Hôm nay,  

Quan Hệ Mỹ Hoa Thiếu Phần Hoa Mỹ

28/04/200600:00:00(Xem: 2184)

Chuyến Mỹ du của Hồ Cẩm Đào đã xì như pháo tép, nhưng báo hiệu nhiều chuyện động trời.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Theo đúng phép giao tế Đông phương, "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn," Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chuẩn bị chuyến công du Hoa Kỳ với rất nhiều tốn kém. Kết quả là một cái lỗ đen.

 

Công du bẽ bàng

 

Từ giữa tháng Hai, Bắc Kinh đã mở chiến dịch tranh thủ dư luận họ cho là có ảnh hưởng tại Hoa Kỳ, là doanh giới Mỹ. Hàng loạt bài viết bằng Anh ngữ đã được hướng vào dư luận ấy, với hai phần lý luận vừa dọa vừa dụ. Về phần dụ là nói lên những triển vọng sinh lời trên thị trường Hoa lục có một tỷ ba trăm triệu nhà tiêu thụ và một chính quyền đang cải cách để tạo sự thông thoáng trong môi trường đầu tư. Về phần dọa, họ cho biết là đến 70% số thu về ngoại tệ của Trung Quốc được dùng để mua công khố phiếu Hoa Kỳ, nếu họ bị ép khiến phải bán tháo số nợ này, lãi suất tại Mỹ sẽ tăng và kinh tế Mỹ tất nhiên bị ảnh hưởng.

 

Điều họ không nói là nếu bán tháo tài sản đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, tài sản ấy sẽ mất giá và chưa biết lãi suất tại Mỹ tăng chừng nào nhưng Bắc Kinh sẽ bị lỗ.

 

Sau chiến dịch thuyết phục bằng truyền thông, Bắc Kinh trực tiếp giải tỏa một sức ép rất mạnh từ Quốc hội Mỹ về hối suất đồng nhân dân tệ (đồng "Nguyên") khi đón tiếp và thuyết phục hai Nghị sĩ Hoa Kỳ qua thăm viếng để tìm hiểu về vấn đề này.

 

Hai ông Lindsey Graham và Charles Schumer đã đề nghị trừng phạt Trung Quốc bằng cách nâng thuế biểu nhập cảng 27,5% đánh trên hàng hóa Hoa lục nếu Bắc Kinh không điều chỉnh hối suất đồng Nguyên, mà họ cho là định giá quá thấp (từ 15 đến 40%, con số 27,5% là cách ước lượng trung bình) để bán hàng quá rẻ vào Hoa Kỳ.

 

Trở về Mỹ, hai nghị sĩ trên tạm hoãn đệ nạp dự luật. Họ có vẻ đã được thuyết phục và không đòi hỏi chính quyền Bush phải trả đũa bàng biện pháp thực tế là bảo hộ mậu dịch và vi phạm những quy định của WTO.

 

Bước thứ ba của chiến dịch chuẩn bị chuyến Hoa du của Hồ Cẩm Đào là Phó Thủ tướng Ngô Nghị qua thăm nước Mỹ với hàng loạt thỏa ước mua hàng trị giá đến 16 tỷ, trong đó có nhiều máy bay Boeing và 1,2 tỷ cho Microsoft. Kết quả là Hồ Cẩm Đào ôm hôn thắm thiết tỷ phú Bill Gate trước khi ông này qua Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam.

 

Nhưng kết quả ngoại giao khi lấy tiền lót đường cho chuyến đi lại rất nghèo nàn!

 

Sau khi bị Tổng thống George W. Bush khước từ năm ngoái vì bận đối phó với trận bão Katrina, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn được đón tiếp như quốc khách, trong một chuyến thăm viếng đầy đủ lễ nghi long trọng, như nói chuyện tại Quốc hội và dự dạ yến với mọi cấp lãnh đạo Hoa Kỳ. Kết quả không được như vậy. Ông có thể thăm viếng Microsoft, nói chuyện tại Đại học, được thủ đô chào mừng với 21 phát đại bác nhưng chỉ gặp ông Bush trong 90 phút, kể cả bữa cơm trưa "làm việc".

