Hôm nay,  

Về Vụ Tuyệt Thực Của Giảng Viên Đại Học Nguyễn Thị Thái: Vầng Thái Dương Toả Rạng

09/05/200600:00:00(Xem: 2627)

I- Muôn sự tại mình" <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Sinh năm 1956, 16 tuổi cô bé Nguyễn thị Thái đã là sinh viên của trường Đại học tổng hợp Matxơcơva, và 21 tuổi trở thành giáo viên của khoa hoá trường đại học Sư Phạm. 19 năm dạy học, lúc nào chị cũng được đánh giá là một giáo viên có năng lực, hết lòng vì học sinh thân yêu, không những yêu nghề mến trẻ đã đành còn bỏ công, bỏ sức tìm tài liệu tốt nhất, phương pháp sư phạm hữu hiệu nhất để rút ngắn con đường từ lý thuyết sách vở trừu tượng đến thực tế sinh động cho các em học sinh cũng là hàng ngàn vạn các thầy cô giáo tương lai - những người sẽ trực tiếp đem kiến thức đi tới các bản làng xa xôi hay đô thị sầm uất để truyền đạt cho những cô cậu học trò cấp II, cấp III của mình.

 

Năm 1997, sau bao nhiêu cố gắng miệt mài âm thầm cống hiến, hạnh phúc dường như đã lạc bước đến với chị, chị được Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép đi học nghiên cứu giáo dục tại Australia từ tháng 4/1997 đến tháng 7/1998. Nào ai ngờ khởi điểm của một niềm hạnh phúc mới cũng là khởi điểm của 1 nỗi bất hạnh lớn. Đang học dở khoá học, vì hoàn cảnh gia đình, con trai bị ung thư vòm họng, bố đẻ bị xuất huyết mạch máu não trong tình trạng thập tử nhất sinh, chị phải trở về nước, một tay chăm con, một tay vực bố, bỏ dở cả học bổng của Úc cấp phát, trong khi lương dạy học tại khoa đã bị cắt hết... để gồng mình, dốc sức chữa chạy cho cả hai người thân yêu của mình, trong điều kiện vô cùng khó khăn, túng quẫn... Sau 4 tháng, khi tình trạng nguy kịch của bố và con trai đã qua, chị thu xếp trở lại Úc, trình bày mọi lý do kèm giấy tờ xác nhận của bệnh viện và được phía bạn cho phép kéo dài khoá học thêm 4 tháng - bù vào quãng thời gian phải nghỉ học để gánh vác trách nhiệm gia đình.

 

Yên tâm, vui vẻ chị theo học đến 15/11/1998 rồi lên đường về nước. Sau khi nghỉ ngơi 1 tuần, chị tìm đến khoa Hóa vô cơ, trường Đại học Khoa học tự nhiên để "trình diện lãnh đạo". Và cái xảy nảy thành cái ung từ đấy.

 

Trong khi rất nhiều đồng nghiệp cùng trường với chị ở lại nước bạn, tự cho phép mình nghỉ ngơi thư giãn cả nửa năm trời sau cả chuỗi ngày "than dữ" vì học tập, phấn đấu căng thẳng, rồi mới lững thững trở về, thì chị vì uy tín nghề nghiệp, vì trách nhiệm công dân, cũng vì lòng yêu nghề mến trẻ, phải về ngay sau ngày 15/11/1998, và chỉ dám ở nhà 1 tuần để thu xếp công việc gia đình, vậy mà vì kém thích nghi trong điều kiện "đổi mới tư duy" Đô la đi trước, mực thước theo sau mà bị lãnh đạo trút tội lên đầu, nào là vô kỷ luật, vô nguyên tắc, đi không báo cáo, về không báo cầy, địa vị làm thầy, mà chậm... 11 tháng. Quả là hộ chiếu mà biết nói năng, thì ngài lãnh đạo... hàm răng chẳng còn, từ chậm 1 tuần thành chậm 11 tháng (!)

