Hôm nay,  

Iraq: Đến Hồi Phân Giải

05/05/200600:00:00(Xem: 1531)

Chuyện <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Iraqđang ngã ngũ - Nếu ông Bush không ngã.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Ngược với cảm quan của nhiều người, tình hình đang có chuyển biến khiến Hoa Kỳ có thể sớm rút quân - một phần lớn - ra khỏi Iraqvà cục diện có thể sớm đi vào ngã ngũ. Nhưng chính là thời điểm bản lề này mới thêm rối bù và đòi hỏi một cái nhìn tổng hợp. Tổng thống George W. Bush có thành công hay không là vào giai đoạn vài tháng sắp tới…

 

Có bốn biến cố đáng chú ý trong thời gian qua. Thứ nhất là các phe phái tại Iraqsau cùng đã đạt những thỏa thuận căn bản để thành lập chính phủ. Thứ hai là cả hai Tổng trưởng Ngọai giao và Quốc phòng Hoa Kỳ đều bất ngờ đến Baghdadnói chuyện với các lãnh tụ Iraq. Thứ ba là loạt tuyên bố của các lãnh tụ khủng bố Al Qeada, từ al-Zarqawi đến al-Zawahiri. Và sau cùng là những thách thức ồn ào của Iranvề hồ sơ hạch tâm.

 

Đâu là những yếu tố hợp lý có thể giải thích cục diện này"

 

Về phía Hoa Kỳ

 

Sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ cần minh chứng ý chí diệt trừ khủng bố và vừa tấn công cơ sở của Al-Qaeda tại Afghanistan, chính quyền Bush đã nhắm vào một mục tiêu rộng lớn hơn khi chuẩn bị mở chiến dịch Iraq.

 

Hoa Kỳ vào Iraq lật đổ một chế độ nguy hiểm để cải tạo lại một xã hội Hồi giáo (mục tiêu diệt trừ khủng bố từ gốc) đồng thời tăng cường ảnh hưởng trong một khu vực sinh tử của cả thế giới Hồi giáo (mục tiêu an ninh chiến lược).

 

Sai lầm lớn nhất của chính quyền Bush là đã lật đổ chế độ Saddam Hussein mà không chuẩn bị lực lượng bình định hay ổn định xã hội sau khi hệ thống cai trị của Saddam tan rã. Không chỉ Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld mới có trách nhiệm về sai lầm này mà cả chính quyền và nhất là ông Bush cũng đáng trách. Quân đội Saddam bị tan rã quá nhanh có thể là một nguyên nhân gây ra tinh thần chủ quan ban đầu.

 

Kết quả là Hoa Kỳ lâm chiếm chống lại ba phe Sunni (tàn dư của Saddam, phe quốc gia chống Mỹ và phe ủng hộ khủng bố ngoại nhập) và phải ứng phó với đòn phép chính trị lẫn bạo động của phe Shia. Sau ba năm lâm chiến, mục tiêu cải tạo xã hội Iraq để xây dựng nền móng dân chủ coi như chưa đạt được, nhưng Hoa Kỳ vẫn cố thiết lập những cơ chế chính trị cho một xứ Iraq đa nguyên mà chưa đồng thuận. Mục tiêu thứ hai là dùng Iraq như một hậu cứ trấn áp toàn khu vực Trung Đông cũng chưa đạt được, ngược lại, Iraq trở thành tụ điểm thu hút mọi phản ứng chống Mỹ trong toàn vùng.

 

Tuy nhiên, nhìn từ vụ khủng bố 9-11, chiến dịch Iraq có đạt một kết quả "tiêu cực", là chặn được đà bành trướng của Al-Qaeda và bảo vệ được sự tồn tại của các chế độ Hồi giáo ôn hòa trong khu vực.

