Hôm nay,  

Vụ Trộm Cổ Vật Tại Bắc Giang

25/07/200600:00:00(Xem: 2050)

Nhà Sư Thích Đức Chính: Chết Chưa Phải Là Hết

- Nguyễn Thái Bình và nhóm phóng viên Hà Nội

I - Cáo trạng hay tình trạng báo cáo láo của viện kiểm sát nhân dân"

-Căn cứ vào điều 36, 166, 167 luật tố tụng hình sự.

-Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số 62 và quyết định khởi tố bị can số 85 cùng ngày 31/10/2003 của công an huyện Lục Nam đối với Phan Hữu Hường (tức Thích Đức Chính) về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

- Căn cứ quyết định khởi tố bổ xung quyết định khởi tố bị can số 19 ngày 20/1½003 của cơ quan cảnh sát điều tra đối với Phan Hữu Hường về tội trộm cắp tài sản...Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định Phan Hữu Hường đã tham gia hai vụ trộm như sau:

Vụ thứ nhất:

Khoảng đầu năm 2001, Phan Hữu Hường (tức Thích Đức Chính) là sư giả đang chấp tác tại chùa Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì -Hà Nội, nghe tin từ các phật tử ( quê ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đến thắp hương tại chùa Thọ Am nói chuyện về một số pho tượng cổ ở chùa Khám Lạng - Lục Nam có yểm vàng ở bên trong. Ngay sau đó Hường đã đi về chùa Khám Lạng với danh nghĩa là thăm chùa nhưng thực chất là để trinh sát nắm đường đi lối lại của chùa để thực hiện việc trộm cắp tượng phật. Sau khi đi trinh sát thực tế về, Hường đã bàn với các tên: Phạm Mạnh Hùng, sinh năm 1968, đang chấp tác tại chùa Thọ Am, Lê Văn Thương tức Thích Tâm Thương, sinh 1973, đang trụ trì tại chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, và Nguyễn Quý Đoan tức thích Đạo Sơn, là đệ tử của Lê Văn Thương (Thời gian đó Đoan đang chấp tác ở chùa Đồng Ngư xã Ngũ Thái - huyện Thuận Thành - Bắc Ninh) về việc tổ chức đi trộm cắp tượng phật tại chùa Khám Lạng. Sau khi bàn bạc thống nhất, biết Phạm Mạnh Hùng lái được xe ô tô, nên Thương đã giao cho Hùng đi thuê ô tô loại 12 chỗ ngồi để làm phương tiện đi gây án, còn Phan Hữu Hường thì chuẩn bị dụng cụ như một kìm cộng lực, một bao tải dứa, một thanh sắt xoắn nhọn để phá khoá. Tối ngày 5-6-2001, Hùng đã ra bến xe ô tô Văn Điển thuê 1 chiếc xe ô tô màu xanh và tự lái đến chùa Tranh Khúc chở Hường, Thương Đoan đi về chùa Khám Lạng - Lục Nam để trộm cắp tượng.

Khi đến cửa chùa, bọn chúng đỗ xe ô tô rồi mở cửa chùa để vào trộm cắp tượng (Khi đó cửa chùa không khoá) cả 4 tên đã vào chùa lấy 1 kho tượng Di Lạc cao khoảng 70 cm, nặng khoảng 30 kg bằng gỗ sơn son thiếp vàng có từ thế kỷ 17 cho vào bao tải dứa khiêng ra xe ô tô để đem về. Trong khi đang thực hiện hành vi phạm tội thì bị động, tên Hường đã ném chiếc kìm cộng lực cán nhựa đỏ ra phía ruộng ngoài cửa chùa rồi lên xe ô tô đem tượng về chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà, nơi Thương đang trụ trì.

Ngay đêm đó bọn chúng đã cậy nắp yểm tâm ở sau lưng bức tượng để tìm vàng nhưng không có mà chỉ thấy một giấy bùa để trong đó. Sáng hôm sau bọn chúng gọi cho Nguyễn Thuý Lan ở số nhà 33 phố Hàng Giấy, quận Hoàn Kiếm Hà Nội đến để bán với giá 3 triệu đồng (do Thương trực tiếp bán) khi bán tượng cho Lan (theo Thương khai) (Bút lục 47,48 tập VII) Lan có hỏi Thương về nguồn gốc pho tượng đó do đâu mà có, Thương nói rõ là do bọn Thương mới trộm cắp được tại chùa Khám Lạng - Lục Nam - Bắc Giang. Theo Lan khai pho tượng đó do 1 nhà sư đem đến nhờ sửa lại nhưng khi sửa thấy bị mục, hỏng nên Lan đã đem thả trôi sông Hồng. Vì vậy cơ quan điều tra không thu hồi được. Nhưng qua công tác khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra đã thu được chiếc kìm cộng lực mà các bị can đem đi gây án vứt lại ở hiện trường.

