Hôm nay,  

Khía Cạnh Tâm Lý Của Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

02/07/200600:00:00(Xem: 2555)

Chúng ta đã biết chút đỉnh về Nho Giáo qua bài khảo luận về Nguyễn Trãi, một cách tổng quát thì Nho Giáo từ thời chiến quốc về sau, chỉ chuyên chú một mặt về mặt công truyền, hình nhi hạ học, là chuyện của loài người, đó là  phát huy đạo nhân, về cá nhân là  phát huy luân lý : Nhân, hiếu, đễ, trung, thứ và lễ nhạc, về xã hội là phát huy sự chính danh: của ngũ luân là quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, và bằng hữu. 

Để thực hiện những tôn chỉ trên, cá nhân phải áp dụng Tam cương: là minh đức: là sửa nết, to manifest clear character; thân dân: là yêu dân, to love people; và chỉ chí thiện: là dạy hai điều kia tới nơi tới chốn, to dwell in the hightest good. Và Bát điều mục như bát chánh đạo của đạo Phật vậy: Cách vật (học tới nơi tới chốn), trí tri (biết tới nơi tới chốn), thành ý (thành thật, không ngụy biện), chánh tâm (ngay thẳng, không thiên vị), tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ.

Luôn luôn phải nhớ:  không có gì là nhất định và vĩnh cửu cả nên phải trung dung, tránh thái quá, bất cập, cực đoan và cuồng tín. Nhưng các nho sĩ phần lớn là thái quá, cực đoan, cuồng tín trong lúc áp dụng nho giáo, đã làm quan hệ giữa người với người như nô lệ, thống trị và bị trị, có khi làm xã hội và nhân dân đau khổ vô vàn, như tại Việt Nam ta, đã cố làm sống dậy những xác chết của nhà Trần, nhà Lê, chúa Nguyễn, gây ra nạn binh đao đồ thán cho nhân dân chỉ vì chính danh, nhưng thật ra những ông vua, ông chúa đó đã chẳng ra gì, vua không ra vua, chúa chẳng ra chúa!

Kinh Dịch đã có đó nhưng Khổng giáo ít đem ra áp dụng vì mơ hồ, một số nhà Nho đời Tống thấy rằng nếu nói thiên địa vạn vật đồng nhất thể,  trời với người tương ứng với nhau (thiên nhân tương dữ, cho nên hay đem ý mình mà gán cho ý của trời) thì cái học của Nho giáo sẽ què quặt nếu không có Dịch, nên họ hệ thống hóa phần vũ trụ quan, hình nhi thượng học, là chuyện của trời đất, rồi đem  áp dụng  phát huy phần hình nhi hạ học theo Dịch, thành ra cái học Tống nho (Neo-Confucianism) thiên về Lý, là thiên lý và tâm,  tiên phong bỡi hai anh em  Trình Di, Trình Hạo và tổng hợp bỡi Chu Hy nên gọi tắt là cái học Trình Chu. Cái tâm mà họ cố uốn nắn theo Dịch rất là miễn cưỡng, mơ hồ, không giống như tâm lý học thực nghiệm mà ta biết ngày nay, ta không nên bỏ công nhiều lắm vào đó làm gì, nhưng cái Lý của Dịch là sinh động nhất và đã được nhiều người đem ra áp dụng vào đời, có người đã thành công tới mức như là tiên tri!

Đem Dịch vào đời, tựu trung là phải biết đón bắt 3 điều sau đây:

- 1: Tương sinh tương khắc (producing and destroying each other  as the five elements: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), tương tác hay ức chế lẫn nhau mà thành ra vạn vật,  nói theo biện chứng pháp ngày nay (dialectic) là bất cứ cái gì trong vũ trụ, hễ có A (chính đề, thesis) sẽ có B (phản đề, antithesis) hậu quả là đưa đến C (hợp đề, synthesis) không phải A hay B nữa mà là C,  không ai thắng ai thua cả,  cho nên Cộng Sản hay Tư bản tự nó sẽ có phản đề đưa đến một xã hội không còn là xã hội CS hay TB thuần túy nữa,  như chúng ta thấy đang xảy ra, cứ như thế vạn vật và xã hội tiếp tục biến đổi. Chắc chắn Viêt Nam cũng thế. (Nhớ: Dịch là động, là thay đổi, 2 mặt của dồng xu không có ý nghĩa gì với Dịch ).

