ sẽ tăng trưởng lên 5%. Còn Thủ tướng Nhật J.Koizumi thì nói World Cup 2002, qua lợi ích kinh tế, tạo cơ hội cho người Nhật lên tinh thần. Tuy nhiên với thế giới, thì những lời tuyên bố, chỉ là cuồng điệu khoa trương. Stefan Szymansky, môt kinh tế gia của Anh nói 'mời cả thế giới tới dự World Cup, để cho họ thấy thành quả của nước mình, là điều tốt đẹp đứng đắn. Nhưng đừng đánh lận tuyên truyền, khi bảo với đồng bào mình, là nhờ nó mà họ giàu mạnh, đó là điều lầm lẫn khả ố '. Đó là kinh nghiệm và kết quả  của các đại hội thể thao quốc tế, được tổ chức mọi nơi từ trước tới bây giờ.

Ta biết Nam Hàn được gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu và phát triển nhảy vọt chưa từng thấy, là nhờ Thế Vận Hội 1988 tại Seoul. Tiếp theo là nước Nhật cũng gần như thoát được cuộc suy thoái kinh tế, đều nhờ vào Thế Vận Hội Mùa Đông tổ chức năm 1998 tại Nagano. Trung Cộng cũng nuôi hy vọng khấm khá vào Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Tuy nhiên muốn đạt được mong muốn, đầu tiên là Nhật và Nam Hàn, đã đổ vốn vào canh bạc hằng tỷ mỹ kim, để mong hốt vào trọn gói.

Qua kết quả phân tích về World Cup từ 30 năm qua của Szymansky, thì người dân tại các thành phố  được đăng cai tổ chức, hầu hết đều chiu thua lỗ 1% trong thời gian xảy ra cuộc giao đấu. Tệ nhất là tại World Cup 2002, trò lừa bịp vé phát triển dữ dội trong thị trường chợ đen và hệ thống Internet, mà Hảng Bloomberg thống kê, đã tăng hơn 7 lần giá bình thường theo FIFA đề ra (gần 1300 Euro). Tất cả bao trùm bí ẩn, trong lúc chính quyền Nam Hàn gần như bất lực, vì vé chính thức đã bị các nhà tài trợ như Coca-Cola, Philips, Adidas. kín đáo tiêu thụ trên Internet (mặc dù số lượng dành cho họ chỉ có 9% trong tổng số vé.

Hơn 50 năm về trước, vào ngày 4-7-1954, đội tuyển túc cầu Đức đã dành được chiếc cúp vàng đầu tiên trên sân cỏ, khi hạ đội banh Hung Gia Lợi 3-2, được người Đức gọi là phép lạ Berlin, mở đầu cho thời kỳ vàng son, sau khi  Thế Chiến 2 chấm dứt. Từ đó qua nhiều thập niên liên tiếp, vinh quang chiến thắng luôn tới với Đức, kể cả thời kỳ phân chia hai vùng, nâng địa vị đội bóng tròn Đức lên hàng siên cường túc cầu thế giới, ngang với các nước Ba Tây, Á Căn Đình, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi..

Nhưng tất cả hào quang trên, chỉ còn là cái bóng mờ vào tháng 6-2004, khi đội tuyển Đức bị hạ trên sân cỏ Jose Avelade, thủ đô Lisbone (Bồ Đào Nha). Sự thất bại nhục nhã trên,khiến trưởng nhóm huấn luyện viên đội tuyển Đức là Rudi Voeller quyết định từ chức, dù hợp đồng còn hiệu lực tới cuối năm 2006, vì trách nhiệm. Rudi là một cầu thủ thượng thặng của Đức, qua 90 lần tham dự trận đấu với 47 bàn thắng. Trong số này có một huy chương vàng World Cup 1990. Ngoài ra ông còn ghi được 201 bàn thắng, trong 432 trận đấu, khi đầu quân cho các đội tuyển Munich, Werde Bremen, Roma, Marseille và Leverkusen..

Riêng thủ môn Oliver Kahn phút chót vẫn được giữ lại, để cùng với Jens Lehmann, làm thủ môn cho đội tuyển Đức vào giải World Cup 2006, dù đã 37 tuổi. Ngoài ra còn có Franz Beckenbauer được bầu chọn vào chức Chủ tịch Ùy ban tổ chức và Oliver Bierhoff làm Đại sứ  liên hệ tói giải túc cầu thế giới sắp khai diễn vào ngày 9-6 tại Đức.