 

Chưa đủ, vì không được "ngậm miệng ăn tiền", theo kiểu đổi mới tư duy: Tư duy phong bì, tư duy kính biếu, đầu tiên là...tiền đâu" Đô la là cha mọi thằng, đô la lân la xin chữ ký v.v chủ nhiệm khoa phủ nhận trắng trợn: - Chúng tôi không cần đến kiến thức về phương pháp giảng dạy mà chị đã được đào tạo ở Úc (Quản lý giáo dục và phát triển nguồn nhân lực), vì thế không thể sắp xếp công việc cho chị được"""

 

Bị dồn tới nước cùng, không còn thể nào bình tĩnh với 1 ông chủ nhiệm khoa ngu ngốc, coi tiền tài danh vọng hơn mọi thứ trên đời, chị nói hết những điều cay đắng phẫn uất của mình, thế là rơi ngay vào cái bẫy mà ông ta đã giương ra, hệt như chú cừu trong chuyện ngụ ngôn của ÊDôp... Khi ấy, cừu đang tung tăng gặm cỏ thì gặp sói, sói bảo: Sao nhà ngươi dám làm đục vũng nước mà ta đương uống, Cừu đáp: Đâu dám, thưa ông. Nước từ chỗ ông chảy xuống cơ mà. "Thế sao mày dám chửi tao từ năm ngoái" - Thưa bây giờ con mới nửa tuổi. " Tao không biết, sói rống lên: - Nếu chẳng phải mày thì là bố mày". Dứt lời sói vồ lấy chú cừu nhỏ đáng thương và nhai ngấu nghiến. Trước khi chết cừu, chỉ kịp thốt lên: "Lời nguỵ biện nào cũng chỉ lợi cho bạo chúa".

 

Sau cái gọi là cuộc họp của trường đại học Quốc Gia Hà Nội (ngày 18-5-1999) chị đã bị đưa ra khỏi danh sách biên chế của trường, giữa tuổi đời 43, tràn đầy năng lực và khao khát cống hiến. Nửa tháng trời dằn vặt day dứt trong khi công quả thành tích có cơ thành nước lã trôi sông, ngày 4/6/1999 chị đã viết đơn xin thôi việc dưới sự ép buộc của ông chủ nhiệm khoa Vũ Đăng Độ và bà Lý Thị Túc (nguyên phó phòng tổ chức cán bộ): "Tốt nhất chị nên viết đơn xin nghỉ việc đi, nếu chị chấp nhận điều kiện này, chị còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, nếu không buộc chúng tôi phải ra quyết định đuổi việc chị thì công lao 19 năm dạy và học của chị đi đứt"

 

Thế là chỉ vì "nỏ mồm" tranh cãi với chủ nhiệm khoa, mà ông Độ quyết định cho chị "tắt tiếng" trên bục giảng luôn, thay vì được hưởng chế độ ưu đãi mới do thành tích học tập rèn luyện ở Úc thì chị được nhận vẻn vẹn 8 triệu đồng để ra khỏi biên chế.

 

II- Thế thái nhân tình thời nay:

 

6 năm ở nhà, chị tiếp tục gõ đầu trẻ bằng cách mở lớp dạy tiếng Anh từ lớp 1 cho tới lớp 12, bao nhiêu kiến thức hơn 20 năm trời chị gặt hái thu lượm được cho mình bỗng chốc thành vô nghĩa, hệt con lừa chở nặng sách trên lưng, không ai dám gọi chị là nhà hiền triết, thạc sĩ giảng viên Đại học mà chỉ đơn giản là gia sư gõ đầu trẻ, hòng kiếm miếng ăn độ nhật qua ngày.

 

Phải nghỉ việc giữa tuổi đời 43- tuổi đầy sung sức của sự tích luỹ trí tuệ, từ địa vị giảng viên, thầy dạy phải rời xa bục giảng, sống một cuộc sống miễn cưỡng ép buộc bên những đứa trẻ mải chơi hơn mải học, chị cảm thấy vô cùng bức xúc hẫng hụt, ngọn lửa đam mê sáng tạo trong chị vẫn cứ bùng lên ngày ngày, vì thế chị đã viết không biết bao nhiêu lá đơn trình bày với lãnh đạo khoa, lãnh đạo nhà trường cốt được trở lại bục giảng thân quen, với những đứa học trò say mê nghiên cứu khoa học, dù chỉ là dạy tiếng anh hay dạy hoá cho các sinh viên khoa sinh, hoàn toàn không đòi hỏi tiền thù lao, công xá...

