Hôm nay,  

Vụ Trộm Cổ Vật Ở Bắc Giang: Tiếng Oan Dạy Đất, Án Ngờ Lòa Mây

04/07/200600:00:00(Xem: 3635)

Hàng trên, từ trái: Phiên toà chật bóng dáng các nhà sư; Bị cáo Nguyễn Quý Đoan đang phản cung tại toà. Hàng dưới: Trại Kế- Bắc Giang - nơi dễ vào, khó ra (nổi tiếng vì sự tra tấn đánh đập phạm nhân). Nhà sư Phạm Hữu Hường, tứcThích Đức Chính đã chết trong khi bị "tạm giam" ở đây.

1- Đôi nét về điều kiện, hoàn cảnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh Trung Du Miền Núi nằm theo tuyến sông Cầu, phía trên giáp Thái Nguyên, phía dưới liền kề Bắc Ninh. Vùng Hồ Lãng bạc mênh mông nước, bao gồm những đầm phá lớn (thuộc huyện Yên Dũng ngày nay) xưa là nơi Hai Bà Trưng dùng làm căn cứ địa, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa đánh tan quân Mã Viện (mùa xuân năm 43, 44 sau công nguyên). Một vùng huyền sử đẹp như mơ chứa đầy dấu tích ông cha để lại...

Từ núi Trâu Sơn - nơi Triệu Đà dùng làm căn cứ đánh An Dương Vương ở Cổ Loa thành, đến Thánh Gióng dùng gậy sắt, rễ tre, đánh tan tác lũ giặc Ân cũng ở núi này. Thành Xương Giang là nơi đem lại chiến công hiển hách cho nghĩa quân Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong việc đánh đuổi giặc Minh... Gần đây nhất (thế kỷ 19) là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám chống lại Thực dân Pháp xâm lược...

Xét về mặt mộ đạo, Bắc Giang còn là một trong những tỉnh có số đền chùa lớn nhất nhì đất nước. Cả tỉnh có vài trăm làng, xã mà có tới hơn 600 ngôi chùa lớn nhỏ. Một vài chùa cổ xưa như chùa Bồ Đà (còn gọi là chùa Bổ) hay Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La) có tuổi thọ từ thế kỷ thứ 11 (năm 1010), do vua quan nhà Lý cấp tiền để nhân dân xây chùa.

Song ngay từ thế kỷ thứ 2, dưới sự đô hộ của quan thái thú Sĩ Nhiếp (Trung Quốc) đạo phật ở đây đã bắt đầu phát triển và ăn sâu vào đời sống của người dân, phần vì thành Luy Lâu xưa từng là nơi giao lưu với Trung Quốc, Ấn Độ, nên phật giáo tràn từ Ấn Độ sang qua đường biển (bằng cả hai dòng Đại Thừa và Tiểu Thừa). Sau đó do các triều đại xưa (đặc biệt là triều Lý, Trần) rất khuyến khích việc phát triển chùa chiền, còn đề ra hẳn chủ trương chính sách xây chùa cho dân (như chế độ cộng hoà XHCN Việt Nam xây nhà văn hoá vậy).

Nhờ lòng dân mộ đạo, coi như di sản văn hoá mà các chùa chiền đền đài tượng phật còn tồn tại đến ngày nay. Cho dù bị chiến tranh tàn phá, bị chính sách vô thần của Đảng làm tan hoang, song sự mộ đạo của dân còn thì chùa chiền vẫn còn, vì thế thật lạ lùng khi một ngôi làng nhỏ chưa đầy 1000 con người mà có tới 2, 3, thậm chí 4, 5 ngôi chùa. Tất nhiên trong số 600 ngôi chùa này, không phải chùa nào cũng giữ nguyên phép tắc đạo phật, có đủ sư sãi, kinh kệ, hay hội tụ đủ tính chất của một nơi hành lễ (ban thờ, khám thờ, tượng phật...) có chùa chuyên thờ phật, có chứng chỉ, đại sư trụ trì đàng hoàng, có chùa thờ cả phật lẫn thành hoàng làng do một nhóm nhỏ người trong làng (còn gọi là ban quản lý đền đài di tích) trông coi... Tuy nhiên giữa một nơi mộ đạo lâu đời, nơi chế độ cộng sản ngự trị, lại trong cảnh chùa nhiều, sư ít (cả 600 ngôi chùa chỉ vỏn vẹn hơn 100 nhà sư trụ trì, trông nom, cai quản) thì những chuyện đau lòng như mất tượng phật, đồ thờ, cổ vật xảy ra như cơm bữa.

Gần đây nhất là 7 vụ mất trộm tượng và cổ vật vào năm 2001 và 2003. Chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng (tháng 6-2001 và các tháng 6,7 năm 2003), tại các xã Phương Sơn, Chu Điện, Mỹ Hà, Dương Đức, Trí Yên v.v (thuộc 3 huyện Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xảy ra 7 vụ mất trộm các pho tượng cổ và các đồ thờ cúng khác tại 6 đình chùa gồm: Chùa Khám lạng, Chùa Đình Sàn, đình Hà Mỹ, chùa Bến, Chùa Linh Sơn, Chùa Vĩnh Nghiêm... số tài sản bị thiệt hại gồm 27 pho tượng các loại, 12 bát bửu, 1 câu đối, 1 hậu bành, 2 bộ sắc phong, 1 mâm đài, 1 bát hương, 1 chân đèn nến. Tất cả đều được xác định là cổ vật. Tổng thiệt hại đã được hội đồng định giá của tỉnh Bắc Giang định giá là 5.822.900.000đ (năm tỷ tám trăm hai hai triệu chín trăm ngàn đồng).

2- Cái gọi là cáo trạng của viện kiểm sát Nhân dân

Sau nhiều lần hoãn đi hoãn lại, ngày 19-6-2005, dưới sự thúc bách của tổng giáo hội Việt Nam, phiên toà mới được mở lại tại toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Ngay buổi đầu tiên, chỉ cần nghe công tố viên Nguyễn văn Thu, thay mặt hội đồng xét xử đọc phần cáo trạng dày 17 trang, và theo dõi phiên toà xét xử suốt 6 ngày trời (từ 19-6 đến 28-6, tạm nghỉ 4 ngày để họp trước khi tuyên án) đủ để biết mức độ nguy hiểm của vụ việc cũng là tính chuyên nghiệp cao trong các vụ trộm cổ vật này.

Tại vụ đầu tiên, xảy ra ở chùa Khám Lạng, huyện Lục Nam (ngày 5/6/2001) mất 1 pho tượng Di Lặc cao 70 cm, nặng 30 kg bằng gỗ sơn son thiếp vàng (có từ thế kỷ 17).