Về hy vọng đoạt chức vô địch bóng tròn thế giới kỳ này, trước những địch thủ nặng ký như Ba Tây, Á Căn Đình, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha. Không giống như những lời tuyên bố dao to buá lớn của Nam Hàn hay Nhật Bản tại Á Châu, mà là những phát biểu hết sức thật tình, biết người biết ta, đã được Beckenbauer qua vai trò Chủ tịch Uỷ ban tổ chức, cũng là một cầu thủ ưu hạng, đã thẳng thắng trả lời, khi được phỏng vấn trên tờ Deutscland rằng 'Nước Đức và cá nhân ông, không mơ mộng hảo huyền, mà chỉ mong sao tổ chức World Cup 2006 thành công,đúng hạn khai mạc 9-6 và đúng ý nghĩa là một đại hội kết bạn' .

+ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC:

Trong giòng lịch sử thế giới cận đại, nước Đức đã mang đến cho nhân loại rất nhiều tai ương và thảm họa chiến tranh, qua hai cuộc thế chiến 1914-1918 và 1939-1945. Đức cũng là nơi phát sinh ra hai chủ nghĩa cùng hung cực ác: Cộng sản (Karl Marx) + Phát xít cực hữu (Adorf Hitler)  và là cha đẻ của Bom Nguyên tử (Einstein người Đức gốc Do Thái). Cuối cùng Đức đã bị thua trận trước quân đội Đồng Minh vào tháng 5-1945, đất nước kể cả Thủ đô Bá Linh bị các nước thắng trận chiếm đóng chia cắt thành hai quốc gia riêng biệt, mãi tới năm 1990 mới hợp nhất trở lại, khi chế độ Cộng sản tại Đông Đức sụp đổ.

Nhờ người Mỹ hết lòng vực dậy, từ đống tro tàn đổ nát, nhân tâm ly tán, qua chương trình Maxell, nên Nhật cũng như  Đức, ngày nay là những cường quốc kinh tế số 1 của Âu Châu cũng như thế giới. Đức có diện tích toàn vùng là 357.022 km2, dân số gần 83 triệu người, nằm giữa Trung Âu, giáp giới với các nước Pháp, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Hòa Lan, Đan Mạch, Áo, Tiệp Khắc và Thụy Sĩ. Nước Đức hiện theo thể chế tự do, gồm 16 Tiểu bang, đứng đầu quốc gia là Tổng thống Horst Koehler và Nữ Thủ tướng Angela Merkel.

Các Tiểu bang Schleswig-Holstein, Hamburg, Niedersachsen, Bremen, Nordrhein-Wesfalen, Hessen, Rheinland-Pfalz, Saarland, Baden-Wuerttemburg,Bayern, Berlin (Tây Đức) và Sachsen-Anhalt, Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg, Thueringen, Sachsen (Đông Đức). Ngôn ngữ chính là tiếng Hochdeutsch, thủ đô là Bá Linh hơn 3,5 triệu người. Đức là cường quốc kinh tế thế giới, sản xuất  xe hơi (VW, Opel, Mercedes, BMW, Audi), TV, Hi-Fi (Grundig, Schneider, Loewe), tủ lạnh (Siemens), máy chụp hình ( Braun, Hasselblab)..Đặc điểm sản phẩm của Đức rất bền tốt, tuy mẫu mả bên ngoài không được hấp dẫn lắm.. Ngoài ra Đức còn sản xuất Bia ngon nhất thế giới

Hiện Đức đang xử dụng đồng Euro, là bản vị chung của Liên Âu, thu nhập bình quân 27.510 mỹ kim (1995). Về thể chế chính trị, Đức có nhiều đảng phái như Đảng Xã Hội-Dân Chủ (SPD), Liên Minh Thiên Chúa-Xã Hội (CSU), Đảng Xanh, Đảng Dân Chủ Tự Do, Đảng Dân chủ-Xã Hội..Các thành phố lớn, ngoài thủ đô Berlin, còn có Frankfurt, Munich, Hamburg, Ruhrgebiet..

Người Việt tị nạn Cộng Sản tại Đức, căn cứ theo bảng thống kê AZR của Sở Quản Lý Liên Bang, tới cuối năm 1994, có  96.659 đồng bào đã có quốc tịch Đức, sống rải rác khắp lãnh thổ. Ngoài ra còn có nhiều đồng bào khác sống ở đây, nhờ đi lao động tại các nước Cộng Sản cũ như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Nga..Ai cũng sáng mắt vì đã từng sống một thời nơi thiên đàng xã nghĩa.

