Hôm nay,  

Lớn Lên Với Đất Nước

30/04/200600:00:00(Xem: 4161)

Có biết bao nhiêu là lý do trên đời này để cho các tác giả viết hồi ký. Đó là những chuyện quá khứ của mình được ghi lại. Có khi quá khứ này cũng là một phần của lịch sử đất nứơc. Có khi viết là để phân trần, để biện hộ, để giải thích về những thất bại hay lầm lỡ của mình. Hoặc có khi hồi ký là lời khoe khoang kiêu hãnh của kẻ thắng trận… <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Và có khi hồi ký chỉ là lời kể lại những chặng đời của mình bị cuốn hút vào dòng thác lịch sử dân tộc, nơi đó mình chỉ là một đứa trẻ lớn lên cùng đất nứơc - như trường hợp của Vy Thanh, tác giả cuốn "Lớn Lên Với Đất Nứơc," một cuốn sách dày 756 trang.

 

Đây không phải là một cuốn hồi ký bình thường. Bởi vì lời kể của tác giả chỉ có 329 trang, và phần chú thích và tham khảo đã dày hơn lời kể - trong đó có những tài liệu hiếm thấy. Tác giả cuốn này cũng không có ý làm văn chương. Đó là điều thấy rõ, vì không ai làm văn chương với cuốn sách mà phần chú thích và tham khảo dày tới hơn 400 trang. Nhưng bàng bạc trong các trang giấy là lời văn Nam Bộ độc đáo, không nhầm lẫn được, một thứ văn chương rất tự nhiên của vùng Cửu Long, không ai có thể học được hay bắt chứơc được.

 

Tác giả Vy Thanh cũng không có ý viết sử, tuy ông có bằng Tiến Sĩ Giáo Dục tốt nghiệp từ Hoa Kỳ, nhưng thời trung học của ông là được Đảng Uy Chiến Khu 9, khi giải tán Trường Trung Học Nguyễn Văn Tố, đã gửi ông về Sài Gòn, đưa vào Trung Học Hùynh Khương Ninh để được học lên cao hơn và họat động công tác thành. Theo kiểu nói của dân Sài Gòn: Trường Hùynh Khương Ninh là một ổ Việt Cộng nằm vùng, trí vận. Và cuộc đời tác giả phức tạp hơn những gì ngừơi ta có thể nghĩ tới.

 

Chỗ này, ngừơi viết xin kể lại một kỷ niệm với tác giả Vy Thanh, khi cùng ông cụ Nam Bộ này tới ngồi trong một tiệm phở Quận Cam, California. Ong cụ hỏi, và ngạc nhiên thấy người viết chỉ mới giữa lứa tuổi ngũ thập, "Mới năm mươi mấy hả… Vậy là mới bắt đầu chín chắn thôi." Cách nhìn này cho thấy cuộc đời tác giả Vy Thanh, từ khi chưa hết bậc trung học đã vào chiến khu, trải nhiều năm, cho tới khi được gài về Sài Gòn công tác thành, rồi được học bổng du học Hoa Kỳ, lấy bằng Tiến Sĩ Giáo Dục, rồi về nứơc giúp chính phủ VNCH thành lập Đại Học Cần Thơ và nghiên cứu về giáo dục cao đẳng cho miền nam… tới khi Miền Nam thất thủ 1975, thì vẫn chưa qua tuổi "chín chắn" như cách nói đó. Phải chăng đó là ý nghĩa nhan đề "Lớn Lên Với Đất Nứơc""

 

Tuy tác giả Vy Thanh không tiết lộ tên thật trong sách - mà chúng ta đang nghĩ tới chuyện phải nói lên tên thật nào… có phải tên ba mẹ đặt cho tác giả khi mới sinh, hay tên do ông chú dẫn vào chiến khu rồi đặt tên mới, hay là tên do Đảng Uy Chiến Khu 9 làm giấy tờ giả khi gài về ổ VC Hùynh Khương Ninh để vừa học vừa công tác thành, hay là tên mới tự chọn khi nhập tịch Hoa Kỳ" - nhưng các ông bạn già Nam Bộ từng họat động trong ngành giáo dục VNCH bây giờ ở Nam California đều biết mặt, biết tên và thân thiết nhau. Trong đó, có những người đã là bạn học từ nửa thế kỷ trứơc ở Cần Thơ, Vĩnh Long. Cũng một lần gặp tác giả Vy Thanh, người viết bài này được xem một giấy chứng minh thư thời nửa thế kỷ trứơc, mẩu giấy chỉ nhỏ bằng một phần ba bàn tay, nhìn xưa thật xưa, mặt giấy sần sùi, chữ đánh máy với băng mực không đều; đó là vài kỷ niệm tác giả còn giữ từ một thời kháng chiến chống Pháp ờ vùng tam giác Hậu Giang, nơi ba tỉnh sau này gọi là Long Châu Hà.