 

Nếu chính quyền Bush áp dụng đề nghị của cựu Ngoại trưởng Colin Powell - là lật đổ chế độ Saddam rồi rút quân chứ không ở lại xây dựng dân chủ để bị sa lầy như hiện nay với hàng trăm vấn đề chính trị quá phức tạp - Hoa Kỳ đã thực sự tạo ra một môi trường lý tưởng cho quân khủng bố. Thay vì là tụ điểm chống Mỹ, Iraqđã thành một trung tâm bành trướng khủng bố. Và Al Qaeda đã không bị thúc thủ như ngày nay mà có thể đã giật xập các chế độ Hồi giáo ôn hòa trong vùng, trước tiên là Saudi Arabia.

 

Cho nên, người ta không thể đơn giản nói về chuyện đúng sai hay thắng bại của chính quyền Bush tại Iraq. Kết quả là một sự thắng bại bất phân và nhìn lại toàn cục thì cũng khó thấy ra giải pháp nào khác. Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm thế thượng phong vì là đối lập nên tha hồ đả kích sai lầm của chính quyền Bush, nhưng không có một đề nghị thỏa đáng vào năm 2003 hay năm 2007, về quá khứ hay cho tương lai.

 

Trước mắt thì Hoa Kỳ phải ghìm hơn 10 vạn quân tại Iraq và không thể ứng phó với một vụ khủng hoảng hay một cuộc chiến khác trong khi dân Mỹ bắt đầu hoài nghi và chán nản với chuyện Iraq khiến ông Bush mất dần hậu thuẫn, ngay trong đảng Cộng hòa.

 

Muốn dứt điểm, Hoa Kỳ phải đổ thêm quân, là điều bất khả về chính trị. Nếu không, chính quyền Bush phải rút củi dưới nồi để Iraqkhông còn là điểm sôi sục của thời sự. Lý tưởng thì vẫn là "rút mà không lui": các đơn vị quân đội không còn phải phụ trách việc bảo an - và là cái đích bị tấn công khiến hậu phương ở nhà sốt ruột - nhưng vẫn hiện diện ở các căn cứ bên ngoài thành phố hầu kiểm soát tình hình trong toàn khu vực. Ưu tiên chính trị hiện nay đòi hỏi việc "rút", ưu tiên chiến lược trong lâu dài là "lui" về các căn cứ quân sự, sẽ được thỏa thuận sau với chính quyền đang thành hình tại Baghdad.

 

Hoa Kỳ cần phải hiện diện tại đây vì một lý do an ninh chiến lược: không cho Iranthừa cơ bành trướng ảnh hưởng vào Iraq.

 

Iraqcó đa số dân chúng theo hệ phái Shiite được chế độ Tehranyểm trợ, nhưng hệ phái này lại chiếm thiểu số trong toàn khu vực nếu so với hệ phái Sunnite. Xưa kia, Iran và Iraq từng là hai cường quốc kiềm chế nhau, ngày nay nếu Iran chi phối được Iraq qua cộng đồng Shiite thì toàn bán đảo Á Rập, kể cả Saudi Arabia sang tới Egypt, đều có thể bị uy hiếp và sẽ không chấp nhận được. Chúng ta đã bước ra khỏi chuyện Al-Qaeda mà trở lại vấn đề địa dư chiến lược cổ điển: tương quan lực lượng trong vùng.

 

Vì vậy, Hoa Kỳ phải san xẻ gánh nặng bảo an qua các đơn vị Iraq - huấn luyện cảnh sát và quân đội - cho một chính quyền đang thành hình, sau đó mới dàn xếp với chính quyền này về các căn cứ quân sự cho tương lai. Việc hai  Tổng trưởng Rice và Rumsfled qua Baghdadtháng Tư chính là để ủng hộ chính quyền vừa thành lập và bàn tính về chuyện tương lai. Chuyện gần nhất là việc Mỹ sẽ rút quân, như những phát biểu của các giới chức tân cử Iraqđã cho thấy.

 

Then chốt ở đây là làm sao đạt một số kết quả kiểm chứng được trước kỳ bầu cử tại Mỹ để đảng Cộng hòa còn giữ được đa số, ít ra tại Hạ viện, hầu Quốc hội Mỹ không tái diễn thành tích đã từng thấy tại Việt Nam: đang khi Mỹ phải thương thảo thì Quốc hội cắt đứt quân viện để cột tay Hành pháp.

