Hôm nay,  

Gs Kim Oanh Lên Tiếng

07/06/200600:00:00(Xem: 1487)

Vụ  Nữ Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn- Lâm Kim Oanh  bị Hội đồng Giáo dục Học khu Westminster trong vòng hai tuần, quyết nghị đầu mướn, quyết nghị sau không mướn làm Tổng Quản trị Học khu, gây nhiều bất bình ở Little Saigon. Điều này gợi nhớ cách đây nửa thế kỷ, hai vụ kỳ thị chủng tộc tiêu biểu ở Miền Nam nước Mỹ. Vụ cô bé Đa Đen Linda Brown bị từ chối không cho học trường gần nhà tại học khu Học Khu Topeka.Và quan trọng nhứt là vụ người đàn bà thợ may Da Đen, Bà Rosa Park quyết ngồi lại không nhường  chỗ cho người Da Trắng ở thành phố Montgomery. Cả nước bất bình vì nạn kỳ thị chủng tộc của và nhà cầm quyền học chánh và hành chánh.

Cả hai tuần nay ở Quận Cam, nơi người Việt định cư đông nhứt Mỹ, hầu như các báo tiếng Việt trong vùng và độc gỉa khắp nước Mỹ đang chăm chú theo dõi vụ Hội đồng Giáo dục Wesrminster chống GS Kim Oanh. Dư luận báo chí tiếng Việt ghi nhận từ  ý kiến người Việt lẫn người Mỹ được phỏng vấn, đa số đều bất bình về quyết nghị sa thải của Hội đồng Giáo dục Westminster. Cựu Nghị viên Tony Lâm dứt dạt một câu xanh dờn, đó là hành động kỳ thị chủng tộc (racist).

Báo Mỹ cũng thế, The Orange County Register dành cả một trang đầu tin đia phương với hình của TS Kim Oanh và những lời nói dứt dạt của người tiến sĩ  gốc Việt chuyên về giáo dục này, nói với nhà báo Deepa Barath. Cô Kim Oanh cần đòi lại phẩm giá (dignity) của mình. Thiên hạ không biết tại sao sa thải. Điều đó làm như Cô làm điều gì sai. Thật vô cùng gay go cho Cô để đối phó. Dù có làm việc lại cho ĐH Cal State Long Beach thì thiệt hại đã xảy ra. Và đang xem xét một chọn lựa pháp lý.

Phân tích thành phần sắc tộc của  ba người  bỏ phiếu chống Cô Kim Oanh; phân tích cách làm việc kỳ lạ -- mới biểu quyết việc ấy  được có 3 ngày (tỷ số 4/1) lại có người đề nghị họp lại và một tuần sau thì biểu quyết ngược lại, hủy bỏ quyết nghị trước (tỷ số  3/2). Lại là một quyết nghị gây hậu quả nghiêm trọng đối với phẩm cách và nghề nghiệp giáo dục của TS Kim Oanh mà báo Mỹ OC Redgister dùng chữ "fire", tức đuổi việc, sa thải. Phân tích thành phần sắc tộc biểu quyết ủng hộ trong nghị quyết đầu và phát biểu bất bình trong quyết nghị sau, người nhìn về xã hội Mỹ toàn màu hồng, húy kỵ chữ kỳ thị chủng tộc khi nói chuyện, cũng cảm thấy có vấn đề kỳ thị trong nghị quyết thứ hai này.

Thực ra không có gì phải húy kỵ về nạn kỳ thị chủng tộc ở Mỹ. Chẳng những phải nói, mà còn phải tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc ở đất nước đa chủng tộc, đa văn hóa, là Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ này. Nước Mỹ không thiếu người chánh trực. Người Mỹ chánh trực nếu cần đã "Nội Chiến" để giải phóng người Mỹ Da Đen bị xem như nô lệ.

Mãi đến năm 1950, người Mỹ chánh trực còn phải ủng hộ một cô bé gái Da Đen tên Linda Brown bị từ chối không cho học trường công gần nhà 4 blocks  đường, mà buộc phải xin học ở một trường khác dành cho người Da Đen, xa hơn 2 miles nữa vì cái qui định "giáo dục tách riêng nhưng bình đẳng" (separate but equal) có từ năm 1896. Học Khu  của Thành Phố Topeka (Kansas) đã dựa vào, biến một công dân sanh tại Mỹ, con một mục sư Da Đen thành công dân hạng hai, một cách bất bình đẳng, bất công