 

Cuốn "Lớn Lên Với Đất Nứơc" xuất bản năm 2006 bởi Tủ Sách Sự-Thật Thật. Tủ sách này chọn tên như thế để không nhầm lẫn với các Sự-Thật Giả. Mở đầu sách là lời Đức Phật: "Có ba thứ không thể che giấu lâu là: mặt trời, mặt trăng, và sự thật."

 

Trong Lời Nói Đầu, tác giả Vy Thanh viết:

 

"Tôi lớn lên trên đất nứơc có nhiều tiếng khóc hơn tiếng cười… Tôi nói đến người lính trên đất nứơc tôi. Những người lính đó là anh em trong một gia đình, hoặc cùng một họ. Người anh đi lính bên này, người em đi lính bên kia. Mỗi người thuộc cấp số của đội quân riêng, mỗi quân đội chiến đấu theo chủ nghĩa riêng. Mỗi chủ nghĩa do người nứơc ngòai dàn dựng, khiến trên đất nứơc tôi có cảnh lá vàng trên cây khóc lá xanh rụng đầy dứơi gốc. Tôi đã thấy người cha chở cái quách đựng nắm xương khô của một người con trên 'ghi đông' hì hục đẩy chiếc xe đạp lên dốc cầu Cái Răng trên Quốc lộ 4. Tấm ảnh đó cho thấy tài đạo diễn của người nứơc ngòai, cho thấy dân nứơc tôi chưa không lắm. Hôm đó kéo vạt áo, tôi chùi nứơc mắt, khóc số phận hẩm hiu của đất nứơc mình.

 

"Những trang sau đây là chuyện của bốn thế hệ sống trên hữu ngạn Sông Hậu. Bắt đầu từ khi lửa chiến tranh Thế Giới Thứ II liếm những mái nhà, trường học, đường phố, đồng cỏ, sông rạch, rừng sác trên đất nứơc tôi. Trong một số chuyện có cảnh tàn ác, dã man. Tôi không vì tính ác nghiệt, vô nhân đạo ghi nhẹ đi. Vì đó là cảnh thật, động tác chính xác xảy ra trứơc mắt tôi lúc bấy giờ…

 

"-- Có đáng hy sinh cả triệu người - Việt, Pháp, Mỹ - cho cuộc chiến đó"…"

 

Cuốn hồi ký bắt đầu từ năm 1945, khi Việt Minh cướp chánh quyền ở Sài Gòn đêm 24 rạng ngày 25-8, thì một ngày sau, dân chúng Cần Thơ túa ra đường, trong khi Thanh Niên Tiền Phong mang cờ xí ra mừng - hai lọai cờ, cờ đỏ sao vàng và cờ vàng sao xanh (xin chú ý, chỗ 2 lá cờ thời này) - và Uy Ban Hành Chánh Tỉnh Cần Thơ trình diện với đồng bào, với Chủ Tịch Uy Ban HC/Cần Thơ là Trần Văn Khéo, thủ lãnh Thanh Niên Tiền Phong; và Phó Chủ Tịch là Tú Tài Thiều, đại diện Phật Giáo Hòa Hảo (xin chú ý chỗ này: lúc đó có đại diện PG Hòa Hảo… vậy mà chỉ vài năm sau là có chỉ thị của Cộng Sản tàn sát PG Hòa Hảo).

 

Lúc đó, tác giả Vy Thanh là thiếu nhi tiền phong của trường Bassac, vui mừng với các lần được các anh lớn dẫn đi cắm trại ở Cái Răng.

 

Và rồi, "Ngày 23-9-1945. Chủ Tịch Uy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ ra lệnh tòan Nam Bộ kháng chiến, tiêu thổ kháng chiến. Nhứt định mọi người phải rời khỏi tỉnh lỵ, rút vô xa lập chiến khu đánh lại Tây…"

 