 

Đã thế, ông còn cảm thấy là mình bị nhục mạ vì hai chuyện nhỏ. Nhỏ mà rất lớn trong tâm lý Đông phương.

 

Quốc danh bị giới chức tòa Bạch Cung giới thiệu nhầm. Thay vì Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc thì giới thiệu là Trung Hoa Dân quốc - Republic of China - tên chính thức của Đài Loan mà Bắc Kinh phủ nhận. Vốn ưa trọng lễ nghi hình thức, lãnh đạo Bắc Kinh không thể tin rằng đây là một vụ lầm lẫn. Vừa bỉ mặt Thiên triều vừa nhắc đến tên kẻ thù ở Đài Loan! Chỉ Đế quốc Mỹ mới có ý đồ vô lễ và khiêu khích như vậy.

 

Trong chuyến thăm viếng, Hồ Cẩm Đào dự tính yêu cầu ông Bush lên tiếng kết án Pháp luân công là một tổ chức tội ác, vì gây bất ổn tại Hoa lục. Kết quả cũng lại trái ngược. "Trà trộn" trong giới báo chí - với thẻ báo chí thật vì hành nghề báo chí thật - là một thành viên cao cấp của Pháp luân công. Từ khu vực dành cho báo chí tại tòa Bạch Cung, bà Hoàng Uyển Nghi (") này hô khẩu hiệu đả kích Hồ Cẩm Đào và kêu gọi Tổng thống Bush! Nội vụ xảy ra không chỉ vài giây mà là ba phút trước khi bà Hwang Wenyi được an inh dìu ra ngoài!

 

Vốn coi chuyện an ninh là sinh tử, lãnh đạo Bắc Kinh không tin rằng nhân viên tòa Bạch Cung lại sơ xảy để kẻ xấu đột nhập như vậy. Rõ là Đế quốc Mỹ có ý đồ vô lễ và khiêu khích!

 

Từ phía Hoa Kỳ, từ nhiều tuần trước, tòa Bạch Cung đã xì cho báo chí biết những mong muốn của Hồ Cẩm Đào - đạt thành quả ngoại giao tại Mỹ để củng cố tư thế ở nhà sau những dự tính lớn lao trong đảng và tại kỳ họp tháng Ba của Quốc hội. Người Mỹ ưa nói chuyện xòng phẳng, chứ không thích bị vận dụng, thực chất là bị lợi dụng, trong những trò chính trị linh tinh ấy. Nhất là một người Mỹ như ông Bush, đang phải đối phó với nhiều chuyện cấp bách hơn.

 

Sau khi gián tiếp cho báo chí biết yêu cầu của phía Bắc Kinh, chính quyền Bush còn nhấn mạnh đến yêu cầu từ phía Tổng thống: thêm quyền tự do ngôn luận và tôn giáo, cho người dân Hoa lục. Ngoài ra, chẳng có gì đáng kể, dù là một bản thông cáo chung.

 

Hậu quả là một chuyến đi đầy bẽ bàng cho Hồ Cẩm Đào. Một thất bại lớn. Mười sáu tỷ lót đường đã xì như pháo tép.

 

Nhưng vì sao Hoa Kỳ lại không có thái độ mềm giẻo hơn" Có mất gì đâu nếu cho Hồ Cẩm Đào một bó hoa ôm về làm cảnh" Chúng ta đụng đến chuyện chính yếu trong quan hệ giữa hai nước.

 

 Quan hệ Mỹ-Hoa

 

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác kinh tế quan trọng. Hai nước đều cần nhau nên khó nói đến chuyện xung đột. Khốn nỗi, mỗi bên lại cần một thứ và về dài lại không dung thứ được nhau nên mới thường có mâu thuẫn.

 

Trung Quốc cần sản xuất tối đa, bất kể lời lỗ, để tạo ra việc làm cho một dân số rất đông và nhờ vậy đạt mức tăng trưởng làm thế giới chóng mặt, những 9-10%. Thực ra, đường lối kinh tế ấy đang gây vấn đề cho lãnh đạo vì tích lũy mâu thuẫn giữa thôn quê và thành thị, giữa các tỉnh nằm sâu trong lục địa với các tỉnh duyên hải, giữa chính quyền trung ương và các đảng bộ địa phương, giữa sinh hoạt tự do về kinh tế với chủ trương độc tài về chính trị.

