Hôm nay,  

Iran: Kín Và Hở

11/05/200600:00:00(Xem: 1913)

Tổng Thống Iran Amahdinejad đã gửi đến Tổng Thống Bush một bức thư, do Ngoại trưởng <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Irantrao cho tòa Đại sứ Thụy Sĩ ở Teheran. Mỹ đã đoạn giao với Iran từ năm 1980, sau khi các sinh viên tranh đấu của nước này tràn vào tòa Đại sứ Mỹ ở Teheran bắt 52 người Mỹ làm con tin trong hơn một năm. Amahdinejad là một tay bảo thủ cứng rắn của Hồi giáo Shi-a đã bất chấp Hội đồng Bảo an LHQ, tiếp tục chương trình thanh lọc uranium có thể dùng để chế tạo bom nguyên tử. Bây giờ ông ta có ý đồ gì gửi thư đến TT Bush" Bức thư dài 18 trang phần lớn nói đến những vấn đề của thế giới, nhưng sặc mùi giảng đạo, lên giọng kẻ cả khuyên nước Mỹ nên từ bỏ chế độ dân chủ thế quyền để hướng về tôn giáo nhiều hơn. Bức thư viết: "Các dân tộc trên thế giới đặt niềm tin nơi một Đức Chúa duy nhất ở trên trời và những lời rao giảng của các Tiên tri của Ngài, tôi xin hỏi ông có muốn cùng làm như vậy không"" Bức thư ám chỉ ông Bush thường nhắc tới đức tin Thiên chúa, trong khi đạo Hồi cũng tin ở đấng Allah là Chúa duy nhất trên trời.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bề ngoài bức thư này cũng giống như như bức thư năm 1989 của Trưởng giáo Ayatollah Khomeini, người khai sáng chế độ cai trị thần quyền của Iranngày nay, đã gửi lãnh tụ Xô-viết Gorbachev để khuyên ông này nên nghiên cứu Hồi giáo. Với bức thư đầy vẻ giảng đạo như vậy, Ahmadinejad đã theo gương tiên tri Mohammad năm xưa từng gửi thư cho các kẻ thù của ông. Ngoài ra bức thư vẫn có những đoạn chỉ trích chính sách Mỹ trên thế giới đặc biệt về Trung Đông. Amahdinejad tự coi ông ta như một người tranh đấu không chỉ cho Hồi giáo mà còn cho tất cả các dân tộc bị áp bức, kể cả ở Phi Châu và Nam Mỹ La-tinh. Nhưng điểm được nhấn mạnh nhiều nhất là chủ thuyết của Hồi giáo Shi-a, theo đó phải có một người cai trị quyền uy chống lại áp bức.

 

Bức thư của Ahmadinejad nói đại ngôn, nhưng có thể nhằm tìm đến một tiểu lộ. Đó là tạo ra một mối quan hệ trực tiếp và kín đáo giữa ông ta và Tổng Thống Bush, để thương thuyết với Mỹ về mọi vấn đề còn mắc míu hiện nay, kể cả vấn đề nguyên tử. Từ 3 năm qua, Iranvẫn có chương trình dùng chất uranium được thanh lọc để chạy máy lò nguyên tử, thế giới nghi kị Iranmuốn chế tạo bom nguyên tử nên đã cử phái đoàn Nguyên tử năng Quốc tế đến thanh sát. Nhưng đến tháng Hai năm nay, Iran trở giọng đòi thanh sát quốc tế rút hết và loan báo cho chạy máy ly tâm để tự thanh lọc quặng uranium, vấn đề trở thành một cuộc khủng hoảng thế giới. Hội Đồng Bảo An hiện đang chuẩn bị mở cuộc họp về vấn đề này. Những cuộc thương thuyết đã diễn ra giữa một bên là Iranvà một bên là Mỹ, Liên Âu, Nga và Trung Quốc. Theo tin mới nhất 5 nước thường trực tại HĐBA (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh) đã đồng ý khái quát về hai sự lựa chọn dành cho Iran. Một mặt nếu ngưng việc tự ý thanh lọc uranium, Iransẽ được quốc tế giúp đỡ về chương trình nguyên tử dân sự và những bảo đảm về an ninh. Mặt khác nếu không nghe, Iransẽ bị trừng phạt. Hiện vẫn chưa rõ sự trừng phạt sẽ gồm có những biện pháp như thế nào.