Vụ thứ 2:

Sau khi trộm cắp trót lọt pho tượng Di Lặc đem bán cho thị Lan, ngày 17/6/2001, Hường cùng các tên Thương, Hùng, Đoan lại rủ nhau đi trộm cắp ở chùa Khám Lạng, huyện Lục Nam lần thứ 2 (do tên Hường tổ chức), bọn chúng lại thuê xe do Phạm Mạnh Hùng đi thuê xe ô tô 12 chố ngồi lần trước để làm phương tiện, Hường đem theo một thanh sắt xoắn dài khoảng 25 cm và bao tải dứa, Thương đem theo đèn pin, Đoan đi không.

Sau đó Hùng trực tiếp lái xe ô tô chở cả 4 tên đi đến chùa Khám Lạng (lúc đó khoảng 23 h đêm) đến nơi Hùng cho ô tô đỗ ngoài cổng chùa rồi cả 4 tên đi vào chùa, thấy cửa chùa đóng khoá, tên Hùng đã dùng thanh sắt do Hường đem theo cậy phá cửa chùa, cậy xong Hùng bỏ lại thanh sắt đó tại cửa chùa, Thương dùng đèn pin đem theo soi vào hai pho tượng Anan và Cadiep bằng gỗ sơn son thiếp vàng ở thế đứng cao khoảng 1,1m, nặng khoảng 30 kg/pho, ở hàng thứ 3 trên tam bảo chỉ cho Hùng và Đoan hạ tượng cho vào bao tải dứa buộc lại. Sau đó bọn chúng khiêng ra xe ô tô chở về chùa Tranh Khúc nơi tên Thương trụ trì rồi mở nắp yểm tâm để tìm vàng nhưng không thấy.

Hôm sau bọn chúng lại gọi điện thoại cho thị Lan ở số nhà 33 phố Hàng Giâý quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến mua với giá 3 triệu/2 pho. Sau khi mua 2 pho tượng này Lan đem công đức cho chùa Bến, xã Cai Kinh huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Qúa trình điều tra cơ quan điều tra đã thu hồi và giao lại cho UBND xã Khám Lạng, đồng thời thu giữ tại hiện trường thanh sắt xoắn mà các bị can đã dùng để cậy phá cửa chùa. Sau khi cho nhận dạng các bị can đều thừa nhận chiếc kìm cộng lực và thanh sắt xoắn cơ quan điều tra thu được ở hiện trường là do bọn chúng bỏ lại sau khi thực hiện hai vụ trộm cắp nêu trên. Tổng số tiền bán 3 pho tượng cho thị Lan được 6 triệu, Thương khai chia cho Hường 2,3 triệu đồng, Hùng 1,5 triệu đồng, Đoan 100.000 đồng, còn lại 2,1 triệu đồng Thương giữ lại để sử dụng cá nhân. Về giá trị tài sản 3 pho tượng bị trộm cắp đã được hội đồng của tỉnh định giá là 1 tỷ sáu trăm triệu đồng (1.600.000.000d)

3- Cái gọi là hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức

Vào khoảng đầu năm 2001, lúc đó Nguyễn Quý Đoan đang giữ chức Xadi và trụ trì tại chùa Đồng Ngư- xã Ngũ Thái- Thuận Thành - Bắc Ninh, thì Lê văn Thương về thăm quê vào chơi. Tại đây, biết Đoan chưa có giâý tờ chứng điệp thọ giới và chứng nhận tăng ni, nên vài hôm sau, Thương đưa phan Hữu Hường (là thượng toạ đang trụ trì tại chùa Thọ Am- Thanh Trì -Hà Nội )về chùa Đồng Ngư gặp Đoan giới thiệu, và đặt vấn đề: Nếu Đoan muốn có 2 loại giâý chứng điệp thọ giới và chứng nhận tăng ni để hành nghề thì đưa tiền cho Thương và Chính để lo giúp, mỗi giâý hết 1,5 triệu đồng. Đoan đồng ý và hẹn một tùân sau sẽ chạy đủ tiền.

Sau đó Thương quay lại chùa và được Đoan đưa trước 1,5 triệu đồng. Khoảng 2 tuần sau, Thương mời Đoan ra chùa Tranh Khúc ăn giỗ tổ, gặp cả Phan Hữu Hường tức Chính ở đó, nhờ có Thương giới thiệu. Đoan được làm đệ tử cho sư Chính và sư Chính đã mời Đoan sang chùa Thọ Am chơi