+ LIÊN ĐOÀN BÓNG TRÒN ĐỨC:

Người Đức chơi bóng tròn rất sớm, qua danh xưng Liên Đoàn Túc Cầu viết tắt là D.F.B (Deutche Fussbal) được thành lập năm 1900 và gia nhập FIFA năm 1904. Nhưng sau đó vì là nước gây ra hai cuộc thế chiến, nên đã bị quốc tế loại ra khỏi tổ chức, từ 1946-1950 và mới được thu nhận trở lại vào cuối năm 1950. Hiện Đức có hơn 16.000 đội banh với 3 triệu cầu thủ nhưng cac câu lạc bộ chuyên nghiệp, chỉ mới thành hình và phát triển sau năm 1963. Thông thường mùa thi đấu bóng tròn trong nước, bắt đầu từ tháng 8 năm này tới tháng 6 năm sau. Đội tuyển quốc gia bao gồm cầu thủ chọn từ 16 tiểu bang. Hiện hai Đội Borussia (Menchengladbag) và Bayern (Munich), được coi như đại diện cả nước, để tham dự các trận đấu quốc tế. Ngoài ra còn nhiều đội cũng rất nổi tiếng như Borussia (Dormund), Coln (Cologne), Hamburg, Schalke, Stuffgart, Leverkusen..

Cả nước có nhiều sân vận động lớn như Olympic (Munich -75.000 chỗ ngồi), Hiderdakhen (Hanover - 82.000 người), Necarstadion (Stuttgart  - 75.000) , Frankfurt (Ammein - 71.000), Foncopastadian (Hamburg - 91.000 khán giả)..

Ngày 22/11/1950, đội Tây Đức tham gia giải quốc tế, thắng Thụy Sĩ 1-0. Về thành tích, đội Tây Đức 13 lần vào chung kết World Cup, chiếm huy chương vàng vào các năm 1954,1974 và 1990. So với các nước khác, đội tuyển Đức rất ổn định và có nhiều cầu thủ xuất sắc qua nhiều thế hệ như Gerd Muller, Netser Grabowski, Rummenigge, Diter Muller, Schwarzenbek, Matthaus Klinsmann, Oliver Bierhoff., Frank Beckenbauer. Cầu thủ Gerd Muller ghi nhiều bàn thắng nhất (14).

Tại Thế Vận Hội năm 1972, tổ chức tại Munich, đã xảy ra một sự kiện lịch sử, do nhóm ' Tháng Chín Đen' của Palestine,nữa đêm đột nhập vào Làng Olympic, bắt cóc một số vận động viên Do Thái, để đòi Nữ Thủ Tướng Irael là Golda Meir phải thả nhóm 200 tù nhân chính trị đang bị giam giữ. Nhưng Do Thái không đồng ý và xung đột đẳm maú đã xảy ra ngay trong Làng Thế vận, khiến 17 người chết, trong số này có 11 Irael. Trước sự khủng bố này, các cuộc giao đấu tạm ngưng trong 24 giờ mới tiếp tục. Riêng các đoàn Do Thái, Ai Cập, Syrie, Kueit trở về nước.

+ GIẢI TÚC CẦU BÓNG TRÒN THẾ GIỚI 2006:

Ngay từ tháng 5-2003 được FIFA cho phép tổ chức giải vô địch bóng tròn thế giới vào năm 2006, chính phủ Đức đã bắt đầu xây dựng tất cả các cơ sở hạ tầng, liên quan tới những cuộc thi đấu sắp tới. Ngoài công tac chỉnh trang Nhà ga xe lửa chính tại Bá Linh, với 54 thang cuốn, 34 thang máy, là phương tiện để hành khach từ mọi ngả đường sắt khắp Châu Âu và nước Đức xử dụng trong thời gian diễn ra World Cup. Cùng lúc là hai dự án lớn tại Bang Bavaria, nhằm nâng cấp sân vận động Franzenstadion ở Nuremburg, được khởi công từ năm 2003. Đồng thời còn xây dựng sân vận động Allianz-Arena tại thành phố Munich, nơi chào đời của siêu cầu thủ Franz Beckenbauer. Sân này được thiết kế theo hình dáng của một viên kim cương lấp lánh, nhờ được lấp vào một vòm kính phản chiếu ánh sáng, nhìn ở bên ngoài hay bên trong đều cảm nhận như đang sống trong một thế giới kỳ ảo.

