Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Từ Thiện, Lýõng Tâm Và Luật Pháp Úc

01/07/200600:00:00(Xem: 1857)

Theo một bản tin được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald số thứ Hai 26/6/06 vừa qua thì người giầu thứ nhì trên thế giới, ông Warren Buffet, với tài sản cá nhân trị giá $60 tỷ Mỹ Kim, hứa hẹn sẽ tặng 85% tài sản kếch sù này (có nghĩa là $54 tỷ) cho 5 quỹ từ thiện. Tin này là một đề tài nóng bỏng được bàn cãi xôn xao khắp nơi, một phần vì thời điểm mà tin này được tung ra. Thông thường thì các tổ chức từ thiện ở Úc thường ngóng trông đến những ngày cuối cùng của một tài khóa - khoảng hai tuần lễ cuối của tháng Sáu mỗi năm - vì đấy là thời điểm mà dân chúng hay mở rộng hầu bao để quyên góp cho các qũy này hầu giảm thiểu mức thuế phải đóng.
Chiếu theo luật lệ hiện hành thì tất cả những món tiền từ $2 tặng cho các cơ quan từ thiện đều được miễn thuế (tax deductible), và những người có hảo ý muốn tiếp tay một cách thực tế cho các cơ quan từ thiện đều biết rằng nếu tặng tiền trong thời điểm này thì họ không cần phải đợi chờ lâu trước khi thấy được lợi ích trực tiếp cho chính bản thân họ qua việc lấy lại được tiền thuế.
Theo một bản tin khác được đăng tải trên nhật báo The Age trong tuần qua thì cơ quan từ thiện Smith Family chỉ trong vỏn vẹn 10 ngày cuối của tháng 6/05 đã thu được 42% tổng số tiền của chiến dịch gây quỹ mùa Đông cho tài khóa 2004-2005. Bản tin này cũng cho biết thêm là 25% tổng số tiền quyên góp cho tổ chức St Vincent De Paul trong tài khóa ấy cũng được thu vào chỉ vỏn vẹn trong vòng tháng 6/05.
Trong năm 2004, 13.4 triệu người dân Úc - 87% người trưởng thành ở Úc - đã quyên góp $7,7 tỷ Úc Kim cho từ thiện (chưa kể đến những quyên góp đặc biệt cho các vụ thiên tai như Sóng Thần ở Nam Á). Thêm vào đó là khoảng $2 tỷ Úc Kim cho những cuộc Xổ số từ thiện (charity gambling). Ngoài ra, khoảng 530,000 thương nghiệp lớn nhỏ (67% tổng số thương nghiệp ở Úc) cũng quyên tặng khoảng $3,3 tỷ).
Chính vì sự giàu lòng hảo tâm của dân Úc như đã nêu trên mà trong khoảng vài năm trở lại đây không ít các tổ chức thiện nguyện, vô vụ lợi, mỗi tổ chức “chuyên trị” một vấn đề, từ môi sinh, xã hội đến nghiên cứu y tế.v.v. đã bỏ ra không ít tiền thuê mướn dàn nhân viên chuyên chú vào việc xin tiền của khách bộ hành qua đường tại các thương xá hoặc tại những trung tâm thành phố sầm uất, gần các trạm xe điện chính. Phần lớn những người này là những người trẻ tuổi, không ít là du khách backpackers - mà người Việt trong nước gọi nôm na là “Tây ba-lô” - được trả công khoảng $12 một giờ để quấy nhiễu, mè nheo người qua đường hầu mõi được tiền quyên góp. Thậm chí có tổ chức - chẳng hạn như Green Peace - còn thuê công ty tuyển người xin tiền khách bộ hành rồi sau đó chia cho các công ty này một vài bách phân của tổng số tiền xin được.
Những dữ kiện trên cho thấy kỹ nghệ quyên góp cho các cơ quan từ thiện là một kỹ nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, cho đến bây giờ vẫn không có một cơ chế nào để kiểm soát hầu bảo đảm rằng tiền quyên góp sẽ được sử dụng đúng vào mục tiêu được quyên. Chính vì thế mà chính phủ Bracks ở tiểu bang Victoria muốn thúc đẩy cho một sự cải tổ sâu rộng về kỹ nghệ này, mặc dù trước đây đã từng có hai cuộc điều tra về đề tài này.
Phó thủ hiến Victoria, kiêm bộ trưởng bộ Cộng Đồng, ông John Thwaites, cho biết rằng guồng máy thư lại cồng kềnh ở hai cấp chính phủ - liên bang và tiểu bang - đã khiến cho trách nhiệm giải trình với công chúng bị dồn vào quên lãng và đồng thời khiến các tổ chức từ thiện phải lãng phí tài chính.
Các tổ chức từ thiện thuê mướn khoảng 600,000 người - khoảng 7% tổng số lực lượng lao động toàn quốc - trong nhiều vai trò, chức vụ khác nhau, và đóng góp khoảng 5% vào tổng sản lượng toàn quốc (gross domestic product). Những con số này tương đương với ngành sản xuất nông nghiệp.
Thế nhưng, trong lúc các doanh nghiệp ở Úc được cơ quan ASIC (Australian Securities & Invesment Commissiion) kiểm soát chặt chẽ thì kỹ nghệ từ thiện (charity sector) lại không hề có một cơ quan nào kiểm soát hầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu thụ (những người quyên góp tặng tiền).