Năm 1955, người Mỹ chánh trực còn phải ủng hộ một bà thợ may Da Đen, Bà Rosa Parks, bị đuổi phải dời chỗ trên xe bus nhường cho người Da Trắng. Bà quyết tâm ngồi lại để toàn dân Mỹ đứng lên cho một nước Mỹ công bình và bình đẳng hơn. Bà Parks chống lại luật "Jim Crow" của tiểu bang qui định người Da Đen phải nhường chỗ cho người Da Trắng trên xe bus. Quyết định ngồi lại tại chỗ trên xe bus của Bà ngày 1 tháng 12 năm 1955, ở TP Montgomery, đó dẫn đến việc dân chúng Đen lẫn Trắng tẩy chay hệ thống xe bus của thành phố -- suốt 381  ngày. Có lúc Bà bị bắt và phải đóng tiền tại ngoại hầu tra, có lúc chống Bà một thợ hớt tóc Đa đen bị đuổi việc, nhưng không mất niềm tin nơi công lý và bình đẳng Mỹ. Có lúc Hội Phụ Nữ phải thức nửa đêm để quay roneo cho đủ 35.000 tờ kiến nghị  để phát kịp cho học sinh vào buổi học sáng.Thế rồi lương tâm Mỹ bị đánh động, nước Mỹ rung chuyển. TT Nixon than, "Coi nè chuyện kỳ thị sắc tộc lại rơi vào tay tôi.". Và sau cùng chánh nghĩa đã thắng. Tối cao pháp viện tuyên Luật "Jim Crow" vi hiến và vô hiệu. Ngày Bà Parks qua đời, chánh quyền và nhân dân Mỹ tôn vinh Bà. Quan tài Bà được quàng dưới vòm Rotunda trang trọng nhứt của Quốc Hội, trái tim và khối óc của nhân dân Mỹ. Mục sư tuyên úy Barry Black nói, "Chúng ta cám ơn việc ngồi xuống của Bà, nó  đã làm hàng triệu người đứng lên cho một thế giới tốt đẹp hơn." TT Bush ban hành lịnh treo cờ rũ ngày Chủ Nhựt tuần Bà tạ thế. Ngoại Trưởng Mỹ, Bà Condeleezza Rice, bay xuống tận tiểu bang nhà của Bà Parks, cảm động, "Tôi xin chân thành nói, không có Bà Parks, có lẽ tôi không đứng đây ngày nay như một ngoại trưởng [Mỹ]. Việc không nhượng bộ của Bà Parks, "làm cho nước Mỹ đối phó với khuyết điểm lớn nhứt của mình."

Hành động kỳ thị chủng tộc bị luật pháp cấm triệt nhưng thái độ kỳ thị chủng tộc chưa hết đâu. Lúc nào hơ hỏng, sơ hở là nó phát tiết ra ngoài thành hành động che dấu (covert action). Năm 1980 học sinh đi vệ sinh phải xem cửa phòng là White hay Colored Bây giờ người học sinh đó là ông chủ một công ty cho thuê máy bay, Ô Ron Mays 40 tuổi, nói với báo USA Today gần đây, còn thấy những cửa cầu vệ sinh có ghi White và Colored đó còn cất dành trong nhà kho của nhà trường cũ của Ong.

Nên việc GS Kim Oanh bị kỳ thị chủng tộc đột kích năm 2006 tại Học Khu Westminster gây xúc động lớn vì năm 2006 lại còn tái diễn tệ nạn đó hay sao. Nhưng không có gì lạ. Cuộc đời là một cuộc tranh đấu liên tục, đời của một người cũng như một xã hội. Công bình, bình đẳng, tự do, dân chủ không phải là món quà của Thượng Đế, không phải đương nhiên có. Thời nào, ở đâu cũng phải đấu tranh mới có, phải đòi hỏi mới được. Luật pháp Mỹ cấm kỳ thị chủng tộc nhưng ai bảo không còn thái độ kỳ thị chủng tộc trong xã hội Mỹ. Hơ hỏng một chút, sơ hở một chút là thái độ lạc hậu ấy biến thành hành động che dấu tinh vi. Nhứt là đối với tập thể người Mỹ gốc Việt mới định cư 30 năm, chân ướt chân ráo, mà khá thành đạt trong xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc là Hiệp Chủng quốc Hoa kỳ này. Nên gần một triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt đang hướng về Little Saigon, chờ xem nội vụ ra sao. Có tin trên báo tập thể người Mỹ gốc Việt, trong đó  cụ thể có Hội Cử tri yêu cầu  Hội đồng Giáo dục Westminster  trả lời thích đáng trong một buổi họp báo lúc 9 giờ sáng ngày 9 tháng 6 năm 2006, tại Westminster School District Headquarters, 14121 Cedarwood Ave., Wesminster, CA 92683.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.