Hôm nay,  

Hội Nhà Báo Không Biên Giới: Vn Không Có Tự Do Thông Tin

04/05/200600:00:00(Xem: 1203)

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ cho  hay Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo Việt Cộng kềm kẹp và đàn áp quyền Tự do báo chí như sau.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Đánh dấu Ngày Quốc tế Tự do Báo chí lần thứ 16, Phóng Viên Không Biên Giới chính thức cho phát hành bản Báo Cáo thường niên tại công trường Trocadéro (Parvis des droits de l’homme) Paris, thủ đô Pháp quốc, lúc 10 giờ sáng ngày thứ tư 3 tháng 5 năm 2006. Trong một thông cáo phổ biến chiều ngày 2 tháng 5 năm 2006, kèm theo bản phúc trình về sự kiểm soát Internet của các chế độ độc tài với sự đồng lõa của các hãng Tây phương, Phóng Viên Không Biên Giới kiểm điểm tình hình chung toàn cầu ở lãnh vực ngôn luận và thông tin trong năm 2005.

 

Quả là một thời kỳ đen tối mới, tồi tệ và bi thảm hơn nhiều so với những năm trước. Riêng tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương, trong số những nước được công nhận tôn trọng quyền Tự do báo chí, với mức độ khác nhau, có thể kể Ấn Độ, Nam Dương, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Nam Hàn, Nhựt Bản, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi…Ngược lại, bốn nhà nước cộng sản Bắc Hàn, Trung Hoa, Lào và Việt Nam cùng với độc tài quân phiệt Miến Điện cố giữ chặt ‘’thành tích’’ đàn áp, kềm kẹp, và chèo kéo thêm một số nước khác như Népal, Hồi quốc, Bangladesh, v.v.

 

Theo số liệu được công bố, trong năm 2005, trên thế giới có 63 nhà báo và 5 cộng sự viên bị sát hại, hơn 1000 cơ quan báo chí truyền thông bị kiểm duyệt. Hơn 1300 vụ hành hung, dọa giết, bắt cóc, sách nhiễu. Tính đến ngày 27 tháng 2 năm 2006, 119 nhà báo và 57 nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet còn bị cầm tù vì đã muốn hành nghề, thông tin hoặc phát biểu quan điểm của họ.

 

Cáo trạng về Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam

 

Không phải là điều tình cờ mà vào Ngày Quốc tế Tự do Báo chí năm nay, Phóng Viên Không Biên Giới tiếp tục bày tỏ sự quan ngại sâu xa đối với tình hình ở Việt Nam. Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Việt Cộng còn có mặt trong danh sách 37 kẻ thù truyền kiếp chuyên truy lùng sát hại nền tự do báo chí" (prédateurs) trong ngót 200 nước trên thế giới.

 

Một bộ phận nhỏ báo chí tìm cách thử đẩy lùi những giới hạn của chế độ kiểm duyệt áp đặt bởi đảng độc tài cộng sản. Nhiều khi những nhà cầm bút có tinh thần độc lập phải trả giá đắt cho những toan tính táo bạo của họ. Chúng ta còn nhớ hồi trung tuần tháng giêng năm 2005, bộ Văn hóa và Thông tin đã ra lệnh đình bản nguyệt san Nhà Báo và Công Luận chỉ mới phát hành có hai số. Việt cộng không cho biết lý do và cũng không công bố lệnh đó. Tuy nhiên, theo tin riêng, trong hai số báo tháng 11 và 12 năm 2004, Nhà Báo và Công Luận đã đăng tải những cuộc điều tra đụng chạm đến những nhân vật có quyền thế và giới kinh doanh. Đặc biệt là cuộc điều tra về một dự án chỉnh trang du lịch gần bãi biển nổi tiếng ở Vũng Tàu.

 

Nguyệt san đã cho đăng những cuộc phỏng vấn dân chúng địa phương. Nhận định rằng dự án kể trên quá tốn kém và có thể gây nguy hại cho môi trường, những người dân được phỏng vấn đã nói lên sự chống đối của họ. Hơn thế nữa, cuộc điều tra còn đưa ra ánh sáng sự tham nhũng của giới chức thượng lưu cộng sản địa phương, cũng như sự bao che mà đám cán bộ cao cấp này dành cho những kẻ đặc trách thi hành dự án. Từ mấy tuần trước đó, nhiều tờ báo, nhứt là những trang thông tin điện tử Internet đã bị cấm hoặc khiển trách, trừng phạt theo kỷ luật. Trong số các tờ báo "tội phạm" có Tuổi Trẻ,  VnExpress và Tintucvietnam.com.

 

Cũng nên nhắc lại: Nữ phóng viên Lan Anh chuyên trách lãnh vực y tế của báo Tuổi Trẻ bị cáo buộc có hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước". Bà Lan Anh là tác giả của một số tin tức đăng trên tờ Tuổi Trẻ "phản ảnh việc Công Ty Zuellig Pharma Việt Namthao túng thị trường Việt Nam, gây bất ổn thị trường dược phẩm trong nước, tạo cơn sốt về giá dược phẩm".

 

Nhà báo đã đưa tin rằng bộ trưởng y tế có đề nghị thủ tướng mở cuộc thanh kiểm toàn diện Công ty Zuellig Pharma Việt Nam. Nguồn tin đó bị xếp vào loại "tài liệu bí mật nhà nước". Ngoài ra, thủ tướng Việt cộng đã ra lệnh áp dụng những biện pháp kỷ luật đối với ban biên tập tờ báo điện tử VnExpress, điều hành bởi hãng quốc doanh FTP cung cấp dịch vụ Internet. Người cầm đầu chính phủ đích thân đưa ra lệnh trên sau khi đọc phúc trình của bộ Văn hóa Thông tin. Bộ này đề nghị "xử lý sai phạm" của báo điện tử VnExpress.