Vụ thứ 2- xảy ra 12 ngày sau đó (17- 6-2001) mất 2 pho tượng A Nan và Ca Diếp bằng gỗ sơn son thiếp vàng ở thế đứng cao khoảng 1,1 m, nặng 30 kg.

Vụ thứ 3 xảy ra vào ngày 3/ 6/2003 tại chùa Đình Sàn (xã Phương Sơn) cũng trong địa bàn huyện Lục Nam, mất 7 pho tượng: Thế Trí, Quan âm, Thế Tôn, Di Đà, Di lạc, Kim Đồng, Ngọc Nữ, cùng 1 bộ sắc phong. Trị giá lên tới 255.000.000đ (Hai trăm lăm mươi năm triệu đồng).

Vụ thứ 4 tại đình Hà Mỹ, xã Chu Điện (cũng trong địa bàn huyện Lục Nam) mất 1 bộ Bát Bửu, 1 hậu bành, 1 đôi câu đối, 1 mâm sơn son thiếp vàng, 1 bộ sắc phong... cả năm thứ này cùng được hội đồng giám định của tỉnh coi là vô giá, nên đã đưa vào thành cổ vật, nâng mức định giá lên tới 87.900.000đ (tám mươi bảy triệu chín trăm ngàn đồng).

Vụ trộm thứ 5 xảy ra tại chùa Bến Mỹ Hà - huyện Lạng Giang, mất 5 pho tượng Tam Thế cùng 1 bát hương. Tổng trị giá lên tới 280.000.000đ (hai trăm tám mươi triệu đồng).

Vụ thứ 6 xảy ra tại chùa Linh Sơn, xã Dương Đức cũng trong địa bàn huyện Lạng Giang, vào tối 3/7/2003, mất 7 pho tượng và 1 chân đèn nến. Đích danh chính quyền xã Dương Đức yêu cầu bồi thường thiệt hại 1.650.000.000 (một tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng).

Vụ cuối cùng xảy ra tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng đêm 23/7/2003 (tức 20 ngày sau vụ trước đó) mất 6 pho tượng gồm 1 pho Quan thế âm bồ tát (cao 1,3 met, nặng 50 kg bằng gỗ), 4 pho: A Nan, Ca Diếp, Bồ tát, Phả hiền bồ tát (cao 1,75 met, nặng hơn 100 kg, sơn màu cánh gián, trong tư thế đứng, tà áo bay). Ngoài ra còn 1 pho quan âm Quan âm mười hai tay ở tư thế ngồi, tay chắp trước ngực (cao 1,2 met, nặng 60 kg). Mức độ thiệt hại lên tới 1.950.000.000 (một tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng).

Cả 7 vụ trộm xảy ra hoàn toàn trót lọt (trừ vụ thứ 5 xảy ra ở chùa Bến, xã Mỹ Hà huyện Lạng Giang và vụ thứ 7 xảy ra tại chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) có sự cố nhỏ là chưa kịp khiêng ra xe đã thấy ánh đèn pin lấp loáng nên bọn trộm đành phải bỏ lại 1 pho Quan âm Bồ tát tại góc sân đình và 4 pho tượng Tam Thế trong chùa (vụ thứ 5) còn vụ cuối cùng vì nghe có tiếng động, sợ lộ, nên cũng phải bỏ lại 2 pho tượng cổ... nếu không mức độ thiệt hại không chỉ dừng ở mức 5 tỷ 8, mà còn cao hơn nữa.

Với địa bàn hoạt động khá rộng (trải khắp 6 xã của ba huyện Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang, trong khoảng thời gian tương đối ngắn (2 vụ đầu trong 2 tuần của tháng 6/2001) 5 vụ sau trong 5 tuần của tháng 6/2003 đến 7/2003) trong điều kiện địa hình miền núi khó đi, chùa chiền ở xa các trung tâm buôn bán sầm uất, nơi tiêu thụ lại cách xa hàng trăm km, mà thực hiện 7 vụ liên tiếp, lấy liền 1 lúc 27 pho, cao từ 1 met đến 1,75 met, nặng hàng trăm kg như vậy (Thấp nhất 30 kg, nặng nhất hơn 100 kg) nếu không phải trộm chuyên nghiệp, có ô tô, phương tiện gây án (Kìm cộng lực, bao tải, thanh sắt...) cũng phải là "tay trong", nếu không làm sao biết được chìa khoá của chùa để mở cổng giữa đêm hôm khuya khoắt" Sao biết được vị trí các pho tượng đắt tiền, nhiều tuổi để lấy đi (bỏ qua các pho tượng ít giá trị kinh tế khác)" Sao có thể thực hiện chóng vánh trong vài tiếng đồng hồ mà không hề bị phát hiện như vậy"

Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho hội đồng xét xử, song nực cười thay, cả 9 bị cáo của vụ trộm lại chỉ là các nhà sư đang trụ trì hoặc chấp tác trong chùa, tất cả đều không có tiền án, tiền sự, đều có chứng cớ ngoại phạm, người đang đi học, người đến nhà dân để làm lễ cầu kinh, khâm liệm cho người quá cố, người bố đẻ ốm nặng, phải canh chừng bên bố 24/24 tiếng, người không biết lái xe... nhưng 27 pho tượng với trị giá 5 tỷ 8 vẫn được đem đi tiêu thụ trót lọt, trong điều kiện đường làng chật hẹp, bất kể loại xe ô tô nào cũng phải không vào nổi cổng chùa, nhưng xe tải huyndai 5 tạ, 1,5 tấn, và 2,5 tấn vẫn cứ... lao đi trong cõi hồng trần như bay (!) nghễu nghện chở tượng ăn cắp về chùa dưới đông đảo con mắt của người dân" Quả là chuyện xưa nay... hiếm(!)