 

Những lá đơn của chị tràn đầy nỗi lòng yêu nghề mến trẻ tha thiết, được cống hiến đời mình cho sự nghiệp giáo dục của nứớc nhà, được làm một ngọn lửa sáng chói trong ngôi đền tri thức của Viêt Nam, được góp một giọt mật ngọt ngào đáng kể nhất trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của nước nhà, cũng như đem những kiến thức đã được trải nghiệm, thực hành tại nước bạn thành ững ứng dụng trong thực tế hàng ngày tại Việt Nam... Song than ôi tất cả chỉ là một tiếng gào thê thảm tuyệt vọng không có hồi âm. Trong đơn giải trình gửi lãnh đạo trường Đại học khoa học tự nhiên ngày 18-5-1999, chị viết:

 

Về nguyện vọng dạy môn hoá cho học sinh chuyên sinh

 

Là một giảng viên khoa hoá được đào tạo chính quy ở trường Đại học tổng hợp Matxcova, và chương trình quản lý hành chính và lãnh đạo trong giáo dục tại trường đại học Sydney (Úc) bằng Diploma. Mặt khác, tôi đã từng được phân công dạy hoá cho học sinh chuyên lý của trường, hơn thế nữa có rất nhiều đồng nghiệp là những giáo viên luyện thi môn hoá có kinh nghiệm sẵn sàng chỉ đạo, tôi tin tưởng việc cải tiến phương pháp giảng dạy môn hoá mà tôi đã ấp ủ bấy lâu nay sẽ giúp học sinh chuyên sinh không chỉ học tốt mà còn có thể đỗ môn hoá (một trong ba môn thi đại học của khối B) với điểm số cao.

 

Về nguyện vọng dạy anh ngữ cho học sinh chuyên sinh:

 

Tôi đã được trường cử đi học chuyên tu tiếng anh một năm tại trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội (1986-1987) học lớp tiếng Anh ba tháng do Ford Foundation tài trợ tại học viện quan hệ quốc tế, lớp tiếng anh 5 tháng do hãng ICI tài trợ tại khoa hoá, lớp tiếng anh ba tháng do AusAID tài trợ tại trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội và lớp tiếng anh ba tháng do AusAID tài trợ tại Sydney... Tôi cũng có kinh nghiệm gần 10 năm dạy tiếng anh cho học sinh phổ thông là các con cháu tôi và con cháu bè bạn. Tôi hoàn toàn tin tưởng dạy rất tốt môn này cho học sinh chuyên sinh.

 

Vậy tôi làm đơn này xin được tham gia công tác quản lý kết hợp với giảng dạy tại khối, và sẽ xin cố gắng cùng ban chủ nhiệm khoa sinh học xây dựng khối vững manh

 

Hà Nội ngày 18-5-1999

 

Kính đơn

 

Nguyễn thị Thái

 

Trước khi viết đơn, chị đã nhận được sự chấp thuận của ông Vũ Văn Vụ chủ nhiệm khối chuyên sinh học, vì con chị cũng học tại đó, nên có nhiều dịp trao đổi với các cán bộ ở khối và được mọi người rất ủng hộ việc dạy học theo phương pháp mới, mặt khác các giáo viên trong khoa đều rất bận công tác chuyên môn, nên khối cần có một cán bộ chuyên trách, song người đời chỉ phù thịnh, không phù suy nên ngay sau đó ông Vụ đã thẳng thừng từ chối với lý do: không đáp ứng được nguyện vọng của chị. Đơn trả lời không có chữ ký cũng chẳng có dấu má hay ngày tháng ký, chỉ vẻn vẹn ba chữ viết tắt CNK (tức chủ nhiệm khoa)...

 

Thế là bao nhiêu hy vọng chờ đợi thành... công cốc, chị đành quay về với "Bục giảng" cuả mình tại nhà (tầng 3 số 4 phố Bà huyện Thanh Quan) và trút nỗi buồn giận, trách hờn, tiếc, hụt của mình vào những lá đơn...

