Hôm nay,  

Đêm Tình Thương

16/05/200600:00:00(Xem: 1745)

Đêm Tình Thương do Phân Hội Chuyên Gia Toronto tổ chức tại Sky Dragon Restaurant vào tối Thứ Bảy 13-5-2006, buổi tối trước Ngày Lễ Mẹ (14-5) năm nay.  Đây là một điều thật ý nghĩa, vì Đêm Tình Thương nhắm mục đích gây quỹ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam đang bị ngược đãi tại Đài Loan, những bà mẹ bất hạnh đang kêu cứu ở Đài Loan.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Chuyện công nhân và cô dâu Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nambị ngược đãi đã được báo chí nói đến nhiều.  Thậm chí báo chí cũng đã đưa ra những hình ảnh thật thương tâm của những phụ nữ Việt Nambị rao bán, bị đánh đập, bị xiềng xích.  Theo lời của Ban tổ chức Đêm Tình Thương: “Hiện nay, trên 100,000 cô dâu và trên 95,000 công nhân lao động Việt Nam tại Đài Loan và rất nhiều người đang phải sống trong thảm cảnh.  Tháng 1 năm 2004, linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng đã chính thức thành lập VĂN PHÒNG  TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG VÀ CÔ DÂU VIỆT NAM và bắt đầu làm việc riêng với những người Việt Nam tại Đài Loan.  Ngay từ ngày khởi đầu, hơn 2,000 cô dâu và công nhân lao động đã tìm đến văn phòng để tìm kiếm sự giúp đỡ từ những vấn đề như, hãm hiếp, bị ép làm gái mãi dâm, cho tới tai nạn lao động và quỵt tiền lương.  Với sự thành công của một số vụ kiện, tin tức của văn phòng được truyền bá, cô dâu và công nhân lao động cần sự giúp đỡ, tìm đến ngày càng đông.”

 

Văn phòng hoạt động bất vụ lợi.  Người cần trợ giúp càng ngày càng đông.  Chi phí càng ngày càng nhiều.  Đó là lý do cần phải hỗ trợ VĂN PHÒNG  TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG VÀ CÔ DÂU VIỆT NAMtại Đài Loan.  Và đó cũng là lý do việc tổ chức Đêm Tình Thương 13-5-2006 tại Toronto.

 

Những hình ảnh trong slide show được trình chiếu, gây xúc động mạnh nơi người tham dự. Người tham dự khá đông, ngoài sự ước đoán của Ban tổ chức.  Được biết rằng hai ngày trước đó, Ban tổ chức đưa tin lên các diễn đàn ở Toronto, tỏ ra rất lo ngại về tình hình tiêu thụ vé còn chậm.  Vì tối 13-5-2006, cũng là tối tổ chức Đại lễ Phật Đản tại một ngôi chùa lớn ở Toronto; có ca sĩ từ Cali qua phụ diễn văn nghệ Phật giáo; trùng với Hội Phụ Nữ cũng tổ chức gây quỹ trong cùng tối đó.  Tuy nhiên, sau cùng, số người tham dự đầy chật cả nhà hàng hơi nhỏ, khoảng hơn 300 người.

 

Người tham dự yên lặng và đau xót theo dõi những hình ảnh thương tâm trên màn hình.  Những xiềng xích của kiếp nô lệ.  Những bầm dập vì bị đánh đập.  Những vết sẹo hằn lên khủng khiếp.  Những giọt nước mắt đau thương, chua xót.  Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, từ Đài Loan qua Hoa Kỳ, vừa đến Toronto, đã kể lại sơ lược quá trình thành lập VĂN PHÒNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, trình bày vài câu chuyện điển hình, tình hình pháp luật Đài Loan, sự thờ ơ vô trách nhiệm của nhà nước Việt Nam, và linh mục đã nhẹ nhàng kết luận, những thảm cảnh nầy chỉ có thể chấm dứt khi nào có sự thay đổi chính trị ở trong nước.

 

Linh mục Hùng tránh đề cập đến vấn đề chính trị.  Đúng ra, phải nói thẳng và nói rõ thảm trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Namhiện nay do chính sách vô trách nhiệm của CSVN gây ra.  Càng rõ hơn nữa, là nguồn gốc của mọi sự đau khổ mà dân tộc Việt Namphải gánh chịu trong mấy chục năm qua, chính là chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước.  Các đảng viên cộng sản cũng biết điều nầy.  Nhiều đảng viên nhắm mắt làm ngơ để hưởng lợi.  Một số đảng viên bị lương tâm bứt rứt, đã lên tiếng.  Dân chúng trong nước thì bị bịnh “cộng ám”.  Bệnh “cộng ám” còn độc hại hơn chất độc màu da cam.  Làm cho nhiều người bị “đui mù câm điếc”.  Bệnh nầy ngày nay bắt đầu có thuốc trị, nhờ sự phát triển của khoa học thông tin liên mạng quốc tế. 

 

Ở hải ngọai, dầu sống sung túc trong các chế độ tự do dân chủ, nhưng vì chút lợi danh, “tai ngơ mắt điếc”, lương tâm không bằng lương tiền, một số người đã đạp lên nỗi đau khổ của đại đa số dân chúng Việt Nam, tiếp tay làm ăn buôn bán với nhà cầm quyền trong nước, để duy trì quyền lực của đảng độc tài toàn trị.