Chín bị cáo gồm: nhà sư Thích Nguyên Kiên (sinh 1962), tên thường gọi là Dương văn Trung, trụ trì tại chùa Phương Quế (xã liên Phương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây); nhà sư: Phan Hữu Hường (Thích Đức Chính) chùa Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhà sư Lê văn Thương (Thích Tâm Thương (1973) tu hành tại chùa Tranh Khúc, Xã Duyên Hà, huyện Thanh trì Hà Nội. Chú tiểu Thích Đạo Sơn (tên thường gọi là Nguyễn Quý Đoan) sinh 1980, tu hành tại chùa Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh... Sau đó là một loạt bị cáo liên quan tới vụ trộm như: Tạ Minh Đăng (sinh 1958) thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh trì, Hà Nội. Phạm Mạnh Hùng (1968) tổ 45B, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Dương Phúc Thịnh (1959) nhà 10, ngõ 112, phố Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. Lê Ngọc Lân (1959) đền Đông Trạch, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nguyễn Thuý Lan (1951) số 33, phố Hàng Giấy, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trong đó 5 nhà sư bị toà gán tội: Ăn trộm tượng phật, cổ vật trong chùa, ba bị cáo Hùng, Thịnh, Đăng, "được" nhận tội: thuê và lái xe chở tang vật từ 6 ngôi chùa và đình của tỉnh Bắc Giang về Hà Nội và Hà Tây nhờ sư Thương và Sư Kiên cất giấu để tìm nơi tiêu thụ. Bị cáo Nguyễn thị Lan là bị cáo nữ duy nhất được "khoác" tội: Tiêu thụ 3 tượng phật ăn trộm trong năm 2001, để cúng tế lên chùa Cả, làng Bến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (!) Riêng các loại cổ vật như bát Bửu, hậu bành, câu đối, mâm sơn son thiếp vàng, sắc phong, bát hương, đèn, nến thì không có người tiêu thụ song vẫn được tính vào vụ án, bắt các bị cáo phải bồi thường bằng tiền với con số cả vài chục đến vài trăm triệu đồng (kết quả tuyên án tại lần xử đầu tiên: Tháng 1-2006). Như thể chia đều 5 tỷ 8 cho 9 người cùng chịu, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, thông qua việc tham gia các vụ án, số tiền được chia, số tượng bị mất mà định giá tội trạng, tiền phạt...

Xin trích dẫn 1 vụ trong số 7 vụ trộm mà cáo trạng nêu rõ:

Vụ thứ nhất:

Khoảng đầu năm 2001, Phan Hữu Hường (tức Thích Đức Chính) là sư giả đang chấp tác tại chùa Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì -Hà Nội, nghe tin từ các phật tử quê ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đến thắp hương tại chùa Thọ Am nói chuyện với Hường về một số pho tượng cổ ở chùa Khám Lạng - Lục Nam có yểm vàng ở bên trong tượng. Sau đó Hường đã đi về chùa Khám Lạng với danh nghĩa là thăm chùa nhưng thực chất là để trinh sát nắm đường đi lối lại của chùa để thực hiện việc trộm cắp tượng phật.

Sau khi đi trinh sát thực tế về, Hường đã bàn với các tên: Phạm Mạnh Hùng, sinh năm 1968, đang chấp tác tại chùa Thọ Am, Lê Văn Thương tức Thích Tâm Thương, sinh 1973, đang trụ trì tại chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, và Nguyễn Quý Đoan tức thích Đạo Sơn, là đệ tử của Lê VănTthương (Thời gian đó Đoan đang chấp tác ở chùa Đồng Ngư xã Ngũ Thái - huyện Thuận Thành - Bắc Ninh) về việc tổ chức đi trộm cắp tượng phật tại chùa Khám Lạng. Sau khi bàn bạc thống nhất biết Phạm Mạnh Hùng lái được xe ô tô, nên Thương đã giao cho Hùng đi thuê ô tô loại 12 chỗ ngồi để làm phương tiện đi gây án, còn Phan Hữu Hường thì chuẩn bị dụng cụ như một kìm cộng lực, một bao tải dứa, một thanh sắt xoắn nhọn để phá khoá.

Tối ngày 5-6-2001, Hùng đã ra bến xe ô tô Văn Điển thuê 1 chiếc xe ô tô màu xanh loại 12 chỗ ngồi và tự lái đến chùa Tranh Khúc chở Hường, Thương Đoan đi về chùa Khám Lạng - Lục Nam để trộm cắp tượng. Khi đến cửa chùa Khám Lạng, bọn chúng đỗ xe ô tô rồi mở cửa chùa để vào trộm cắp tượng (Khi đó cửa chùa không có khoá cửa) cả 4 tên đã vào chùa lấy 1 kho tượng Di Lạc cao khoảng 70 cm, nặng khoảng 30 kg bằng gỗ sơn son thiếp vàng có từ thế kỷ 17 cho vào bao tải dứa khiêng ra xe ô tô để đem về. Trong khi đang thực hiện hành vi phạm tội thì bị động, tên Hường đã ném chiếc kìm cộng lực cán nhựa đỏ ra phía ruộng ngoài cửa chùa rồi lên xe ô tô đem tượng về chùa Tranh khúc, xã Duyên hà, nơi Thương đang trụ trì.

Ngay đêm đó bọn chúng đã cậy nắp yểm tâm ở sau lưng bức tượng để tìm vàng nhưng không có vàng mà chỉ thấy có một giấy bùa để trong đó. Sáng hôm sau bọn chúng gọi cho Nguyễn Thuý Lan ở số nhà 33 phố Hàng Giấy, quận Hoàn Kiếm Hà Nội đến để bán cho Lan pho tượng này với giá 3 triệu đồng (do Thương trực tiếp bán) khi bán tượng cho Lan (theo Thương khai) (Bút lục 47,48 tập VII) là Lan có hỏi Thương về nguồn gốc pho tượng đó do đâu mà có, Thương nói rõ cho Lan biết là do bọn Thương mới trộm cắp được tại chùa Khám Lạng - Lục Nam - Bắc Giang. Theo Lan khai pho tượng đó do 1 nhà sư đem đến nhờ sửa lại nhưng khi sửa thấy bị mục, hỏng nên Lan đã đem thả trôi sông Hồng. Vì vậy cơ quan điều tra không thu hồi được. Nhưng qua công tác khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra đã thu được chiếc kìm cộng lực mà các bị can đem đi gây án vứt lại ở hiện trường.

Sáu vụ sau, nội dung cáo trạng miêu tả khá giống nhau về cách thức hành động, phương tiện gây án, thời gian tiến hành, phương thức tiêu thụ v.v chỉ khác ngày, tháng, địa bàn hoạt động (Địa điểm từng chùa), số người tham gia, số tượng bị lấy đi, chủng loại tượng bị mất cắp, số tiền được chia v.v...

Cụ thể ba bị cáo Lê văn Thương, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quý Đoan tham gia cả 7 vụ, được chia: Thương: 2,1 triệu đồng. Hùng 1,5 triệu đồng và Đoan: 100 ngàn đồng. Dương Phúc, Thịnh tham gia 5 vụ, gây thiệt hại cho nhà chùa 4.222.900.000đ (bốn tỷ hai trăm hai mươi hai triệu bốn trăm nghìn đồng) được chia 2 triệu. Tạ Minh Đăng tham gia 4 vụ, gây thiệt hại 4.135.000đ (Bốn tỷ một trăm ba mươi nhăm ngàn đồng) được chia 3 triệu đồng. Lê Ngọc Lân (tức Hoà) tham gia 2 vụ, song không chịu khai số tiền được chia. Dương Vân Trung tham gia bàn bạc và trực tiếp tiêu thụ tất cả số lượng tượng phật lấy được trong năm 2003 với tổng tài sản trị giá 3.600.000đ (ba tỷ sáu trăm ngàn đồng), phải chịu trách nhiệm với vai trò đồng phạm, song qua đấu tranh khai thác, chỉ nhận có quen biết Thương và Lân (tức Hoà) do đến chơi với Thương tại chùa Tranh Khúc một số lần còn còn cương quyết không thừa nhận việc tiêu thụ số tượng đó nên không chịu khai ra số tiền được chia...

