Hôm nay,  

Sự Thật Về Cuộc Cánh Mạng Văn Hóa Của Trung Quốc

25/05/200600:00:00(Xem: 1932)

Ngày 16/5/2006 vừa qua đánh dấu 40 năm ngày Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Nhưng ngày tưởng niệm trôi qua một cách âm thầm, không kèn không trống. Chính quyền Trung quốc không tổ chức bất cứ một cuộc hội thảo hay một lễ tưởng niệm nào cho những người đã chết oan.

Cuộc Cách mạng Văn hóa phát động ngày 16/5/1966 bởi một Nghị quyết của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung quốc và chấm dứt năm 1976 sau khi Mao chết và nhóm bốn người (gọi là Tứ nhân bang) do Giang Thanh, vợ cưng của Mao cầm đầu bị bắt. Đặng Tiểu Bình trở lại quyền hành mở đầu một cuộc cách mạng mới của Trung quốc. Đặng Tiểu Bình áp dụng một chính sách cởi mở về văn hóa, bãi bỏ chế độ kinh tế tập trung và nhất là mở cửa cho đầu tư của nước ngoài theo nguyên tắc “mèo trắng hay mèo đen, mèo nào cũng vậy, miễn là bắt được chuột”. Chính sách này đã đưa Trung quốc trở thành một lực lượng kinh tế và quân sự trên thế giới, và bước vào thế kỷ  thứ 21 là một đối tác làm cho Hoa Kỳ, đệ nhất siêu cường trên thế giới sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ phải quan tâm.

Nhưng các nhà lãnh đạo Trung quốc hiện nay vẫn chưa cho phép các sử gia được tự do phanh phui những gì đã xẩy trên đất nước trong 10 năm của cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), nhất là đưa ra ánh sáng nguyên nhân thầm kín của cuộc giết chóc tàn bạo và phi lý đó. Gần một triệu người bị giết và hàng trăm triệu người ly tán gia đình. Riêng trong vùng thủ đô Bắc Kinh số người bị giết lên đến 2000 người. Các chi bộ đảng bị giải tán và bộ máy hành chánh và an ninh được đặt dưới một bộ máy quản trị bán dân chính bán quân sự lỏng lẻo tùy theo nhu cầu từng địa phương, nhưng tất cả đều trực thuộc Mao. Người phụ tá thân tín nhất của Mao là thủ tướng Chu ân Lai biết bản thân ông cũng bị đe dọa nên ngồi yên và chỉ dùng vị thế của mình và ảnh hưởng còn lại bên cạnh Mao để duy trì sự vận hành tối thiểu của quốc gia và bảo vệ bạn bè thân tín ở chỗ nào ông còn bảo vệ được.

Người ta vẫn chưa thấu triệt nguyên nhân đảng Cộng sản Trung quốc trong những năm gần đây thay đổi thái độ đối với những lỗi lầm trong cuộc Cách mạng Văn hóa, mặc dù năm 1981 đảng đã chính thức công nhận sai lầm. Đảng chưa bao giờ đi vào chi tiết của sự việc như giải thích nguyên nhân, phanh phui các cuộc thảm sát, truy tố tất cả những kẻ phạm tội, ngoại trừ vụ thảm sát tại Hongseng, huyện Daxing gần thủ đô cả nước ai cũng biết. Trong đêm 31/8/1966 110 người gồm đàn bà và em bé thuộc nhiều gia đình bị giết trọn và trong toàn huyện Daxing trong ba tháng từ tháng 8 đến tháng 10/1966 có 324 người bị giết. Ngoài ra những gì hiện nay các sử gia biết về những quá đáng của cuộc Cách mạng Văn hóa đều do những tài liệu nhớ lại của một số nạn nhân hiện sống tại nước ngoài.

Cái nhìn chính thức của đảng Cộng sản Trung quốc qua sự nhìn nhận sai lầm trong năm 1981 là Mao có phạm sai lầm nhưng so với công lao của Mao đối với nhân dân Trung quốc thì không có nghĩa lý gì. Và các sai lầm trầm trọng sinh ra nhiều đổ máu đều do Tứ nhân bang.

Chỉ có một cuốn sách bằng Anh ngữ xuất bản tại Trung quốc nói về Đặng Tiểu Bình nhan đề “Deng Xiaoping and the Cultural Revolution” (Đặng Tiểu Bình và cuộc Cách mạng Văn Hóa) của Đặng Dung, con gái của ông Đặng xuất bản năm 2002, bởi Nhà phát hành Ngoại ngữ tại Bắc Kinh nói về gia đình của cô trôi nổi trong cuộc Cách mạng Văn hóa như thế nào có thể giúp các sử gia thấy phần nào nguyên nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa.