 

Khi được hỏi về mức chi phí hàng tháng của VĂN PHÒNG  TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ở Đài Loan, thì linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng cho biết mỗi tháng hiện nay Văn phòng chi phí khoảng từ 6,000 đến 8,000 Mỹ kim, nghĩa là mỗi tuần khoảng 2,000 Mỹ kim.  Một ý kiến đáng ghi nhận ở đây:  Có một người tham dự cho rằng, nếu mỗi thành phố có người Việt tỵ nạn cộng sản cư ngụ, phụ trách một tuần chi phí của VĂN PHÒNG  TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐÀI LOAN, thì có thể giúp được văn phòng nầy điều hành trong suốt một năm.  Ý kiến nầy cũng đề nghị tiếp là Toronto, mỗi năm nên đóng góp một tuần chi phí cho văn phòng (2,000 Mỹ kim), và xin cộng đồng Torontocùng nhận điều nầy.  Nếu không được, thì người đưa ra ý kiến xin tình nguyện nhận lãnh trách nhiệm.  Hoan nghênh tinh thần thiện nguyện của nhà hảo tâm trẻ tuổi nầy.

 

Điều đáng suy nghĩ trong buổi dạ tiệc tối Thứ Bảy 13-5-2006, là bức tranh của một họa sĩ tài tử đã tặng ban tổ chức, để bán đấu giá gây quỹ.  Bức tranh sơn dầu, chưa sắc sảo về mặt mỹ thuật.  Nội dung trình bày hình ảnh vài nông dân Việt đang gò mình làm việc trên đồng ruộng.  Điều đặc biệt ở đây là người vẽ không phải là người Việt Nam, mà là một sinh viên ngọai quốc, mới tốt nghiệp ngành kiến trúc ở Toronto.

 

Bức tranh nầy làm liên tưởng đến bài “Bonjour Vietnam”, xuất hiện ở Pháp và Bỉ vào đầu năm 2006.  Bài hát do một nhạc sĩ đang nổi tiếng ở Pháp và ở Bỉ là Marc Lavoine sáng tác.  Người trình bày là ca sĩ Phạm Quỳnh Anh.  Cô là con của ông Phạm Xuân An và bà Trần Thị Minh Huệ, người Việt sinh sống ở Bỉ.  Phạm Quỳnh Anh sinh năm 1987, tốt nghiệp Trung học vào tháng 6-2005 tại trường Saint Stanislac ở thành phố Mons, miền trung-nam Bỉ, gần biên giới Pháp. 

 

Nội dung bài hát diễn tả tâm trạng của một người Việt sinh trưởng ở nước ngoài, hay một người Việt xa quê hương từ nhỏ, muốn tìm hiểu về quê cha đất tổ.  Người nầy chỉ biết Việt Namqua hình ảnh chiến tranh trong một phim của Coppola, và ước mong rằng:

 

“Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi đó, [để] nói xin chào, Việt Nam.

 

Chào những đền chùa và  những tượng Phật bằng đá thay cho những người cha của tôi,

 

Chào những người đàn bà còng lưng trên ruộng lúa thay cho những bà mẹ của tôi…”.

 

(nguyên văn:  Un jour, j'irai là bas [pour] te dire bonjour, Vietnam.

 

Les temples et les Bouddhas de pierre pour mes pères,

 

Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères.)

 

Điều đáng suy nghĩ là bài hát luôn luôn dùng thể tương lai, một ngày kia tôi sẽ… Tôi sẽ, có nghĩa là hôm nay chưa về, hay không muốn về vì quê hương còn nằm dưới ách độc tài toàn trị.  Điều đáng suy nghĩ nữa là người nầy ước mong về Việt Nam, không phải để cởi ngựa xem hoa, không phải để du hí, hưởng thụ xa xỉ, không đến Hà Nội, Sài Gòn (nay đã bị đổi tên), không đến những chốn phồn hoa đô thị, mà chỉ để về miền quê, thăm hỏi những người đàn bà còng lưng trên các ruộng lúa.

 

Lời của bài hát “Bonjour Vietnam”, trùng hợp với nội dung bức tranh của chàng họa sĩ tài tử  Canadian ở Toronto.  Giọng của Quỳnh Anh trong trẻo, cao, thanh thoát, nhưng âm hưởng của bài hát làm cho người nghe cảm thấy một điều gì buồn man mác, như chơi vơi, như tiếc nuối, như nhớ thương mà thật khó diễn tả.  Màu sắc của bức tranh, xanh lạt, lam, lấm tấm đen, tạo nên cảm giác không nóng, không lạnh, cũng không tươi, không ảm đạm, nhưng mênh mang, xót xa, xa thẳm…

 

Hai người nghệ sĩ không-phải-là-người-Việt nghĩ về nước Việt Namnhư thế đó.  Đến cánh đồng, đến ruộng lúa, đến kiếp nghèo của nông dân, đến nỗi nhọc nhằng của những bà mẹ, cần cù, siêng năng, suốt ngày quần quật, để cưu mang con cái, gia đình.  Điều nầy hoàn toàn trái ngược với một số người Việt, chỉ biết trở về Việt Nam để hưởng thụ, chơi bời bên cạnh sự đau khổ của chính đồng bào mình, và còn tệ hơn nữa, một số người Việt vì tư lợi, đã nhắm mắt tiếp tay với Cộng Sản Việt Nam, duy trì nguồn gốc sâu xa nhất mọi sự thống khổ của quần chúng Việt Nam.

 

Buổi dạ tiệc gây quỹ của Phân hội chuyên gia Torontokết thúc lúc 12giờ tối 13-4-2006.  Sau khi trừ mọi chi phí, kết toán sổ sách, còn thu được 14,350 Gia kim để tặng VĂN PHÒNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG VÀ CÔ DÂU VIỆT NAM tại Đài Loan.  Một bông hồng nhỏ nhân ngày Lễ Mẹ năm nay, để kính tặng những phụ nữ Việt với nỗi đau lớn lao đang chới với ở Đài Loan, do chính nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam gây nên cho công dân của họ.

 

(Toronto, ngày Lễ Mẹ 14-5-2006)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.