- 2: Tắc cực tất thông (congestion is always followed by decongestion): Tức là:  Vật cùng tắc biến, biến cùng tắc thông, thông tắc cửu, cửu là bền nhưng thật ra là không có gì là bền cả, vì lẽ tương sinh tương khắc trên kia, Dịch nên nói thêm là chỉ bền trong chốc lát thôi, tưởng vậy mà không phải vậy, đó là cái lý nguyên sơ của vũ trụ.

- 3: Cách cổ đỉnh tân: Bỏ cái cũ dựng cái mới (abandon the old, embrace the new,  do something revolutionary): là một thành ngữ trong kinh Dịch, bắt nguồn từ 2 quẻ: Cách (đổi cũ), và Đỉnh (làm mới), áp dụng vào chính trị ngày xưa là bỏ triều đại cũ khi triều đại ấy đã hư hỏng suy tàn, dựng triều dại mới, ngày nay là làm cách mạng. Nắm bắt được hai điều trên kia và làm được cái thứ 3 này là thành công biết khi nào nên lánh đời, khi nào nên xuất đầu lộ diện và tiến thối, để tránh chỗ nguy hiểm bất lợi, gọi là: Hành tàng xuất xử, nguy bang bất nhập vậy.

XÃ HỘI VIỆT NAM VÀO THỜI LÊ MẠT:

Cuối đời nhà Lê  loạn lạc khắp nơi, nhân dân đồ thán, hai vị vua cuối cùng, người  là vua Quỷ, người là vua Lợn vì chỉ lo đam mê khoái lạc, ngu si và giết chóc. Năm 1510, Lương Đắc Bằng dâng 14 kế sách trị bình, năm 1518, 2 quyền thần Nguyễn Hoằng Dụ và Trần Chân đem quân đánh nhau làm rối loạn kinh thành,  các tướng xưng hùng chiếm lĩnh các địa phương, Trần Chân chiếm kinh đô, Nguyễn Hoằng Dụ rút về Thanh Hóa. Dân chúng đói khổ, xác người chết nằm gối lên nhau. Tháng 7, Trần Chân bị giết. các tướng của Trần Chân thả quân cướp phá kinh  thành, vua cũng phải bỏ cung điện mà chạy loạn.  Mạc Dăng Dung  (MĐD) từ Hải Dương được gọi về và được giao cho binh quyền để dẹp loạn. Từng bước từng bước như đã từng xảy ra vào cuối đời Lý qua Trần, Trần qua Hồ,  hay như  từ Hán qua Ngụy, Ngụy qua Tấn ở bên Tàu..v.v. Mạc Đăng Dung đã ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi từ Lê qua Mạc năm 1527.  Cũng giống như những thời đại trước, con cháu  và trung thần của nhà Lý, nhà Trần, hay nhà Hán, nhà Ngụy đã nổi lên chống đối triều đại mới. Lúc bấy giờ Nguyễn Kim  là con của Nguyễn Hoằng Dụ, chạy qua Lào, dựng cờ phù Lê, lập con cháu nhà Lê lên làm vua tại Sầm Châu đó là  nhà hậu Lê.  Năm 1530, MĐD nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, còn mình thì lên làm Thái thượng hoàng.

- Đến năm 1532, Mạc Đăng Dung và con là Mạc Đăng Doanh đã bình định phần lớn đất nước, đem lại ổn định, chợ búa tấp nập, đời sống nhân dân và xã hội phồn vinh trở lại, một cảnh tượng thiên hạ thái bình, an cư lạc nghiệp chưa từng có trước đó!

- Mùa xuân năm 1532, nhà Mạc mở khoa thi Hội đầu tiên.