Theo cô Đặng Dung, bảy năm đầu (từ 1949 – 1956) là bảy năm thành công của đảng Cộng sản Trung quốc sau khi thống nhất đất nước. Sự thành công ổn định một đất nước bao la như Trung quốc với mấy trăm triệu dân (dân số của Trung quốc thời gian đó) và khuynh hướng tôn thờ cá nhân đã làm cho Mao tự xem mình là hoàng đế. Mao biến ảo tưởng của mình thành mệnh lệnh và  tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà ông gọi là “Bước Nhảy Vọt” để chạy nhanh cho kịp các cường quốc khác trên thế giới vào cuối thập niên 1950. Chương trình “nhảy vọt” bất chấp quy luật kinh tế đã làm cho Trung quốc rơi vào nạn đói. Trong nội bộ đảng bắt đầu có dấu hiệu bất mãn. Năm 1959 thống chế Peng Dehuai viết thơ cho Mao bày tỏ sự âu lo của ông về sự thất bại của “Bước nhảy vọt” và thống chế Peng bị Mao buộc rời chức vụ và giải ngũ.

Mấy năm sau giáo sư Wu Han, một sử gia nổi tiếng và là một đảng viên thuộc chi bộ Bắc Kinh viết một màn kịch nhan đề “Câu chuyện Hai Rui bị Hoàng đế cách chức” thuật chuyện đời nhà Minh một vị hoàng đế nhà Minh đã cách chức trung thần Hai Rui chỉ vì lời nói ngay thẳng. Wu Han lúc đó đang giữ chức vụ Phó Thị Trưởng Bắc Kinh. Vở kịch được dân Trung quốc tán thưởng vì hay, bình dị và có khuynh hướng bênh vực trung thần.

Giang Thanh, vợ Mao, với tham vọng riêng, báo cáo với Mao cho là tác giả có ý chỉ trích Mao đã cách chức oan thống chế Peng Dehuai, làm cho Mao giận và nghi rằng trong nội bộ đảng có một số thành phần đang chống đối ngầm mình. Sau đó Giang Thanh nhờ Diệu Văn Nguyên một nhà văn thân tín có ngòi bút sắc bén trong Tứ nhân bang viết một bài báo chỉ trích vở kịch của Wu Han. Do vị trí của Wu Han, tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung quốc không đăng bài phê bình, Giang Thanh đành cho đăng trên tờ Wen Hui ở Thượng Hải ngày 10/11/1965, nơi Giang Thanh có nhiều ảnh hưởng. Bài báo  đã được Mao duyệt trước khi đăng.

Lúc đầu không ai biết (kể cả các ủy viên Bộ chính trị và Trung ương đảng) Mao đứng sau lưng bài báo, và vì bài báo đụng chạm đến một nhân vật cao cấp của chính quyền Bắc Kinh nên có kẻ chống người bênh. Người bênh vực mạnh mẽ nhất là Peng Zeng, thành ủy kiêm thị trưởng Bắc Kinh. Chính Peng Zeng trước đây đã không cho phép in bài báo đả kích Wu Han tại Bắc Kinh.

Nhưng âm thầm cuộc thanh trừng bắt đầu. Giang Thanh và Lâm Bưu, bộ trưởng  bộ Quốc phòng sắp xếp kế hoạch, và Mao là người đích thân phê duyệt. Tháng 11 năm 1965 Dương Thượng Côn, Ủy viên trung ương bị cách chức. Tháng 12 Luo Ruiqing, tham mưu trưởng quân đội bị Lâm Bưu  tố cáo muốn nắm trọn quân đội. Luo Ruiqing bị cách chức và sau đó bị bắt giam. Bước vào năm 1966  Mao, Giang Thanh và Lâm Bưu chuẩn bị cho quân đội học tập về vai trò của văn hóa hay nói khác hơn là của văn học nghệ thuật trong lực lượng vũ trang. Cao điểm là các buổi họp của Ban Bí Thư thuộc Bộ chính trị tại Hàng Châu trong tháng Tư, tại đó  Mao đích thân chỉ trích Peng Zeng là  thành phần “chống đảng”. Từ ngày 6 đến ngày 26/5/1966 Bộ chính trị mở rộng họp tại Bắc Kinh do chính Mao ra lệnh triệu tập Mao tố cáo tập đoàn Peng Zeng, Lui Ruiqing, Lu Dingyi, ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, phụ trách về xuất bản và Dương Thượng Côn cấu kết với nhau và có hoạt động chống đảng. Cũng trong hội nghị này Lâm Bưu tiết lộ một kế hoạch đảo chính (do chính ông ta bịa ra) của một thiểu số đảng viên trong Trung ương đảng thúc đẩy Bộ chính trị ra Nghị quyết ngày 16/5/1966 khởi đầu cuộc thanh trừng nội bộ dưới danh nghĩa làm Cách mạng Văn hóa. 