3. Đồng loạt kêu oan

Kể từ cuối năm 2003 đến đầu năm 2004, tất cả 9 bị cáo lần lượt bị bắt, bị nhốt tại trại Kế- Bắc Giang và bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn (trừ bị cáo Lan là người Hà Nội, được tại ngoại sau 3 ngày giam giữ xét hỏi, điều tra) còn lại tất cả đều bị lột trần truồng, bị gí dùi cui điện vào dương vật để tra tấn, bị treo ngược người lên xà nhà trong tư thế hai tay còn bị còng số 8, buộc dây thừng vào ngón chân cái kéo từ bên nọ sang bên kia để các điều tra viên dùng dùi cui cao su đánh đập không thương tiếc, không ngừng nghỉ (từ 24 giờ đến 36 giờ mỗi lần), ngất lên ngất xuống cho đến khi chỉ còn là khúc thịt nát bấy mới thôi...

Nhờ việc tra tấn vô cùng ngoạn mục này của 4 đồng chí Thân văn Túc, Nguyễn Quang Huy, Hà văn Quang, Nguyễn Xuân Nam với đồng bào mình mà các bị cáo lần lượt khai ra các tội trạng việc làm của mình, trên cơ sở đó ra đời cái gọi là "Bản kết luận điều tra" của cơ quan cảnh sát điều tra Bắc Giang và "Cáo trạng" của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang do đích danh viện trưởng Nguyễn Việt Hùng ký.

Ngày 19-6-2006, sau 3 năm mòn mỏi, kiệt quệ trong nhà tù của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ưu việt gấp triệu lần Tư bản!) Toà án nhân nhân tỉnh Bắc Giang tiến hành xử phiên thứ 2, sau vài lần hoãn đi hoãn lại. Trong suốt 5 ngày xử án, các bị cáo đều lần lượt phản cung, với lý do hết sức... thuyết phục: Bị đánh đau thì phải nhận, phải khai, cốt bảo toàn mạng sống, rồi ra toà sẽ tính sau, kẻo cứng đầu, cứng cổ như sư Hường, (tức Chính) bị đánh chết trong quá trình điều tra do nội tạng bị thương tổn phù nề, bầm dập, nát bấy thì... oan này còn một, kêu toà nhưng xa(!)

Chủ toạ Giáp văn Hán (người thấp, trán thấp, nhờ chồng tiền dày, tiền cao hơn người mà vắt vẻo ở ghế chủ toạ), liên tiếp tung ra các câu hỏi cho các bị cáo, được công tố viên Nguyễn Xuân Nam (mặt dơi, tai chuột) ủng hộ bằng cách trích dẫn ra các bút lục trong quá trình lấy cung của từng bị cáo. Nào đọc lại lời khai do các điều tra viên ghi, nào đọc lại lời khai do chính tay các bị cáo viết, nào đọc lại lời cam đoan của từng bị cáo ghi dưới chữ ký và ngày, tháng, địa điểm, thời gian lấy cung: "Tôi xin cam đoan mọi lời khai trên đây là đúng, nếu sai xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật" hòng dồn các bị cáo vào mép tận cùng của luật pháp XHCN do điều nọ, luật kia, nghị định số... quy định.

Con giun xéo mãi cũng phải quằn, con người bị đánh đập tra tấn dã man đến hỏng người, cũng phải vùng lên tố cáo cho bằng được việc... bàn tay của các đồng chí điều tra viên nhuốm máu mình và đồng phạm của mình trong suốt ba năm trời giam giữ... Vì thế bao lần buộc tội của chủ toạ, bao lần trích dẫn bút lục của công tố viên đều bị bẻ gẫy trước ý chí sắt đá của cả 7 người: Vì "được" treo ngược lên sà nhà trong bộ cánh A đam, bị đánh đập tàn tạ, khiếp đảm như thế nên bao nhiêu lời mớm cung, ép cung, buộc cung, sơ cung hay chặt cung của các ông, chúng tôi cũng nghe hết. Ý các ông là ý... của quỷ sa tăng. Bảo ký là phải ký, bảo viết cam đoan xuống phía dưới, hay phía trên, bỏ cách cả đoạn trắng để các điều tra viên viết thêm vào cũng thế, dù biết mười mươi mình tự buộc tội mình, hoàn toàn trái sự thật... cũng phải viết, không chỉ 1 lần mà cả tất cả các lần buộc án gán tội dài ngắn, lớn nhỏ khác nhau. Bảo khai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 người đồng phạm chứ khai cả 83,5 triệu dân Việt Nam (cả trong nước lẫn ngoài nước) là đồng phạm cũng khai luôn, cốt được ra toà, thuê luật sư bào chữa sẽ tính. Bị cáo Nguyễn Quý Đoan, tức chú tiểu Thích Đạo Sơn - nguyên nhân của vụ điều tra mở rộng này, mỗi khi được dẫn ra vành móng ngựa đều chắp tay lạy sống các đồng phạm của mình: Xin lỗi bà Lan, xin lỗi sư ông, xin lỗi anh Hùng, anh Thịnh, anh Đăng, anh Lân (tức Hoà) v.v tại con bị đánh đau quá nên phải khai bừa, nhận ẩu, thực tình con không biết mọi người là ai cả, trừ sư Thương là anh em của con...

Bị cáo Lê văn Thương, tức nhà sư Thích Tâm Thương, tuy bị đánh đập tra tấn chết đi sống lại (trung bình mỗi ngày ngất 3-4 lần) ròng rã suốt cả 6 tháng trời lấy cung, song trước khi ký các bản khai còn đủ tỉnh táo minh mẫn để cố viết các từ: AD hoặc BC bên cạnh các lời khai của mình. Đó là các chữ viết tắt của hai từ: Áp đặt hoặc Bức cung.