- Năm 1535, mở khoa thi Hội lần thứ 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, 45 tuổi, mới ra thi và đậu  Tiến sĩ cập đệ trong kỳ thi này, 8 năm, sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi và đã đem lại thanh bình thinh vượng cho đất nước ông mới đi thi và ra làm quan (Mỗi người tự nhận xét và phê bình lấy). 

- Năm 1536, nhà hậu Lê của Nguyễn Kim sai Trịnh Viêm sang nhà Minh trình bày chuyện nhà Mạc tiếm ngôi, giết vua.

- Năm 1538, nhà Mạc đã ra lệnh tuyển lính nhưng sau đó đã sai Nguyễn Thái sang nhà Minh dâng biểu xin hàng.

- Tháng 1/ 1540: Mạc Đăng Doanh chết, con là Mạc Phúc Hải lên thay.

- Tháng 11/1540: Nhà Minh sai Mao Bá Ôn đem quân áp sát biên giới. Vì liệu sức khó bề chống nổi ngoại xâm trong khi cường địch bên trong đang lăm le đánh tới nên MĐD đã  cùng triều thần 40 người, tự trói mình đến doanh trại của Mao Bá Ôn xin hàng, dâng sổ sách nhân dân trong nước, xin trả đất 6 động ở biên giới và xin được làm người quản lý đất nước. Cũng tháng này Nguyễn Kim đem quân từ Ai Lao đánh về Nghệ An, thanh thế rất lẫy lừng.

- Tháng 8/1541: MĐD được cho làm An nam đô thống sứ ty đô thống sứ, chứ không được làm quốc vương, ban cho ấn bạc và cho thế tập, 3 năm cống một lần. Tháng 8 năm đó Mạc Đăng Dung  chết.  Mạc Phúc Hải là một vua hèn, ham mê tửu sắc, thua xa ông nội và cha.  Sau đó là nội chiến triền  miên giữa nhà hậu Lê và nhà Mạc, rồi tới Trịnh Nguyễn phân tranh.

 NGUYỄN BỈNH KHIÊM (NBK) .

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại tỉnh Hải Dương, thông minh dĩnh ngộ từ bé,  được mẹ (là con gái thượng thư bộ hộ Nhữ Văn Lân ) dạy Tứ thư  và Ngũ kinh bằng miệng từ khi lên 4, đến 7 tuổi thì mẹ đi lấy chồng khác nhưng được cha là Thái học sinh Nguyễn Văn Đính tập theo nghiệp sách đèn, lớn lên theo học với danh sư là Bảng nhỡn Lương Đắc Bằng ở Thanh Hóa. Cuối đời Lê, chính sự rối ren, xã hội loạn lạc, chính thầy ông cũng đã từ quan về quê mở trường dạy học.

Vào thời ông,  nhà Lê có mở mấy khoa thi nhưng ông không ra ứng thí mà chỉ mở trường dạy học. 8 năm sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, đã đem lại thanh bình thịnh vượng cho đất nước,  ông mới ra thi, đậu giải nguyên, năm sau thi hội đậu Trạng nguyên, năm 45 tuổi  ta thấy ông đã tính toán và chờ đợi cho tới lúc thay đổi đã xong, đã ổn định và an toàn  mới xuất chính, và chấp nhận cái mới chứ không cố chấp như bọn Nguyễn Kim và các công thần nhà Lê khác). Ông được nhà Mạc trọng dụng, làm quan đến chức Lại bộ tả thi lang. Ở triều 8 năm, không thấy nói ông đã làm gì và có mặt hay không trong nhóm 40 trọng thần cùng Mạc Đăng Dung trói mình bò tới xin hàng quân Tàu tại biên giới, nhưng ông đã can đãm dâng sớ đàn hạch và xin chém đầu 18 lộng thần dưới triều Mạc Phúc Hải song không được vua nghe.