 

Quan trọng nhất, lề lối sản xuất bất kể lời lỗ đã chồng chất lỗ lã, đè nặng lên hệ thống ngân hàng. Khoản lỗ cao tựa núi ấy có thể đã lên tới 60% của tổng sản lượng GDP, và có thể đổ bất cứ lúc nào.

 

Khi nghiến răng sản xuất tối đa với giá cực rẻ, rẻ hơn giá thành, Trung Quốc có thể xuất cảng rất mạnh vào Mỹ. Hoa Kỳ có mức tiết kiệm cực thấp và tiêu thụ chiếm đến hơn 70% tổng sản lượng GDP nên mắc nghiện hàng hóa Hoa lục, bị nhập siêu quá nặng vì hàng Trung Quốc. Việc Bắc Kinh giàng giá đồng Nguyên vào tiền Mỹ với hối suất quá thấp, được phép xê xích trong biên độ quá hẹp, chỉ là một phần hậu quả của vấn đề, giữa nhu cầu sản xuất để bán của Trung Quốc và nhu cầu tiêu thụ rất nhiều và rẻ của Hoa Kỳ.

 

Dù chỉ là một phần nguyên nhân của thất quân bình Mỹ-Hoa, nó vẫn là vấn đề có tính chất biểu tượng nhất, trở thành chuyện tranh cãi ồn ào khi Hoa Kỳ đến mùa bầu cử.

 

Chuyện hai nước cần nhau nhưng không cùng một thứ còn có một biểu hiện thứ hai.

 

Trung Quốc dành dụm được khoảng một ngàn tỷ Mỹ kim nhờ xuất cảng, nhưng họ làm gì với tài sản ấy" Đầu tư vào trong nước thực ra không hấp dẫn như truyền thông (và cả doanh giới) Hoa Kỳ vẫn quảng cáo. Ở trong cuộc, người Trung Hoa biết lời lãi hơn thiên hạ có thể nghĩ. Họ tẩu tán tài sản ra ngoài, tìm nơi đầu tư an toàn và có lời hơn. Nơi đó là Hoa Kỳ, một nền kinh tế hiện cần nhập cảng mỗi ngày kinh doanh chừng ba tỷ Mỹ kim để bù đắp khoản chi tiêu quá lớn và tiết kiệm quá ít của mình. Trung Quốc trở thành chủ nợ và Hoa Kỳ là khách nợ. Vì lý do chính trị, đôi khi hai bên dọa dẫm lẫn nhau nhưng đều biết là về dài, cả hai đều phải thay đổi cách sống, sản xuất và tiêu thụ.

 

Về dài là chuyện vượt quá khả năng quyết định của Tổng thống Mỹ, ông chỉ có hai nhiệm kỳ thôi. Nhưng trong giả thuyết bi quan nhất, "ngày tính sổ" - là khi đường lối sinh hoạt phóng túng ấy của Hoa Kỳ kết thúc - sẽ làm kinh tế Mỹ sa sút hoặc suy thoái. Tại Hoa lục tình hình có khác. Hồ Cẩm Đào có nhiều quyền hạn hơn Bush nhưng gặp vấn đề cấp bách và sinh tử hơn vì suy thoái kinh tế sẽ dẫn tới động loạn xã hội và khủng hoảng chính trị.

 

Thiện-Ác trong thế Tam quốc

 

Hoa Kỳ ý thức được tình trạng bấp bênh ấy của lãnh đạo Hoa lục. Chính quyền Bush chủ trương đường lối ngoại giao ôn hòa để giúp Bắc Kinh chuyển hướng chánh sách nội trị cho tự do thông thoáng hơn hầu Trung Quốc trở thành một cường quốc biết điều và có trách nhiệm với các vấn đề lớn của thế giới. Đó là mặt tử tế của ngoại giao và khái niệm "stakeholder" - một nhà cái đáng tin trên sòng bài thế giới.