 

Báo này đã đưa ra những tin tức liên quan đến vụ nhập cảng 78 chiếc xe Mercedes thật đắt tiền phục vụ Hội nghị ASEM hồi tháng 10 năm 2004 rồi sau đó đem bán cho một số cá nhân (") dường như đã đặt mua trước với giá quá ưu đãi. Chính quyền cộng sản càng thêm "nổi giận" vì tờ báo VnExpress còn mở mục Thư bạn đọc để cho nhiều độc giả phát biểu ý kiến và tố cáo cuộc mua bán mờ ám 78 chiếc xe vừa kể. Cũng vào đầu tháng giêng năm 2005, trang Internet Tintucvietnam.com bị bộ Văn hóa Thông tin đóng cửa. Điện báo này cung cấp nhiều tin tức về thời sự, văn hóa xã hội và kinh tế. Giống như trường hợp VnExpress, một số ý kiến độc giả phổ biến trong Mục Thư  bạn đọc đã khiến cho Tintucvietnam.com bị bức tử.

 

Theo Phóng Viên Không Biên Giới, đám lãnh tụ già ở Hà Nội luôn luôn coi truyền thông đại chúng như là cơ quan tuyên truyền của đảng Việt cộng. Báo chí chánh thức (không có một tờ báo tư nhân!) phải ca tụng những công tác của đảng và bênh vực đạo đức chủ nghĩa xã hội. Các ban biên tập phải tự mình thi hành sự kiểm duyệt   đối với những vấn đề chính trị xã hội. Ngày 14 tháng 7 năm 2005, bộ Công an, bộ Văn hóa Thông tin, bộ Bưu chính Viễn Thông và bộ Kế hoạch Đầu tư đồng ký một Thông tư về sự quản lý Internet tại Việt Nam.

 

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2005. Phóng Viên không Biên Giới tố cáo rằng đảng Cộng sản Việt Nam cho ban hành Thông tư này trước hết nhắm vào sự tăng cường kiểm soát khoảng 5000 đại lý (hay cửa hàng) Internet bằng cách biến chủ nhân của những cơ sở này thành những phụ tá cảnh sát. Người làm chủ sẽ phải dự lớp tập huấn về cách thức "canh chừng" khách hàng hữu hiệu hơn. Ở mỗi đại lý Internet, phải ghi chép vào sổ danh tính những người sử dụng dịch vụ, kiểm tra giấy tờ căn cước của họ, ngăn chận sự truy cập các nguồn tin "trái đạo lý và phá hoại", v.v. Với văn bản mới này, nhà cầm quyền Hà Nội cũng tìm cách siết chặt hơn nữa ngành điện báo. Họ còn thành lập thêm cảnh sát Internet.

 

Dù không sở hữu đầy đủ khả năng kinh tế, phương tiện và kỹ thuật để kiểm soát Internet như đàn anh (‘’grand frère’’, chữ của PVKBG) coi là gương mẫu, guồng máy thống trị ở Hà nội vẫn bám sát theo chân Trung cộng. Cứng ngắc hơn nữa về mặt ý thức hệ, nổi tiếng về thủ đoạn đàn áp đối với những nhà dân chủ đối kháng, Việt cộng  ban hành nhiều biện pháp kiềm tỏa và truy cản sự thông tin và phát biểu tư tưởng qua Internet. Điều làm Việt cộng lo sợ là dân chúng trong nước tìm đọc những trang nhà Website của những tổ chức người Việt tị nạn tranh đấu cho Nhân Quyền Việt Nam- cái mà đảng cộng sản gọi là ‘’những tư tưởng phản động’’ (idées réactionnaires, chữ  của PVKBG).

 

Tháng 10 năm 2005, Phóng Viên Không Biên Giới có cho công bố Bảng Xếp Hạng Thế Giới kỳ thứ tư về sự Tôn Trọng Quyền Tự Do Báo Chí ở 167 quốc gia. Giống như năm 2004, tình trạng ở Á Châu bị coi là tồi tệ thảm hại nhứt. Từ lâu, chế độ Cộng sản Hà Nội được biết tiếng là đỉnh cao của chính sách kiểm duyệt, trấn áp và bóp nghẹt ngôn luận. Một lần nữa, thực tại Việt Namđen tối được Phóng Viên Không Biên Giới xác nhận qua tài liệu nói trên.

 

Trong số 167 nước được đánh giá và chấm điểm, "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa" của Nông Đức Mạnh chiếm hạng thứ 158 và bị Xứ Chùa Tháp láng diềng đứng ở hạng thứ 90 bỏ xa đằng sau. Bảng Xếp Hạng cho thấy chỗ đứng của Lào (155), Việt cộng (158), Trung cộng (159) Népal (160), Cuba(161), Libye (162), Miến Điện (163), Ba Tư (164), Turkménistan (165), Erythée (166) và Bắc Hàn (167).

 

Tổ chức quốc tế bênh vực quyền Tự do báo chí lưu ý công luận thế giới về số phận của những người bị giam cầm vì đã dám phát biểu tư tưởng trên Internet, trong đó có hai nhà dân chủ đối kháng Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ Bình, hai ông Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy và bà Lisa Phạm.

 

Genève ngày 3 tháng 5 năm.2006

 

Liên Hội Nhân Quyền Việt Namở Thụy Sĩ

 

* Trích dịch, viết theo Vietnamrapport annuel 2006 và Rapport Internet 2006, communiqué và tài liệu của Reporters Sans Frontières.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.