Hôm nay,  

Iran Và Bom Nguyên Tử: Tiên Lễ Hậu Binh

11/05/200600:00:00(Xem: 1400)

Bàn tới bàn lui, nhưng không ai nghi ngờ gì những người lãnh đạo <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Irannhất quyết tìm đường chế tạo bom nguyên tử, ngay cả trong trường hợp Liên bang Nga và Trung quốc đồng ý với Anh, Pháp và Hoa Kỳ cùng ra sức ngăn chận. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Vậy Hoa Kỳ phải làm gì" Đánh phá các cơ sở nguyên tử của Iranthì dễ làm nhưng hậu quả khó lường. Mà không đánh để cho Iranchế tạo bom nguyên tử lại càng nguy hiểm hơn. Nhưng rồi Hoa Kỳ cũng phải có một lựa chọn.

 

Tờ tuần báo The Economist (Luân Đôn, số ngày 6/5 đến 12/5/2006) đã phân tích vấn đề này dưới nhiều khía cạnh trong một bài bình luận nhan đề: “Unstoppable"” tôi tạm ghi lại các ý chính sau đây. Theo tôi, rút bài học về cuộc chiến tại Iraq, nhà bình luận của tờ The Economist chủ trương “Tiên lễ hậu binh”, và điều này nếu làm riêng giữa Hoa Kỳ và Iran thì càng tốt. Lá thư dài 18 trang tổng thống Iran gởi tổng thống Bush qua trung gian của Thụy Sĩ hôm Thứ Ba 9 tháng 5 tuy tổng thống Bush cho là không đâu vào đâu và nói không đáng trả lời, biết đâu là một bước khởi đầu tốt. Năm 1971 quan hệ giữa hai nước cựu thù Hoa Kỳ và Trung quốc đã được tái lập bằng một trận đấu bóng bàn.

 

*

 

Nếu ngoại giao là nghệ thuật giải quyết những vấn đề tưởng như không giải quyết  được thì cứ ngồi chờ vài tuần lễ nữa hy vọng năm nước Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Nga và Trung quốc sẽ tìm ra giải pháp hóa giải hai mối nguy trước vấn đề Iranchế tạo bom nguyên tử. Mối nguy thứ nhất là bất chấp lời kêu gọi và khuyến cáo của Liên hiệp quốc, Irancứ tiến hành các thí nghiệm cần thiết và chế được bom nguyên tử. Mối nguy thứ hai là sau khi đã dùng mọi giải pháp nhưng thất bại Hoa Kỳ phải dùng vũ lực đối với Iran. Muốn thành công Hoa Kỳ và các đồng minh cần làm cho Iranhiểu rằng cái giá để trở thành một lực lượng nguyên tử rất cao và nếu bỏ cái mộng đó đi cái lợi sẽ rất lớn. Tuy nhiên cho đến lúc này các nhà ngoại giao chưa tìm thấy một cách giải quyết nào thỏa đáng và hình như Irantính toán rằng họ có thể chế tạo bom nguyên tử mà chẳng ai làm gì được.

 

Câu hỏi căn bản được đặt ra. Nếu Irancó bom nguyên tử thì đã sao" Pakistan, Ấn Độ, Do Thái đều đã chế tạo bom nguyên tử trước sự chống đối của quốc tế. Trận chiến tranh lạnh trôi qua, có bên thắng bên bại mà chẳng ai dùng bom nguyên tử dù có lúc bên này hay bên kia dọa dùng. Tuy nhiên ai cũng công nhận càng nhiều nước có bom nguyên tử thế giới càng ít an toàn hơn.

 

Iranvẫn nói họ không có ý định chế bom nguyên tử. Nhưng trong 20 năm qua họ vẫn giấu các nhà thanh tra của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (International Atomic Energy Agency – IAEA) các chương trình chế tạo Uranium tinh chất và Plutonium (là chất nổ chính của bom nguyên tử). Và không ai tin Iranchỉ muốn tạo năng lượng nguyên tử cho mục tiêu hòa bình.