 

Ngược lại, chính quyền Bush vẫn phải phòng ngừa một vụ tuột xích tại Hoa lục. Đó là phần khắt khe từ các báo cáo hay phân tách của bộ Quốc phòng. Nếu Trung Quốc bị loạn vì đường lối cai trị hiện hành - một giả thuyết ngày càng có xác suất cao - thế giới sẽ ứng phó ra sao" Cùng với đường lối ngoại giao có vẻ ôn hòa ấy, Hoa Kỳ vẫn tự chuẩn bị trong tinh thần "cư an tư nguy": tăng cường vai trò quốc phòng để đảm bảo ổn định trong khu vực Đông Á.

 

Vì vậy, tùy trọng tâm chú ý của dư luận, người ta có thể thấy Hoa Kỳ quá mềm dẻo hoặc quá cứng rắn với Trung Quốc. Khi cả hai ông "Thiện" và "Ác" đều lên tiếng, dư luận còn hiểu lầm là Hoa Kỳ bị loạn chiêu, có lập trường bất nhất với một đại cường Đông Á.

 

Chuyện không đơn giản như vậy.

 

Và Trung Quốc chưa có sức nặng bằng một cường quốc Đông Á khác, là Nhật Bản.

 

Nếu chịu khó nhìn ra khỏi ống kính rất hẹp của truyền thông Hoa Kỳ, ta thấy mâu thuẫn trầm trọng nhất của Trung Quốc không phải là với Hoa Kỳ mà với Nhật Bản. Hoa Kỳ là cường quốc có ảnh hưởng lớn lao hơn Nhật Bản đến chuyện áo cơm Hoa lục nên lãnh đạo Bắc Kinh có thể nhịn Mỹ chứ không muốn nhịn Nhật. Họ gay gắt nêu vấn đề với chính quyền của Thủ tướng Junichiro Koizumi về việc lãnh đạo Nhật Bản thăm viếng đền thờ Yasukuni, nơi mai táng các anh hùng lẫn tội đồ chiến tranh của Nhật - nhiều khi hai người chỉ là một. (Dân Việt Namcoi Trương Minh Giảng là danh nhân, người Khmer nhìn ông với con mắt khác!)

 

Bắc Kinh sở dĩ cố đào sâu mâu thuẫn ấy - dù gây cản trở cho luồng đầu tư của Nhật vào Hoa lục - khi gặp khó khăn nội bộ: Nhật Bản mới là một cựu thù trong lịch sử, đã từng xâm chiếm và khống chế Hoa lục trong quá khứ. "Bài Nhật" là bài bản ăn khách cho giới lãnh đạo Bắc Kinh khi cần chỉ ra "ngoại thù" để dẹp "nội xâm."

 

Chuyện "nội xâm" tại Hoa lục còn đáng chú ý hơn vì họ nhớ đến các tiền lệ trong lịch sử. Trung Quốc từng bị những sức ly tâm xé làm năm mười mảnh - là khi các nước phiên thuộc có cơ hội giành lại độc lập - và hai lần bị "ngoại tộc" cai trị. Lần đầu là quân Mông Cổ thành lập nhà Nguyên, lần sau là dân Mãn Châu, một di tộc của Nữ Chân, lập ra nhà Thanh.

 

Hiện tượng phân hóa ấy đang có thể xảy ra khi kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đưa tới những xoay chuyển vượt quá khả năng ứng phó của một chế độ tập quyền chưa dám thử nghiệm dân chủ hay thể chế liên bang.

 

Vốn thấm nhuần các bài học của lịch sử, lãnh đạo Bắc Kinh và Tokyo đều tự chuẩn bị cho tình huống ấy, khi võ khí nguyên tử đã đặt ra quy luật ứng xử mới. Vì vậy, vấn đề không đơn giản là Hoa Kỳ nên cứng rắn hay mềm giẻo với Trung Quốc mà là khai thác cái thế "tam quốc" ấy như thế nào để giữ ổn định trong toàn khu vực Đông Á.

 

Chúng ta trở lại bài toán "hợp-tan" của Trung Quốc.