Munich là thành phố lớn thứ ba của Đức, sau Berlin và Hamburg, có diện tích 331km2, dân số trên 1,5 người. Đây là thủ đô của nước Cộng Hòa Bayern,với nhiều nét đặc thù tiêu biểu cho dân tộc Nhật Nhĩ Man là Lederhose (quần da cụt) và Dirndl (Rock), cùng với Lễ Hội Tháng Mười (Oktoberfest) lớn nhất thế giới về cuộc thi uống Bia. Munich có rất nhiều thắng cảnh đặc biệt như sân vận động Olympic, xây dựng vào mùa Thế Vận Hội năm 1972. Chính quyền địa phương còn xử dụng tất cả các cơ sở trước đây dành tổ chức Hội Chợ và Triển Lảm Quốc Tế, để cải biến thành một Trung Tâm Truyền Thông Báo Chí, có khả năng đón tiếp trên 12.000 nhà báo, của 200 quốc gia tới tham dự đại hội.

Nhắc tới Berlin, hầu như ai cũng biết qua hình ảnh của Bức Tường Ô Nhục (Brandenburg), thời Chiến tranh lạnh. Hiện Berlin là thủ đô của Liên Bang Đức vơi dân số 3,44 triệu người và diện tích 889 km2, lớn nhất nước. Đây cũng là sinh quán của Đại sứ quốc tế  về World Cup 2006 là Danh Cầu thủ Oliver Bierhoff, người đã đem chiếc cúp vàng Euro 1996 về cho Đức, sau khi thắng đội tuyển Tiệp Khắc. Berlin hiện có 2000 câu lạc bộ thể thao, gồm 30 bộ môn điền kinh và các đội tuyển túc cầu, với 500.000 hội viên chính thức.

Riêng sân vận động Berlin đã được mở rộng và xây cất thêm phần hạ tầng cơ sở, nâng cấp khán đài có thể chứa 74.500 khán giả. Tóm lại Berlin Olympic Stadium là khán đài lớn nhất trong tổng số 12 địa điểm, dùng để tổ chức các trận giai đấu, vì có mái che lớn nhất và là sân đá được FIFA chấp thuận cho tổ chức trận Chung Kết của World Cup 2006. Công trình sửa sang, xây dựng khởi công từ năm 2000, với kinh phí lên tới 250 triệu Euro.  Một kiến trúc độc đáo khác cũng được hoàn thành tại Bá Linh, nhằm chào mừng khán giả quốc tế từ muôn phương về thăm nước Đức trong mùa đại hội, đó là một quả bóng, như là một biểu tượng toàn cầu, đường kính 20m, nặng 60 tấn. Tác phẩm trên được thiết kế bởi Họa su Áo là Andre Heller, đã được trưng bày nhiều nơi tại Cổng Brandenburg hồi tháng 11-2003.

Theo chương trình, quả bóng khổng lồ trên sẽ được trưng bày tại tất cả địa điểm trên Đức có cuộc tranh tài ngoài Berlin, Bức Tường Thành Ô Nhục, Munic còn có Franzfurt, Cologne, Leipzig, Hamburg, Gelsenkirchen, Donrtmund, Kaiserlautern, Hanover và Stuttgart. Trong lòng của quả banh có để hai kỷ vật vô giá của nên túc cầu Đức và sẽ được trân trọng tặng cho đội tuyển nào đoạt được Cúp Vàng 2006. Đó là:

- Đôi giày đá banh của tuyển thủ Đức là David Beckham.

- Quả bóng mà cầu thủ Đức Helmut Rahn hai lần đá vào khung thành của Đội Hung Gia Lợi, tại World Cup 1954 do Thụy Sĩ tổ chức, ở sân vận động Berne.

Cuối cùng là vấn đề bảo vệ an ninh, cũng được Chính Phủ Liên Bang Đức quan tâm đặc biệt, coi đó như một trong những quốc sách, bí mật quốc phòng, vì chẳng một ai muốn thấy lại sự cố đẳm máu đã từng xãy ra trên cầu trường nước Đức vào năm 1972, làm thiệt mạng tới 17 người, trong số này có 11 lực sĩ của Do Thái, tham dự Thế Vân Hội Munich. Bởi vậy tại giải vô địch bóg tròn Âu Châu 2004 cũng như Olympic Athens 2004 (Hy Lạp), tất cả những nhân vật có liên hệ tới An ninh Đức, đều có mặt tại chổ, để thu lượm, học hỏi những kinh nghiệm đề phòng và ngăn chống khủng bố.

