Hôm nay,  

Gia Nhập Wto Sẽ Mang Đến Cho Việt Nam Những Gì?

06/05/200600:00:00(Xem: 1946)

LTS: Bài sau đây của Tiến Sĩ Ngô Huy Liêm, từ Hà Nội gửi cho Việt Báo, phân tích về nhu cầu gia nhập WTO. Tòa soạn trân trọng cảm ơn đóng góp của Tiến Sĩ về một vấn đề đang khẩn thiết đối với đất nước. Bài như sau.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

 Cụm từ WTO xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống của người Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namchúng ta. Thế WTO là gì và việc gia nhập WTO sẽ có tác động đến Việt Namnhư thế nào" Bài tham luận sau đây sẽ khái quát lại những vấn đè lien quan đến quan điểm và tác động có thể xảy ra bắt đầu từ năm nay hoặc năm sau 2007 (dự tính).

 

Thế  WTO là gì"

 

WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) trụ sở đặt tại Genevơ (Thuỵ Sỹ). WTO được thành lập theo hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới ký tại Marrakesh(Marốc) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.1.1995

 

WTO (với 148 thành viên đến cuối 2005 ) là nơi đề ra các quy định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế. WTO cũng còn là một diễn đàn để các thành viên đàm phán, thoả thuận, thương lượng, nhân nhượng nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… để giải quyết nhuwnwgx vấn đề phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.

 

Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam

 

Việt Namcũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO  đều phải trải qua một trình tự có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện trình tự. Thời gian dài hay ngắn thuộc vào nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào.

 

Ngày 1/1/1995 Việt Namđã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Namvà Việt Namtrở thành quan sát viên của tổ chức này. Ngày 31/1/1995  Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Namgia nhập WTO được thành lập.

 

Tính đến cuối năm 2005 Việt Nam đã trả lời trên 2600 nhóm câu hỏi từ các thành viên của WTO và đã kết thúc đàm phán song phương với 21 đối tác.

 

Cuộc đàm phán đến giờ phút này hãy còn tiếp tục…

 

Tham gia WTO có những tác động gì đến nền kinh tế xã hội đất nước"

 

Quan điểm chung:

 

Nhìn từ góc độ lý thuyết và thực tế thì ta thấy có những tác động tĩnh, nghĩa là tham gia và WTO sẽ nâng cao hiệu quả của các nguồn lực (vốn, lao động, công nghệ…) và điều này tích cực cho cả nước. Ngoài ra còn có những tác động động, nghĩa là chuyên môn hoá được nâng cao, học thong qua hành sẽ được đẩy manh. Tác động động này tuy có xảy ra nhưng thực chất thì chưa rõ ràng. Nói chung các tác động lý thuyết tích cực hay tiêu cực, rõ ràng hay chưa rõ rang còn tuỳ thuộc vào các giả dịnh đạt ra trong các mô hình tính toán.

 

Các nhà kinh tế các nước tư bản có nền kinh tế hiện đại thường đành giá việc gia nhập WTO là có lợi chung cho cả nước về trung hạn và dài hạn. Họ thường lấy ví dụ Đài Loan, Trung Quốc, Đại hàn để chứng minh điều này. Tuy nhiên trong thời gian WTO nhóm họp tại Seatlle, HongKong vừa qua, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra, đấy cũng là nói lên một trường phái chống đối việc gia nhập WTO, lý do là nhóm này cho rang, toàn cầu hoá, gia nhập WTO chỉ có lợi cho các nước giàu, cho các công ty đa quốc gia mà thôi, các nước đang phát triển sẽ bị lệ thuộc đến mất chủ quyền về mặt chính trị lẫn kinh tế…

 

Một lý do khác là các tổ chức quốc tế như Ngân hang thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới… đã đưa ra những con số dự báo về lợi ích cho các nước đang phát triển không mấy gì là thuyết phục cho lắm, nhiều khi còn trái ngược nhau. Năm 2003 trước khi Hội nghị WTO Cancun bắt đầu, NHTG đưa ra con số sau: Thương mại  toàn cầu sẽ đem lại lợi ích $832 Tỷ USD (trong đó các nước đang phát triển sẽ hưởng lợi khoảng $539 Tỷ USD). Nhưng khi đến Hội nghị Hong Kong  thì cũng theo NHTG con số này tụt xuống gần 1/3 nghĩa là Thương mại toàn cầu chỉ còn hưởng lợi khoảng $287 Tỷ USD, trong đó các nước đang phát triển hưởng lợi khoảng $90 Tỷ USD.