 

Đế quốc đại lục nhìn ra biển

 

Ngược với nhận thức phổ thông, Trung Quốc chỉ là một cường quốc bị - hay tự - đóng chốt trong đất liền.

 

Một lần duy nhất trong lịch sử mấy ngàn năm của xứ này mà người Trung Quốc giong buồm ra biển là thời 1405-1433, qua sáu chuyến hải hành của Đô đốc Trịnh Hoà- chuyến thứ bảy là chuyến cuối, sau khi ông tạ thế. Đáng lẽ Trung Quốc, chứ không phải Âu châu, mới khám phá ra "tân thế giới" và trở thành bá chủ toàn cầu, khi Tam Bảo Thái giám Trịnh Hòa đã đi tầu viễn duyên thăm viếng các lục địa khác trước Columbus gần một thế kỷ, từ Đông Nam Á qua Ấn Độ Dương, Đông Phi châu lên tới Hồng hải.

 

Nhưng rồi lãnh đạo Bắc Kinh đời Minh Tuyên Đức ("đứa trẻ ranh" dưới ngòi bút Nguyễn Trãi) ra lệnh cấm đóng tầu viễn duyên và chấm dứt giao thương với các nước.

 

Ba lý do chính giải thích quyết định ấy. Thứ nhất là an ninh, vì Trung Quốc phải đối phó với rợ Hung nô trong đất liền, thứ hai là kinh tế vì kho lẫm của nhà Minh Vĩnh Lạc bị tiêu hao sau hai chục năm chinh chiến tại Việt Nam (ảnh hưởng bất ngờ của Lê Lợi và Nguyễn Trãi tới cục diện "toàn cầu"!). Thứ ba, lý do quan trọng nhất, là ý thức hệ: sĩ phu Bắc Kinh lui về lý luận Khổng nho thủ cựu mà đòi hỏi chấm dứt giao thương với bên ngoài.

 

Lần thứ nhì mà Trung Quốc nhìn ra đại dương là ngày nay.

 

Thời điểm then chốt là khi lần đầu tiên một Đô đốc được đưa lên nắm quân đội, Lưu Hoa Thanh thời Đặng Tiểu Bình; và khi kinh tế Hoa lục ngày nay lệ thuộc rất nhiều vào việc buôn bán với nước ngoài, từ năng lượng tới hàng xuất cảng.

 

Ngày xưa, Thiên triều là một đế quốc háo danh, chỉ cần ngất ngưởng ngồi ở Kinh đô đón tiếp sứ giả phiên trấn tới triều cống và ngợi ca nếp văn minh siêu việt của mình. Ngày nay, Thiên triều là đế quốc lý tài, muốn trục lợi thực tế và nhìn thiên hạ sự với con mắt của con buôn.

 

Trải qua bao thế kỷ, con đường bành trướng của Trung Quốc bị chặn ở rất nhiều ngả. Đại dương ở phía Đông, sa mạc ngút ngàn phía Tây, phía Bắc và núi non hiểm trở mạn Tây Nam. Con đường duy nhất có thể mở rộng thế lực là phía Đông Nam, qua Việt Nam. Trung Quốc chỉ là một cường quốc đại lục vì lý do đầu tiên là địa dư hình thể.

 

Ngày nay, tình hình đã đổi khác.

 

Khoa học kỹ thuật khiến Trung Quốc có thể trở thành cường quốc đại dương. Kinh tế và ngoại thương đòi hỏi điều ấy. Nhưng, an ninh chiến lược là một cản trở: Đệ thất Hạm đội của Hoa Kỳ và đại cường Nhật Bản đóng chốt ngoài khơi. Nhật Bản lại đang từ bỏ đường lối chủ hòa và muốn có vai trò ngoại giao quân sự tương xứng với thế lực kinh tế của mình.

 

Trung Quốc không có khả năng thanh toán ung nhọt Đài Loan bằng võ lực, cùng lắm thì chỉ cho Việt Nammột bài học thứ hai mà không bị rát tay rát mặt như vào năm 1979. Lãnh đạo Việt Namthì đang chịu kiếp chư hầu để tồn tại…

 

Bài toán an ninh ấy là một ám ảnh cho Bắc Kinh. Trong khi nội tình lại xôi xục những vấn đề khác.