Khoảng 4/2001(theo Đoan khai) Đoan đem nốt 1,5 triệu đồng đưa cho sư Chính để Chính và Thương cùng làm giâý chứng điệp thọ giới tỷ khoeo cho Đoan, đến tháng 5-2001, Phan Hưũ Hường đã nhờ Trần thị Thanh Tâm (thường trú ở 123 phố Hàng Kênh Hải Phòng) cầm theo thư về chùa Đồng Ngư gặp Đoan, yêu cầu Đoan chuẩn bị thêm tiền để cùng Tâm đi Nam Định lấy giâý tờ. Đoan đã nhờ chị Sáu (chị nuôi của Đoan) cầm theo 2 triệu đồng để đưa cho Tâm. Sau đó Tâm vào chùa Ninh Ứng (xã Phúc Sơn huyện Hải Hậu) gặp sư Thích Thanh Huỳnh trụ trì để lấy 2 tờ phôi (gồm một giâý chứng điệp thọ giới và một giâý chứng điệp tăng ni có đóng dấu lưu không). Sau đó Đoan đem lên chùa Thọ Am nhờ sư Chính ghi nội dung, sư Chính từ chối và đi cùng Đoan sang chùa Tranh Khúc nhờ sư Thương ghi, Lấy lý do chữ mình không đẹp Thương bảo Đoan đi phô tô thêm để nhờ người khác, cuối cùng Đoan nhờ anh Trịnh văn Hiến (thôn Chỉ Đạo- Văn Lâm- Hưng Yên viết) rồi chụp ảnh dán vào để hành nghề.

Cả 2 loại giấy tờ này đều đã được giám định là giấy tờ giả. Đấu tranh với thị Tâm, thị Tâm không thừa nhận việc đưa Đoan đi Nam Định nên không hề nhận tiền của Đoan. Đấu tranh với sư Thích Thanh Huỳnh trụ trì chùa Ninh Ứng, sư huỳnh khai trước đây được hoà thượng Thích Thuận Đức đưa cho, do không dùng đến nên khi thấy Tâm kêu mất giấy tờ thì đưa chứ không mua bán gì và không biết mục đích của Tâm đối với 2 tờ giấy đó.

 Đấu tranh với Lê văn Thương, Thương khai chỉ nhận của Đoan 1,5 triệu đồng đã ăn tiêu hết và khai nhận việc chạy giấy tờ này là sai phạm. Đấu tranh với Phan Hữu Hương, Hường khai chỉ nhận của Đoan 500.000 đồng và đã đưa cho Lê văn Thương toàn bộ số tiền đó, Hường thừa nhận có nhờ Tâm chạy giâý tờ cho Đoan. Cơ quan điều tra đã thu giữ 2 loại giâý tờ giả đó. Tại cơ quan điều tra, Đoan đã khai nhận thừa biết đó là giâý tờ giả nhưng vẫn sử dụng để hành nghề. Nhờ được chết trong vòng tay âu yếm, yêu thương của các đồng chí nên hoà thượng thích đức chính đã được cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, trong khi các đồng phạm khác được xử lý theo pháp luật

II- Hài cốt mà biết nói năng:

Vật chứng thu được tại hiện trường trong 2 vụ trộm của nhà sư Thích Đức Chính, gồm: 1 chiếc kìm cộng lực; 1 thanh sắt xoắn và 5 chiếc bao tải dứa. Phần cáo trạng nói rõ: "Sau khi bị bắt, cả 9 bị cáo đã được cho nhận dạng, và đã nhận đúng các đồ vật này".

Tuy nhiên, chỉ cần đọc kỹ phần cáo trạng trên, người đọc sẽ thấy tất cả đều... không phải là vật chứng của vụ trọng án! Cho dù phiên toà có nói rõ mười mười đi chăng nữa.

Trước hết nói về chiếc kìm, vốn được coi là phương tiện quan trọng mà nhà sư Chính đem theo để ăn trộm tại chùa Khám Lạng (xã Khám Lạng, Lục Nam, Bắc Giang) đêm mùng 5 rạng sáng mùng 6/6/2001. Tuy nhiên, tại "Biên bản khám nghiệm hiện trường" do cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam lập sáng 6/6/2001, lại ghi rõ "không thu được dấu vết gì".

Ngày 13/6/2001 sau khi vụ án xảy ra được một tuần, anh Nguyễn Xuân Đủ - một người dân của xã Khám Lạng đã đem nộp chiếc kìm cộng lực cho công an xã, nói rõ là nhặt được tại ruộng khoai trước cổng chùa, trước hôm xảy ra vụ mất trộm 1 - 2 hôm. Sau đó, khi đang chăn vịt ngoài đồng, nghe dân làng bàn tán xôn xao, anh Đủ mới nghĩ đó có thể là tang vật của vụ án nên lập tức đem nộp, khi đó nó đã bị nước mưa hoặc sương làm cho hoen gỉ, chứng tỏ kìm đã nằm ở ruộng khoai trước cửa chùa nhiều ngày, trước khi xảy ra vụ trộm. Vậy mà cáo trạng cáo buộc: Trong khi đang thực hiện hành vi phạm tội thì bị động, tên Hường đã ném chiếc kìm cộng lực cán nhựa đỏ ra phía ruộng ngoài cửa chùa rồi lên xe ô tô đem tượng về chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà, nơi Thương đang trụ trì.