 

Một điều cần nhắc đến là các nhóm chống đối trên không nhìn các nước đang phát triển một cách chung chung, và họ cũng phân biệt là trong các nước đang phát triển, Trung quốc, Việt Nam, Thái Lan, Me hi cô, Ấn độ, Thổ nhĩ Kỳ.. là một trong ít nước hưởng lợi ích nhiều hơn hết khi gia nhập WTO.

 

Hai trường phái ủng hộ và chống đối sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều thập kỷ tới. Tuy nhiên đối với Việt Namviệc gia nhập WTO được coi là cơ hội và cũng là thách thức.

 

Đối với Việt Nam nói riêng phải nhận thấy rằng  số lượng tài sản vật chất, tiện nghi trong mỗi gia đình cũng như mức sống và các dịch vụ khám chữa bênh, học hành, thể thao… của người dân chủ yếu được nâng cao trong khoảng 10-15 năm trở lại đây. Đó chính là những thành tựu của quá trình mở của, hội nhập nền kinh tế Việt Namvới Thế giới đem lại.

 

Gia nhập WTO đối với nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng là một điều tất yếu, không dặt ra vấn dề “vào hay không vào” WTO. Vấn đề đặt ra là vào WTO, Việt Nam và các doanh nghiệp được lợi gì, mất gì và làm thế nào đê tranh thủ được  lợi ích, giảm thiểu khó khăn, nguy cơ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO"

 

Lợi ích chung:

 

Trước hết Việt Namsẽ có những cơ hội lớn như được tiếp cận với một hệ thống quy định chặt chẽ, công bằng và tham gia các thoả thuận thương mại có lợi cho Việt Nam.

 

Khi gia nhập WTO và với tác động của toàn cầu hóa, hiệu quả phân bổ nguồn lực sẽ cao hơn dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao và ổn địng. Nếu trong quá trình 15 năm qua, kết quả giảm nghèo ỏ Việt Nam gắn liền với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, thì tăng trưởng do việc gia nhập WTO  cũng sẽ có tác động tích cực đến mục tiêu giảm nghèo.

 

 Cụ thể hơn, tác động là tích cực do:

 

• Tiền công của nhóm lao động không có hoặc có ít kỹ năng do mở rộng xuất khẩu sản phẩm có hàm lương lao động cao; đó cũng là phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam, đó là lao động trẻ, dồi dào..

 

• Khu vực nông nghiệp (nơi tập trung người nghèo) có cơ hội phát triển. Nhiều nứoc trước đây theo đuổi chính sách bảo hộ và thường “hy sinh” nông nghiệp  để công nghiệp hoá.

 

• Hành vi “tìm kiếm đặc lợi” giảm nhanh và như thế cơ hội đàu tư vào các ngành tạo nhiều việc làm;

 

Lợi ích và khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp:

 

Lợi ích của doanh nghiệp khi Việt Namgia nhập WTO tương đối rõ:

 

Mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp.

 

Tính đến tháng 10 năm 2005, WTO chiếm trên 85% tổng thương mại hang hoá và khoảng 90% tổng thương mại toàn cầu.  Nhờ tư cách thành viên của WTO, doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào toàn bộ vào 148 nước thành viên của WTO với mức thuế ưu đãi, thay vì chỉ có một số thị trường truyền thống (Nga, Đông âu) và 1 số thị trường mới khai thác (Mỹ, Nhật bản, EU). Trên đây là tăng số lượng thị trường; ngoài ra còn có tăng sản lượng xuất khảu ra nước ngoài. Ngoài ra còn tạo cơ hội sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các ngành  mà Việt Namcó ưu thế cạnh tranh (ví dụ như hàng nông sản, hàng dệt may. Doanh nghiệp Việt Namđược hưởng cơ hội này từ hai phương diện: một là do những quy định của WTO; hai là do ưu thế cạnh tranh về giá cả, chi phí dem lai.