 

Bên trong, Trung Quốc chỉ quan tâm nhưng không e sợ mầm nội loạn xảy ra từ các sắc tộc thiểu số, như người Hồi ở Tân Cương, người Mãn Châu ở Liêu Đông hay người Tây Tạng ở cao nguyên Thanh Tạng. Họ không đe dọa kinh đô hay đòi vào Trung Nguyên như đã từng có trong lịch sử. Họ chỉ muốn quyền tự trị.

 

Ngược lại, lãnh đạo Bắc Kinh bị ám ảnh vì chuyện khác: 1) sự phân hóa ngay trong xã hội, giữa các tỉnh hướng ngoại và trục lợi nhờ kinh tế thị trường với các tỉnh bị lãng quyên trong lục địa, và 2) sự phân hóa giữa các đảng viên trục lợi ở địa phương với trung ương đảng ở Bắc Kinh.

 

Lịch sử Trung Quốc là một chuỗi dài đấu tranh và mâu thuẫn giữa lục địa và duyên hải, nông thôn và thành thị, nông dân và triều đình. Mao Trạch Đông từng mơ ước tiến hành cách mạng vô sản tại Thượng Hải mà không xong nên phải tìm về Diên An nằm sâu trong lục địa để huy động nông dân đi làm cách mạng với mình. Trung Quốc được thống nhất và lụn bại dần dưới sự thống nhất ấy.

 

Đặng Tiểu Bình mở ra con đường khác.

 

Ông muốn phá vỡ mâu thuẫn "nội-ngoại" bằng cách phát triển cả hai, vùng duyên hải giao tiếp với bên ngoài và lao vào thế kỷ 21, trong khi nông dân được giải phóng nên có cuộc sống tạm sung túc hơn. Giải pháp bắt cá hai tay ấy đã đi hết mức vận hành của nó sau 25 năm thử nghiệm. Nông thôn ngày nay có khá hơn thời Mao thì vẫn chủ yếu là nghèo, và bất mãn hơn bấp bội khi chứng kiến sự giàu có bất nhân và xấc láo của thành thị, của các tỉnh sống nhờ và sống với thị trường ngoại quốc. Họ càng phẫn uất khi đảng viên dùng quyền lực độc đoán cướp mất đất đai của họ để công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị hóa.

 

Thế hệ Hồ Cẩm Đào đang phải giải quyết bài toán do Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân để lại, bài toán ngàn đời của chuyện hợp-tan Trung Quốc.

 

Trung ương mà ổn định thì xứ sở lụn bại, nếu tản quyền để phát triển thì các địa phương có khi gây loạn sứ quân và trung ương mất quyền. Nếu giải quyết qua con đường chính trị, dân chủ hóa trong một chế độ liên bang thì đảng mất quyền. Không muốn giải pháp ấy thì chỉ còn… bánh vẽ của "chủ nghĩa ái quốc."

 

Hết thời háo danh, đảng Cộng sản lý tài muốn an ủi người dân bằng trò danh hão: từ khi có đảng, Trung Quốc được độc lập, thống nhất, được thiên hạ nể nang. Chưa thể đụng tới Đài Loan thì hãy khơi chuyện tranh chấp Điếu ngư đài (Senkaku) với Nhật, và kịch liệt tấn công lãnh đạo Nhật Bản vì những chuyện xưa, từ vụ thảm sát Nam Kinh tới tội ác chiến tranh trước và trong Thế chiến II (nhưng họ quên tiệt những tội tương tự của Trung Quốc với các xứ khác, kể cả Việt Nam hay Tây Tạng!) 

 

Liều thuốc ngoài da ấy khiến quan hệ Hoa-Nhật trở thành căng thẳng từ một năm nay. Nhưng nó không hóa giải được những xung khắc nội bộ và những mâu thuẫn về đường lối cai trị.

 

Rốt cuộc, trong khi Bắc Kinh muốn vươn ra ngoài thì bị chặn cửa mà xoay vào trong thì chưa biết giải quyết bài toán "hợp - tan" theo hướng nào.