Nghị quyết 16 tháng 5 viết “các tư tưởng tư sản phản động đã len lỏi vào trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, truyền thông đại chúng, văn chương và nghệ thuật” và kêu gọi phải thanh lọc  “các thành phần lãnh đạo có đầu óc tư sản”. Nghị quyết viết rằng “các thành phần xấu đã len lỏi vào trong nội bộ đảng từ mọi cấp, chính phủ, quân đội, và bọn xấu này một số đã được phát hiện, số khác còn ẩn núp chỉ chờ thời cơ cướp quyền lực trong tay giai cấp vô sản”. Nghị quyết chỉ thị cho các đơn vị đảng hãy “cảnh giác các thành phần khuynh hữu theo đuôi bọn Khruchov tại Nga” và chuẩn bị để hành động.

Cuốn sách của cô Đặng Dung đã giải thích phần nào nguyên nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa, và người ta hy vọng thời gian tới khi Trung quốc đến gần hơn vị trí một siêu cường, đảng Cộng sản Trung quốc sẽ giải tỏa những nổi ấm ức của cả triệu người đã chết oan trong cuộc Cách mạng Văn hóa mà thực chất chỉ là một hành động để duy trì quyền lực tuyệt đối trong tay Mao.

Nhưng đảng càng ngày càng muốn lơ. Vào ngày kỷ niệm năm nay, báo chí Trung quốc không hề nhắc đến cuộc Cách mạng Văn hóa. Trong tháng Ba, một nhóm trí thức cấp tiến tổ chức hội thảo về Cách mạng Văn hóa đã phải liên lạc với nhau bằng những phương tiện kín đáo chứ không dùng điện thư vì sợ chính quyền phát giác và ngăn cản. Họ biết đảng không muốn nhắc chuyện cũ, kể cả những chuyện lịch sử có thể làm đề tài dẫn dắt quần chúng đến nổi loạn. Đầu năm 2006 một chủ báo tại Trung quốc đã gặp khó khăn với cơ quan quản lý văn hóa khi tường thuật lại vụ nổi loạn Boxers năm 1900 không theo hướng giải thích của đảng Cộng sản Trung quốc. Sử Trung quốc ghi rằng vào những năm cuối  thế kỷ thứ 19 Trung quốc bất lực dưới chính quyền của Từ Hy Thái Hậu, các nước Áo, Pháp, Đức, Anh Ý Nhật và Nga, Hoa Kỳ chia nhau xâu xé và lập nhiều vùng tự trị tại nhiều nơi tại Trung quốc. Năm 1899 nạn đói xẩy ra tại tỉnh Sơn Đông, nhân dân phẩn uất lập đảng Boxers (võ sĩ) kéo về Bắc kinh định tâm lật đồ chế độ nhà Thanh và đuổi tất cả người ngoại quốc ra khỏi Trung quốc. Năm 1900, 20 ngàn võ sĩ của đảng Boxers kéo đến bao vây khu sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh trong nhiều tháng trước khi được một đoàn quân của các nước Tây phương (trong đó có 2.500 thủy quân Mỹ) đến giải vây. Đoàn quân đồng minh đã đốt phá Cấm thành và khu nghĩ mát của Thái Hậu Từ Hy. Đảng Cộng sản Trung quốc giải thích đây là một cuộc nổi dậy của nông dân theo quy luật của duy vật sử quan, trong khi bài báo cho rằng đây là một cuộc nổi dậy của nông dân trước sự bất lực và thối nát của chính quyền.

Tại sao đảng Cộng sản Trung quốc không muốn nhắc đến cuộc Cách mạng Văn hóa nữa" Vì nói đến sự thật là phải chấp nhận đây là một cuộc thanh trừng nội bộ bằng bạo lực núp dưới chiêu bài Cách mạng Văn hóa. Khi bộ máy lãnh đạo trở nên quá lớn, người lãnh đạo có toàn quyền bỗng nhiên cảm thấy bị đe dọa bởi chính bộ máy của mình mà không có một cơ chế dân chủ để xử lý thì phương cách duy nhất là bạo lực. Đó là con đường một chiều của Mao. Năm 1981 đảng Cộng sản Trung quốc với sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã phê phán Mao một cách hình thức. Nhưng có thể lịch sử sẽ phê phán Mao một cách khác, vì cái thảm họa của Cách mạng Văn hóa là thảm họa của mọi chế độ độc tài.

Phanh phui sự thật của cuộc Cách mạng Văn hóa lúc này là một cách gián tiếp chứng tỏ độc tài  là xấu, và để cho Trung quốc (cũng như các nước độc tài khác trên thế giới) khỏi phải trải qua những cuộc chém giết  điên rồ phi lý như vậy không có con đường nào khác hơn là thiết lập một thể chế dân chủ.

Nhưng đó chính là điều đảng Cộng sản Trung quốc không muốn, hay ít nhất chưa muốn.

Trần Bình Nam

May 24, 2006

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Tài liệu tham khảo:

1. Sách: Deng Xiaoping and the Cultural Revolution, by Deng Rong, Foreign Languages Press, Beijing, 2002

2. Tạp chí: The Economist 20 – 26 May 2006, “Ignoring the past” by Hongsheng & Anren

3. Google: The Boxers Rebellion

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.