 

III -Từ cõi chết trở về:

 

6 năm ôm đơn đi kiện, với đầy đủ các bằng chứng oan sai, nguỵ tạo phía nhà trường, từ việc đối xử không công bằng giữa chị và 7 đồng nghiệp của trường, người về chậm cả nửa năm thì chỉ bị khiển trách trước toàn trường rồi vẫn được bố trí công tác giảng dạy (Đặng Đức Cường, giảng viên bộ môn ngoại ngữ - tự ý ở lại nước ngoài để học tập khi chưa được sự đồng ý của trường). Người lên chức chủ nhiệm khoa (Lưu Văn Bội - giảng viên khoa hoá học đi nước ngoài làm nghiên cứu sinh quá thời hạn cho phép, đã bị đưa ra khỏi danh sách biên chế của trường ngày 25-5 năm 1999 trong phiên họp kỷ luật của nhà trường, song ngày 15/6/1999, nghĩa là chỉ sau ít ngày lại được hội đồng kỷ luật chấp nhân bác bỏ quyết định kỷ luật để được ra hạn đến hết 30-6-1999, sau đó được trở lại vị trí công tác và từng bước leo dần lên chức vụ cao nhất của khoa hiện nay là chủ nhiệm khoa), riêng chị chỉ về chậm 1 tuần lại bị buộc phải thôi việc. Hơn nữa còn cố tình lợi dụng lúc chị đang bấn loạn tâm thần, con ốm, bố chết, bản thân hoang mang dao động, hốt hoảng trước tương lai, mà chủ nhiệm khoa, cán bộ tổ chức, ban giám đốc nhà trường đã cùng xúm vào dùng mưu ma chước quỷ để trong 6 tháng dồn bằng được chị vào bẫy đã giăng sẵn, viết đơn xin nghỉ chế độ 1 lần để vớt vát chút tiền còm sau 19 năm 7 tháng công tác.

 

Đã thế khi biết chị quá thất vọng phải viết đơn đi kiện thì giáo sư tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi (giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) còn cố tình ra quyết định số 32/QD-DHQGHN để phủ nhận toàn bộ nội dung khiếu nại của chị, cho rằng nhà trường không hề có quyết định kỷ luật buộc chị phải thôi việc mà hoàn toàn do chị tự nguyện viết đơn để vừa toàn tâm chăm sóc gia đình, vừa có thế ra ngoài làm kinh tế tư nhân. Chưa đủ, lãnh đạo còn tiếp tục rêu rao: Nhà trường giải quyết cho chị như thế là quá nhân đạo thoả đáng, vì tuy có năng lực, nhưng chuyên môn của chị không phù hợp với chương trình giảng dạy taị trường v.v và v.v.

 

Không buộc chị dừng vụ việc lại được, ông quyết định cho chị trắng mắt, trắng tay một phen bằng cách khẳng định trên điện thoại khi gọi đến nhà: Nếu chị còn tiếp tục đội đơn khiếu kiện tôi sẽ cho thu hồi số tiền 8 triệu vì đó là sự thất thoát tiền của nhà nước(!)

 

Sau đó, ngọt ngào và man trá hơn ông cho huỷ bỏ các quyết định cũ trong việc xử lý vi phạm của chị để tiến hành lại từ đầu theo đúng quy định, trình tự, thủ tục và vận dụng văn bản trong quá trình xử lý vi phạm chưa chính xác.

 

Thế là 1 lần nữa cái bẫy lại được giăng ra. Thoạt đọc qua, ai cũng nghĩ yêu cầu của chị đã được nhà trường chấp thuận 1 cách thoả đáng, sẽ không có kỷ luật gì hết mà sẽ xem xét vụ việc lại một cách khách quan, theo hướng có lợi cho chị, biết đâu chị lại được phục hồi lại mọi quyền lợi...