Để tránh vạ lậy, năm 1542 ông đã cáo lão xin về trí sĩ tại quê hương. Sau đó Mạc Phúc Hải có khẩn khoản mời ông trở lại làm quan và ban cho chức Công bộ thượng thư, song ông lại về ngay và vui thú điền viên cho tới lúc chết (95 tuổi). Nhưng văn thơ để lại nói là ông đã lưỡng độ tòng chinh, theo quân Mạc đi đánh dẹp ở Tuyên Quang, Hưng Hóa.v.v.., lần thứ hai đã ngoài 60 tuổi. Trong thơ của Trạng nguyên Nguyễn Cảo Xuyên (đậu 1532 trước NBK một khóa) người đã từng tòng chinh với NBK, là một trọng thần nhà Mạc, là bạn thân của NBK, đã cùng nắm tay nhau bàn bạc 18 năm qua...như vậy tới 60 tuổi ông vẫn còn giúp nhà Mạc, và có thể vẫn còn giúp nhà Mạc qua tư cách cố vấn có ăn lương cho tới ngoài  70 tuổi như trong bài thơ Trung Tân quán ngụ hứng:  “Tuổi sắp đến bảy chục mà vẫn chưa treo xe ...”; hay như trong bài thơ Tự thuật: “ tuổi vừa bảy chục đã hưu quan...” . Sự thật thì vua nhà Mạc thường xuyên đến hỏi ý kiến ông, hay triệu ông về kinh để hỏi mưu kế , rồi ông lại về am chứ không ở lại, mãi đến ngoài 70 ông mới về hẳn. Tôi nghĩ có lẽ ông quá sợ bị giết bậy bỡi ông vua mà chung quanh có nhiều lộng thần mà ông đã đòi chém đầu trước đó chăng" Tước vị cuối cùng là Thái phó Trình tuyền hầu, về sau lại gia phong Trình quốc công nên người đời thường gọi ông là Trạng Trình.

Trở về làng Trung Am, ông dựng am Bạch Vân, lấy đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân trên bến Tuyết Giang, xây chùa, mở trường dạy học. Học trò ông có nhiều người nổi danh ở cả hai bên chiến tuyến thời bấy giờ. Khi nhàn rỗi ông cùng các sư tăng, bè bạn dạo chơi các danh lam thắng cảnh quanh vùng. Ông được người đương thời tôn kính như bậc thầy, không những triều Mạc mà cả họ Trịnh và Nguyễn đều phái sứ giả tới am Bạch Vân hỏi ý kiến ông về những việc hệ trọng.

Năm 1585 ông  bị bệnh nặng, Mạc Mậu Hợp sai người tới thăm và hỏi ý kiến về việc nước,ông nói: “ Sau này nếu có biến cố thì đất Cao Bằng dầu nhỏ cũng có thể hưởng phước lâu được vài đời”. Bảy năm sau (1592) họ Mạc thua, rút chạy lên giữ đất Cao Bằng, được thêm ba, bốn đời, dài hơn 70 năm mới mất hẳn. Người bây giờ cho lời nói ông rất linh nghiệm, học trò truy tôn ông là Tuyết Giang phu tử (bậc thầy ở sông Tuyết Giang).

    Những tác phẩm văn học: Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại những tác phẩm sau đây:

- 1: Bạch Vân am thi tập bằng chữ Hán, khoảng trên 1000 bài thơ nhưng chỉ con khoảng 2/3 số bài ấy.

- 2: Về thơ Nôm có tập Bạch Vân quốc ngữ thi, tập này gồm có khoảng 170 bài thơ làm theo thể thơ Đường luật, lục ngôn xen lẫn thất ngôn, không có đề mục cụ thể cho từng bài hoặc cho từng môn loại.