Cáo trạng cũng nêu: "Hường đem theo một thanh sắt xoắn dài khoảng 25 cm và bao tải dứa, Thương đem theo đèn pin, Đoan đi không. Sau đó Hùng trực tiếp lái xe ô tô chở cả 4 tên đi đến chùa Khám Lạng (lúc đó khoảng 23 h đêm) đến nơi Hùng cho ô tô đỗ ngoài cổng chùa rồi cả 4 tên đi vào chùa, thấy cửa chùa đóng khoá, tên Hùng đã dùng thanh sắt do Hường đem theo cậy phá cửa chùa, cậy xong Hùng bỏ lại thanh sắt đó tại cửa chùa". Chỉ có điều trong biên bản khám nghiệm hiện trường không hề ghi dấu vết cạy khóa" Và trong suốt 5 ngày xét xử, thanh sắt chỉ có trong...miệng ông Nguyễn Văn Thu (người được giao nhiệm vụ đọc cáo trạng tại toà với rất nhiều lỗi chính tả, đặc biệt là n và l) Điều này chứng tỏ thanh sắt thu được không có giá trị chứng minh trong vụ án này nên không được đưa ra.

Cả 5 chiếc bao tải do sư Hường cầm theo để bọc tượng, khiêng tượng ra ngoài cũng chỉ được nhắc đến trong phần cáo trạng, những người dân tham gia tố tụng có muốn biết, muốn bàn và kiểm tra cũng... chịu.

Cũng như các tang vật vụ án khác, 2 tượng Phật bị mất không được đưa ra trước Tòa để phục vụ việc xét xử, cũng chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giám định, trong khi lời khai của bị cáo Lan hoàn toàn trái ngược với những điều ghi trong cáo trạng đã buộc tội sư Hường. Cụ thể: Bị cáo Lan khai: tượng của tôi làm bằng gỗ dổi (nặng hơn rất nhiều so với gỗ mít, nhưng không quý bằng). Trong cáo trạng lại nói làm bằng gỗ mít"..

Hơn nữa theo tài liệu của cơ quan điều tra, tượng bị sư Hường và đồng bọn( Đoan, Thương, Hùng) lấy cắp tại chùa Khám Lạng là hai pho A Nan và Ca Diếp, đứng hàng thứ ba trong gian tam bảo, ở thế đứng, hai tay chắp, đầu tròn, không đội mũ. Còn hai pho tượng cơ quan điều tra thu giữ của bà Lan lại là: "Một tay cầm bông sen, đầu đội mũ tỳ lư"

Việc cơ quan điều tra khẳng định tượng thu giữ tại chùa Cả (Lạng Sơn) do bà lan cúng tiến chính là tượng đã bị sư Hường lấy cắp hoàn toàn dựa vào "chuyên gia" lau rửa tượng phật trong chùa là bà Phạm Thị Sỏi "nhận dạng" trên cơ sở các đặc điểm riêng biệt: một pho có vết đen ở lòng bàn tay, pho kia có một "núm đinh" trồi lên trên đỉnh đầu.

Lạ hơn nữa ngay khi trở thành "tang vật" của vụ án, tượng không hề được giữ lại, mà trả về chùa Khám Lạng, như thể vụ án đã được điều tra xong rồi nên phải trả lại theo kiểu "châu về hợp phố".

Chỉ vì bà nông dân chuyên... ra, vào chùa lau tượng phật mà sư Chính và 3 bị cáo bị hội đồng xét xử buộc án, gán tội" không cần xác định niên đại, chủng loại"

Một chi tiết của vụ án mà cơ quan điều tra cố tình bỏ qua, đó là trong khi Hùng vào chùa xám hối, lọc sạch bụi trần (do thua bạc, nợ nần) 2 thầy trò vô cùng quấn quýt, ngoài việc giúp các việc trong chùa, Hùng còn chở Sư chính đi khắp nơi bằng xe máy. Nếu có ý đồ ăn trộm, sao sư Chính lại tìm một kẻ chưa từng biết lái ô tô" Lại còn bàn bạc, tin tưởng để cả 4 thầy trò đi gây án đêm trong cả 2 vụ, (trong điều kiện địa hình miền núi tối tăm, hiểm trở và xa xôi như vậy) Liệu vụ trộm có xảy ra vào đêm 5, rạng ngày 6 tháng năm 2001 như cáo trạng viết, hay vào đêm 30 tháng 3, rạng ngày 1 tháng 4 năm 2001. Ngày cả thế giới được quyền nói dối (!)

Tại bút lục 89-90, tập 4, anh Phạm Mạnh Hùng( Xóm Mới, Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) chủ cửa hàng cho thuê ô tô đã khẳng định không hề cho các bị cáo thuê ôtô, vì cửa hàng không hề có loại xe ấy" Theo lôgic của vụ trọng án, loại xe đó do chính bị cáo Đoan và cán bộ của cơ quan điều tra.. chế tác ra, bởi ngay chủng loại kích cỡ của xe ô tô các bị cáo khai mỗi người một cách. Bị cáo Phan Hữu Hường khai là xe tải nhỏ, loại dae -woo 5 tạ, còn bị cáo Đoan lại khai là xe ôtô loại 12 chỗ ngồi" Bị cáo Thương thì khai xe tải vừa loại 2,5 tấn...