Ông Thwaites cho biết, chính phủ Bracks sẽ dùng những cuộc họp của Hội Đồng Bộ Trưởng về Quyền Lợi Người Tiêu Thụ (Ministerial Council of Consumer Affairs) cũng như các buổi họp của Hội Đồng Chính Phủ Các Cấp (Council of Australian Governments) để thúc đẩy cho sự cải tổ mà chính các tổ chức từ thiện cũng cho là cần thiết.
Ông Thwaites nói: “Mục tiêu chính là việc hoạch định những luật lệ mang tính kiên định, đồng nhất trên toàn quốc, đặc biệt là những đạo luật về việc gây quỹ. Chúng tôi cũng muốn giảm thiểu một số những sự phức tạp trong hệ thống thuế má. Có thể là việc thiết lập một hệ thống đăng bộ duy nhất mà thôi”.
Năm ngoái, chính phủ Bracks đã ủy nhiệm cho công ty tư vấn Allen Consulting Group thẩm định và báo cáo về một số giải pháp chọn lọc cho kỹ nghệ này. Bản tường trình của ACG cho thấy sự phức tạp, không đồng nhất và thiếu chủ đích rõ ràng của những quy tắc luật lệ hiện hành đã khiến cho những người hảo tâm tặng tiền khó thể có được dữ liệu chính xác về số tiền mà họ đã quyên tặng. Trong khi đó, tiền quỹ từ thiện bị chuyển qua việc trả cho chi phí hành chánh quá cao.
Khác với phần lớn các quốc gia Tây Phương, ở Úc hoàn toàn không có một sổ đăng bộ trung ương nào về các tổ chức từ thiện cả. Điều này có nghĩa là các phủ, bộ chính phủ chỉ có thể dự phỏng về sĩ số các nhóm, các tổ chức được quyền xin tiền công chúng.
Tùy theo định nghĩa của “charities” (cơ quan từ thiện), con số này có thể được tính từ 32,000 có đăng bộ với Sở Thuế ATO - hơn phân nửa của số 32,000 này là những cơ quan chính phủ như phòng triển lãm tranh, viện bảo tàng hoặc bệnh viện.v.v. - cho đến 700,000 trên toàn quốc (kể cả những căng-tin của các trường công lập.v.v.).
Giáo sư kinh tế xã hội (social economy) Mark Lyons thuộc đại học UTS, tác giả của bản nghiên cứu về kỹ nghệ từ thiện tựa đề Giving Australia, cho biết rằng người hảo tâm khó thể nào biết được rằng bao nhiêu phần trăm của số tiền mà họ tặng được sử dụng vào đúng mục tiêu mà họ muốn. Ông nói:  "Chúng ta thực sự không thể nào biết được bởi vì các con số, các dữ kiện đã không được thu thập. Ngay cả trong trường hợp mà chúng được ghi chép, thu thập thì cũng không có những tiêu chuẩn kế toán đồng nhất để người ta có thể bảo một tổ chức rằng số tiền mà họ chi tiêu vào việc giáo dục quần chúng lẽ ra nên được xài cho các công tác gây quỹ”.
Sự thiếu sót này khiến cho người ta khó thể nào so sánh giữa những chi phí mà từng cơ quan từ thiện dùng để trả lương cho tổng giám đốc của họ, hoặc chi cho công tác gây quỹ.
Hơn thế nữa, chiếu theo một bản kiểm điểm của Institute of Chartered Accountants of Australia (ICAA) về những bản báo cáo tài chánh thường niên của 22 tổ chức vô vụ lợi (not for profit organisatons) thì “có một sự khác biệt rõ rệt về những phương cách báo cáo chính”. Một phát ngôn nhân của ICAA cho biết, trong lúc đa số các cơ quan này tuân thủ một cách đúng đắn theo luật lệ hiện hành, nhưng họ đã không chu toàn trách nhiệm với những người hảo tâm quyên tặng vì không đưa ra những chi tiết để so sánh (comparative information).
Bản báo cáo của công ty Allen Consulting Group có đoạn ghi: “Có quá nhiều sự thiếu đồng nhất (highly inconsistent) trong luật lệ quy định ở mỗi tiểu bang về việc gây quỹ. Sự thiếu đồng nhất này bao gồm việc thiếu sót những phương thức chung (conventions) trong báo cáo chi tiết về những vấn đề tế nhị như phí tổn liên quan việc gây quỹ (fund-raising cost).
Phó thủ hiến Thwaites cho biết, chính phủ Victoria sẽ tái duyệt các đạo luật liên quan đến việc gây quỹ cũng như về các thương nghiệp (corporations) và đồng thời thiết lập một ủy ban hành động (working party) về luật pháp và kế toán hầu thiết lập một hệ thống báo cáo để giúp người hảo tâm biết được thật chính xác về việc số tiền họ hiến tặng được tiêu dùng như thế nào, để tránh trường hợp tương tự như đã xảy ra với Children’s Cancer Institute of Australia trước đây. Cơ quan này đã tổ chức một bữa tiệc gây quỹ để giúp cho công cuộc nghiên cứu về ung thư và mời phu nhân thủ tướng Anh là bà Cherie Booth làm diễn giả thuyết trình. Tổng số tiền thu nhập được là $192,000 nhưng chỉ có $15,800 được tặng cho quỹ nghiên cứu ung thư, 91.8% còn lại của số thu được chi ra cho bữa tiệc gây quỹ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.