 

Và còn hai câu hỏi khác: Những người lãnh đạo chế độ Irancó thể xử dụng bom nguyên tử để làm gì" Và chính sách của thế giới sẽ phải thích ứng thế nào với một nước Irancó bom nguyên tử"

 

Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad từng tuyên bố sẽ xóa Do Thái trên bản đồ thế giới. Irancũng không hòa thuận gì lắm với các nước Hồi giáo chung quanh (ngoại trừ Syria). Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Irancũng không đến nổi khùng đem bom nguyên tử đánh Do Thái hay một nước nào đó (vì làm vậy Irancũng bị tiêu diệt). Tuy nhiên không ai dám quả quyết điều gì cả, ngoại trừ điều này: Những nước như Saudi Arabia, Ai Cập, Syria, và ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ nếu xưa nay có thể sống - dù thấy bất an- bên cạnh một nước Do Thái có bom nguyên tử, lần này sẽ không chịu ngồi yên chờ xem Iran làm gì. Và một cuộc chạy đua sản xuất vũ khí nguyên tử trong vùng Trung đông sẽ không tránh được.

 

Trước bối cảnh này, và vì còn lo ngại tổng thống Mahmoud Ahmadinejad dùng bom nguyên tử vào những mục tiêu đe dọa khác, giải pháp quân sự để phá hủy khả năng sản xuất bom nguyên tử của Iran khả dĩ là một giải pháp các nhà ngoại giao có thể nghĩ đến. Hoa Kỳ và Do thái có quyền và có lý khi nói rằng họ không loại trừ một giải pháp nào cả, mặc dù bộ trưởng ngoại giao Anh, ông Jack Straw cho rằng giải pháp quân sự không ổn.

 

Trên thực tế, một cuộc tấn công quân sự dù thành công cũng làm cho tình hình trở  nên gay go hơn. Iranđã phân tán các cơ sở nguyên tử của họ ra nhiều nơi xa nhau, tình báo Hoa Kỳ không biết hết được. Một cuộc tấn công sẽ làm trì hoãn nhưng không làm cho Iranbỏ ý định làm bom nguyên tử. Hơn nữa, Irancó phương tiện trả đũa bằng cách dùng các nhóm vũ trang họ đang giúp để đánh phá Do Thái và cung cấp tiền bạc cho các nhóm Hồi giáo Shiite tại Iraqvà ở các nơi khác. Đánh Irancòn làm chia rẽ khối những nước vốn không muốn Irancó bom nguyên tử (nhưng không đồng ý giải pháp quân sự) và làm cho nhân dân Iranđoàn kết sau lưng một chế độ mà họ chẳng muốn ủng hộ.

 

Như vậy con đường tốt nhất còn lại vẫn là ngoại giao nhưng cần một chính sách ngoại giao cứng rắn và nhất trí, và thuyết phục những nhân vật còn có ảnh hưởng tại Iran cái giá họ phải trả (thí dụ như sẽ bị cô lập ngay cả trong thế giới Hồi giáo) nếu nhất quyết làm bom nguyên tử. Cho đến lúc này Liên hiệp quốc và các quốc gia liên hệ chưa có một kế hoạch cụ thể nào theo hướng đó. Và cũng không có dấu hiệu lạc quan nào nào trước mắt.

 

Trên lý thuyết Irancần đầu tư ngoại quốc vì hai phần ba nhân lực dưới tuổi 30  không có công ăn việc làm. Nhưng với giá dầu thô lên cao như hiện nay, các nhà lãnh đạo Irancó thừa tiền để trợ cấp thất nghiệp và giải quyết các vấn đề khác trong nước.

 

Khi Iran coi thường không nghe lời khuyến cáo tạm ngưng việc tinh luyện Uranium của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Hội đồng có thể áp dụng bước kế tiếp là áp dụng Chương 7 của Hiến chương Liên hiệp quốc (*) ra nghị quyết buộc Iran ngưng, nhưng Liên bang Nga và Trung quốc có thể không đồng ý. Nga và Trung quốc chẳng muốn Iran có bom nguyên tử, và cả hai nước này đều đồng tình với Hoa Kỳ và các nước Âu châu yêu cầu Iran ngưng luyện chất Uranium để tái tục các cuộc thương thuyết, và Liên bang Nga còn đề nghị tinh luyện Uranium thay cho Iran trong khi thương thuyết. Nhưng cả hai nước đều không muốn làm tổn thất quan hệ kinh tế với Iran vì e ngại Chương 7 của Hiến chương Liên hiệp quốc có thể dẫn tới việc dùng vũ lực như đã xẩy ra tại Iraq.