+ ĐỘI TUYỂN ĐỨC TỪ WORLD CUP 1974 TỚI 2006 TRÊN SÂN NHÀ:

Tại hội nghị năm 1968, Liên Đoàn Bóng Tròn Thế Giới (FIFA) quyết định cho Tây Đức được tổ chức Giải Túc Cầu Thế Giới lần X (1974), sau khi tổ chức Thế Vận Hội Munich (1972). Trong World Cup 1974 Joao Havelange thay Stanley Rous làm chủ tịch FIFA.

Đã có nhiều sự thay đổi quan trọng trong kỳ tranh giải túc cầu quốc tế này. Đó là việc ra đời của chiếc cup vàng FIFA, để thay thế chiếc cup vàng Nử Thần (Jules Rimet), đã được trao tặng vĩnh viển cho đội tuyển Ba Tây, vì đội này đã ba lần, liên tiếp vô địch giải túc cầu thế giới. Ngoài ra các đội banh danh tiếng Anh, Hung Gia Lợi, Pháp, Tiệp Khắc ..cũng bị loại ở vòng đầu, nên không có mặt.

Có một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng đã xảy ra trong kỳ World Cup X, đó là việc đội tuyển Liên Xô bóc thăm, phải đấu với đội Chile (Chí Lợi), trên vận động trường National Stadium Santiago. Đây cũng là nơi Tổng Thống Chile là Pinoche, đã xử bắn nhiều đãng viên Cộng Sản , trong thời gian có vụ đảo chính lật đổ Tổng Thống thân Cộng là Agenda. Bởi vậy Liên Xô đã từ chối không tham dự, tuy nhiên FIFA không thay đổi chương trình, quyết định đội Chile thắng cuộc, sau khi qua các thủ tục như sút vào lươí cuả khung thành đối phương. Nhờ vậy Chile được vào vòng bán kết.

Cũng năm 1974, sự giao đấu của các đội ở vòng loại được qui định từ năm 1950 cũng đã thay đổi  Đó là thể thức giao đấu, chẳng những theo các bảng được bốc thăm ở vòng đầu, mà sau đó sẽ có 16 đội, phân thành 4 bảng (hiện nay là 32 đội - 8 nhóm). Sau đó 8 đội thắng hạng nhất, hạng nhì của 4 bảng, được phân thành  2 bảng mới, mỗi bên có 4 đội. Hai đội thắng sau cùng vào chung kết , chiểm vô địch và hạng nhì. Hai đội đứng hạng nhì tại hai bảng, tranh hạng ba và tư..

Đặc biệt trong kỳ World Cup 1974 tại Tây Đức, là sự hổn hợp của 2 vùng túc cầu nổi tiếng thế giới là Châu Âu và Nam Mỹ (9 Âu + 3 Nam Mỹ), họp thành một bản chung, thi đấu lẫn nhau, để vào chung kết. Kết quả Tây Đức (đương kim vô địch cup Âu Châu 1972), thắng Chile 1-0, Úc 3-0 đứng đầu bảng 1. Đặc biệt trong giải 1974, hai nước Tây Đức và Đông Đức, sau khi qua vòng loại đều đứng chung trong bảng 1.

Trong trận bán kết, đội Hà Lan liên tiếp hạ Á Căn Đình 4-0, Đông Đức 2-0, Ba Tây 2-0, đứng đầu bảng A. Tại bảng B, Tây Đức cũng đạt chiến thắng lừng lẫy, hạ Nam Tư 2-0, Thuỵ Điển 4-2. Độc đáo nhất là trận Tây Đức-Ba Lan, diễn ra dưới cơn mưa lớn. Hai bên thủ huề cho tới khi trận đấu chỉ còn 12 phút kết thúc, thì cầu thủ Muller của Tây Đức, đã đạt được bàn thắng duy nhất 1-0, dưa Tây Đức vào chung kết với Hà Lan.

Trận chung kết giữa hai đội Tây Đức-Hà Lan, diễn ra trước 77.000 khán giả. Tuy Hà Lan dẫn đầu nhưng cuối cùng cũng dành được vô dịch với tỷ số 2-1. Đặc biệt trong giải này, các đội tuyển quốc tế đã thay đội kỷ thuật giao đấu, gọi là chiến pháp ' Tổng Lực', cho phép các cầu thủ được quyền công thủ, không bị ràng buộc trên sân cỏ như từ trước.

World Cup XIV được tổ chức tại Ý Đại Lợi năm 1990, có 24 đội tuyển được vào chung kết, chia thành 6 bảng  với 24 đội. Cuối cùng Á Căn Đình và Tây Đức vào chung kết, nhưng trận đấu được đánh giá quá tầm thường tẻ nhạt, làm thất vọng khán giả khắp thế giới. Phút chót Tây Đức hạ Á Căn Đình 1-0 dành cup1 vàng.