Sau vụ Trần Văn Ơn, tác giả Vy Thanh vào với kháng chiến, ngay ngày đầu tiên được Chú Bình (còn gọi là Chú Ut, được bà Nội tác giả thương nhứt) đặt ngay tên Nguyễn Thanh Nhã mà không cần hỏi ý đứa cháu của cậu. Lý do thấy rõ: tác giả chỉ là đứa cháu, một tên học trò bé nhỏ. Câu chuyện trải qua nhiều năm, với nhiều chứng kiến đau lòng, khi cậu bé thấy một vài làng PG Hòa Hảo bị Việt Minh tàn sát, và cậu bé học được cách giữ mồm giữ miệng. Rồi chuyện Việt Minh giết người, mổ bụng, dồn trấu để gây kinh hoàng cho dư luận. Rồi thủ tiêu bằng cho mò tôm. Rồi chứng kiến và được nghe kể về một số lãnh tụ kháng chiến bị ám sát, bắn chỉ một viên đạn vào gáy (nói kiểu Nam Bộ: một phát bắn vô ót). Gần như bất kỳ ai có thể có uy tín ngang ngửa ông Hồ đều bị ám sát như thế. Và chính lời các cận vệ trong đơn vị kể lại. Tác giả Vy Thanh học ở Trường Trung Học Kháng Chiến Nguyễn Văn Tố, chứng kiến một số lãnh tụ già lụ khụ tới trường dòm các nữ học sinh, bạn học của cậu, để tìm vợ trẻ, bất kể là họ đã có các bà vợ già còn để ở Bắc, Trung phần…

 

Tác giả Vy Thanh may mắn nhờ học giỏi nhứt Trừơng Nguyễn Văn Tố, và nhờ được các lãnh tụ kháng chiến tin cậy, tất nhiên trong đó có Chú Bình gửi gấm, nhiều năm sau đã được làm giấy tờ giả để gài về Sài Gòn vừa đi học, vừa công tác thành.

 

Tác giả dẫn cô giao liên tên Lợi về, xin mẹ giúp làm lễ cưới. Hôn lễ này bí mật, vì tổ chức kháng chiến không cho phép những gì tự ý làm ngòai vòng chi phối của đảng.

 

Tác giả vào học Trung Học Hùynh Khương Ninh, khi vào đọc ngay ám hiệu để nhận diện "Bác Sáu Quang dặn tôi ghé thăm ông Thanh Ba."

 

Thanh Ba là ông giáo tiếp đón, còn Sáu Quang là Đặng Văn Quang, bí danh Đặng Quang Minh, hai lần làm Tỉnh Uy Cần Thơ (lần 1: 10-1945/1-1946; lần 2: 6-1950/1-1951). Ong Đặng Văn Quang là thân phụ của tác giả Yung Krall của cuốn A Thousand Tears Falling (1995. <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Atlanta: Longstreet Press). Cũng chị Yung Krall sau này giúp CIA bắt ổ gián điệp Việt Cộng ở Washington DC, làm Đại Sứ Đinh Bá Thi bị triệu hồi về và thanh trừng.

 

Tác giả Vy Thanh may mắn, được học bổng du học Mỹ, và lấy bằng Tiến Sĩ Giáo Dục. Từ đó, Vy Thanh trở thành người góp sức xây dựng nền giáo dục đại học Miền Nam. Nhưng lòng ông đau xót vì gia đình, bạn hữu, quyến thuộc đều chia đôi lập trường, nhìn đâu cũng thấy xôi đậu.

 

Cuốn "Lớn Lên Với Đất Nứơc" có thừa sức mạnh để làm xúc động người đọc. Một thời kháng chiến, rồi một thời về công tác thành, rồi một thời du học Mỹ, rồi một thời xây dựng giáo dục VNCH, cho tới khi Miền Nam sụp đổ. Lúc đó, gia đình tác giả đã hòan tòan ngổn ngang xôi đậu, điển hình của cuộc nội chiến Quốc-Cộng.

 

Xin trân trọng giới thiệu tập hồi ký này, thực sự còn là tập biên khảo với nhiều tài liệu quý giá - thí dụ, như copy bản phúc trình cho thấy CIA đã biết trứơc khi Việt Cộng tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, hay là tài liệu về cái chết của hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Nhu.

 

Trường hợp muốn mua sách, xin gửi email cho tác giả: vythanh2006@yahoo.com. Hay thư: Vy Thanh, P.O. Box 2126, Seal Beach, CA90740, USA. An phí 30USD, cộng cứơc phí ở Mỹ 4.50USD; ở Canada 7.50 USD; Uc và Au Châu 9.50USD.

 

Tác phẩm này dự kiến sẽ ra mắt vào đầu tháng 6-2006, tại hội trường nhất báo Người Việt. Trong những người dự kiến giới thiệu, đặc biệt sẽ có một số người Cần Thơ, trong đó có nhà văn nữ Đặng Mỹ Yung Krall, con gái của ông Tỉnh Ủy “Sáu Quang”.

 

Lớn Lên Với Đất Nứơc. Thực sự, đây cũng là lời chúc lành cho các thế hệ sau. Để vĩnh viễn thóat khỏi chế độ CS khốc liệt. Để biết trân quý các giá trị tự do, dân chủ, mà nhà nứơc CSVN đang chà đạp, trấn áp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.