Hôm nay,  

Thân Phận Hàng Trăm Người Việt Ở Li Băng

26/07/200600:00:00(Xem: 1432)

Theo đài RFI Pháp, hiện có 300 người Việt "lao động xuất khẩu” ở nước Li- băng trong cơn bom đạn. Theo Đài BBC Anh, tại thủ đô Beirut của Li - băng, hàng trăm người Việt đang kêu cứu. Số người Việt này không phải đi chơi mà đi làm việc theo chương trình "lao động xuất khẩu" của nhà cầm quyền CS Hà Nội. Nhưng CS Hà Nội bóng đổ thầy, thầy đổ bóng, không tìm cách cứu người dân ra khỏi vòng bom đạn.

Ở Li-băng,  khi chiến tranh Do thái --  Li- băng bùng nổ, người Thái lan làm việc đông hơn người Việt nhiều. Thái lan cũng như VN đều không có toà đại sứ hay lãnh sự quán ở Li - băng. Nhưng Thái lan tức  khắc nhờ Toà đại sứ Phi luật tân có đại diện ngoại giao ở Li- băng lo bảo vệ và di tản ra công dân Thái Lan ra khỏi vùng và nước lửa đạn. Phi luật tân chấp nhận không chút dè dặt yêu cầu của Thái Lan.

Trái lại người Việt không được nhà cầm quyền nước mình ở Hà Nội lo giúp như vậy. Người Việt đang làm việc ở Li- băag phải tự mình chạy đôn chạy đáo như gà mất mẹ trong vòng lửa đạn. Có một người chạy đến được nơi có Internet liên lạc với Đài BBC, kêu cứu với Hà Nội. Đài BBC gióng lên tiếng chuông "Người Việt kêu cứu trong lòng thủ đô Li Băng" qua một phóng sự nghe đau lòng dân tộc Việt. Sở dĩ những người Việt phải kêu gọi tận Hà nội xa xôi  trước đó đã kêu gọi Toà đại sứ VN ở Cairo Ai Cập gần bên và phụ trách luôn nước Li- băng, mà tuyệt vô âm tín dù Toà Đại sứ khuyên nên ở lại Beirut và giữ liên lạc với toà đại sứ nhưng toà đại sứ không gọi lại. Trong khi đó Toà dại sứ ở Ai cập này lại đổ cho Hà Nội, là nơi lo mọi việc, sứ quán chỉ chờ lịnh từ trung ương. Còn Bộ Ngoại giao và Cục Quản lý Lao Động ở Hà Nội thì trả lời với thân nhân trong nưóc, rằng  "tất cả người Việt tại Beirut đều an toàn". Bộ và Cục còn nói thêm việc di tản và đưa số người ở Li băng về nước quá tốn kém và rằng có người lại không đi qua đường Nhà nước - tức đi lao động tự túc.

Tình trạng 100 người Việt ở Li- băng vô cùng bi đát và mấy trăm người còn lại cũng không hơn gì.. Chủ nhà đã di tản, người làm công ở lại bơ vơ. Có người chủ nhà đi gấp chưa hay quên trả lại hộ chiếu vì theo luật lao động ở Li- bang người mướn giữ thông hành của người làm.. Điện khi có khi không, có người phải nấu cơm bằng củi vụn. Sợ quá, nhiều người lại tìm đến ở với nhau để đỡ bơ vơ và nương tựa lẫn nhau.

Mạng sống là vàng, một công dân nào chết cũng là điều đáng buồn. Chết vì nhà cầm quyền không làm hay làm không đủ nhiệm vụ của Nhà Nước là một điều đáng qui trách. Trong cơn bom đạn như ở Li- băng, khi người dân đã làm hết sức mình để kêu cứu, một chánh quyền đúng nghĩa chánh quyền phải dùng tất cả phương tiện ngoại giao của mình để bảo vệ kiều dân, kể cả nói với Do Thái không bỏ bom nơi người Việt treo cờ vì VN đâu có thù địch với Do Thái. Kể cả nhờ các nước có toà Đại sứ như Thái lan nhờ Phi luật Tân cứu giúp người Do Thái. Có hàng trăm chỗ để Bộ Ngoại Giao can thiệp, trong đó có Mỹ và Hồng Thập Tự Quốc tế.

Thế mà CS Hà nội lại đi phân biệt đi lao động qua nhà nước hay qua tự túc, tiếc tiền di chuyển mắc hay rẻ. Chính một người Việt ở Li -bang đã nói với BBC,  "theo tôi thì đi sang đây bằng đường gì thì một khi chúng tôi vẫn là công dân Việt Nam thì chính phủ nên có trách nhiệm giúp đỡ".

Mãi mấy ngày sau, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng mới tuyên bố đã  "chỉ đạo" cho các bộ liên hệ lo di tản người Việt. Đài RFI bình luận chỉ nghe thấy tuyên bố mà không thấy hành động, kể cả hành động của Toà Đại sứ Hà nội ở Cairo.

Đây không phải là lần đầu, chánh phủ CS Hà Nội bỏ rơi công dân trong cơn bom đạn ở Trung Đông. Theo BBC, trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, hơn 50 ngàn lao động Việt Nam đã phải tự rời Iraq bằng nhiều phương tiện khác nhau, đi bộ, đi xe buýt và ở lều trại tị nạn. Qua nhiều nước khác nhau như Jordan, Iran và cuối cùng cũng đã về tới Việt Nam bằng máy bay do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Chánh phủ Hà Nội không có một kế hoạch cụ thể nào trực tiếp giúp đồng bào của mình.