Ông đã nói gì trong đó"

- a: Ca tụng đất nước thanh bình, một thời đại mới: Khi Mạc Đang Dung đã đem lại đất nước thanh bình và thịnh vượng, ông cho đó là điềm lành nên đi thi và ra làm quan:

“Vũ thuận cốc đăng kim thượng thụy,

Thái bình hựu nhất thử hưu kỳ”    (thơ chữ Hán: Vũ)

(Mưa thuận hòa, thóc lúa được mùa, nay dâng điềm lành ấy,

Thái bình lại là một thời kỳ tốt đẹp)

“Xán lạn cảnh tinh kim khoái đổ

Hoàng đồ cơ thọ vĩnh thanh ninh”     (Thơ chữ Hán: Tinh)

(Rực rỡ sao lành, ngày nay sung sướng được thấy

Cơ đồ nhà vua với cửu trù cơ tử, trong sáng, yên ổn, lâu dài)

- b: Giúp vua để trị quốc và bình thiên hạ:

“ Sinh bình chí nghĩa quan hoài thiết...

Ưng tri vạn giáp tố bàn trung,

Thử hành tố triển an biên sách”   

  (Thơ chữ Hán: Phụng căn tòng phát hành thuật hoài)

(Chí hướng về việc nghĩa từ thưở bình sinh vương vấn trong lòng tha thiết...

Nên biết hàng vạn giáp binh vốn núp ở trong lồng ngực.

chuyến đi này sẽ thi thố kế sách làm yên biên giới)

- “ Tỳ hưu vạn đội bạng nham khê,

Nhật ủng tinh kỳ thụ ảnh đê...

Đồ thán nhân giai  nhẫm tịch tê

Tối thị đế vương nhân nghĩa cử”

(Thơ chữ Hán: Liệt Khê trú doanh)

(Muôn đội tỳ hưu dựa vào khe núi (đóng quân),

Ánh mặt trời trùm lên tinh kỳ, bóng cây xuống thấp...

Dân từ lầm than đều được bước lên chỗ chiếu nằm yên ổn

Quan trọng nhất là đế vương cử nhân nghĩa).

- c: Nhưng thú nhận là bất lực và không có tài:

- “Tế nịch phù nguy quý phạp tài

Cố viên hữu ước trụng quy lai”

(Thơ chữ Hán: Ngụ hứng)

(Tự thẹn kém tài vớt kẻ đắm đuối, đỡ kẻ nguy nan

Đã có ước hẹn với vườn cũ, nặng tình ra về)

- “ Tào sảnh thao liên quý bất tài

Siêu nhiên đầu phất tảo qui lai”

(Thơ chữ Hán: Trung Tân quán ngụ hứng)

(Lạm dự liên danh tào sảnh xấu hổ là kẻ bất tài

Ném trả cái khăn phong hầu, sớm ra về lâng lâng).

- d: Chán ghét chiến tranh tàn phá:

- “ Yến khan nghịch tặc cửu xương cuồng,

Hỗ chiến giao tranh bán sát thương.

Liệt hỏa viêm viêm phần ngọc thạch,

Cô Ưng ngạc ngạc bố loan hoàng”

(Thơ chữ Hán: Cảm hứng)

(Ngán nhìn bọn giặc điên cuồng đã lâu,

Chiến tranh với nhau giết hại đến một nửa.

Lửa dữ cháy bừng bừng đốt cả ngọc đá,

Một con ưng hung dữ khủng bố chim loan, chim hoàng.)

- “Tiếu tha thù tặc hổ tương tranh,

Thiên hạ phân phân hận vị bình”

(Thơ chữ Hán: Cảm hứng)

(Cười bọn thù tặc cứ tranh dành lẫn nhau,

Thiên hạ đang rối bời, hận chưa dẹp yên).

- “ Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu,

Uyên ngư tùng tước vị thùy khu” (Thơ chữ Hán: Ngụ ý)

(Khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chất như núi.

Không biết chúng vì ai mà đuổi cá đến vực sâu, đuổi chim vào bụi rậm như thế)

- e: Mỉa mai nhân tình thế thái:

Nội dung là nghi ngờ, không đáng tin cậy và coi chừng nguy hiểm (distrust and unsafety).

“ Thế gian biến đổi vũng nên đồi,

Mặn lạt chua cay lẫn ngọt bùi.

Còn bạc còn tiền còn đệ tư,

Hết cơm hết rượu hết ông tôi.

Xưa nay những trọng người chân thật,

Thiên hạ nào ưa kẻ đãi bôi.