+ ĐỘI TUYỂN ĐỨC  TẠI WORLD CUP 2006:

Trong trận tranh giải cup của Euro 2004, đội tuyển Đức đã bị đội bóng của Cộng Hòa Czech (Tiệp Khắc) hạ, 3-0 không gỡ nổi, nên bị loại. Sự kiện trên đã khiến cho tất cả các viên chức lớn nhỏ trong chính quyền Liên Bang Đức, xuất thân từ thể thao,túc cầu như Franz Beckkenbauer, Oliver Bierhof, Lothar Matthaeur (đã tham gia 150 trận đấu, thủ quân đội tuyển Đức dự World Cup 1990), K.Heinz Rummnigger (hiện là chủ tịch  câu lạc bộ Bayern Munich)..đều lo lắng về cuộc tranh giải kỳ này. Báo chí Đức cũng lên tiếng phê bình, cũng như luyến tiếc về thời vàng son, hào hùng của đội túc cầu Đức quốc, từ hào quang đầu tiên ngày 4-7-1954 khi  Tây Đức thắng lớn tại World Cup, hạ Hung Gia Lợi 3-2.

Từ đó phép lạ luôn theo chân người Đức khắp các sân cỏ, vận động trưởng, qua nhiều thập niên sau đó. Cũng vì vậy, nên sau biến cố  tại Bồ Đào Nha, làm Huấn luyện viên trưởng toàn đội là Rudi Voeller từ chức, đưa Beckenbauer lên thế chức, để phục hồi lại uy tín cho toàn đội, chuẩn bị giành chiếc cúp vàng bóng tròn 2006, ngay trên sân nhà.

Là một trong những đội banh mạnh nhất hiện nay nhưng cũng có nhiều khuyết điểm trong chiến pháp: tấn công quên phòng thủ, nên dễ bị lũng lưới vì bỏ trống vùng cấm địa. Sự kiện Liên Đoàn Bóng Tròn Đức, đưa huấn luyện viên Klinsmann lên thay thế Rudi Voeller, đã làm giới mộ điệu thất vọng. Thật ra khi Voeller từ chức, nhiều nhân tuyển hy vọng được thay thế chức vụ trên như Ottmar Hitzfeld, cưu huấn luyện viên câu lạc bộ Bayern Munich, bạn thân của huấn luyên viên đội M.U là Alex Ferguson. Ngoài ra còn có nhiều cựu cầu thủ sáng giá Đức như Franz Beckenbauer, Lothar Mattheaus, Rummanigger và nhân vật thế lực nhất trong Liên Đoàn Bóng Tròn Đức là Gerhard Mayer Vorfelder..đều đề nghi giao chức huấn luyện trưởng cho Hitzfeld.

Vì hầu hết các cầu thủ quốc tế đều đá cho nhiều câu lạc bộ, chứ không phải chỉ riêng một đội tuyển quốc gia, nên khi đặt chân vào sân cỏ chính, thì không ít người đã mõi mệt. Đó cũng là lý do Đức, Pháp bị thua tại các giải Euro 2000, 2004. Mọi sự cũng phải chờ, nhưng nội bộ của đội chủ nhà Đức đã có dấu hiệu không vui và phần nào mất tin tưởng, đó là chưa nói tới sự chỉ trích thẳng vào huấn luyện Klinsmann, qua các trận thua hay thủ huề khi đấu với đội Ý, Nhật..Đó chính là cái rắc rối mà các đại gia ngành cá độ không biết đâu mà mò, trước những đội banh gần như có tài nghệ ngang ngữa hiện nay như Ba Tây, Á Căn Đình, Anh, Pháp, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ..đâu có đội nào thua sút đội tuyển Đức.

Viết chuyện người khiến hồn thêm bồi hồi khi nghĩ tới quê hương và những ngày xa cũ, nhất là Phan Thiết quê tôi, vùng đất đam mê đá banh như là món ăn tinh thần không sao thiếu được. Trước khi Việt Cộng cưỡng chiếm được VNCH ngày 30-4-1975, Bình Thuận là một trong những tỉnh có phong trào thể thao rất mạnh, mà tiêu biểu là môn túc cầu. Từ năm 1962-1968, hàng năm Bình Thuận đều tham gia giải Liên quân khu, gồm 11 đội bóng của các tỉnh Quảng Ngãi, Pleiku, Kontum, Darlac, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tuyên Đức và hầu như chức vô địch trong những lần tổ chức ấy, khó có đội nào hơn được Bình Thuận.