 

Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẵng trong giải quyết tranh chấp  thương mại quốc tế;

 

Tiếp cận bình đẵng vào thị trương các nước thành viên : các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các quy định chỉ dành cho thành viên WTO, hang hoá Việt Nam được tiếp cận bình đẳng vào các thị trường của 148 thành viên WTO, không bị chèn ép, đối xử không bình đẳng khi Việt Nam chưa là thành viên. Ví dụ: một nước khi đã là thành viên thì được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với hang nhập khẩu của nước khác trong việc thực hiện Hiệp định Nông nghiệp.

 

Bảo hộ sản xuất trong nước theo các khuôn khổ quy dịnh của WTO: các doanh nghiệp có thể kiến nghị Chính phủ tiến hành  điều tra về mức gây phương hại của hàng nhập khẩu để thực hiện áp dụng thuế đối kháng hoặc chống bảo hộ theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá và thuế đối kháng.

 

Hưởng  lợi từ các chính sách cải cách trong nước

 

 Việt Namsẽ thực thi các chính sách mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại kinh tế trong nước sẽ phải cải cách, mở cửa, tái cơ cấu. Nền hành chính sẽ được cải cách triệt để nhằm dẫn đế thựoc thi các nguyên tắc cơ bản: có sự tham gia, công khai, minh bạch, dễ dự đoán theo “luật chơi quốc tế”…Các doanh nghiệp Việt Namcũng sẽ thụ hưởng từ những lợi ích cải cách này, có một “sân chơi” chung cho toàn cầu.

 

* Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

 

 Đây là lợi ích rõ và có lẽ là được mong đợi nhiều nhất. Vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, quản trị kinh doanh của các nhà đầu tư, các tập đoàn ngoại quốc sẽ là những tác nhân quan trọng trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh thị trường, tạo việc làm.

 

Tuy nhiên việc này cũng sẽ kéo theo một loạt vấn đề lien quan đến quy hoạch khu sản xuất. Điều này là tất yếu, song cũng cần phải cân đối lợi ích giữa lợi ích kinh tế/kỹ thuật và lợi ích xã hội (nông dân mất đất do việc lấy đất để xây các khu công nghiệp.. mà sau đó lại không có việc làm hoặc không có định hướng đầu tư từ số tiền được đền bù).

 

Tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý quản trị kinh doanh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu của nước ngoài.

 

Kiến thức này rất là quan trọng trong việc duy trì và phát huy lợi ích một cách bền vững.

 

Qua đây các doanh nghiệp sẽ tiếp thu được nhanh hơn một số kỹ năng như phân tích thong tin xuất khẩu quốc tế, nhận định về tiềm năng chiến lược của các đối tác nước ngoài, xem xét chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm..v.v…

 

Và để phát huy lợi ích này các doanh nghiệp cần phải tập trung vào nâng cao năng lực cho chính bản thân mình và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, hiểu biết các chính sách, luật lệ quốc tế, khả năng thao tác máy tính, ngôn ngữ, ngoại ngữ cũng như phong tục tập quán văn hoá…

 

Bên cạnh những  cơ hội nêu trên nền kinh tế Việt Namcũng như các doanh nghiệp Viẹt Namcòn có khá nhiều rủi ro, khó khăn…

 

Nguy cơ bị mất thị phần, mất thị trường:

 

Điều này không thể xem nhẹ được. Cơ hội cho doianh nghiệp Việt Namthì cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Sẽ không còn rào cản và với những lợi thế sẵn có: nhiều vốn đầu tư, kinh nghiệm doanh truờng quốc tế, kỹ năng vượt trội về quản trị kinh doanh, về công nghệ sản xuất, về marketing, về phân phối …. sẽ là mối đe doạ lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên những lợi thế trên với thời gian cũng có thể tiếp thu được nếu có chiến lược ngay từ đầu, còn lợi thế mà các doanh nghiệp nước ngoài khó tiếp thu ngay đó là hiểu biết về thị trường Việt Nam, về con người Việt Nam, về nền hành chính Việt Nam…