Ở thế mới hay người thế bạc,

Giàu thì tìm đến, khó tìm lui!”

- g: Triết lý tam giáo đồng hành: Nho-Lão- Phật:

Đạo, Thiên lý của Dịch không khác gì chân lý Vô thường của nhà Phật, ông còn tin cả số trời và nghiệp báo nữa, ông là nhà Nho của Tống nho là vừa Nho và Dịch lại xây chùa và đi chơi cùng sư sãi cho nên thơ của ông đều mang màu sắc của ba triết lý ấy:

_  Giống như chính danh của Nho:

_ “ Gàu làm chị, khó làm em,

Sang chớ kiêu căng, khó chớ hiềm.

Dưới biết kính trên, trên dẫn dưới,

Ấy nhà còn thịnh, phúc còn thêm”.

_ Đời là một cuộc thay đổi không lường của Lão- Phật:

_ “ Làm người chen chúc nhọc đua hơi,

Chẳng khác nhân sinh ở gởi chơi.

Thoa nhật nguyệt đưa thấm thoát,

Áng phồn hoa khá lạt phai.

Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa,

Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi.

Mới biết doanh hư đà có số,

Ai từng dời được đạo trời.”

_ h: Hưởng nhàn:

 “_ Một mai một cuốc một cần câu,

Thơ thẩn dù ai vui thú nào,

Ta dại ta tìm nới vắng vẻ,

Người khôn người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp,

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”.

_ i: Đâu là con người thật của ông":

_ Ông nói: “Tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi,

Cùng, thông, đắc, táng, ta có lo chi riêng mình” (Thơ chư Hán: Tự thuật).

Như câu: “Tiên ưu hậu lạc” thể rút nhắn của câu: “ Sĩ tiêu thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” là kẻ sĩ khi lo thì lo trước mọi người, nhưng khi vui thì phải vui sau nọi người. NBK còn nói thêm là ông ưu tiên lo cho mọi người tới già chưa thôi, không kể gì chuyện được thua thành bại của riêng mình, nhưng qua tiểu sử của cuộc đời của ông, ta thấy câu nói sau đây mới là lời chân thật nhất:

_”Lý tòng phi ẩn sát hồ thiên,

Ngư dược diên phi khế tự nhiên” (Thơ chữ Hán: Trung Tân quán ngụ hứn ).

(Xét theo lý ở trời, đời loạn thì ở ẩn,

Cá nhảy, diều bay là hợp lẽ tự nhiên).

_ “ Thánh hiền sĩ chỉ chung vi chuẩn,

Tất cánh sơ vô thích mịch tâm” (Thơ chữ Hán: Trung Tân quán ngụ hứng)

(Cuối cùng lấy “sĩ chỉ” của thánh hiền làm tiêu chuẩn,

Rút cuộc trong lòng không có “hậu” hay “ bạc” ngay từ thuở đầu).

Ông đã áp dụng triệt để những qui tắc của Dịch lý, khi thiên hạ thái bình thì ra làm quan, khi làm quan thì theo những qui tắc của Nho giáo, phò vua giúp nước, khi thấy đời loạn trở lại thì quay về ở ẩn.  Ông áp dụng những nguyên tắc trên moat cách  triệt để và uyển chuyển, không câu nệ, không bị ràng buột bỡ sự chính danh một cách ngu muội và cực đoan của những nhà nho khác, là vẫn cứ ôm theo chết chung với một triều đại hư hỏng và suy tàn, ông đã tự chủ không để bị cảm tình liên hệ (attachment, hiểu như là: hậu, bạc, là có tình có nghĩa, hay là  vô tình vô nghĩa) với triều đại cũ, đã hồ hỡi phấn khởi giang cả hai tay chấp nhận cộng tác với triều đại mới, khi ông đã chính mắt thấy những thành công của triều đại mới đó, nhưng tiếc thay minh quân của triều đại ấy đã chết rồi! 