 Vì "già đòn, non nhẽ" nên ngay cả địa chỉ của Hùng, Đoan cũng khai... dấm dớ, trong khi Hùng chưa bao giờ ra khỏi địa bàn quận Thanh Xuân của khu tập thể nơi mình ở (tổ 45B, phường Thượng Đình, Đoan khai nhà Hùng ở dốc Bưởi (!) Nghĩa là cả hai đã từng hội họp bàn bạc để trở thành đồng phạm, nhưng lại chỉ biết mà không quen (!)

...Chưa gây đã có án, chưa ăn trộm đã có sẵn tang vật. Kiểu điều tra này chỉ có ở công an tỉnh Bắc Giang, còn cái gọi là viện kiểm sát hoàn toàn mù loà về tình người, lý lẽ, luật pháp...Giữa thời @ mà tù mù ngu dốt hơn cả thời ăn lông ở lỗ, đóng khố, cởi trần...

Việc làm giả giâý tờ tài liệu, cũng đã được minh chứng ngay tại toà. Cho dù trong cáo trạng nói rõ sự vất vả khó nhọc của cả bốn thầy trò Hường, Đoan Thương, Tâm để lấy giâý tờ, song Tâm lại không thừa nhận việc đi nam Định, việc nhận 2 triệu. Còn Đoan khẳng định, vì không thấy có dấu má, xác nhận, nên Đoan đã lặng lẽ đem nộp công an ngay sau đó...điều này đã được công an xã xác nhận qua luật sư Nguyễn Việt Hùng ( Đoàn luật sư Hà Nội - người chỉ được nhận làm luật sư bào chữa cho Đoan trước khi ra toà 2 ngày)

Quả là:

 Hài cốt mà biết nói năng

Thì bọn chúng nó...Hàm răng chẳng còn

III- Đôi dòng tiểu sử:

Nhà sư Thích Đức Chính, sinh năm 1937(Tân Sửu) cả cuộc đời trẻ trai say chí lớn, hết phục vụ trong quân đội, lại theo tiếng gọi của đảng đi công tác tại các tỉnh vùng miền núi xa xôi. Đầu thập kỷ 90, trở về quê nhà tại Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì (Hà Nội) cũng là lúc bạc đầu tóc điểm sương. Buồn vì cảnh nhân tình thế thaí, cá lớn nuốt cá bé, đồng loại ăn thịt lẫn nhau, con cái ngoan ngoãn nhưng thất học, không có vị thế xứng đáng trong xã hội so với sự cống hiến hy sinh gần nửa thế kỷ qua của mình nên đành lấy chùa chiền làm chốn nghỉ ngơi, yên tĩnh cuối đời.

Cả chục năm trời tu tâm tích đức, ông không ngờ chốn chùa chiền thanh tịnh cũng đầy ô trọc, nhà sư không chỉ tụng kinh gõ mõ mà còn dắt súng trong người, do công an cài vào, chuyên theo dõi những người tu hành, mộ đạo, chuyên gây những chuyện bất ổn thị phi, dèm pha, đồi bại.

Ngôi chùa Thọ Am mà ông là người có công khai sáng từ hoang tàn, đổ nát do hậu qủa của chiến tranh, do thiếu kinh phí để lại... Nhờ đi lại vận động các tổ chức đoàn thể chính quyền gom góp bao năm mà trở thành yên tĩnh, khang trang, chiều chiều ngả bóng trên bầu trời quê yên tịnh thoáng mát... khi công trình hoá đô thị mở ra, nhà nhà san ủi, đường rộng thênh thang, ngôi chùa đang từ sâu tít khuất nẻo bỗng được trồi ra mặt đường, nằm kề tuyến quốc lộ, thuận tiện cho việc đi lại đã đành lại cộng thêm lòng người mến mộ cả cảnh, cả người đức tâm khai sáng nên chẳng mấy chốc mà trở thành đông đúc. Hết sáng lại chiều, tiếng chuông tiếng mõ, hương trầm quấn quýt bao quanh, trở thành nơi hội tụ lý tưởng của cả khách thập phương lẫn tăng ni, phật tử trong giới tu hành.