Bị cáo Phạm Mạnh Hùng - trong cáo trạng viết rõ là lái xe chở tang vật đi tiêu thụ, tham gia cả 7 vụ (được chia 2 triệu đồng), song trước toà khai rõ là bản thân chưa hề biết lái xe, nhà nghèo, vợ yếu, con nhỏ, cũng chẳng lấy đâu ra 200 triệu để đặt cọc thuê xe mỗi lần. Còn ảnh chụp, cáo trạng hoàn toàn do công an và kiểm soát viên dựng lên. Cụ thể ngày được dẫn ra hiện trường để thể hiện trình độ điều khiển xe tải đi ăn cắp, Hùng được 2 điều tra viên áp giải 2 bên, lăm lăm dùng dùi cui gỗ để hễ Hùng có ý chống cự gì là đánh chết không tha. Khi đến gần chiếc xe, Hùng còn chưa kịp cúi người bước vào lòng xe đã bị dùi cui của 2 đồng chí mình đánh liên liếp vào đùi, cùng mệnh lệnh vô cùng đanh thép:

- Vào xe đi, vào nhanh. Vào. Muốn chết hả" Đ.M...Vào!

Sau đó là liên tục các mệnh lệnh: Mở chìa khoá điện, đặt tay vào vô lăng, cho chân vào bàn đạp v.v... hễ chưa kịp làm, đã có "thầy giáo" là ông Nguyễn Văn Sáu, thô bạo túm tay, túm chân bắt phải làm theo. Khi ánh đèn plat loé sáng có nghĩa là đã thực hiện trót lọt một khâu quan trọng của vụ án. Mỗi lần ánh đèn flat loé lên cũng là mỗi lần dìm cuộc đời Hùng vào sâu hơn trong bóng tối của trại giam, của luật pháp XHCN, nếu không có phiên toà xét xử công khai này. Lần xử trước, Hùng đã bị buộc tội thuê xe chở tang vật của cả 7 vụ án, và phải nộp phạt 80 triệu đồng cùng 7 đến 8 năm tù giam...

Cũng vì "tiếng oan dạy đất án ngờ loà mây" mà động lòng đến cả thiên đình, hạ giới. Sợ lòng dân bức xúc quá hoá liều, nổi loạn giữa phiên toà, đánh đập cả chủ toạ lẫn công tố viên, như đã từng có vài trường hợp xảy ra trước đó trong địa bàn cả nước, các bồi thẩm đoàn trong cả cái gọi là "hội đồng xét xử" toà án nhân dân Tỉnh Bắc Giang mới cho phép gia đình bị cáo được quyền thuê luật sư riêng để bào chữa cho người thân của mình. Vì thế bao nhiêu nút thắt, nút buộc của bản kết luận điều tra phía công an, cáo trạng của viện kiểm soát nhân dân, đều được luật sư cởi gỡ trước sự tham gia đông đảo của hàng nghìn người tham gia tố tụng tại phòng xử của toà án...

Bị cáo Dương văn Trung, tức Thích Nguyên Kiên là người bị đánh đập tàn bạo nhất (sau sư Hường đã chết) vì không chịu nhận tội bàn bạc và chứa chấp các tang vật của vụ án đem đi tiêu thụ đã đành, còn vì là người... nguyên trinh, chưa vợ, nên ngoài việc bị các điều tra viên Túc, Quang, Huy thay nhau dí dùi cui điện vào đầu dương vật cho giật nảy người lên, còn bị ép sát vào tường để các đồng chí mình dùng cạnh của dùi cui vuốt ngược dương vật lên cho đến khi toé cả máu lẫn tinh mới thôi. Cảm nhận đầu tiên sau mỗi lần tỉnh dạy là cả gương mặt phù nề tím tái, sưng vù cùng thân hình trần truồng của mình dính đầy bã chè, nước rửa cốc chén uống chè của các điều tra viên trong phòng giam. Khi cuộc hỏi cung kết thúc cũng là lúc nhà sư được phép... bò bằng 4 chân để trở về buồng của mình.

Kết quả sau 29 tháng giam cầm, tra tấn, đánh đập, từ thân hình to khoẻ, nặng 75 kg, sư Kiên còn... hơn 30 kg, từ đi bằng hai chân phải bò bằng cả 4 chân, lê lết chậm chạp hơn cả đứa bé 7 tháng lần đầu tập bò vì cái bụng trương cứng, do bộ phận sinh dục đã bị thương tổn nặng nề, niệu đạo sưng tấy không có lỗ thoát nên cả tuần, cả nửa tháng không đi tiểu được, trong khi đã bị phạt cấm không được uống nước, ăn muối.

Bị cáo Tạ Minh Đăng - đồng phạm cùng Hùng trong việc chở tang vật của vụ án đi ăn trộm, trong suốt quá trình bị giam giữ, đánh đập tra khảo cũng buộc phải để lại nhà tù 1 chiếc răng cưả, do bị lột trần truồng, treo ngược người lên sà nhà, bị đánh bằng dùi cui cao su suốt 24 giờ, khi toàn thân đã tê dại cảm giác, phải dội nước lạnh để tỉnh lại... vừa kịp há miệng để thở thì bị điều tra viên Hà văn Quang thọc sâu chiếc dùi cui vào cổ họng ngoáy lộn tùng phèo, phải oằn người, rên lên ằng ặc như con thú bị thương, vừa kịp ngất đi vì đau đớn lại được tên súc sinh Quang này dùng dùi cui đánh liên tiếp vào cằm, vào miệng đến toé máu rụng răng, lung lay cả hai hàm mới thôi, đã tưởng không bao giờ còn được nhìn thấy gương mặt người nữa ngoài ba gương mặt quỷ của ba tên điều tra viên súc sinh này... thì may mắn làm sao, trời kia còn có mắt, để lập lại lẽ công bằng ở đời theo lời nguyền của dân gian: Người trị kẻ ác, trời trị mưu gian. Hơn một tháng trời sau, khi bọn quỷ phát hiện ra một chiếc răng của người bị chúng tra tấn đã vĩnh viễn nói lời tạm biệt với miệng thì chúng lại dở trò đem biên bản và dùi cui xuống dụ dỗ tra tấn: Mày phải viết vào đây là mày đi ra nhà vệ sinh bị trượt chân ngã gãy răng, nếu không chúng tao đánh cho tuốt xác. Vừa kịp ôm miệng thốt lên: Tôi không bị ngã bao giờ cả, thì hình ảnh lũ ác quỷ với địa ngục trần gian giữa nhà tù XHCN Việt Nam lại hiện lên, Đăng đành phải ký kèm lời cam đoan: Đã khai đúng sự thật, do tình nguyện ký, tình nguyện khai chứ không bị dùng nhục hình tra tấn ép cung, mớm cung gì hết.

Khi công tố viên Nguyễn Xuân Nam hỏi vặn: Tại sao trong bút lục lại khai như thế, nếu đã tự nguyện khai, sao ra trước toà không thành khẩn nhận tội, không chịu trách nhiệm trước những gì mình khai, còn cố tình lật lọng, bịa đặt, kéo dài thời gian luận tội của hội đồng xét xử v.v Bị cáo đã dõng dạc trả lời:

- Trò hề do chính các ông tự biên tự diễn bắt chúng tôi phải nhập vai do các ông đạo diến, giờ lại lôi bút lục ra để tra hỏi, vặn vẹo có phải nực cười không" Bút lục do chính các ông đẻ ra bắt chúng tôi phải khai, phải ký, làm sao khác được. Nếu chúng tôi không khai, không ký, liệu còn giữ được mạng mình đến ngày hôm nay không" Nếu pháp luật được tôn trọng thì người đứng trước vành móng ngựa là các ông, là toàn bộ điều tra viên, cùng hội đồng xét xử ngày hôm nay, chứ không phải chúng tôi...