 

Nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, mua lại, chèn ép, “lấy” nhân viên…: Nguy cơ này đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Phong cách làm việc, tiềm năng thăng tiến, điều kiên làm việc, lương bổng, bảo hiểm…sẽ thu hút khá nhiều người tài vào các doanh nghiệp nước ngoài. Với tiề lực kinh tế, vốn đầu tư, tiếp cận tài chính, họ có thể thôn tính hoặc mua lai các doanh nghiêhp Việt Nam có tiềm nănng nhưng dang khó khăn về vốn, kiến thức, công nghệ…

 

Còn rất nhiều nguy cơ khác từ cấp vĩ mô đến vi mô, xong hiện nay các doanh nghiệp Việt Namcũng đang ráo riết khắc phục, dọn đường cho mình. Rất nhiều doanh nghiệp nhìn các nguy cơ thách thức trên một các tích cực, biến nó thành nhưnững động lực để đẩy nhanh cải cách nội bộ và tiếp thu trí tuệ bên ngoài. Nhà Nước Việt Namcũng tích cực có những biên pháp – cùng với một số nhà tài trợ quốc tế - để hỗ trợ các doanh nghiệp Viẹt Nam.

 

Kết luận:

 

• Nhìn toàn cục trong bối cảnh các nước đang phát triển thì việc gia nhập WTO  và các lợi ích thực tế đem lại vẫn chưa được rõ rang. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu và số liệu thực tế cho thấy Việt Nam(và một số ít nước khác) sẽ có nhiều lợi ích hơn khi gia nhập WTO.

 

• Vấn đề đặt ra ở đây không còn là “có hoặc không gia nhập WTO” mà là  gia nhâpj như thế nào, lộ trình ra sao để phát huy các cơ hội và giảm thiểu tối đa các nguy cơ thách thức.

 

• Gia nhập WTO  tạo ra các dòng di chuyển về vốn đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu và có tác động tích cực đến việc cải cách thể chế, hành chính của Việt Nam;

 

• Tăng trưởng kinh tế là yếu tố then chốt để giảm tình trạng nghèo của nông thôn. Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho người lao dộng, đặc biệt là lao động nghèo có cơ hội để nâng cao trình độ tay nghề và tiếng nói, cho phép họ được khai thác hết các cơ hội từ tăng trưởng kinh tế;

 

• Tuy nhiên gia nhập WTO  không phải là yếu tố tạo ra tăng trưởng, mà chính là tăng trưởng sẽ giúp cho quá trình hội nhập được thành còng. Việc phát huy hiệu quả của gia nhập đến xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu, phát triển ngành nghề, phát triển vùng miền và việc làm nói chung và của người nghèo nói riêng còn là kết quả của rất nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế, bao gồm: sự phát triển của thị trường lao động, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, tiến trình và nội dung của cải cách hành chính và đặc biệt là khả năng phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế;

 

• Những kinh nghiệm tích cực của một số nước, đặc biệt là  của Trung quốc (tăng trưởng cao; cải cách hành chính thúc đẩy nhanh; hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề; giải quyết các vấn đề xã hội của sự phát triển…) đã và sẽ giúp Việt Nam trong quá trình đàm phán và kể cả sau này khi gia nhập WTO rồi, nhưng cũng không quên những nguy cơ thách thức kèm theo đó.

 

• Có người ví  việc gia nhập WTO, nói đúng hơn là toàn cầu hoá như là một làn song lớn ngoài biển khơi. Nếu ta biết lựa theo ngọn gió, nương theo ngọn sóng thì con tàu sẽ lướt xa và nhanh, nhưng nếu ta không phát hiện kịp thời hoặc không sửa soạn truớc thì con tàu sẽ bị làn sóng cuốn đi và có thể dẫn đến chìm sâu trong biển cả.

 

Ts. Ngô Huy Liêm

 

Hà Nội

 

Tháng 4/2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.