Năm 1971, tại giải vô địch toàn miền Nam, với sự tham dự của 43 đội từ các tỉnh thị và 4 quân khu, đội bóng Bình Thuận, đã đoạt chức vô địch bóng tròn toàn quốc, sau khi hạ đội Mỹ Tho với tỷ số 2-1 tại sân vận động Cộng Hòa. Ngoài ra đội Bình Thuận còn đá giao hữu với các đội chuyên nghiệp lúc đó tại Sài Gòn như Quan Thuế, Không Quân, Hải Quân và Cảng. Các cầu thủ Tam Lang, Dương văn Thà, Nguyễn văn Ngôn, Võ Thành Sơn, Cù Sinh, Phạm văn Rạng..măc dù chơi hay, nổi tiếng và chuyên nghiệp nhưng khi đụng với Phan Thiết, cũng rất e dè và thán phục.

Đó cũng là do công dìu dắt của ông bầu Tăng Khánh (nhà sách Vui Vui), và các ông Quản Đầu, Ba Hoàng (nước mắm Vĩnh Hương), Khánh Cao. Nhưng đặc biệt nhất phải kể tới công của ông Bầu Ba Toại, đã chiêu dụ được nhiều cầu thủ danh tiếng ở tỉnh ngoài về đá cho Phan Thiết như Đổ Thới Vinh, từng đá cho các đội Quân Cụ, Quan Thuế, Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Với chiếc đầu hói, sống mũi dọc dừa, đôi mắt sâu sâu và nước da ngâm đen, đã tạo cho đồng đội nhiều cơ may dứt điểm khung thành địch. Vinh đang ở trong đội tuyển Miền Nam, thì được chọn vào đội tuyển Quốc Gia tham dự giải Đông Nam Á Vận Hội.

Cầu thủ Trần Ta, em ruột cầu thủ Trần Néo, sinh tại Phú Trinh, Phan Thiết, năm 18 tuổi là cầu thủ của đội trường trung học Phan Bội Châu, giúp đội đá bại trường trung học Võ Tánh, Nha Trang, đoạt chức vô địch bóng tròn cấp tỉnh miền Trung. Sau Trần Ta về đầu quân cho đội Thương Khẩu của Bầu Quyền. Rồi được tuyển chọn vào Đội túc cầu Thanh Thiếu Niên Miền Nam, tham dự nhiều nước Đông Nam Á như Phi, Mã và Nam Dương. Từ năm 1961 trở về sau, tài năng của cầu thủ Trần Ta người Phan Thiết đang lên vùn vụt, thì đột nhiên anh bị tử nạn năm 1966, trên đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt. Người ta đã tìm thấy xác Ta và chiếc xe gắn máy hiệu Sprint dưới lũng sâu của đèo Blao, quốc lộ 20.

Tuy nhiên cũng có nguồn tin nói là Trần Ta bị Việt Cộng chận đường giết, rồi xô xuống đèo làm như là một tai nạn giao thông, câu chuyện xì xào một thời gian rất lâu trong giới mộ điệu thể thao tại Phan Thiết. Hai anh em Trần Mai và Trần Đáng cũng được Bầu Toại chiêu mộ từ Huế vào, đá cho đội banh Phan Thiết. Nhiều năm liền, cả hai rất được hâm mộ, vì đều là trụ cột làm bàn, sát bóng manh, lừa giỏi, đưa đội bóng Bình Thuận đoạt được nhiều giải tại miền Trung và toàn quốc. Sau năm 1957, hai anh vì lý do gia cảnh, nên trở về Huế và gia nhập đội tuyển miền Trung từ giai đoạn 1961-1963.

Tóm lại, ngoài các cầu thù trên, thành phần đội túc cầu Bình Thuận-Phan Thiết gồm có: Thủ môn Đại, Du (thập niên 50,60). Hậu vệ Xây, Bụt (sau bị hư một mắt), Lâu (được mệnh danh là trụ đồng), Ngọ (búa). Hàng tiền vệ có Thơm, Néo (anh ruột Trần Ta), Phối, Nhiều, Minh. Tiền đạo Mỉn (chết trong tù cải tạo VC năm 1975), Phê, Tùng (năm 1970 được tuyển vào Đội Thanh Thiếu Niên Miền Nam, tham dự các giải Đông Nam Á), Quang. Hàng Trung phong có Hoan dù chỉ thuận chân mặt nhưng là một trong những kiện tướng làm bàn hàng đầu của Đội.