Trụ trì chưa được bao năm, thấy ông không phải là người tu hành gốc mà chỉ là bán thế, chán cảnh đời mà gửi thân vào chùa, nên không ít kẻ tà tâm rắp tâm tranh chấp. Bao nhiêu kế hoạch được đề ra, bao nhiêu thủ đoạn được áp dụng.Không một lời thở than, oán thán, ông lặng lẽ bỏ đi, hết gửi thân vào chùa Minh Quang ở Hà Nội lại ở ẩn tại chùa Khám Lạng ở Bắc Giang... Tưởng dứt hết bụi trần, cả quãng đời còn lại chỉ biết đến giọt nước cành dương, hương vòng, lòng thảo. Ngờ đâu, lòng người tráo trở, công an lợi dụng quyền thế, chức vụ, dựng vụ bắt người vô tội, thế là ông bị tên học trò một thời, khai khống để giảm nhẹ hình phạt, nộp mạng thầy cho công an trong cái gọi là "vụ án ăn trộm tượng phật cổ vật". Ngày 31-10-2003, trong lúc ông đang hướng về cõi phật, gột sạch lòng mình thì bị cả lũ đầu trâu mặt ngựa, nách thước tay đao, dùi cui, súng lục ập vào chùa bắt, không một lời giải thích, không được phép thanh minh.

Suốt 2 tháng trời bị giam cầm, tra tấn, đánh đập, xét hỏi tại trại giam huyện Lục Nam trong tay các đồng chí, đồng loại, chỉ với một câu hỏi: Có quen biết ai là Hùng, Đoan, Thương không" Ăn trộm mấy vụ" Giấu tượng ở đâu, bán tượng cho ai, được chia bao nhiêu v.v... ông ngớ người trước một việc làm đê hèn, bẩn thỉu, vu oan giáng họa, dựng ngược tội danh, chôn cây sống, trồng cây chết của cái gọi là cơ quan điều tra cảnh sát đối với mình... nhưng vẫn nén lòng chịu đựng, quyết không để lộ sự nhát sợ. 60 ngày trời liên tục, dù địa ngục của quỷ sa tăng bày ra trước mặt, hết đánh đập lại chửi rủa, vu khống, xách mé, xấc láo... ông không một lời khai nhận.

Thái độ duy nhất và câu trả lời duy nhất của ông bao giờ cũng là sự mộ đạo, cung kính, trung thành với giới phật: Hai tay chắp trước ngực, miệng "mô phật". Hỏi gì cũng không nói, gặng gì cũng không thưa, đầu không gật, cổ không lắc, bao nhiêu khúc mắc oan sai của bản thân trước 2 tội tày đình mà cơ quan điều tra điều tra buộc vào cho ông: Làm giấy tờ giả để bán chác kiếm lời, chỉ huy các đồng phạm ăn trộm tượng phật, cổ vật, ông vẫn cố kìm nén, không kêu la oán thán. Hy vọng được quan trên đèn trời soi xét, minh oan cho nỗi bi thống tày trời này, trả thân thể còm nhom bầm dập của ông về với cõi phật, sống nốt quãng đời còn lại,ai ngờ cơ quan điều tra của tỉnh lại gia hạn thêm một lệnh tạm giam 4 tháng nữa theo quyết định số 72/KSDT ngày 29/12/2003 để tống ông vào trại tạm giam của tỉnh và chết trong đau đớn, tủi nhục, trong cô quạnh, buồn sầu tại bệnh viện tỉnh Bắc Giang, không một lời hỏi han, thăm viếng.

Tuy vậy, trước khi chết ông vẫn giữ vững khí phách của một người tử vì đạo, không khai bừa, nhận ẩu. Cụ thể khi bà Nguyễn Thuý Lan bị công an đưa ra để sư Chính nhận mặt, đối chất với thái độ vô cùng hách dịch và giọng nói hung hãn:

Mày có biết bà này là ai không, nói"

- Mô phật!

- Á à thằng già này, mày cố tình không nói hả, sắp chết đến nơi mà còn ngoan cố hả"

- Mô phật!

- Đ.M mày... muốn chết sớm hay sao"

- Mô phật!

...Hết đánh, đạp, tát, lại vụt túi bụi dùi cui vào đầu vào mặt, bóp chặt cánh tay xô nhà sư ngã dúi ngã dụi vào góc tường, nền nhà, đến mức bị cáo Lan phải trừng mắt kêu lên:

- Chúng mày dám đánh người tu hành thế à" Người ta đã đánh mất giới thần đâu mà dám gọi là thằng"

Đáp lại mọi cử chỉ thân mật của bà Lan, khi bà quỳ xuống chắp hai tay hỏi:

- Thưa đại đức, đại đức có sao không ạ, Sư ông Chính vẫn giữ nguyên nét mặt cung kính chắp 2 tay trước ngực, miệng bình thản đáp: Mô phật, dù máu chảy ròng ròng trên mặt hay nội tạng sưng tấy, đau nhức.

Chú tiểu thích Đạo Sơn (tức Đoan) được các đồng chí công an đưa vào để trấn áp thầy, bắt thầy phải khai: "Có quen biết các đồng phạm của mình, có tham gia ăn trộm tượng phật", quanh đi quẩn lại vẫn chỉ nhận được từ miệng sư ông 2 tiếng mô phật bèn đá thục mạng vào sườn Sơn, hạ lệnh:

- Đ.M thằng già ngoan cố, mày phải đá nó cho tao, tao cho phép. Nào đứng dạy song phi đi, nhằm vào giữa cái mặt già của nó mà song phi, nhanh không tao đánh cho bỏ mẹ 2 thầy trò nhà chúng mày.