Bị cáo Dương Đức Thịnh - vốn là người chuyên xây hòn non bộ và bán cây cảnh cho các nhà chùa cũng "vinh dự" trở thành đồng phạm trong vụ án oan dạy đất, loà trời này. Đứng trước toà, Thịnh thành khẩn khai báo: Bản thân Thịnh bị đánh đập tra tấn dã man như tất cả các đồng phạm (chưa hề quen biết) của mình và buộc phải nhận tham gia 5 vụ, chở tổng cộng 24 pho tượng trên chiếc xe tải loại Đai U 5 tạ đi, về trên địa hình Hà Nội - Bắc Giang - Hà tây (từ ngày 3/6/2003 đến 23/72003 - dù từ bé chưa biết lái xe bao giờ). Song đã được các điều tra viên thay mặt hội đồng xét xử cho bãi miễn 1 vụ vì lý do, hôm xảy ra vụ án đầu tiên của năm 2003 (ngày 3-6) lại chính là ngày bố đẻ chết. Cả nhà chỉ có một mình Thịnh là con trai nên suốt cả thời gian dài trước và sau đó phải bên cạnh bố nâng giấc hầu hạ, tang ma, cúng giỗ nên không thể tham gia ăn cắp được...

Nói phải củ cải cũng nghe, lương tâm của quỷ sa tăng động lòng trắc ẩn hay vì sợ "đường đi hay tối, nói dối hay cùng" nên đã vui vẻ xoá bớt vụ đầu tiên cho Thịnh sau khi hể hả tuyên bố: - Thôi nhớ, vì bố mày chết, cho nên chúng tao bãi miễn cho mày một vụ. May mà mày khai đúng, chúng tao đi điều tra thấy đúng nên mới được bãi miễn một vụ để còn 4 đấy con ạ... Trước đó, khi Thịnh tỏ ý muốn được xem kỹ các văn bản viết về tội trạng của mình trước khi ký, đều bị các tên Túc, Huy, Quang lấn lướt: Mày có tội đếch đâu mà đòi xem, cứ ký đại vào là khỏi bị đánh, biết không"

4. Nhà báo dấn thân, luật sư nhập cuộc

Có lẽ chưa khi nào (từ khi thành lập tỉnh Bắc Giang đến nay) lại có một phiên toà nào sôi động cuồng bạo đến thế. Ngay sau lần xét xử đầu tiên tại toà án nhân dân thị xã, các bị cáo bị tuyên phạt tổng cộng hơn 60 năm tù, đền bù thiệt hại gần 600 triệu đồng (người ít nhất là Sư Kiên 28 triệu, người nhiều nhất là chú Tiểu Đoan 184 triệu) không khí đã nóng lên âm ỉ, nhất là sau khi các bị cáo lần lượt phản cung, cả phòng xử lúc ngập chìm trong nước mắt, lúc bừng bừng phẫn nộ...

Vừa ra khỏi phòng xử, người hô:

- Bàn tay các đồng chí nhuốm máu đồng bào mình rồi bà con ơi, phải cướp tù thôi.

Người chửi:

- Cha tiên sư bố lũ ác ôn chúng mày, ăn tiền của dân, mặc áo của dân mà lại hành xử ác ôn thế à" Không sợ luật báo ứng nhân quả sao"

Người gào:

- Ối trời cao đất dày ơi, thời này là thời nào mà nó dám nhục mạ tra tấn các nhà sư như thế" Lũ súc sinh khốn nạn, ăn cháo, đái bát, mong sao cho vợ chồng, con cái chúng mày đui què sứt mẻ cả lượt, cho chúng mày sáng mắt ra. Mù luật còn sửa được, chứ mù lương tâm đạo lý làm người thì cả họ hàng hang hốc cùng chịu quả báo, chết cả nút con ạ.

Người kêu:

- Đề nghị treo ngược ba thằng điều tra viên lên đánh cho hộc máu, sưng gan như nó đã từng tra tấn phạm nhân.

Người bảo:

- Cởi quần chúng nó ra, xem chúng nó có biết nhục khi hành hạ người khác không.

Người đả đảo:

-Hoan hô công an Đảng ta

Đánh giặc thì dốt, đánh ta rất tài

Người gọi:

- Phải tự xử thôi bà con ơi, phải xử luật rừng với chúng nó, cho chúng nó biết thế nào là bị đánh đập, tra tấn, mớm cung, nhục hình... mẹ kiếp...

Dù lực lượng bảo vệ canh gác dày đặc, được trang bị dùi cui, súng ống, còng số 8 lẫn chó bec giê, vẫn không sao ngăn được sự bức xúc kìm nén của người dân Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, nơi các nhà sư trụ trì và thân nhân người bị hại. Sợ một giọt nước sẽ làm tràn cả cốc nước, cái gọi là toà án tỉnh sẽ bị san bằng, thẩm phán, công tố, hội đồng xét xử, công an, điều tra, chẳng còn giọt nào mà uống... Vì vậy tại phiên toà xét xử lần thứ 4 (sau hai lần hoãn liên tiếp vì sợ cháy toà, vỡ toà) toà án tỉnh đành để cho các nhà báo và luật sư dấn thân nhập cuộc. Ngay sau ngày đầu tiên(19-6-2006), phóng viên Thuý Hoa, trưởng ban bạn đọc báo Tiền Phong đã đưa tin trên báo nhà, mô tả vắn tắt vụ việc và không khí căng thẳng tại toà: Luôn luôn phải dừng lại vì nhiều lý do, mà lý do đáng kể nhất là các bị cáo quyết liệt phản cung đến cùng, chống đối đến cùng, dù nói xong có phải chết ngay tại toà cũng xin được nói rõ sự thật.

Tiếp đó là các số báo ra ngày thứ hai và thứ ba (26, 27-6) với tiêu đề chạy dài: "Vụ án ăn trộm cổ vật ở tỉnh Bắc Giang: Sự thật phải được làm rõ" và Vụ án "trộm cổ vật" ở Bắc Giang: Chứng cứ gỡ tội có ngay trong hồ sơ"! Do hai tác giả Thuý Hoa và Lê Anh chắp bút. Bên cạnh đó là một loạt các bài đăng trên báo Đại đoàn kết, Công lý, mạng in ternet v.v tố cáo về việc dùng nhục hình ép cung các bị cáo, cách hỏi cung, luận tội vòng vo tại phiên toà.