Theo nhận xét của cựu cầu thủ Ba Xây, thì các danh thủ trong làng bóng tròn xã nghĩa VC hiện nay như Hồng Sơn, Đỗ Khải, Huỳnh Đức, Công Minh..chưa chắc đã hơn các cầu thủ năm xưa của Đội Phan Thiết, thì có tư cách gì sánh ngang vai với các tuyển thủ rền vang Sài Gòn trước 1975 như Tam Lang, Rạng, Tư Lê, Thới Vinh, Trần Ta (Phan Thiết)..

Phan Thiết còn có Huyền Vũ, là một ký giả thể thao nổi tiếng, qua những bài tường thuật cũng như bình luận, các trận cầu quốc tế  tại sân cỏ, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn, được phóng đi cùng khắp. Do trên nhiều người không có thì giờ vì bận rộn sinh kế, công vụ, chỉ cần mở máy thu thanh cũng đủ cảm thấy như mình đang tham dự trận đá một cách thích thú. Giọng tường thuật của ông rất truyền cảm, thu hút được nhiều người nghe cũng như ái mộ.

Ông cũng là ký giả của nhiều tờ báo, viết nhiều bài tường thuật rất có giá trị. Theo Đinh văn Ngọc, vì ông với bản tính ăn ngay nói thật của người Phan Thiết, thấy sao nói vậy, không bưng bợ hay phe cánh cá nhân, do trên bị va chạm nhiều người, nhất là giới thể thao và đồng nghiệp. Tên thật là Nguyễn Ngọc Nhung, sinh tại Phú Trinh Phan Thiết, chủ bút tạp chí thể thao hàng tuần và báo Nguồn Sống trước năm 1975..Ngoài ra cũng kể thêm một ký giả thể thao khác của Bình Thuận là Thanh Điều kiêm Trọng tài các trận túc cầu giao hữu trên sân cỏ Phan Thiết  Huyền Vũ vừa qua đời tại Hoa Kỳ.

Trước năm 1975, những ông bầu túc cầu nổi tiếng của Phan Thiết như Tăng Khánh, Ba Hoàng, Khánh Cao, Ba Toại..là những nhà Mạnh Thường Quấn, rất quan tâm tới đội tuyển của tỉnh nhà. Tiệm cà phê Phú Ngữ là nơi thường trực tập trung các cầu thủ cũng như giới hâm mộ, mỗi buổi sáng, để bàn chuyện thể thao. Trong những khi có trận đấu, trước khi đội ra sân, các cầu thủ tập trung tại Phú Ngữ, vừa uống cà phê, vừa lắng nghe Huấn Luyện Viên Nguyễn Văn Quới, nguòi Hóc Môn, Gia Định, đã từng đá cho các đội AJS, Cảnh Sát Quốc Gia và Đội tuyển Miền Nam. Ông Quói được Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, chọn về làm huấn luyện viên trưởng cho đội tuyển bóng tròn Phan Thiết, nhờ vậy mới đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.

Vậy mà cũng bốn chục năm rồi đó, nhưng không làm sao quên được, những tháng sáu mùa hè, ngồi trong lớp học hay đi dọc theo con đường Nguyễn Hoàng, bất chợt nhìn thấy hoa phượng chúm chím nở hoa, là lòng lại bồi hồi xúc động và vui tới rớm lệ khi giờ cuối cùng đã hết, học trò lớn nhỏ, ai cũng nhắp nhỏm chờ lên tàu, để trở về quê củ, có thầy me đợi em trông, trên đường làng huyết lệ nở thành bông và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt, như Xuân Tâm đã viết, mà bọn học trò nhỏ ngày xưa ai  cũng thuộc.

'Kiểm soát kỷ có khi còn thiếu sót

Rương chật rồi khó nhốt cả niềm riêng'

Nhưng làm sao quên được những niềm vui ấu thơ, những ngày theo bạn bè đá banh hay leo tường vào sân vận động, để mà xem chui những trận giao đấu banh, giữa  các đội học sinh  Trung Học Phan Bội Châu với đội tuyển Phan Thiết và các đội banh danh tiếng tại Sài Gòn.

Nhật Trường Trần Thiện Thanh trước khi trở thành ca nhạc sỷ nổi tiếng của VN, từng là thủ môn của đội bóng tròn Trung Học Phan Bội Châu-Phan Thiết.

Xóm Cồn

Tháng 6 - 2006

MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.