Trước thái độ bình thản và gương mặt nhân hậu, hiền từ của thầy, Sơn liền ngồi thụp xuống vái lấy vái để:

 - Thưa thầy, thầy thứ lỗi cho con, con đã hại thầy đến nông nỗi này, con không thể hại thầy thêm được.

Lập tức Sơn bị tên Túc súc sinh đấm cho hộc máu mũi, máu chảy ròng ròng, song 2 thầy trò vẫn ngồi tế sống nhau. Sự ung dung tự tại của thầy trước ranh giới của sự sống chết đang liền kề đã khiến Đoan tỉnh ngộ. Trước đó, cứ sau mỗi lần đi cung, khai ra đồng phạm, nhận thêm vài tội như tô lại cảnh chùa (do điều tra viên vẽ sẵn) ký nhận dưới cái gọi là biên bản cuộc họp của 9 bị can (do điều tra viên nguỵ tạo, viết sẵn) tại chùa Tranh Khúc hay chùa Thọ Am, Phương Quế, Đoan đều được các điều tra viên nới tay và khi trở về trại bao giờ cũng được thưởng 20 gói mì tôm để bồi dưỡng... giờ Đoan chấp nhận hộc máu mũi, máu mồm, mất thưởng, để chứng tỏ lòng thành của mình, để nhớ lại những điều thầy dạy mình khi còn ở trong chùa... thấy lợi không ham, thấy ác không dung, thấy thất đức không ngoảnh mặt...

Không làm gì được, chúng treo 2 thầy trò lên 2 bên thành cửa sổ, dùng dùi cui quật tới tấp cho đến khi cả 2 cùng ngất.

Vừa kịp tỉnh lại, nhìn Đoan trong cảnh mặt mày xưng tím, máu miệng máu mũi còn nhoe nhoét trên mặt, thầy gắng gỏi động viên:

- Thôi con phải cố gắng giữ gìn để mà kêu oan, minh oan cho bố... chúng nó đã cố tình ép buộc bố con mình nhận thì con càng phải cố gắng để mà cứu lấy mạng mình... thầy già rồi, không biết có trụ nổi không"

Ba lần phải vào viện cấp cứu, ba lần bị xích chân vào thành giường, toàn thân đau đớn, uất hận, không hề nghe một tiếng kêu rên của thầy. Chỉ khi màn đêm buông xuống, mọi bệnh nhân đã ngủ lịm trong tác dụng của thuốc an thần, của màu đêm, của phản xạ và thói quen tâm lý, thầy mới nặng nhọc nhấc đổi chân, cất tiếng kêu: "Trời ơi sao đánh tôi đau thế này, tôi có tội gì đâu""

Không một tiếng ho khan như lời kết tội trong biên bản giám định của Pháp y bệnh viện: "chết vì mắc bệnh hen xuyễn từ nhỏ", chỉ giọng nói yếu ớt và tiếng xích dưới mắt cá chân khươ loẻng xoẻng vào thành giường sắt vang lên khô lạnh... là bày tỏ nỗi thống khổ của thầy.

Lần thứ 3 đưa ra bệnh viện cấp cứu (ngày 10-3-2004) cũng là lúc anh Phan Công Bôn - con trai thầy lén vào giường bệnh gặp bố, đưa mắt nhìn con, thầy chỉ nói được một câu duy nhất: "Chuẩn bị về chôn cất bố đi con", rồi lặng lẽ quay mặt vào tường, mắt nhắm như người đang ngủ... bốn hôm sau thầy đi, xác thầy bị phanh ngang mổ dọc để tìm nguyên nhân cái chết, song phải hơn một tháng sau (từ 14-3-2004 đến 20-4-2004) mới có cái gọi là bản Kết luận điều tra số 14/PC16. trong đó ghi rõ: Bị can Phan Hữu Hường bị chết do suy tim độ 3, suy gan và suy kiệt cơ thể. Giải phẫu các bộ phân nội tạng của Hường đều có xung huyết; hậu môn có phân, bộ phận sinh dục có tinh trùng... cụ thể.

- Tim sưng to quá khổ (14x12cm), mạch máu bề mặt tim xung huyết, màng ngoài chứa nhiều dịch trong, cơ tim nhão, van ba lá và hai lá dày, sơ và hở.

- Phổi bên trái xẹp, lòng khí quản chứa đầy máu đỏ, phổi phải cắt có các vết mầu trắng bã đậu rải rác, kích thươc 1X1 cm.

- Dạ dày chứa nhiều dịch màu nâu đen, niêm mạc xung huyết

- Ruột xung huyết màu đỏ trong chứa lẫn phân màu vàng v.v

Nghĩa là chết do bệnh lý chứ không phải do bị tra tấn đánh đập mà chết, do đó không có vụ án hình sự xảy ra.