Trong suốt 5 ngày xét xử, chưa khi nào các luật sư Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang lại có sự đoàn kết, thống nhất, sáng suốt, sắc bén và kiên trì đến vậy. Cho dù chủ toạ Giáp văn Hán (Bà con quen gọi ngược là Gián văn Háp (tức hấp) luôn to tiếng nhắc nhở các luật sư không được luận tội dài dòng, phải đi thẳng vào sự việc chính tại phiên toà, tập trung vào việc bào chữa cho bị cáo của mình, song tất cả cùng chung mục đích: một người vì tám người, tám người vì một người, cởi được tội cho người này, cũng là gỡ tội cho người kia. Cụ thể bị cáo Nguyễn Thuý Lan (33 hàng Giấy) tuy là nhận vật phụ, được tại ngoại trong suốt quá trình điều tra, bị gán tội tiêu thụ 3 trong số 27 cổ vật bị mất cắp, chỉ bị kết án 9 tháng tù án treo tại phiên toà xét xử trước, lại không phải nộp 1 đồng nào, song lại chính là đầu mút của vụ án, bởi nếu gỡ tội cho bị cáo Lan, không hề tiêu thụ đồ ăn cắp, không hề quen biết, liên lạc hội họp hay trả tiền mua tượng cho các bị cáo Thương trong 2 vụ án 1, và 2 tại chùa Khám lạng ngày 5/6/2001 và 17/6/2001 thì làm gì có người ăn cắp ba pho tượng trên" Và lập tức 2 vụ án của năm 2001 sẽ phải bị xoá.

Bị cáo Thích Nguyên Kiên, bị toà gán cho tội thiêu tụ 5 vụ còn lại của năm 2003, cũng được các luật sư Hà Đăng, Mỹ Hà chứng minh về việc hệ thống đường làng của thôn phương Quế trong năm 2003 rất hẹp, tất cả vẻn vẹn từ 80 cm đến 1,2 mét, lại ngang dọc cống rãnh, xe tải dù là loại Đai U 5 tạ hay 1,5 tấn; 2,5 tấn không thể vào được. Hơn nữa chùa lại nằm giữa làng, xung quanh chùa có rất nhiều con nhang, đệ tử bán hương hoa, vàng mã cho các tín chủ 10 phương tìm về cúng lễ, các quán ăn phục vụ khách thập phương cả ngày lẫn đêm nên không thể vận chuyển trót lọt cả 5 vụ liên tiếp mà không có người phát hiện" Đồng thời sư Kiên lại là người đứng ra bỏ tiền tổ chức cho những người mộ đạo trong thôn làm tượng phật để công đức cho các chùa khác trong cả nước, tại sao phải tiêu thụ đồ ăn cắp. Từ "cây nhà lá vườn" (giá cả phù hợp, chất lượng đảm bảo, đúng ý) lại bỏ tiền mua đồ ăn cắp đem đi công đức theo kiểu "cây nhà lá chợ", chẳng hoá nhà sư bị "Tẩu hoả nhập ma" ư"

Bị cáo Nguyễn Quý Đoan bị tra tấn đến mê mụ, bị gán buộc đủ thứ tội. Nào là làm giấy tờ giả, nào lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, nào ăn cắp tượng phật, lại thêm sự hối hận vì mình không chịu nổi đòn tra tấn của cơ quan điều tra nên đã khai lung tung, khiến tất cả 7 bị cáo khác phải chịu tội lây, theo kiểu "điều tra mở rộng"... Cho đến ngày thứ 4 vẫn đinh ninh mình mắc 2 tội trên (Làm giấy tờ giả và lừa đảo tài sản công dân); riêng tội thứ 3 thì không minh chứng được vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở trong chùa chỉ quen dùng ngày âm... được luật sư Lê Hùng cung cấp, đưa ra các con số về ngày tháng dương lich, trích dẫn điều nọ, luật kia trong văn bản tố tụng, hướng dẫn lời khai v.v cuối cùng đã gỡ được tội cho mình ở những giây phút cuối cùng của đợt xử án. Ấy là tại vụ trộm thứ 7 (xảy ra vào chiều và tối ngày 23/7/2003 tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, Yên Dũng) Đoan thay mặt sư cụ trụ trì chùa vào nhà chị Vũ thị Yên (thôn Công, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đến tận 9 giờ tối mới về chùa ngủ cùng bõ già tên là nguyễn Văn Son và cháu nội của cụ. Điều này chính chị Yến và hai người nhà của chị Yến là em dâu và bác chồng đã tự nguyện đứng ra làm nhân chứng khai trước toà. Riêng hai việc trên chỉ là sự hiểu lầm chứ chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm. Bản thân Đoan khi mượn xe máy của gia đình ông Nguyễn Đình Tuy và bà Phạm thị Sỏi (thôn Lưu, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, Bắc Giang) để về chùa của mình tại Bắc Ninh lo công viêc thì chỉ giữ xe có 6 ngày, trong thời gian này có điện thoại về nhà ông bà Tuy, Sỏi nói rõ lý do; song ông bà không có nhà, người nghe điện thoại lại quên, không chuyển lời nhắn nên đã phát sinh hiểu nhầm. Vậy mà trong cáo trạng viết thành... 56 ngày (từ 25/7/2003 đến 21/9/2003). Kết quả nhờ các luật sư vào cuộc mà gia đình ông Tuy, bà Sỏi tuyên bố: "Tôi không có ý định kiện tụng ai cả" mà Đoan gỡ được tội thứ 2 cho mình, còn tội đầu tiên "làm giấy tờ giả mạo" thì tuy có đưa 3 triệu (hai lần) để sư Thương làm giấy tờ, chứng chỉ hành nghề, song khi phát hiện ra giấy tờ không có con dấu chứng nhận, lại là giấy viết tay nên đã đem nộp cho công an xã ngay 12 tiếng đồng hồ sau đó.

Kết quả sau 5 ngày luận tội, không khí phiên toà nóng lên chưa từng thấy, lượng người đổ về từ các tỉnh Miền bắc, thủ đô Hà Nội và cửa ngõ thủ đô (Hà Tây) đông chưa từng thấy, tạo thành áp lực nặng nề cho phiên toà, cùng sự biện hộ sắc bén, công tâm của các luật sư (tự nguyện đứng ra bào chữa, không nhận một đồng bạc nào của thân nhân bị cáo), sự dấn thân, nhập cuộc của một số phóng viên báo Đảng (tự vượt qua hàng rào phẩm cách để làm thư ký trung thành của phiên toà). Nói ra những điều bức xúc của cả nghìn người tham gia tố tụng, nỗi khổ sở tột cùng của các bị cáo trong tay các đồng chí công an (Đánh cho sư sợ, tra tấn bắt sư khai).