Ông đã tự biết mình không có tài bình định thiên hạ nên khi nhà Lê trung hưng nổi lên mạnh mẽ là ông đã rút ngay, hay ít nhất là không còn trực tiếp dính với nhà Mạc nữa. Ông đã tránh được những nơi nguy hiểm  vì nhà Mạc bây giờ là nguy bang rồi, ông sống một cách ngon lành tới 95 tuổi, với  3 vợ, 12 con (7 trai, 5 gái) và được đời trọng vọng như một nhà tiên tri. Con rể của ông là Phạm Dao và cha ruột của hắn đã không nghe lời của ông mà cứ ham mê tranh dành quyền lực và phe phái đã bị vua Mạc Mậu Hợp giết chết. Ông là Tống nho, áp dụng Dịch lý để hành tàng xuất xử, nguy bang bất nhập, nên học trò của ông, tùy theo trình độ của mỗi người đã đi theo con đường mà họ nhìn thấy ở cả hai bên chiến tuyến chứ không phải ông đã chỉ họ theo phe này hay phe kia vì mục đích chính trị như nhiều người nghi vấn, vì ông cũng chả đúng gì lắm kia mà!

Ông đã chờ đợi khá lâu đến khi an toàn mới xuất đầu lộ diện, tố cáo 18 người là lộng thần, khi vua không nghe , sợ bị trả thù là ông rút về ở ẩn ngay, nhưng thật ra vẫn còn giúp nhà Mạc nhưng không dám ở tại triều vì sợ bị hại. Mỉa mai thế thái nhân tình thì ta thấy nhiều trong thơ của những người thất thế như Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ chẳng hạn và của dân quê trong ca dao tục ngữ, NBK có tất cả nhưng lại nói rất nhiều về điều đó, cho nên tôi nghi ít nhất là ông có nét cá tính nghi ngờ (paranoid trait), có lẽ nhờ nét cá tính này mà ông đã nhanh chóng hành động không chờ nước tới trôn mới nhảy, cộng thêm vào đấy là những câu Dịch lý đã làm người đời tưởng ông có tài tiên tri thật! Bàn về nét cá tính nghi ngờ, vì chúng ta không biết trong gia đình của ông có nét cá tính đó hay không nhưng thực tế quan sát theo dõi về lâu về dài thì thấy rằng những đưa bé mất mẹ khi còn bé dưới 13 tuổi, mất đi cái thế giới êm đềm an toàn tuổi thơ bên mẹ hiền (mất mẹ là một early life stress) sẽ có nét cá tính nghi ngờ sau này.

Mẹ NBK đã bỏ ông và cha ông đi lấy chồng khác khi ông được 7 tuổi, mẹ mà như thế thì ông có nghi ngờ cả thiên hạ cũng không lạ lắm với ông! (Tôi muốn nói thêm để tránh hiểu lầm, sự tiên liệu  trước (anticipation) để đối phó với tình thế là hành động của người trưởng thành, khác với sự nghi ngờ, vì một cái dựa vào thật tế và hiểu biết,  còn một cái thì vơ đũa cả nắm và không thật tế, đi quá xa, cực đoan, cố chấp, như NBK đã kết luận là: Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi ! Thật tế là vẫn cóvô số  người trung thành với chủ,  vẫn biết ơn kính trọng thầy, và chết cho nhà Lê, nhà Mạc dù hai triều đại này đã sụp đổ rồi đấy chứ! cho nên tôi nghĩ là NBK có nét cá tính nghi ngờ mà chạy trước, cộng với những câu Dịch đã làm người đời tưởng lầm ông có tài tiên tri. Những câu Dịch ấy không có gì cao siêu cả, rất tầm thường, nói về sự thay đổi của vạn vật một cách chung chung, mà người có óc quan sát  và triết lý đều có thế thấy được, chứ không phải từ những công thức toán, vật lý lý thuyết hay thực nghiệm nào cả. Cái mớ Dịch ấy ta có thể tìm thấy trong nhiều tôn giáo,  chỉ khác nhau về cách trình bày mà thôi).

Cũng có thể là ông có cả hai, vừa có nét cá tính nghi ngờ và khả năng tiên liệu trước của người trưởng thành, mà như thế thì người đời lại càng tin mạnh thêm nữa!

