Hôm nay,  

Khi Nông Dân Nổi Giận

03/06/200600:00:00(Xem: 1532)

Bao nhiêu là chuyện cướp đất, cướp công, tham ô, nhũng lạm mà người lao động thành thị và nông thôn phải chịu đang xảy ra ở  Trung Quốc và Việt Nam, hai nước lớn còn bị Đảng CS kềm kẹp ở Á Châu. Mà kẻ cướp không ai khác hơn là cán bộ đảng viên dùng quyền thế để cướp cạn và cướp ngày. Bao nhiêu là chuyện khiếu kiện, biểu tình, chống đối của người dân lao động ở thành thị cũng như nông thôn.  Một sự thật, một sự kiện, phổ quát xảy ra cùng làng kháp xóm, khăp hai nước Việt Nam và Trung Quốc dưới chế độ kinh tế thị trường nhưng bám cái đuôi chánh trị xã hội chủ nghĩa. Công an CS càn quét, bắt bớ, nông dân, công nhân lại tụ tập lại, khiếu kiện, chống đối như nước tràn vào lỗ trủng không thể ngăn được.

 Công, Nông, hai cánh tay đã làm nên sự nghiệp cho Đảng, Nhà nước CS Trung Cộng đã thấy bị phản bội, bị bóc lột. Cái mà CS gọi là Liên minh Công Nông không chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CS nữa. Công nông đã thấy những người du kích giỏi không phải là những người lãnh đạo giỏi. Những người du kích hồi xưa đó và hậu duệ của họ bây giờ đã phản bội lại những người đã bao che, nuôi dưỡng, không còn "cùng sống chiến đấu lao động" với mình nữa. Họ đã trở thành bộ máy thống trị như Nhà Thanh tóc có đuôi sam xâm lược và thống trị ở Trung Hoa, như Thực dân Pháp cướp chủ quyền nước Việt và khai thác cho mẫu quốc Pháp. Một hình thứ cthực dân mới, một thứ tự thực dân còn tồi tệ, gian ác, tham ô, nhũng lạm hơn nữa kia. Tức nước phải bể bờ, sức ép càng nhiều sức bật càng cao trong phong trào người nông dân và công nhân giận dữ ở TC và VC.

Thực vậy, cái kiểu chuyển đổi kinh tế mà không chuyển đổi chánh trị này đã biến hai chế độ CS lớn nhứt Á Châu thành một thứ chế độ tư bản sơ khai, hoang dã mà Karl Marx dựa vào sự thiệt thòi của người lao động để kêu gọi vô sản toàn thế giới đoàn kết đứng dậy lật đổ. Như GS Christine Wong, ĐH Washington, chuyên nghiên cứu về chính quyền địa phương Trung Hoa nhận xét: "Những gì Trung Quốc đang có chính là phần tệ hại nhất của một kế hoạch kinh tế và cũng là phần tệ hại nhất của chủ nghĩa tư bản. Nông dân là những người bị thiệt hại nhiều nhất". 

 Nên TC dù là nước đổi mới kinh tế trước và chánh trị thoáng hơn VC, nông dân ở khắp nơi đã đứng lên chống Đảng, Nhà Nước. Chống Đảng Nhà Nước TC về đủ thứ chuyện, đất đai, an sinh, môi trường, tham nhũng, liên quan đến đời sống sát sườn của người dân bị trị, người dân đồ thán. Ở một quốc gia mà dân số từ  80% trở lên là nông dân, như TC khoảng 900 triệu, VC 70 triệu, tình trạng bất ổn này là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến sự sống còn của chế độ CS. Theo thống kê của Bắc Kinh, trong năm 2005 đã diễn ra hơn 87.000 lần "rối loạn trật tự công công", tăng lên nhiều so với 10.000 vụ năm 1994. So với dân số ở Việt Nam, tỷ lệ "rối loạn trật tự công công" này ở Việt Nam  cao hơn ở TC vì VC sắt máu hơn với người dân.

CS Hà Nội còn say men chiến thắng "hai đế quốc sừng sỏ" nên coi thường. Nhưng Đảng Nhà Nước TC đã ý thức được nguy cơ của vấn đề. Chủ tịch TC Hồ Cẩm Đào đã ban hành kế sách "xây dựng một xã hội hài hoà", "nông thôn chủ nghĩa xã hội mới". Kinh phí dự trù hàng tỉ Đô la. Hà Nội thì chưa len lỏi vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế, không thể tài trợ cho nông dân được, nông dân Việt Nam "dĩ nông vô bản" sẽ khổ với gia nông phẩm của những nước nông nghiệp đã thành kỹ nghệ.