Sự tù mù, phi lý trong bản cáo trạng, cách điều hành vô cùng mất dân chủ của cả hội đồng xét xử. Sự độc tài, trắng trợn trong việc "bảo vệ" phiên toà (Dày đặc chó hai chân và chó 4 chân)... Tất cả sẽ cộng gộp gây nên một trận... động toà vô cùng khủng khiếp... vì suốt năm ngày trời, không hôm nào toà xử xong mà không có sự cố. Nào bao vây nhân chứng, nào chất vấn công tố viên, nào chửi bới công an, nào biểu tình trước trụ sở công an, uỷ ban nhân dân tỉnh v.v. Sau 4 ngày nghị án (từ chiều thứ 23 đến sáng 28-6) hội đồng xét xử đành phải tuyên bố... huỷ toàn bộ hồ sơ, vụ việc để tiến hành điều tra lại. Tất cả 8 bị cáo đều được... tạm tha, sau 10 điều công bố là thiếu sở cứ của chủ toạ Giáp văn Hán, trong tiếng hò reo hể hả, kích động của lòng người, tình dân...

5- Thay cho lời kết

10 giờ sáng ngày 28-6, ngay sau khi toà xử xong, cả đoàn xe lớn nhỏ 20 chiếc, từ xe du lịch 65 chỗ đến xe Nê Va 16 chỗ ngồi, xe ta xi v.v cùng hàng trăm chiếc xe máy rùng rùng nối đuôi nhau về trại Giam Kế, thúc hối công an trại giam nhanh chóng làm thủ tục thả phạm nhân về với mỗi gia đình. Những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt bệch bạc vì đau khổ chờ đợi lâu ngày của thân nhân bị cáo, nước mắt lăn nghiêng về phía nụ cười của các con nhang đệ tử, bấy lâu theo hầu nhà sư, ăn mày cửa phật, tiếng sụt sịt khóc vì cảm động của người dân xung quanh trại Kế chứng kiến cảnh đoàn tụ trùng phùng của các bị cáo với gia đình, hàng nghìn cánh tay giơ lên vẫy vãy, hàng rừng quạt giấy tung về phía nhà sư, và thân nhân bị cao, chưa đủ các nhà sư thuộc các chùa Phương Quế, Khúc Tranh, nơi sư Thương và sư kiên trụ trì còn bị cả rừng người kéo vào phòng riêng để phát tâm công đức, người 20 nghìn, người vài hộp sữa, người chai nước v.v.

Vụ án đã khép lại nhưng lòng dân chưa dừng lại. Tất cả còn mong muốn mở lại phiên toà để xét xử sư Thích Thiện Văn, phó chủ tịch hội phật giáo Bắc Giang, người điều hành quản lý cả vài chục ngôi chùa lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh bắc Giang, cũng là người biết rõ đường đi, lối lại, các ngóc ngách trong chùa, chỗ để tượng phật cổ vật quý giá, chỗ để chìa khoá, để làm tay trong cho bọn trộm chuyên nghiệp... Người vốn đã giàu ức vạn vì tiền của tín chủ mười phương cúng tế (mỗi ngày sóc, vọng lại thu cả bao tải tiền công đức trong các ngôi chùa, còn giàu gấp trăm ngàn lần các nhà sư chân chính khác vì số tiền buôn lậu thuốc phiện (từng bị công an bắt rồi lại thả vô điều kiện). Đã thế còn có con rơi con vãi đến mức xông cả vào lớp con học để dằn mặt giáo viên chủ nhiệm, giang tay tát cô giáo ngay trên bục giảng, trước sự chứng kiến của cả lớp và công khai thách thức cả ban giám hiệu nhà trường, cũng là người bị quần chúng tố giác là đã mua công an trong vụ trộm cổ vật này với giá hàng trăm triệu để giữ lại cái ghế phó hội phật giáo cho mình, đồng thời để công an yểm bùa, phù phép, hô biến cho các tên đạo chích chuyên nghiệp trong vụ này. Tất cả mọi người tham gia phiên toà đều "Chúng khẩu đồng từ" nhất nhất đòi đem tên sư gian tặc này ra xét xử trước toà để làm rõ trắng đen, công tội, để tránh cảnh tượng: Người ăn cắp, kẻ chịu tội, từ đó bắt sư văn và công an phải bồi thường thoả đáng cho thân nhân của họ cả về danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ tiền bạc.

Ba tên súc sinh: Thân văn Túc, Nguyễn Quang Huy, Hà văn Quang và công tố viên Nguyễn Xuân Nam, những kẻ có công đầu trong việc bắt các bị cáo nhận tội, thay đổi cả hình thể, dáng người, tâm hồn, tính nết... Từ người vô tội thành có tội, từ 60, 70 kg còn trên dưới 30 kg, từ khoẻ mạnh thành tổn thương nội tạng, thiếu răng, sưng gan, thừa sẹo, thậm chí hỏng hóc cả bộ phận sinh dục, từ vô tư bình thường thành ngây dại, thất thần, hơ hoảng. Dù đã được thả giữa vòng tay người thân gia đình mà nét tủi buồn, mặc cảm đau đớn còn hằn rõ trong từng tia nhìn khoé mắt, đến mức vợ con trào nước mắt, vì những ý nghĩ nghi ngờ ẩn hiện trong óc, như thể trước mặt mình và các con là 1 người hoàn toàn khác, một tên tội phạm thực sự chứ không phải người chồng khoẻ mạnh đẹp trai vui vẻ, hết lòng vì vợ vì con trước đó. Công lao của các tên này sẽ được ghi lại trong trang sử vàng truyền thống của lực lượng công an nhân dân, để lòng dân muôn đời ghi khắc. Những kẻ luôn đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn nêu khẩu hiệu "sống và làm việc theo gương bác Hồ vĩ đại"... Nhờ trộm cướp mà vinh thân, vì nhân dân mà đánh đập... cũng phải được đưa ra xét xử trước sự chứng kiến của nhân dân.

Dù toà án nhân dân Tỉnh Bắc Giang không bao giờ và không thể nào đứng ra xét xử phiên toà đặc biệt này đúng người đúng tội, thì lương tâm của hàng triệu người dân Việt nam sẽ phán xét. Chỉ vương đạo mới tồn tại vĩnh viễn còn bá đạo sẽ sụp đổ theo thời gian.

Những kẻ hôn quân, ám chúa, tàn bạo tại Tỉnh Bắc Giang nói riêng và triều đình Cộng sản Việt nam sẽ được thể nghiệm, nếm trải chân lý sống này..

Bắc Giang - Hà Nội 30-6-2006

Nguyễn Thái Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.