 

Quốc hội Mỹ không có giải pháp nào khá hơn nhưng có khả năng chặn đứng chiến dịch Iraqbằng ngân sách, và đồng minh lại… tháo chạy.

 

Bây giờ, ta mới nói về phía Iraq.

 

Về phe Sunni

 

Trước đây, từ 2003 đến giữa năm 2005, phe Sunni chiếm thế thượng phong dù chỉ có 20% dân số. Họ nuôi quân khủng bố (Thánh chiến và Al-Qaeda) và phiến looạn (đảng Baath của Saddam và phe quốc gia chống Mỹ) để phá hoại kế hoạch bình định của chính quyền Bush. Sai lầm của Hoa Kỳ là giải tán quân đội và lực lượng Baath khiến họ đứng về phe chống Mỹ, hoặc trở thành thổ phỉ, cướp bóc và bắt cóc để tống tiền.

 

Sau trận Fallujah năm 2004, Hoa Kỳ hiểu ra sự thể và vừa đánh vừa đàm trong khi dựa trên thế lực Shiite làm đòn bảy.

 

Các lãnh tụ Sunni đều hiểu rằng nếu chia ba xứ sở, họ sẽ lãnh… miền Trung, không có dầu khí, nhường lại hai khu vực có trữ lượng dầu rất cao cho  phe Kurd ở phương Bắc và Shia ở miền Nam. Họ dùng quân Thánh chiến Jihad làm đòn bẩy và tấn công phe Shia để giành lại ưu thế đã có dưới thời Saddam và nay đã mất. Trong khi ấy, họ muốn chứng minh với Hoa Kỳ rằng họ không liên hệ gì với Al-Qaeda và có thể là lực lượng kiềm chế được quân khủng bố.

 

Mục tiêu của họ là tham gia vào chính quyền Iraq và có phần trong việc khai thác tài nguyên dầu khí, và vừa phá hoại việc bình định của Hoa Kỳ họ lại vừa muốn Hoa Kỳ phải có mặt dể họ khỏi bị phe Shia đa số tiêu diệt, hoặc để Iran khỏi khống chế toàn cõi Iraq.

 

Là đối thủ của Hoa Kỳ, họ có những mục tiêu tương đồng với Hoa Kỳ và cuối cùng đã tham gia bầu cử và nay đang hiện hữu trong chính quyền mới.

 

Về phe Kurd

 

Dân Kurd muốn được độc lập nhưng biết rằng đấy là giấc mơ. Cộng đồng Kurd mà độc lập thì dân Kurd tại Iranvà tại Turkeysẽ phá vỡ sự thống nhất của hai xứ này. Cộng hòa Kurdistan mà thành hình thì lập tức phải khai chiến với phe Shia tại Iraqvà hai nước IranTurkey.

 

Ngược lại, trong chính quyền Iraqhiện nay, họ chiếm ba bốn ghế quan trọng, kể cả Tổng thống và Ngoại trưởng.

 

Không đòi độc lập, họ đòi thêm quyền tự trị và gặp trở ngại với hai phe Sunni và Shia tại Iraq lẫn sự phá hoại của các nước lân bang như Syria, Turkey và nhất là Tehran. Vì vậy, phe Kurd đành bọc xuôi theo nước cờ của Hoa Kỳ nhưng cũng biết rằng nếu cần thỏa hiệp với IranSyria, Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của dân Kurd. Họ đã hiểu rõ thân phận đồng minh của Mỹ không thua kém gì người Việt.

 

Mặt khác, phe Kurd cũng còn một ưu thế là sinh hoạt trên các túi dầu lớn tại miền Bắc và phải đấu tranh chống lại các đòi hỏi chia phần của phe Sunni. Còn có phần để chia là còn có hy vọng thỏa thuận. Cho nên thà là đạt thắng lợi dù chưa dứt khoát ngay trong hiện tại còn hơn là chẳng được gì. Với thế mạnh về chính trị trong nội các Baghdadvà về kinh tế trên tài nguyên dầu hỏa, họ có thể bành trướng được sức mạnh của cộng đồng mình, là điều chưa từng có và không thể có dưới chế độ Saddam.