 

Nga và Trung Quốc đều có quyền phủ quyết ở HĐBA. Cho đến nay hai nước này không hề nói đến phủ quyết nhưng cả hai đều tỏ ý dè dặt về biện pháp trừng phạt, với lập trường lửng lơ "thương thuyết" là con đường tốt nhất để giải quyết vần đề. Cả hai anh Nga Tàu đều muốn ăn mảnh để kiếm lời về kinh tế với Iran. Chính vì nắm được mấu chốt này Iranđã cứng rắn thái độ khiến thương thuyết bế tắc. Tuần trước Iran còn găng hơn nữa tự xưng "quốc gia nguyên tử" và hăm dọa xóa tên nước Israel trên bản đồ thế giới bằng phi đạn nếu Israel hay nước nào khác tấn công trước. Chính vào lúc căng thẳng có mùi thuốc súng này, Iran chìa tay ra với mưu mô quá hở hang muốn tìm một nhịp cầu nói chuyện tay đôi với Mỹ, để gây nghi ngờ giữa các nước Tây phương. Nhưng mục tiêu ưu tiên của Irannhắm vào một hướng khác. Đó là Iraq. Kẻ thù nguy hiểm nhất của Iran là Iraq chớ không phải Mỹ. Nhớ lại cuộc chiến 10 năm giữa Iran và Iraq trong thập niên 80 thế kỷ trước, cái gai bên hông đã gây đau đớn cho Iran như thế nào, hơn cả quả tạ nằm ở phương xa.

 

Iraqcó dân Ả rập theo Hồi giáo Shi-a đông gấp ba lần dân Ả rập gốc Sun-ni vốn cũng là gốc của Saddam Hussein. Ở Iran, dân theo Hồi giáo Shi-a đông hơn có đến 90%, nhưng thuộc dân tộc Ba tư, không phải dân Ả rập. Ở điểm này sự khác biệt dân tộc lấn áp cả tình đồng đạo tôn giáo. Trong cuộc chiến 10 năm, dân Shi-a đa số nằm ở miền Nam Iraq không hề nổi lên để mở cửa đón rước quân đội Shi-a của Iran vào nước. Đó là vì dưới bàn tay sắt của Saddam thời đó, người Shi-a Iraq không thể nổi loạn, nhưng cũng có thể dân Ả rập Iraq không ưa thích dân Ba tư Iran dù đồng đạo là Shi-a. Hơn nữa sự chia cách giữa IraqIrankhông phải chỉ vì sắc tộc mà còn vì quyền lợi kinh tế, nằm trong hai chữ "dầu lửa". Sự va chạm này còn gay go hơn cả mọi thứ. Năm 1991, Saddam Hussein xua quân chiếm Kuwaitlà vì muốn chiếm các mỏ dầu ở đây.

 

Hiện nay Iraqđã có một Quốc hội mới do cuộc bầu cử tự do hình thành. Đa số dân biểu là người gốc Ả rập Shi-a, đây cũng là điều hiển nhiên vì dân Shi-a đông hơn dân Sun-ni và dân Kurd. Nhưng khi lập chính phủ mới, những khó khăn vô cùng phức tạp đã xẩy ra. Dân Shi-a sống ở miền Nam Iraq, phần lớn đất đai là sa mac khô cằn nghèo nàn, chỉ có một khoảng nhỏ sát bờ biển vùng vịnh là có một ít giếng dầu, phần lớn kho vàng đen lại nằm ở tiểu quốc Kuwait sát cạnh. Dân Sun-ni sống ở miền Trung đất đai phì nhiêu vì giòng Lưõng Hà chảy qua, lại thêm có một số giếng dầu lớn sát biên giới Iranvà lấn cả sang khu vực tộc Kurd sống ở phía Bắc Iraq. Tuần này Thủ tướng mới chỉ định, ông al-Maliki, đã vuợt qua những trở ngại chót để phân chia các bộ cho các phe Kurd, Sun-ni và Shi-a và đến cuối tuần chính phủ mới sẽ ra mắt. Vào đúng thời điểm này Ahmadinejad đã chìa tay ra với Bush vì lẽ dễ hiểu, các tay lãnh đạo Shi-a ở Iran chẳng có chút ảnh hưởng nào trong việc tạo lập chính phủ mới ở Iraq. Mỹ không trả lời bức thư của Amahdinejad.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.