Nhưng TC cũng đã trễ và khó thành công. Vì cũng như ở Việt Nam và Trung Quốc, Bắc Kinh, Hà Nội  đã mất khả năng điều khiển địa phương và mất niềm tin nơi guồng máy cai trị ở dưới. Đến đỗi, Ô Phó Bộ Trưởng Giáo dục Zhang Baoqing càu nhàu: "Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là chuyện phép vua thua lệ làng…..  Khi chúng ta tìm cách giải quyết vấn đề cho sinh viên nghèo vay tiền học phí, các đơn vị cấp dưới hoàn toàn không thèm nghe chúng ta. Ngay cả điều này còn không làm được thì còn nói gì được nữa"" Còn ở dưới thì Đảng, Nhà Nước đia phương thì bị quá nhiều áp lực tài chánh của kinh phí an sinh (giáo dục, y tế, xã hội) vì chính sách kinh tế buộc phải lấy thu bù chi cho loại kinh phí này, nên địa phương siết lại vì vấn đề an sinh xã hội không sanh lời.

Ở giữa người dân đa số là nông dân và đa phần là nghèo phải nay lưng ra lãnh đủ, trả tiền từ miếng bông gòn đến ca mổ, từ con đi học tiểu học đến đại học, với vô vàn lệ phí không tên. Có lẽ người nông dân sẽ ít bất mãn, nếu đất bị trưng dụng, tiền thu thuế được xử dụng để xây trường học, nhà thương hoặc nạo vét lòng sông, điện hóa nông thôn, đem nước uống vào.

Trái lại dân chỉ thấy đồng tiền thu được của dân thường bị cán bộ địa phương sử dụng không đúng mục đích. Thí dụ như số xe hơi quá thừa cho tỉnh ủy, một giám đốc dự án giao thông cá độ 2 triệu một tháng, cán bộ lão làng "mua nữ sinh viên" để làm nàng hầu. GS Zhang Qianfan, ĐH Bắc Kinh nói: "Rất nhiều trong số họ (cán bộ địa phường) đã làm nhiều điều quá quắt, trong khi người dân lại không làm được gì cả. Toà án không có hiệu lực. Họ thường liên kết chặt chẽ với chính quyền và từ chối các vụ án "về bất công, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, trưng dụng đất làm tư lợi cho họ."  Ông Zhou Tianyong, phó giám đốc nghiên cứu của trung tâm bồi dưỡng chính trị của đảng cộng sản, nhận xét với tạp chí China Entrepreneur rằng: "Quan chức Trung Hoa chi tiêu quá nhiều tiền vào việc ăn nhậu và số lượng xe công mua mỗi năm đủ để xây dựng hai đập nước".

Bắc Kinh đã tìm mọi thử nghiệm để đem công lý, đồng tiền đến và phúc lợi cho dân nông thôn, nhưng thất bại. Một dự án trả lương cho giáo viên qua bưu điện thay vì rót xuống cho địa phương trả, hầu trung ương có thể kiểm soát. Nhưng theo Anthony Saich, giám đốc chương trình nghiên cứu xã hội Trung Hoa tại đại học Harvard: "Làm thế nào chúng ta biết được việc chính quyền địa phương có 20 giáo viên hay không" Chính quyền cấp cao không tin tưởng vào thuộc cấp".

Nông dân thêm mất lòng tin nơi trung ương vì không có thông tin hai chiều. Theo Mary Gallagher, nhà nghiên cứu chính trị học tại đại học Michigan nhận định, phương tiện truyền thông là của Đảng Nhà Nước nên chỉ cung cấp thông tin có lợi cho Đảng, Nhà nước. Nghe nói Đảng Nước CS toàn là chuyện tốt mà nông dân trước mắt chỉ thấy cán bộ Đảng là cường hào ác bá nông thôn, ăn hại đái nát, ăn bám  thôi.

Bất mãn bất công, nông dân đi khiếu kiện, tòa án không độc lập, huyện binh huyện phủ binh phủ được cũng cố bằng chính sách "chiếu cố" của Đảng CS. Thế là người dân hoàn toàn bị bế tắc. Cùng tắt biến. Dân bất mãn, sanh giận dữ, chống đối. CS đàn áp, bắt bớ, có khi bằng võ lực. Thế là chống trả.

Có nơi đã đổ máu, như tại một làng Công An đã là  ba người bị thương, một học sinh trung học chết đã bị bắn vào đầu. Lãnh đạo của cuộc kháng nghị, Liang nói: "Chúng tôi sẵn sàng hy sinh [cho quyền lợi của chúng tôi]. Cả làng đã đi vào ngõ cụt, chúng tôi không có tiền, không có việc làm, không có đất đai. Không còn gì phải sợ nữa cả".

Khi nông dân không còn cái gì để mất, không còn cái gì phải sợ nữa, nổi nóng, giận dữ, là lúc nhà cầm quyền lạnh gáy, chế độ rung chân đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.