Còn trong bản kết luận điều tra "vụ án Lê văn Thương cùng đồng bọn trộm cắp tài sản cổ vật tại các đình chùa ở tỉnh Bắc Giang" ngày 28/10/2004 của cơ quan cảnh sát điều tra của công an tỉnh Bắc Giang, viết: "Bị chết do các chứng bệnh về tim mạch và bệnh viêm phế quản"

Theo phân tích của cả chục luật sư có mặt tại phiên toà để bảo vệ cho 8 bị cáo còn sống (từ ngày 19-6 đến 28-6-2006) thì có rất nhiều điểm "bất bình thường" trong bản kết luận về nguyên nhân cái chết này, bởi với những dấu vết như thế này thường chỉ thấy ở nạn nhân chết do bị tác động bởi ngoại lực mạnh, hoặc do bị bóp cổ đến chết.

Trước đó, vào khoảng 20 giờ tối ngày 14-3-2004, gia đình thầy Hường nhận được thông tin bố đã chết vội vàng lên bệnh viện tỉnh đa khoa Bắc Giang để nhận thì cơ thể đã được cuốn chặt bằng chăn bông rồi, mặt trùm vải kín mít, tất cả đã được đưa ra xe để chở về chôn tại nghĩa trang trại Kế. Khi con trai, con gái, con dâu, em ruột và người nhà kéo đến xin xác về mai táng tại quê nhà (thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh - huyện Thanh Trì- Hà Nội) thì công an yêu cầu gia đình phải làm đơn xin nhận tử thi, có xác nhận của chính địa phương, kèm giâý cam đoan chấp hành đúng quy định của pháp luật, không kiện tụng thắc mắc gì mới được phép mang xác về.

Tuy đầy nghi vấn, băn khoăn song nghĩa tử là nghĩa tận, sợ xác người cha thối rữa theo việc kiện tụng tranh cãi, gia đình phải bấm bụng ký vào giấy cam đoan của công an để đem xác về và chôn cất ngay lúc 9 giờ tối tại nghĩa trang quê nhà, gĩư nguyên như khi công an khâm liệm, chỉ cởi bỏ miếng vải để nhìn lại gương mặt người cha lập tức vẻ đau đớn lộ rõ trên gương mặt từng người, từ lớn bé, trẻ già, hàng họ, làng xóm khi thấy gương mặt phù nề kèm rất nhiều vết thâm tím.

Hai bị cáo Dương Phúc Thịnh, và Lê Văn Thương đều bị đánh đập chết đi sống lại phải đưa ra bệnh viện tỉnh Bắc Giang vào thời gian này đều khẳng định nhà sư chết vi bị tra tấn đánh đập qúa dã man, một phần do tuổi già, nhưng chủ yếu do uất ức, căm phẫn nên không ăn, không ngủ được, khi các bị cáo với nỗi lòng thương cảm của người bị hại, cùng cảnh ngộ, lần giường sang thăm, liền được nghe sư thầy kể tên các cán bộ điều tra là Quang, Oanh, Túc, Huy đã đánh đập xô đẩy vô cùng dã man, lật áo thầy lên xem thì toàn bộ ngực, bụng bầm tím, chứng tỏ thầy bị đánh rất nặng. Ngoài đi cung ban ngày để lấy lời khai, còn đi cung ban đêm để thầy không nhận được mặt người tra tấn mình. Tất cả tối như bưng, một ánh đèn pin loé lên, soi rõ cơ thể thầy, là cả tấn đòn roi vụt xuống tối tăm mặt mũi... cốt sợ mà phải khai, không có cũng cứ khai, sự khai khống bao giờ cũng được ghi nhận là sự thành khẩn đối với cơ quan cảnh sát điều tra...

Cho đến giờ phút này, sau 28 đến 34 tháng tù kiệt quệ vì bị tra tấn, đầy đoạ, tất cả 8 bị cáo đều đã được tại ngoại, vì không đủ chứng cớ buộc tội... tất cả đã tìm đến tận nhà thắp hương người "đồng phạm" xấu số của mình. Song điều mà hoà thượng Phan Hữu Hường mong muốn vẫn chưa thành hiện thực. Tất cả 9 người, trừ người chết "được" đình chỉ điều tra, song cũng như 8 người còn lại, chưa hề được tuyên bố vô tội. Viện kiểm sát, toà án và công an Bắc Giang - những bộ, ngành gây ra cái chết oan khuất của nhà sư Hường và sự sống dở chết dở của 8 bị cáo phải chịu trách nhiệm về việc này. Đông đảo dư luận quần chúng cả trong nước lẫn kiều bào nước ngoài đều hết sức quan tâm tới vụ án này và sự xám hối trước việc làm tội lỗi của hệ thống pháp luật tỉnh Bắc Giang./.

Vĩnh Quỳnh 21-7-2006

Nguyễn Thái Bình và nhóm phóng viên Hà Nội

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.