 

Về phe Shia

 

Trong ba cộng đồng cấu thành xứ Iraq, cộng đồng Shia thực ra mới có những mâu thuẫn và phe phái rắc rối nhất. Nhưng phe nào cũng đồng ý với một mục tiêu căn bản là phải kiểm soát hay khống chế được chính quyền Iraqvà qua đó ngăn ngừa phe Sunni có thể chiếm lại tư thế thống trị thời Saddam.

 

Trong giai đoạn đầu, khi phe Sunni nổi loạn, các lãnh tụ Shiite đã sát cánh với Mỹ để đẩy lui thế lực Sunnite và mong rằng các lãnh tụ Sunni mà cực đoan tẩy chay bầu cử thì họ sẽ đặt mục tiêu hoàn toàn kiểm soát chính quyền Baghdad. Nhưng, phe Sunni không dại và xua dân đi bầu vào tháng 12 năm 2005 để rồi tham gia chính quyền. Từ đấy, Hoa Kỳ hết cần cái gậy Shia để bẩy các lãnh tụ Sunni vào bàn hội nghị, và gây phản ứng khó chịu của các lãnh tụ Shiite lẫn các Giáo chủ tại Tehran.

 

Bây giờ, các lãnh tụ Shiite phải chấp nhận một thực tế kém vui là mình chỉ chiếm thế mạnh ở bên trong chứ không thể khống chế được chính quyền tại Baghdad. Với thế mạnh ấy, họ sẽ kiểm soát được phần nào tài nguyên dầu khí và tương lai của Iraq. Trước việc Al-Qaeda muốn phá vỡ thế hòa giải giữa hai phe Sunni và Shia bằng những đòn khủng bố phá hoại, họ phải vừa kiềm chế phản ứng của quần chúng vừa đòi hỏi Hoa Kỳ phải gây sức ép với phe Sunni.

 

Dù sao, trên căn bản quyền lợi, phe Shia vẫn không muốn có nội chiến, không chấp nhận quân khủng bố xưng danh Thánh chiến mà chỉ đòi hỏi tối đa trong cơ chế chính trị tương lai trong khi vẫn ý thức được là giứt giây thì sẽ động rừng.

 

Và trong thâm thâm, nhiều lãnh tụ Shia cũng chẳng muốn mình sẽ là quân cờ cho các đồng đạo ở Tehran.

 

Về phần Iran

 

Các giáo chủ Hồi giáo cực đoan của Iran đã muốn giương cao lá cờ chống Mỹ từ 1979 để  thành bá chủ trong thế giới Hồi giáo. Vì vậy, họ không mấy có thiện cảm với Al-Qaeda, một lực lượng khủng bố theo hệ phái khác và còn chơi trội với đòn khủng bố 9-11.

 

Tehranđã từng kín đáo yểm trợ Hoa Kỳ trong chiến dịch Afghanistanlà vì lý do ấy. Và họ cũng muốn Hoa Kỳ nhập cuộc tại Iraqđể lật đổ chế độ Saddam của phe Sunni.

 

Mục tiêu của Iranlà qua cộng đồng Shia và các lãnh tụ Shiite trong chính quyền Baghdadhọ khống chế được Iraq. Một kẻ cừu thù nay sẽ là chư hầu của mình. Từ đấy, Irancó thể chi phối cả bán đảo Á Rập và vùng Vịnh, nghĩa là đẩy lui ảnh hưởng của Saudi ArabiaEgypt

 

Hoa Kỳ càng lúng túng với cuộc nổi loạn của phe Sunni thì Iran càng có lợi vì Mỹ bị suy yếu, phải dựa vào cộng đồng Shiite tại Iraq và có khi tháo chạy. Nhưng, đồng thời, nếu phe Sunni lại quá mạnh và nổi loạn liên tục thì việc Tehranthống trị Iraqlại khó thành hình. Mâu thuẫn ấy giải thích những lúng túng và lo sợ của Iran.

 

Tựu trung thì kịch bản tồi tệ nhất cho Iranđang thành hình tại Iraq.