 3: tập Sấm vĩ:

Đó là tập văn vần tạp thể, lời nôm đôi khi lại pha nhiều câu chữ Hán, tương truyền là của ông để lại để đoán việc tương lai, song lai lịch không có gì chắc chắn, lại còn có dị bản nữa và mới thấy xuất hiện in lần đầu vào năm 1930. Tương truyền là ông Lương Đắc Bằng khi đi sứ sang Tàu được một người tặng cho cuốn Thái Ất Thần Kinh  (TATK) nhưng ông đọc không hiểu gì cả, sau này trước khi chết đã đem tặng lại cho NBK, nhờ đó NBK biết được chuyện quá khứ vị lai. TATK tức là sách Thái Huyền do Dương Hùng viết ra theo kinh Dịch của Nho giáo và Đạo Đức Kinh của Lão Tử.  Cũng giống như NBK, khi thấy Vương Mãng cướp được ngôi nhà Hán, tưởng đời sẽ thịnh trị lâu dài, Dương Hùng đã ca ngợi và đi theo tôn phò Vương Mãng như một vị thánh quân, làm đến chức đại phu. Nhưng khi Hán Quang Vũ khôi phục lại nhà Hán, Dương Hùng đã phải nhảy từ trên lầu cao xuống đất tự tử. 

Năm 1555, một tướng tài của nhà Mạc là Nguyễn Quyện đã về hàng nhà Lê trung hưng, vua Mạc lo ngại và đã nhờ NBK lúc này đã 64 tuổi, đi thuyết phục, dùng tình nghĩa thầy trò đã đem được viên tướng này quay về với nhà Mạc. Trong văn thơ của ông đã nói rõ là ghét việc tranh bá đồ vương làm cho nhân dân lầm than đau khổ và tiếc là mình không có tài để diệt được bọn này, gián tiếp là bọn nhà Lê trung hưng, các con trai của ông đều có chức tước và làm quan với nhà Mạc, khi chết vua Mạc còn đích thân viết chữ để thờ trong miếu:

“Mạc triều Trạng nguyên, Tể tướng”  thì làm sao có chuyện ông lại đi giúp cho Trịnh Kiểm hay Nguyễn Hoàng, giết không được họ là may rồi! Cho nên có thể nói những câu tiên tri như “Hoành Sơn nhất đái vạn đại chung thân” để chỉ đường cho Nguyễn Hoàng, và “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trinh vong” để gợi ý cho Trịnh Kiểm, đều là những thủ đoạn chính trị dưới thời thần quyền để tìm thiên mệnh và đã được gán cho ông. Nên nhớ là ở khoảng giao thời biến động đổi đời, ở mọi thời tại VN và Trung Quốc đều có những pha chiến tranh tâm lý như thế cả. Nhà Tây Sơn cũng không ngoại lệ, họ đã cho khắc bia đá “Nguyễn Nhạc vi vương”đem đặt trên núi, rồi đêm đêm đốt lửa gợi tò mò cho người đến xem để khám phá ra thiên mệnh đó! Nguyễn Ánh thì được cá sấu đưa sang sông trong khi chạy trốn tại miền nam. Còn Việt Minh Cọng Sản khi đọc đoạn này chắc là phấn khởi hồ hỡi lắm:

“ Cửu cửu càn khôn dĩ định,

Thanh minh thời tiết hoa tàn,

Trực đáo dương đầu mã vĩ,

Hồ binh bát vạn nhập Tràng An.”

Cho là ứng với sự kiện tám vạn bộ đội cụ Hồ vào giải phóng thủ đô. Các bạn nghĩ sao"

Daytona Beach

9/2005

Sách tham khảo:

_ Nho Giáo của Trần Trọng Kim.

_ Văn học Việt Nam (Thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII), nhà xuất bản giáo dục.

_ Việt Nam, những sự kiện lịch sử, nhà xuất bản giáo dục.

_ Giai thoại và sấm ký Trạng Trình, của Phạm Đan Quế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.