 

Ở đây có một chút khác biệt giữa IraqIran. Saddam Hussein đã coi thường các khuyến cáo của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vì Hội đồng không đoàn kết với nhau và (Hussein) nghĩ rằng thế nào Liên bang Nga và Trung quốc cũng ngăn không cho Hội đồng Bảo an hành động và Hoa Kỳ phải bó tay. Saddam Hussein đã tính nhầm, nhưng Hoa Kỳ cũng vì đánh Saddam Hussein mà đang lúng túng. Vì vậy hình như Irancũng đang suy tính nước bài của Saddam Hussein. Tuy nhiên nếu Nga và Trung quốc đồng ý để Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc áp dụng Chương 7 của Hiến chương dưới hình thức nhẹ nhất (chứ không đến mức nặng nề như cấm đầu tư vào lĩnh vực dầu thô và khí đốt của Iran) thì có thể làm cho Iran phải nghĩ lại.

 

Nhưng nếu không có giải pháp nào (kể cả quân sự) được gạt bỏ như Hoa Kỳ thường tuyên bố Hoa Kỳ cũng cần phát huy thêm sáng kiến ngoại giao, mặc dù trước đây Iran đã gạt bỏ mọi đề nghị của Âu châu như tăng cường quan hệ mậu dịch, thắt chặt thêm mối quan hệ ngoại giao và giúp đỡ kỹ thuật cho Iran.

 

Vì sao" Vì Iranmuốn nói chuyện với vai chính là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thường tuyên bố những lời đe dọa Irannên Iranphải lo tự vệ. Cho nên đối với Hoa Kỳ Iranlàm  bom nguyên tử để đánh ai nếu không phải để đánh Hoa Kỳ. Căng thẳng chính là ở chỗ đó. Vì vậy nếu hai bên nói chuyện trực tiếp với nhau, chẳng hạn như: Irantuyên bố ngưng luyện Uranium và chế Plutonium, và Hoa Kỳ cam kết sẽ không đánh Iranthì câu chuyện có thể trở nên êm thắm hơn.

 

Cho đến lúc này tổng thống Bush không muốn nói chuyện tay đôi với Iran, cho rằng Iran đang giúp các tổ chức vũ trang chống Do Thái, Iran đang chống giải pháp hòa bình cho Trung đông, Iran đang che chở một vài thành phần lãnh đạo của al-Qaeda và Iran không có dân chủ. Nhưng nếu Hoa Kỳ chìa tay ra trước thì có nhiều lý do để chúng ta tin rằng Iransẽ duyệt lại chính sách chống Tây phương của mình, chính yếu là vì Hoa Kỳ phong tỏa kinh tế Iranđã làm cho các nước Tây phương dè dặt khi đầu tư vào Iran. Và đó là chuyện giữa Hoa Kỳ và Irankhông ai can thiệp được.

 

Trong những tuần lễ tới, Liên bang Nga và Trung quốc có thể  phủ quyết một nghị quyết áp dụng Chương 7 Hiến chương của Hội đồng Bảo an, và Irancứ tiến hành việc tinh luyện Uranium. Nhưng cũng có thể là những tuần lễ thế giới sẽ tìm ra giải pháp hóa giải sự căng thẳng. Giải pháp đó – dù chưa tháo hẳn ngòi nổ Trung đông – là một chính sách cứng rắn của Liên hiệp quốc đi đôi với một củ carốt to tướng ngon lành do chính Hoa Kỳ mang lại.

 

Không gì hơn là “tiên lễ hậu binh.”

 

May 10, 2006

 

binhnam@sbcglobal.net

 

www.tranbinhnam.com

 

(*) Chương 7 của Hiến chương Liên hiệp quốc gồm 13 điều (39 đến 51) là chương quy định những biện pháp đối phó đối với các quốc gia có hành động đe dọa hòa bình thế  giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.