 

Thứ nhất, Tổng thống Bush lại lỳ hơn mọi tính toán của Tehran, ông không rút chạy. Thứ hai, phe Sunni lại mạnh hơn mọi dự tính ban đầu của Tehrannên không dễ gì mà bị phe Shiite tiêu diệt để hoàn toàn khống chế Iraq. Thứ ba, sau khi vừa đánh vừa đàm, Hoa Kỳ nay hợp tác với các lãnh tụ Sunni để ngăn ngừa thế lực quá lớn của dân Shia. Thứ tư, các lãnh tụ Shiite cũng suy nghĩ lại: họ không muốn chết kẹt giữa tham vọng bành trướng của Iranvà nội chiến tại Iraqnếu Mỹ nản chí tháo chạy. Vì vậy, phe Shia tại Iraqđã nhìn sự yểm trợ của Tehranvới con mắt khác.

 

Trước sự thể kém vui ấy, các Giáo chủ Tehranmuốn gì và có thể làm gì"

 

Họ không thể biến Iraqthành chư hầu như dự tính lúc ban đầu và chỉ mong rằng Iraqhết là một cường quốc có thể thách đố hay tấn công Iran. Một mục tiêu khiêm nhường và thực tế hơn nhiều.

 

Muốn đạt mục tiêu ấy, họ phải can thiệp vào chuyện Iraq qua các vụ thương thảo ngầm với Mỹ để thứ nhất, quân đội Iraq trong tương lai chỉ có khả năng bảo an và phòng thủ, không có khả năng tấn công Iran, thứ hai, phe Shia vẫn có thế mạnh trong chính quyền Baghdad, thứ ba, phe Kurd không thể bành trướng để thu hút cả dân Kurd tại Iran, và sau cùng, Hoa Kỳ không vĩnh viễn hiện diện tại Iraq. Đạt được bốn kết quả ấy thì Iranđã thấy dễ thở hơn thời Saddam Hussein, thời trước 2003.

 

Chuyện hù họa Israelvà thế giới với võ khí hạch tâm chỉ nhắm vào những mục tiêu tại Iraq. Từ khi lọc được chất uranium đến ngày chế tạo ra bom hạch tâm và sử dụng võ khí ấy, Tehranphải mất vài năm. Làm sao dùng mối nguy ấy để đạt kết quả tại Iraqmà không gây ra chiến tranh là một màn xì phé nhức tim cho chính các lãnh tụ Tehran.

 

Tổng kết

 

Sau khi điểm qua tình hình của ngần ấy phe liên hệ, người ta thấy rằng thời cơ ngày hôm nay có thể dẫn tới một giải pháp lâm thời cho Iraq.

 

Chính quyền Bush vẫn còn khả năng gián chỉ (can gián bằng sứcmạnh) để một chính quyền liên hiệp phải thành hình tại Baghdad. Chính quyền ấy sẽ cho phép Hoa Kỳ giảm bớt sự hiện diện tại Iraq, và lính Mỹ bớt thương vong.

 

Sau đấy, Hoa Kỳ sẽ đồn quân tại các căn cứ quân sự ở Iraqđến khi nào thì các phe sẽ còn thảo luận. Từ nay đến đó, việc chia chác quyền lợi kinh tế nhờ dầu hỏa có thể là cái giá phải mặc cả giữa ba phe Sunni, Kurd và Shia.

 

Điều bất trắc ở đây là ngần ấy lực lượng liên hệ đều không thể thống nhất quan điểm ngay trong nội bộ, kể cả Hoa Kỳ, với một chính quyền đang suy yếu và một Quốc hội rất mạnh và không biết mình muốn gì với sức mạnh ấy.

 

Điều bất trắc ấy có thể khiến Mỹ không triệt thoái được trong thế mạnh và Al Qaeda sẽ nhân cơ hội mở rộng hoạt động ra toàn khu vực sau khi đã bị đẩy vào thế thủ tại AfghanistanIraq. Ông Bush sẽ được lịch sử phê phán ở những việc sẽ làm nội trong năm nay…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.