 

Song sâu xa bên trong là nút thòng lọng treo cứng cuộc đời chị trên giá treo cổ- vì ông ta đã ngấm ngầm đưa ra văn bản số 428/BNV-CCVC của bộ nội vụ nhằm loại trừ chị ra khỏi biên chế vĩnh viễn mà không phải trả cho chị bất cứ một đồng nào dù là quỹ của bảo hiểm xã hội, dù là số tiền chị được nhận về lớn hơn rất nhiều so với cái giá nhỏ giọt 8 triệu cho gần 20 năm công tác, cống hiến (Hơn 400 nghìn VND/năm) quy đổi ra đô la Mỹ là vừa xoẳn 25 đô/năm.

 

...Sáu năm trời, bao nhiêu bộ đơn đã gửi đi cũng là bấy nhiều tế bào thần kinh trong chị chết trong lặng lẽ, không có cơ hồi sinh vì đơn từ không hề được động chạm... trừ công văn "băm hai" (32) băm cả hai nguyện vọng của chị: Được trở lại bục giảng dù là khoa hoá hay khoa sinh, dạy hoá vô cơ hay tiếng anh, vừa làm rõ nỗi oan khuất của mình: Không hề bỏ bê công tác, cũng không vô kỷ luật, vi phạm đạo đức tư cách khi được nước bạn gia hạn thêm 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11-1998).

 

Càng theo đuổi càng dậm chân tại chỗ... càng tuyệt vọng, chị quyết định tuyệt thực để phản đối sai lầm của lãnh đạo trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. Một ngôi trường được coi là trọng điểm và chuẩn mực nhất nước mà tồn tại biết bao vụ việc oan sai, nào vụ của chị từ 1999, vụ tập thể gồm 123 giảng viên từ 2002 trong việc phân đất, cấp nhà, nổi tiếng khắp nước, đến mức người dân tự gọi chệch thành Đại học quốc gian...

 

Trước khi bước vaò trận đấu tranh mà không biết tương lai như thế nào, chị sẽ trở về chói lọi, trở thành giảng viên của trường và được phép giảng dạy trong 5 năm tới (Khi có quyết định nghỉ hưu) hay bước hẳn vaò cõi tối đen thăm thẳm mịt mờ nơi thần chết đang rình rập đón bắt, chị viết đơn tới thủ tướng bù nhìn Phan Văn Khải và đi tới 20 tờ báo lớn trong thành phố như Tiền Phong, Phụ Nữ, Lao Động v.v để đánh động dư luận, nhờ dư luận ủng hộ, 4 trong số 20 tờ báo đã cất lên tiếng nói của chị trong quyết định không hề "rồ dại" này. Tuyệt thực để có cuộc đời... thực là tuyệt như 19 năm trước chị đã từng đảm nhiệm, hoặc chết trong danh dự, còn hơn là sống một cuộc sống vật vờ tạm bợ, cả khối lượng kiến thức thu gom được bao nhiêu năm bỗng hoá thành dã tràng xe cát, Gần cả cuộc đời toả sáng, cống hiến...bỗng chốc lặng tắt, hệt như giun như dế mù loà, đang từ ngợi ca công lao thành tích, bỗng thành bôi đen như mực tàu, đêm tối...

 

Ngày đầu tiên trôi qua trong sự nghi ngờ của mọi người:

 

- Ôi dào, lại là thói đàn bà trẻ con, doạ được vài ngày rồi lại phải...bội thực ngay ấy mà.

 

Ngày thứ 2, thứ 3, dư luận vẫn im lìm câm nín:

 

-Tuyệt thực à, thì cứ...việc, Nhịn đói 2,3 ngày đã là cái quái gì"

 

Ngày thứ 3, 4 rồi tuần đầu trôi qua, chị vẫn không chịu lùi bước trước những cám dỗ vật chất, dù hàng ngày chị vẫn tự tay vào bếp để gia giảm xào nấu những món ăn cho chồng, con - nhằm kéo dài dấu nối hạnh phúc trong gia đình

 

Ngày 10, 12, cả ba người thân yêu nhất là chồng và con, biết rõ chị đang ở bến bờ của sự sống và cái chết đều xúm vào khuyên can, năn nỉ, khóc lóc để chị dừng lại, đừng dại dột hy sinh thân mình một cách vô ích như thế, cho dù không sống để mà ăn nhưng vẫn phải ăn để mà sống, chứ ai cũng công to việc lớn cả, có ai đoái hoài tới một người sắp chết như chị đâu"

 

Mặc kệ, mục đích chưa đạt được, chị tiếp tục thực hiện nguyện ước của mình - phải qua cách đấu tranh này - dù phải chết - để những số phận tri thưc như chị không bị đối xử 1 cách bất công, oan trái. Người tài phải được trọng dụng, nguyên khí quốc gia phải được phát triển. Kẻo trong ngôi đền trí thức của nước nhà đã có biết bao tài năng phải hư hao lụi tàn, nhường chỗ cho cỏ giả phát triển...