 

Hoa Kỳ giám trận

 

Nếu muốn bảo toàn lãnh thổ và sự thống nhất quốc gia, lãnh đạo Bắc Kinh phải tạm hãm đà phát triển các tỉnh duyên hải, chuyển ưu tiên vào bên trong và tái phân lợi tức cho dân chúng nông thôn. Đây có thể là sự chọn lựa của lớp lãnh đạo mới, Hồ Cẩm Đào, Úy Kiện Hành, Ôn Gia Bảo. Hậu quả của sự chọn lựa ấy là một tốc độ tăng trưởng chậm và rất nhiều khó khăn kinh tế với bên ngoài. Hậu quả kinh tế ấy thực ra chưa trầm trọng bằng sự nổi loạn bùng nổ ngay trong đảng, từ phía các đảng viên "đổi mới" đã trục lợi nhờ giao thiệp với bên ngoài.

 

Muốn vượt qua mâu thuẫn ấy, lãnh đạo Bắc Kinh phải rung chuông "ái quốc" và tìm ra ngoại thù có thể nuốt được mà không hóc.

 

Vương An Thạch từng tính đến chuyện ấy khi muốn bênh vực "biến pháp" của mình nhưng bị hóc vì nước Việt đã có nhà Lý và Lý Thường Kiệt. Ngày nay, nước Việt đã khác. Có rất nhiều hoạn quan thái giám nhưng thua xa Thái úy Lý Thường Kiệt. Họ chủ hòa và khấu tấu phương Bắc, chỉ biết ngậm miệng ăn tiền là giỏi.

 

Giải pháp thứ hai của lãnh đạo Bắc Kinh là nghiến răng tăng trưởng để lấy thành quả ở đô thị và các tỉnh duyên hải bù đắp cho sự thiếu thốn ở bên trong. Giải pháp "lọt sàng xuống nia" này có mức khả thi rất thấp vì bàn tay rất nhám của đảng viên.

 

Và nguy kịch hơn vậy, nó mặc nhiên tạo ra thế liên kết giữa "ngoại thù" và "nội xâm": bàn tay vô hình của thị trường khiến doanh giới quốc tế ủng hộ các tỉnh duyên hải trong trận thư hùng giữa hai phe trong-ngoài, giữa nông dân và tầng lớp đổi mới theo Tây phương. Nhà Thanh đã đổ vì chuyện ấy, Mao Trạch Đông đã thắng nhờ chuyện ấy. Lần này, Tây phương và Hoa Kỳ tính sao"

 

Trong kịch bản cứ tưởng như mơ hồ này Hoa Kỳ sẽ làm gì" Đứng ngoài giám trận để giới hạn sự đổ vỡ, hoặc ít ra ngăn ngừa Bắc Kinh dùng võ khí tự sát khiến thiên địa đồng thọ và đồng tử trong một cuộc chiến nguyên tử" Hay sẽ can thiệp mạnh hơn để bảo vệ tài sản đầu tư ở các tỉnh duyên hải"

 

Mà liệu Hoa Kỳ có cần làm gì không, khi đã lập vòng đai liên kết giữa các nước hải đảo hay bán đảo, từ Úc Đại Lợi đến Nhật Bản và Nam Hàn"

 

Sau khi Hoa Kỳ xử lý xong chuyện khủng bố Hồi giáo quá khích, người dân Mỹ sẽ có cơ hội liếc về chuyện ngàn năm của Trung Quốc và về những chọn lựa của lãnh đạo Bắc Kinh. Một chuyện lớn, vài chục năm mới thấy một lần. Chính quyền Bush có thể đã chuẩn bị Hoa Kỳ cho tình huống ấy nên mới vừa dọa vừa dụ Bắc Kinh bước ra con đường sáng trong khi vẫn thủ rất kín về quốc phòng.

 

Còn lãnh đạo Việt Nam" Họ đang ăn mừng Đại hội X, rốt cuộc cũng hạ màn trong tiếng vỗ tay đì đẹt.

 

"Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" là một thành ngữ Trung Quốc khá phổ biến trong dân gian nước ta.

 

Nhưng có lẽ chưa thấm lên lãnh đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.