Lệ phí nổi chìm để xuất khẩu lao động thì thu hết sức mắc, thuế lao động xuất khẩu thì thu răn rắt, ngoại tệ gởi về thì vào ngân hàng nhà nước, cán bộ có chức có quyền phóng đô la qua cửa sổ, cá độ một tháng hàng hai triệu, gởi đoàn văn công đi Uc hàng hai trăm người, tốn hàng triệu bạc. Trong khi hàng trăm đồng bào do Hà Nội "xuất khẩu lao động" đang lâm nguy trong chiến tranh thì Hà nội so đo mắc rẻ, phân biệt đi ngoài đi trong chưong trình nhà nước. Nếu VN là nước tự do dân chủ, chắc chắn Ô. Thủ Tướng và các bộ trưởng và những người có liên quan đã bị Quốc Hội chất vấn và có thể bị truất nhiệm nữa..

Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội cần phải "nghiêm khắc với bản thân" và kiểm điểm nghiêm túc chương trình xuất khẩu lao động. Đành rằng chuyện người dân nước này sang nước kia làm việc là chuyện bình thường vì lao động là một yếu tố sản xuất, một yếu tố của kinh tế. Chuyện này xảy ra càng nhiều và mạnh hơn trong thời kinh tế toàn cầu. Mễ tây cơ, El Salvador, Columbia, Pakistan, Thái lan và Phi-li-pin đều có xuất khẩu lao động. Riêng Phi-li-pin, hiện nay có khoảng 8 triệu người làm việc ở nước ngoài, bằng khoảng 10 % dân số nước ấy. Hằng năm ngoại hối do lao động xuất khẩu gửi về qua đường chính thức khoảng 10 tỉ USD, xấp xỉ 10% GDP. Trung Đông là vùng thu hút nhiều nhứt vì tài nguyên  dầu lửa ..

Chính vì thế nên phải có chính sách, đường lối, kế hoạch rõ ràng, tứ đại công khai. Một chánh quyền tốt thường phải chuẩn bị khoa học và kỹ càng cho chương trình xuất khẩu lao động. Tối thiểu phải "đào tạo  tay nghề" để được trả lương cao hơn. Bảo vệ bằng hiệp ước lao động, kiểm soát hợp đồng lao động, và tùy viên lao động theo dỏi và can thiệp. Không thể chấp nhận như trường hợp Toà Đại sứ ở Cairo kiêm nhiệm Li - bang mà không biết bao nhiêu người Việt lao động ở Li - băng. Đó là vô trách nhiệm.

Nếu tối thiểu làm được như trên thì công nhân Việt Nam ở ngoại quốc đâu có rơi vào thảm trạng như đã thấy trên truyền thông đại chúng độc lập quốc tế. Từ cuối năm 1990, Hà nội xuất cảng lao động nhiều và nhanh sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 400.000 lao động VN làm việc tại 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100.000 người, chíếm độ 10% tổng số lao động nhập khẩu của nước nầy.

Báo chí trong nước dù kẹt cũng ráng len lỏi để nói lên thân phận của đồng bào mình đi lao động ở nước ngoài. Còn người Việt Hải ngoại chẳng những nói giùm mà hành động giúp đỡ trực tiếp đồng bào bị chủ Đại Hàn đánh đổ máu ở đảo Samoa, bị lạm dụng tình dục ở Đài Loan, Đại Hàn, Miên bị bán đấu giá ở Singapore. Chỉ có CS Hà nội chậm và im một cách đồng lõa trước những hành động vi phạm quyền làm người và quyền lao động của đồng bào đi làm mà chính nhà cầm quyền coi đó là một chương trình "mũi nhọn xuất khẩu."

Gần đây Hà Nội có nói sẽ đưa ra dự thảo luật Lao Động tiếp theo các cuộc biểu tình trong nước nhưng mãi đến cuối năm 2006 Quốc Hội mới xem xét. Người Việt nhứt là người Việt Hải ngoại đầy đủ tin tức cảm thấy đau sót trước thảm cảnh mà đồng bào đi làm việc ở nước ngoài. Trước khi đi bị bóc lột khi làm hồ sơ, có người phải cầm cố, vay cắt cổ năm mưới ngàn Đô để đóng lệ phí cho nhà nước và trả tiền dịch vụ cho các dịch vụ là nha trảo  của cán bộ nhà nước móc nối tham nhũng. Theo VnEconomy 4.4.2006, mỗi lao động sang Hàn Quốc phải nộp trước cho cò dịch vụ từ 4 tới 8 ngàn USD trong khi chi phí đi lao động ở nước này, theo qui định của nhà nước, chỉ là 699 USD. Hầu hết các doanh nghiệp làm xuất khẩu lao động là cơ quan quốc doanh, nhưng họ dùng dịch vụ và cò mồi để tránh tiếng làm bậy. Khi làm việc ở ngoại quốc, công nhân xuất khảu bị lạm dụng tình dục, nhân phẩm, và thân thể thì các toà đại sứ Hà Nội lai "im lặng đáng sợ". Thái độ bất động của các đại diện ngoại giao, cảnh khổ của người lao động xuất khẩu ở ngoại quốc đã làm hình ảnh của nhà cầm quyền CS Hà Nội đã xám xịt về nhân quyền thành đen tối về ngoại giao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.