 

Ngày 15, 16, rồi 17, chị có cảm giác không muốn bước, mắt mờ chân chậm, hai đầu gối reo hát trên nền gạch, chỉ đi một quãng ngắn xuống bếp xem người giúp việc tái chế món ăn cho chồng, con ra sao, hay ra nhà vệ sinh mà cũng phải vịn tay vào tường, mắt nở hoa cà hoa cải, thở dốc từng hồi, tim đập yếu ớt vô vọng... nghe văng vẳng tiếng gọi của bố đẻ ở đâu đây

 

Ngày 19, 20 rồi 21, chị chỉ còn nằm thoi thóp trên giường thở ô xy, cả chồng và hai con khóc hết nước mắt, thương mẹ đến thắt ruột quặn gan mà không có cách nào ngăn mẹ lại được, bao nhiêu nước cháo, nước cam, cháo loãng, chị đều mím miệng đến bật máu chứ nhát định không chịu nuốt. Thà chết vinh còn hơn sống nhục. Sống mà không được khẳng định mình, toả sáng cho gia đình người thân, cứ cam chịu oan sai khổ ải cho đến hết đời thì thà... tự lịm tắt còn hơn.

 

Đúng vào lúc này, khi ranh giới của sự sống và cái chết sắp nhập nhoà thành một, vĩnh viễn quên tiếng trời, nói tiếng đất thì những tin vui đã lần lượt đến bên giường đậu vào hai bình ô xy để báo tin chị đã thắng lợi. Đầu tiên là sự góp mặt của 5 tờ báo, sau đó là cuộc thăm hỏi của hàng chục chị em phụ nữ trong hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tiếng nói đanh thép của bà Hà thị Khiết, yêu cầu trường Đại học Quốc gia phải trả lại mọi quyền lợi chính đáng cho chị, phải trọng dụng một người tài, tha thiết với nghề như chị, dù bất cứ lý do gì, sau đó là tiếng đáp của ban tổ chức trung ương Đảng, văn phòng chính phủ... Buộc lãnh đạo trường Đại học Quốc Gia Hà Nội phải lập tức khôi phục lại chức vụ giảng viên, thạc sĩ cho chị, đưa chị trở về bục giảng v.v...

 

Cho đến lúc này chị đã bước sang ngày thứ 6 của việc hồi phục, sút mất 9 ký, gầy đen như quỷ đói, mắt mờ, chân run, nhưng sự sống đã dần dần trở lại trên từng tia nhìn, khoé miệng của chị, từ việc chỉ được uống nước gạo rang cầm hơi, chị đã chuyển sang uống sữa Ensure (Mỹ), cháo gạo lức rồi thìa cơm đầu tiên v.v, khi bạn bè đến chị đã ngồi dạy trò chuyện và có thể vui chân tiễn bạn ra tận cửa, cũng vĩnh viễn thoát khỏi sự ám ảnh của hai bình ô xy.

 

Hy vọng năm học 2007-2008 này chị sẽ có mặt trên bục giảng của trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

 

Cuộc đấu tranh của chị có kết cục... thực là tuyệt, giúp cho bao nhiêu trí thức nước nhà không phải sống cảnh "trùm chăn", tránh đâu nữa mà lặng lẽ vào cuộc, tự thắp sáng lên ngọn lửa niềm tin cho chính bản thân mình, tìm đến một kết thúc có hậu, có lẽ phải niềm tin ở đời.

 

Phố Bà Huyện Thanh Quan 7-5-2006.

 

Phóng viên VNN tại Hà Nội

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.